
Hoa Kỳ đã đâm đơn kiện Trung Quốc lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) hôm 23/3, một phần trong một loạt biện pháp thương mại do Tổng thống Donald Trump công bố một ngày trước với cáo buộc Trung Quốc đánh cắp tài sản trí tuệ của Hoa Kỳ.
Bản ghi nhớ được tổng thống Trump ký nhắm mục tiêu đánh thuế tới 60 tỉ đôla hàng hóa của Trung Quốc.
Vụ kiện lên WTO không nằm ngoài dự kiến vì các khoản thuế theo luật của Hoa Kỳ đòi hỏi phải có đối đầu pháp lý cùng lúc tại cơ quan thương mại toàn cầu.
Trung Quốc bác bỏ cáo buộc của ông Trump, và tuyên bố sẵn sàng trả đũa chống hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ.
Reuters dẫn thông báo của văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ nói: “Trung Quốc hình như đang vi phạm các quy tắc của WTO khi khước từ, không cho chủ sở hữu các bằng sáng chế nước ngoài, kể cả các công ty Mỹ, hưởng các quyền sáng chế căn bản để ngăn chặn một tổ chức hoặc công ty Trung Quốc sử dụng công nghệ sau khi kết thúc hợp đồng cấp phép.”
“Trung Quốc hình như cũng vi phạm các quy tắc WTO khi áp đặt các điều khoản hợp đồng bất lợi, phân biệt đối xử và gây bất lợi cho công nghệ từ nước ngoài”.
Các chính sách như thế này cản trở khả năng của chủ sở hữu công nghệ nước ngoài đặt ra các điều kiện dựa trên thị trường trong việc cấp phép và lập hợp đồng công nghệ khác.
Ngày 22/3, Đại sứ Trung Quốc tại WTO nói với Reuters rằng Trung Quốc đã sẵn sàng đối phó với các động thái của Mỹ, và sẽ thách thức Mỹ tại WTO.
Hoa Kỳ tung các khoản thuế mới nhắm vào chính sách của Trung Quốc về quyền sở hữu tài sản trí tuệ sau hai động thái thương mại quan trọng của ông Trump: áp thuế các tấm pin năng lượng mặt trời trên toàn cầu và trên nhôm và thép.
Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 23/3 cho biết Bắc Kinh đang lên kế hoạch cho các biện pháp trả đũa trị giá tới 3 tỷ đôla nhắm vào hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ để cân đối với thuế đánh trên nhôm và thép, với một danh sách gồm 128 sản phẩm của Mỹ có thể bị nhắm mục tiêu.
Theo VOATrung Quốc vào ngày 23 tháng 3 lên tiếng cáo buộc Hoa Kỳ ‘khiêu khích nghiêm trọng’ ở Biển Đông sau khi Khu Trục Hạm USS Mustin đi qua vùng 12 hải lý của Đá Vành Khăn tại Quần Đảo Trường Sa.
Mạng Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng loan tin vừa nêu dẫn lời phát ngôn nhân Nhiệm Quốc Cường của Bộ Quốc Phòng Trung Quốc rằng việc mà Hoa Kỳ thực hiện làm phương hại đến mối quan hệ giữa quân đội Trung Quốc và Hoa Kỳ. Điều đó có thể dễ dàng dẫn đến phán đoán sai và những tai nạn hàng không hoặc hàng hải. Đây là một sự khiêu khích chính trị và quân sự nghiêm trọng đối với Trung Quốc nên Quân Đội Hoa Lục mạnh mẽ phản đối.
Người phát ngôn Bộ Quốc Phòng Trung Quốc còn nói thêm hoạt động từ phía Hoa Kỳ như thế sẽ thúc đẩy Trung Quốc tăng cường khả năng quân sự trong khu vực.
Phản đối và cảnh báo như vừa nêu của phía Trung Quốc được đưa ra vào khi Bắc Kinh thông báo tiến hành cuộc tập trận chiến đấu tại Biển Đông cũng vào ngày 23 tháng 3.
Tân Hoa Xã dẫn phát biểu của Hải Quân Trung Quốc rằng cuộc tập trận chiến đấu là hoạt động huấn luyện thường xuyên được tiến hành như một phần trong kế hoạch hằng năm giúp tăng khả năng chiến đấu cho binh sĩ chứ không nhắm đến bất cứ quốc gia hay mục tiêu nào.
Bộ Quốc Phòng Trung Quốc còn nói cho hai tàu chiến Trung Quốc ra cảnh báo Khu Trục Hạm USS Mustin khi đi qua vùng 12 hải lý của Đá Vành Khăn ngày 23 tháng 3.
