Xưa thật là xưa, có một ông Vua nọ, một hôm ông ta sai quân lính đặt một tảng đá lớn nằm chắn ngang đường đi. Xong, ông nấp vào một bụi cây gần đấy và theo dõi. Lần lượt ông ta thấy, những thương nhân giàu có đi qua, rồi đến những cận thần của ông đi qua, nhưng không ai có ý định xê dịch tảng đá sang bên nhường chỗ cho lối đi cả, họ chỉ lẩm nhẩm đổ lỗi cho nhà Vua vì đã không cho người giữ sạch sẽ con đường.
Một lúc sau, nhà Vua nhìn thấy một người nông dân đi tới với một xe rau cồng kềnh nặng trĩu. Nhìn thấy tảng đá, người nông dân liền ngừng xe và nhảy xuống đất, cố hết sức mình ông ta đã đẩy được tảng đá sang bên kia vệ đường. Vừa làm ông ta vừa lẩm bẩm: “Thật không may nếu có ai đó không thấy mày và vấp phải, chắc là sẽ đau lắm đây”. Xong đâu đấy, người nông dân quay trở lại xe để tiếp tục đi tiếp, thì bỗng nhìn thấy một bao tiền to đặt đúng ngay chỗ mà ông đã di chuyển tảng đá. Đó là một một món quà của Đức Vua cho người nào dịch chuyển được tảng đá.
Câu chuyện của người nông dân này đã giúp chúng ta nhận ra một điều quý giá mà rất nhiều người trong chúng ta không bao giờ nhận thấy: Vật cản đôi khi cũng có thể là một cơ hội tốt.
Bài số 2: Bài học về sự quan tâm
Trong tháng thứ 2 của khoá học y tá, vị giáo sư của chúng tôi đã cho chúng tôi một câu hỏi hết sức bất ngờ trong bài thi vấn đáp…
Tôi đã lướt qua hầu hết các câu hỏi trong bài thi, và ngạc nhiên dừng lại ở câu hỏi cuối cùng: “Hãy cho biết tên người phụ nữ quét dọn trường học của chúng ta?”. Một câu hỏi không có trong chuyên môn, chắc đây chỉ là một câu hỏi đùa thôi. Tôi đã nghĩ vậy!
Thật ra, tôi đã nhìn thấy người phụ nữ đó vài lần. Cô ấy cao, tóc sẫm màu và khoảng chừng 50 tuổi nhưng làm sao mà tôi có thể biết được tên cô ta cơ chứ? Tôi đã kết thúc bài làm của mình với câu cuối cùng bị bỏ trống. Cuối giờ kiểm tra, một sinh viên đã hỏi vị giáo sư rằng: “Liệu ông có tính điểm cho câu hỏi cuối cùng kia không?”, ông ta trả lời: “Chắc chắn rồi”, rồi ông nói tiếp: “Trong công việc, các em sẽ gặp rất nhiều người, tất cả họ đều quan trọng, họ xứng đáng được nhận sự quan tâm của các em, dù chỉ là một nụ cười hay một câu chào”.
Tôi đã không bao giờ quên bài học đó trên mỗi bước đường đời của mình sau này, và tôi cũng không bao giờ quên tên của người phụ nữ đó, cô Dorothy. Bài số 3: Bài học về sự giúp đỡ :
Trong một đêm mưa bão bất thường trên đường phố Alabama vắng vẻ, lúc đó đã 11h30 khuya, có một bà lão da đen vẫn cứ mặc cho những ngọn roi mưa quất liên hồi vào mặt, cố hết sức vẫy vẫy cánh tay để xin đi nhờ xe.
Một chiếc xe chạy vút qua, rồi thêm một chiếc xe nữa, không ai để ý đến cánh tay dường như đã tê cứng vì lạnh cóng. Mặc dù vậy, bà lão vẫn hy vọng và vẫy chiếc xe kế tiếp. Một chàng trai da trắng đã cho bà lên xe. (Mặc cho cuộc xung đột sắc tộc 1960). Bà lão trông có vẻ rất vội vã, nhưng cũng không quên cám ơn và ghi lại địa chỉ của chàng trai. Bảy ngày trôi qua, cánh cửa nhà chàng trai tốt bụng vang lên tiếng gõ cửa. Chàng trai ngạc nhiên hết sức khi thấy một cái tivi khổng lồ ngay trước cửa nhà mình. Một lá thư được đính kèm, trong đó viết: “Cảm ơn cháu vì đã cho bà đi nhờ xe vào cái đêm mưa hôm ấy. Cơn mưa không những đã làm ướt sũng quần áo mà nó còn làm lạnh buốt trái tim và tinh thần của bà nữa. Rồi thì lúc đó cháu đã xuất hiện như một thiên thần. Nhờ có cháu, bà đã được gặp người chồng tội nghiệp của mình trước khi ông ấy trút hơi thở cuối cùng. Một lần nữa bà muốn cảm ơn cháu đã không nề hà khi giúp đỡ bà.”
