Hằng trăm người dân xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định vào sáng ngày 16 tháng 3 lại kéo nhau lên chặn đoạn Quốc Lộ I đi qua địa bàn xã này để phản đối một dự án chế biến thủy sản vì họ cho sẽ gây ô nhiễm.
Tuy nhiên, đại diện của chính quyền địa phương, ông Nguyễn Văn Dũng, chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân huyện Phù Mỹ, thì hoạt động phản đối của người dân là do có yếu tố bên ngoài kích động, lôi kéo.
Mạng báo Người Lao Động dẫn lời ông Nguyễn Văn Dũng là Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bình Định có kết luận, yêu cầu đơn vi thuê đất dừng thi công và tỉnh này đã giao cho Giám Đốc Sở Tài Nguyên- Môi Trường và các ngành chuyên môn đánh giá lại tác động môi trường của dự án.
Vào chiều tối ngày 16 tháng 3, RFA liên lạc với Chánh Văn Phòng Ủy Ban Nhân Dân và Hội Đồng Nhân Dân Huyện Phù Mỹ để hỏi về thông tin liên quan. Ông này lấy lý do đang đi công tác để từ chối trả lời: “Tôi đang bận đi công tác nên không trao đổi được. Mong thông cảm!”
Giám đốc Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Dịch Vụ & Thủy Sản Thảo Loan cũng có ý kiến tương tự ông chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Huyện Phù Mỹ là có yếu tố kích động từ bên ngoài lôi kéo người dân biểu tình chống dự án bị cho sẽ gây ô nhiễm của công ty này.
Bà Lục Thị Kim Loan, giám đốc Công Ty TNHH Dịch Vụ & Thủy Sản Thảo Loan nói với RFA là việc xây dựng chưa tiến hành và mọi chuyện do quyết định của chính quyền: “Nhà nước cho làm thì tôi làm còn không cho làm thì tôi nghỉ.”
Tin cho biết vào chiều ngày 26 tháng 2 vừa qua, hàng chục hộ dân tại xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định đến trước trụ sở Ủy Ban Nhân Dân huyện bày tỏ phản đối dự án mà Công ty TNHH Dịch Vụ & Thủy Sản Thảo Loan sẽ triển khai tại địa phương của họ với lý do sẽ gây ô nhiễm môi trường.
Sau khi phản đối tại trụ sở Ủy Ban Nhân Dân Huyện Phù Mỹ, những người phản đối lên Quốc Lộ ngồi hàng ngang để biểu tỏ ý kiến.
Sáng ngày 16 tháng 3, hằng trăm người dân xã Mỹ An lại lên Quốc Lộ 1 để biểu tình phản đối dự án bị cho sẽ gây ô nhiễm.
Chính quyền địa phương đã cấp thủ tục thuê đất trong Cụm Công Nghiệp Làng Nghề Chế Biến Thủy Sản Mỹ An để triển khai dự án của Công Ty TNHH Dịch Vụ & Thủy Sản Thảo Loan.
Theo RFA
Việt Nam đã nhập 3.000 tấn rau củ từ Trung Quốc trong tháng 2 khi giá rau trong nước đang rớt thê thảm. Tuy nhiên, theo đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, lượng rau nhập khẩu đó không đáng kể so với lượng cung quá nhiều trong nước.
Giá rau, củ tại một số địa phương như Hà Tĩnh, Nghệ An, Hải Dương hay cả Hà Nội đang xuống thấp thê thảm, khiến nông dân rơi vào tình cảnh điêu đứng.
Đáng chú ý nhất những ngày qua là hình ảnh người nông dân tự tay nhổ bỏ cải củ vì giá “rẻ như cho” tại thôn Đông Cao, xã Tráng Việt, huyện Mê Linh, Hà Nội.
Theo ghi nhận của báo Nông nghiệp Việt Nam, cải củ tại Đông Cao đang được bán tại ruộng với giá chỉ 1.000 đồng/kg. Do giá xuống thấp, những người nông dân đã nhổ bỏ và tiêu hủy trên 10 ha trong tổng số 80 ha sản xuất cải củ của xã.