Còn một quan chức ẩn danh Hoa Kỳ thì nói với Reuters rằng Khu Trục Hạm USS Mustin thực hiện nhiệm vụ bảo đảm ‘tự do hàng hải’ FONOPS trong chiến dịch lâu nay của phía Mỹ.
Tuy vậy, đây là chuyến FONOPS đầu tiên mà Hoa Kỳ tiến hành chỉ một ngày sau khi tổng thống Donald Trump công bố biện pháp sẽ đánh thuế trên số hàng nhập khẩu của Trung Quốc vào Mỹ trị giá 60 tỷ đô la Mỹ, và là chuyến thứ hai tính từ đầu năm đến nay.
Moscow đã phủ nhận rằng họ đứng sau vụ tấn công vào cựu gián điệp Nga Sergei Skripal và con gái ông, vụ tấn công độc hại đầu tiên bằng chất độc thần kinh ở châu Âu kể từ Chiến tranh thế giới lần thứ hai.
Nhưng Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết bằng chứng của Thủ tướng Anh Theresa May đã đưa ra những bằng chứng mới và hứa hẹn các biện pháp mới sau khi các nhà lãnh đạo EU đồng ý vào thứ Năm để triệu hồi đại sứ của họ từ Moscow.
“Đức và Pháp đồng ý rằng các bước bổ sung, nổi bật như sự việc triệu hồi đại sứ, là cần thiết”, bà Merkel cho biết tại một cuộc họp báo chung với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Ông Macron gọi cuộc tấn công là “chưa từng thấy” và nói rằng châu Âu phải đáp trả: “Đó là một cuộc xâm lược chống lại an ninh và chủ quyền của một đồng minh mà ngày nay là một thành viên của Liên minh châu Âu. Nó đòi hỏi một phản ứng đáp trả. Điều này là rõ ràng”.
Ủng hộ với Thủ tướng May, 28 nước thành viên EU đã lên án vụ tấn công này và tuyên bố trong một bài phát biểu tại Brussels rằng Moscow “có khả năng” rất cao đứng sau vụ này.
Một thẩm phán Anh cho biết hôm thứ Năm (22/3) rằng cả hai nạn nhân có thể đã bị tổn thương não do cuộc tấn công. Một cảnh sát viên đã nhập viện vì đã phát hiện ra hai người bất tỉnh trên ghế công viên hiện đã được ra viện.
Chủ tịch thượng viện Donald Tusk nói với các phóng viên: “Các bước sẽ được bổ sung dự kiến vào đầu ngày thứ Hai ở cấp quốc gia”.
Các nhà lãnh đạo của Ba Lan, Cộng hòa Séc và ba quốc gia Baltic gồm Latvia, Estonia và Lithuania, nằm trong số những nước dự đoán sẽ trục xuất các nhà ngoại giao Nga khỏi thủ đô của họ.
Tuy nhiên, ông Boyko Borissov, Thủ tướng của Bulgaria, nắm giữ chức vụ Chủ tịch của EU, muốn có thêm bằng chứng để “xác suất cao trở thành khả năng đầy đủ” về sự tham gia của Nga.
“Tôi dự đoán căng thẳng sẽ tăng rất nhanh trong những tuần tới bởi vì nhiều quốc gia sẽ bắt đầu triệu hồi đại sứ của họ. Thời điểm hiện tại là khó khăn hơn cả thời Chiến tranh lạnh”, ông Borissov nói.
Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Jean-Yves Le Drian trong chuyến thăm Kiev, đã báo hiệu rằng Paris đoàn kết với Anh và đang cân nhắc việc trục xuất các nhà ngoại giao Nga. Ông nói: “Rồi các bạn sẽ thấy”.
Bản tuyên bố của hội nghị đã làm vững chắc phát biểu của EU trước đây về vai trò bị cáo buộc của Nga, cũng như Tổng thống Macron và những người khác đã giúp Thủ tướng May vượt qua sự do dự của một số nước nhỏ cảm thấy thân thiện với Moscow. Một số nước trong số này đã đặt câu hỏi về bằng chứng của Anh Quốc rõ ràng như thế nào.
Hoan nghênh sự đoàn kết của UE tại hội nghị thượng đỉnh, Thủ tướng May nói với các phóng viên:
“Mối đe doạ từ Nga là không có biên giới và tôi nghĩ rõ ràng rằng Nga đang thách thức các giá trị mà chúng ta chia sẻ, với tư cách là người châu Âu, chúng ta phải đứng cùng nhau để bảo vệ những giá trị đó”.