Cuối thư là dòng chữ: “Chân thành – Bà Nat King Cole”. Bài số 4: Bài học về lòng biết ơn :
Vào cái thời khi mà món kem nước hoa quả còn rất rẻ tiền, có một câu chuyện về cậu bé 10 tuổi thế này:
Ngày nọ, Jim – tên của cậu bé – sau một hồi đi qua đi lại, ngó nghiêng vào cửa hàng giải khát đông nhất nhì thành phố, nơi có món kem nước hoa quả mà cậu rất thích, mạnh dạng tiến lại gần cái cửa, đẩy nhẹ và bước vào. Chọn một bàn trống, cậu nhẹ nhàng ngồi xuống ghế và đợi người phục vụ đến. Chỉ vài phút sau, một người nữ phục vụ tiến lại gần Jim và đặt trước mặt cậu một ly nước lọc. Ngước nhìn cô phục vụ, cậu bé hỏi: “Cho cháu hỏi bao nhiêu tiền một đĩa kem nước hoa quả ạ?”. “50 xu“, cô phục vụ trả lời. Nghe vậy, Jim liền móc trong túi quần ra một số đồng xu lẻ, nhẩm tính một hồi, cậu hỏi tiếp: “Thế bao nhiêu tiền một đĩa kem bình thường ạ?”. “35 xu”, người phục vụ vẫn kiên nhẫn trả lời cậu bé mặc dù lúc đó khách vào cửa hàng đã rất đông và đang đợi cô. Cuối cùng, người nữ phục vụ cũng mang đến cho Jim món kem mà cậu yêu cầu, và sang phục vụ những bàn khác. Cậu bé ăn xong kem, để lại tiền trên bàn và ra về.
Khi người phục vụ quay trở lại để dọn bàn, cô ấy đã bật khóc khi nhìn thấy 2 đồng kẽm (1 đồng bằng 5 xu) và 5 đồng xu lẻ được đặt ngay ngắn trên bàn, bên cạnh 35 xu trả cho đĩa kem mà Jim đã gọi – Jim đã không thể có món kem nước hoa quả mà cậu ấy thích bởi vì cậu ấy chỉ có đủ tiền để trả cho một đĩa kem bình thường và một ít tiền boa cho cô.
Bài Học Số 5: Bài Học Về Sự Hy Sinh :
Đã lâu lắm rồi, nhiều năm đã trôi qua, khi tôi còn là tình nguyện viên tại một bệnh viện, tôi có biết một cô gái nhỏ tên Liz – cô ấy đang mắc phải một căn bệnh rất hiểm nghèo.
Cơ hội sống sót duy nhất của cô là được thay máu từ người anh trai 5 tuổi của mình, người đã vượt qua được cơn bạo bệnh tương tự một cách lạ thường nhờ những kháng thể đặc biệt trong cơ thể. Bác sĩ đã trao đổi và giải thích điều này với cậu bé trước khi yêu cầu cậu đồng ý cho cô em gái những giọt máu của mình. Lúc ấy, tôi đã nhìn thấy sự lưỡng lự thoáng qua trên khuôn mặt bé nhỏ kia. Cuối cùng, với một hơi thở thật sâu và dứt khoát cậu bé đã trả lời rằng: “Cháu đồng ý làm điều đó để cứu em cháu”. Nằm trên chiếc giường kế bên em gái để thuận tiện hơn cho việc truyền máu, cậu bé liếc nhìn em gái và đôi mắt ngời lên niềm vui khi thấy đôi má cô bé hồng lên theo từng giọt máu được chuyền sang từ người cậu. Nhưng rồi, khuôn mặt cậu bỗng trở nên tái xanh đầy lo lắng, cậu bé ngước nhìn vị bác sĩ và hỏi với một giọng run run: “Cháu sẽ chết bây giờ phải không bác sĩ?” Thì ra, cậu bé non nớt của chúng ta đã nghĩ rằng: cậu ta sẽ cho cô em gái tất cả máu trong người mình để cứu cô ấy và rồi cậu sẽ chết thay cô.