Tình cảnh tương tự cũng đang diễn ra tại Hải Dương khi cánh đồng su hào của bà con ở thôn Xuân Nẻo, xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ vẫn còn nguyên ở trên đồng do không ai thu hoạch dù đã quá vụ thu hoạch, thậm chí có ruộng thậm chí còn bị phá bỏ. Nguyên nhân là từ Tết đến nay giá su hào đã xuống quá thấp, không bõ công để người dân thu hái.
Tại xã Quỳnh Lưu (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An), giá su hào cũng giảm chỉ còn 1 nghìn đồng/kg, hành hoa chỉ 3.000-4.000 đồng/kg, cải bắp và rau cải các loại khác còn 1.000 đồng/kg, thậm chí không ai mua và phải nhổ bỏ lên bờ.
Tại Quảng Nam, Quảng Ngãi, giá dưa leo giảm từ 18.000 đồng/kg thời điểm trước Tết xuống còn 2.000 đồng/kg hiện nay, trong khi giá rau muống, xà lách, mồng tơi cũng chỉ còn 2.000-3.000 đồng/kg.
Nhiều người dân đã phải cắn răng bán rẻ dù biết thua lỗ, thậm chí có người bỏ rau ngoài đồng cho thối dần để làm phân xanh, hoặc cắt bỏ cho bò ăn.
Trong khi giá rau trong nước đang xuống thấp kỷ lục, lại có thông tin Việt Nam đã nhập khoảng 3.000 tấn rau từ Trung Quốc trong tháng 2 vừa qua. Điều này làm dấy lên ý kiến cho rằng giá rau rớt thảm một phần do rau từ Trung Quốc tràn vào trong nước.
Tuy nhiên, trả lời báo Dân Việt, ông Hoàng Trung – Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết “giá rau trong nước giảm mạnh không liên quan đến việc nhập khẩu rau từ Trung Quốc… Việc nhập 3.000 tấn rau là không đáng kể so với lượng tiêu thụ trong nước”.
Ông Trung cho rằng việc giá rau tại một số địa phương xuống thấp có thể do 2 nguyên nhân. Thứ nhất là do sự điều tiết của thị trường. Thứ hai là do lượng cung trong nước quá nhiều so với nhu cầu trong một thời điểm nên thời điểm đó giá giảm.
Vị quan chức này cho biết Cục Bảo vệ Thực vật đã kiểm tra, phát hiện hầu hết các loại rau từ Thái Lan không hề nhập vào Việt Nam một kg nào, đối với rau Trung Quốc qua cửa khẩu Lạng Sơn, Móng Cái cũng không nhập vào Việt Nam, còn qua cửa khẩu Cào Cai có nhập 3.000 tấn từ Trung Quốc trong tháng 2, nhưng lượng rau này không đáng kể.
Lý giải việc rau củ tại một số địa phương rớt giá, ông Trần Xuân Định – Phó cục trưởng Cục Trồng trọt cho rằng do nông dân đồng loạt thu hoạch rau màu vụ đông cấp tốc sau Tết để giành đất gieo cấy vụ lúa mới nên nguồn cung tăng đột biến, dẫn tới giá giảm. Một nguyên nhân nữa là thời tiết vụ đông xuân năm nay thuận lợi để rau màu phát triển, nên nguồn cung tăng.
Ông Định cho biết đúng là Việt Nam có nhập rau từ Trung Quốc, nhưng chỉ nhập các loại rau trái vụ.
Có một nguyên nhân khác ít nhiều liên quan đến Trung Quốc, khiến người dân và thương lái ở xã Tráng Việt (Mê Linh – Hà Nội) phải dở khóc, dở cười. Đó là do củ cải to, khách hàng tưởng đây là củ cải Trung Quốc nên cũng không mua.
Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, Việt Nam đã chi hơn 247,7 triệu USD nhập khẩu mặt hàng rau quả các loại trong 2 tháng đầu năm (tăng 52% so với cùng kỳ), trong đó riêng từ Trung Quốc là hơn 49 triệu USD.