Bạn thấy không, sau tất cả những hiểu lầm và hành động của mình, cậu bé đã có tất cả nhờ đức hy sinh… Cuộc sống có câu: “Hãy cho đi thứ bạn có, rồi bạn sẽ được đền bù xứng đáng”.
Một phụ nữ mất chồng muốn tự tử, ông lái đò hỏi một câu khiến cô bật cười!
Một người phụ nữ mất chồng, bèn trầm mình xuống sông mong muốn tìm đến cái chết, được người lái đò cứu, người lái đò hỏi một câu hỏi mà khiến cô bật cười!
Hãy cùng đọc ba câu chuyện nhỏ dưới đây, bạn nhé!
1. Người góa phụ và ông lái đò
Một người góa phụ trầm mình xuống sông với mong muốn tìm đến cái chết, may mắn được ông lái đò đi ngang qua cứu vớt. Ông lái đò hỏi người góa phụ: “Tại sao lại muốn tìm đến cái chết?”, người góa phụ nói: “Bởi vì chồng của tôi đột ngột chết nên tôi cũng không thể sống nổi nữa”.
Ông lái đò hỏi: “Cô kết hôn được bao lâu rồi?”
Người góa phụ trả lời: “Được 3 năm”.
Ông lái đò lại hỏi: “Lúc chưa kết hôn, cô làm nghề gì?”
Người góa phụ trả lời: “Tôi làm nghề nhuộm vải trong thôn”.
Ông lái đò lại hỏi: “Khi ấy cuộc sống của cô thế nào?”
Người góa phụ trả lời: “Cũng hài lòng”.
Khi tới nơi bờ sông, hai người thấy một ông lão trên chiếc xuồng nhỏ giữa sông đang chao đảo...Họ trố mắt nhìn xem chuyện gì đang xảy ra. Hình như ông lão đang cố gắng chèo chống để vào bờ, nhưng chiếc xuồng cũ nát đã ngập đầy nước
Có ba người cùng tôn giáo, một là nhà truyền giáo, một là tài xế lái xe đò và một nông dân có vợ và 10 con. Ba người đều thâm niên 40 năm chức nghiệp, đã qua đời trùng hợp cùng giờ, cùng một ngày và cùng được lên trình diện Chúa để xin vào thiên đàng.
Lưới đánh cá
Trên bờ biển, bên cạnh thuyền đánh cá có hai tấm lưới, một dày một thưa.
Nhìn tấm lưới mắt nhỏ, ngư dân nói với tôi: “Nó dùng để đánh bắt tôm tép trên vùng biển cạn”.
Theo cách nhìn của tôi thì chỉ cần lưới được đan dày dặn, nó sẽ là công cụ đánh bắt tốt nhất. Bởi vì ngay cả tôm tép cũng không thể lọt lưới, huống chi những con cá to lớn béo khỏe.
Ảnh: Shutterstock.
Tuy nhiên, người đánh cá chỉ vào tấm lưới mắt nhỏ được đan dày dặn và nói: Tấm lưới này không thể bắt được cá lớn. Bởi vì phải bắt cá lớn trước. Không gian của lưới có hạn, do vậy, đối với chiếc lưới mắt nhỏ sớm đã bị tôm tép chiếm hết và không còn chỗ cho cá lớn chui vào nữa. Lưới đánh bắt cá lớn có mắt rất rộng, không chỉ giúp cho tôm cua mà ngay cả những con cá không đủ kích thước cần bắt cũng sẽ được lọt lưới.
Tôi tò mò hỏi, vì sao không thể đan chiếc lưới mắt nhỏ rộng hơn?
Tất cả những đóng góp cho các công cuộc lớn dù nhỏ nhoi đều có giá trị có thể nói là ngang nhau. Vậy chúng ta hãy cố gắng làm một điều gì đó trong khả năng có thể làm được và đừng cho là vô ích...
Mình ngồi đối diện với một ông bạn vô thần. Ở giữa hai người là hai tách cà phê nóng và một gói thuốc Con Mèo. Cà phê là chồng. Thuốc lá là vợ. Cà phê thì đắng. Thuốc lá thì cay. Cả hai “vợ chồng” tạo ra cảm giác say say và làm cho hai ông bạn “vô-hữu” quấn lấy nhau, dìu nhau vào chuyện đạo, lôi nhau vào chuyện đời, nói mãi không thôi… Bỗng ông bạn vô thần thoọc mình một cái.
– Bộ anh không có vợ thiệt hả?
– Bộ anh không tin thiệt hả?
– Không có vợ thì chịu sao nổi?
– Không nổi thì chìm. Chìm thì chết. Nếu không dám chết, thì phải ráng mà nổi.
a
– Phải công nhận là các anh tu luyện hay thiệt. Ủa… mà sao trong đạo của anh không có nữ linh mục? Như vậy thì có kỳ thị nữ giới, có phân biệt đối xử không?
– Đạo tôi không kỳ thị nữ giới, nhưng có phân biệt đối xử và chủ trương phải phân biệt để đối xử hợp tình và đúng lý.
– Anh nói gì mà kỳ vậy?
Ngày nọ, một người đàn ông giàu có dẫn mẹ của anh ta tới một phòng khám răng. Sau khi khám xong, vị bác sĩ nói rằng bà cụ cần phải lắp một bộ răng giả. Hỏi han thêm một chút, ông liền đưa ra một số mẫu răng giả cho bà cụ và anh con trai lựa chọn. Sau khi xem hết một lượt, người mẹ này đã lựa chọn cho mình một bộ răng giả có giá rẻ nhất.
Vị bác sĩ biết rõ rằng anh con trai của bà cụ kia rất giàu có và phóng khoáng, nên ông đã một mực giới thiệu và giải thích những lợi ích của những bộ răng đắt tiền so với bộ răng rẻ tiền mà bà cụ đã lựa chọn.
Nhưng vị bác sĩ không ngờ rằng anh con trai chỉ mải mê gọi điện thoại, hút thuốc lá mà không để ý gì đến lời mình nói. Ông đã có vẻ hơi khó chịu và thất vọng.
TỔNG THỐNG ABRAHAM LINCOLN
Cuộc nội chiến nam bắc Mỹ 1861 - 1865 vừa kết thúc . Bắc Mỹ đã chiến thắng và chế độ nô lệ ở nam Mỹ đã được xóa bỏ . Công việc sau chiến tranh thật bề bộn , cửa văn phòng tổng thống luôn bỏ ngỏ để bất kỳ ai cũng có thể gặp tổng thống bất kỳ lúc nào .
Tổng thống Abraham Lincoln đang đứng , hai tay chống mép bàn , đầu cúi xuống tấm bản đồ trải rộng.
- Kính trình Tổng thống - Lincoln ngẩng lên , trước mặt ông là tổng tư lệnh quân đội.
- Có việc gì - Lincoln hỏi rất từ tốn.
- Thưa Ngài còn hơn 500 ngàn tù binh định giải quyết ra sao ạ ?
- Tù binh nào ???? - Lincoln sẵng giọng.
- Những lính miền nam bị ta bắt ạ - viên tổng tư lệnh lúng túng . Lincoln ngồi xuống ghế , chậm rãi:
- Tôi nhắc lại , đây là những công dân của nước Mỹ thống nhất , không có tù binh , tôi đã ra lệnh cho các anh phải cấp lương thực , nông cụ cho họ về quê sản xuất
Trong truyền thuyết Ấn Độ cổ đại kể câu chuyện: Có một ông già, trước khi lâm chung để lại di chúc rằng, muốn chia 19 con bò cho ba người con theo quy định: con cả được chia 1⁄2tổng số bò, con thứ hai được chia 1⁄4 tổng số bò, còn con thứ ba được chia 1⁄5 tổng số bò nhưng không được bán để chia tiền.
Theo phong tục của Ấn Độ giáo thì bò được coi là vật linh thiêng nên
không được giết thịt, chỉ có thể chia cả con đang sống. Sau khi người
cha qua đời, ba người con đã tìm hết cách mà vẫn chưa chia được đàn
bò, cuối cùng họ quyết định trình quan xét xử. Các quan lại địa phương vốn là túi rượu thịt, gặp việc khó bèn lấy lý do “quan thanh liêm khó quyết đoán việc trong nhà” để từ chối.
Ở làng bên có ông già thông thái. Một hôm ông đi qua nhà ba anh em nọ, bèn nghe bàn cãi sôi nổi. Hỏi xong ông mới biết nội dung câu chuyện chia bò. Chỉ thấy ông già trầm tư giây lát rồi nói: “Việc này làmđược!
Một hôm, có người đến Toà Giám Muc Annecy để thăm thánh nhân. Trong câu chuyện trao đổi hai bên, ông ta nhiều lần lớn tiếng cãi vã, đấm bàn đấm ghế, chỉ trích phê bình và mắng nhiếc thánh nhân thậm tệ. Thế nhưng, thánh Phanxicô vẫn cứ ngồi nghe cách thinh lặng.../18 Tháng Bảy 2012(Xem: 6447)
ĐHY Nguyễn Văn Thuận/
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.