![]() |
Ông Trần Tuấn Kiệt. Ảnh: Zing.vn |
CTV Danlambao - Ngày 2/8/2017 công an điều tra thành phố Cần Thơ đã bắt giam ông Trần Tuấn Kiệt với cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” theo điều 258 BLHS.
Thạc sĩ Trần Tuấn Kiệt là giảng viên trường Cao Đẳng Cần Thơ, từng là Phó bí thư chi bộ liên phòng 2, Trưởng phòng Thanh tra - Pháp chế trường Cao Đẳng Cần Thơ.
Trong thời gian công tác tại trường CĐ Cần Thơ, ông Kiệt thường xuyên bày tỏ chính kiến trên trang Facebook cá nhân của mình. Đồng thời ông đã lên tiếng tố cáo những hành vị sai trái của nhóm đảng ủy trường CĐ Cần Thơ trong việc thăng chức Phó hiệu trưởng trường một cách tùy tiện.
Ngày 15/02/2017, đảng ủy trường CĐ Cần Thơ quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Kiệt chỉ vì ông… dám viết những bài bình luận được đăng tải trên Facebook có nội dung không được lòng đảng, “gây ảnh hưởng xấu đến uy tín và danh dự của các lãnh đạo cấp cao thành phố”.
Quyết định kỷ luật ông Kiệt. Ảnh: Nhật Tân
Từ đầu năm đến nay trong vòng 7 tháng, nhà cầm quyền đã bắt giữ khoảng hai mươi công dân liên quan đến các hoạt động ôn hòa đòi nhân quyền và bày tỏ quyền tự do biểu đạt. Một số công dân khác bị xử án bất công và nhận những hình phạt vô cùng nặng nề với các cáo buộc “xâm phạm an ninh quốc gia”. Điển hình là các ông, bà: Trần Anh Kim, Lê Thanh Tùng, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Thị Nga với hình phạt từ 9 đến 13 năm tù giam chưa kể thời gian quản chế sau khi mãn án. Sự việc gây chấn động dư luận phải kể đến vụ bắt bớ 4 nhà hoạt động dân chủ, đồng thời là bốn cựu TNLT hôm 30/7/2017. Cả bốn ông Trương Minh Đức, Nguyễn Bắc Truyển, Phạm Văn Trội và Nguyễn Trung Tôn đều bị cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Điều 79 trong bộ luật hình sự này có mức hình phạt cao nhất là tử hình.
Vụ bắt giam thạc sĩ Trần Tuấn Kiệt - người đang làm việc trong guồng máy Nhà nước hiện hành một lần nữa cho thấy quyết tâm giữ thể chế độc tài đến cùng và bằng mọi giá của đảng cộng sản VN. Điều này dự báo những biến cố khốc liệt sẽ xảy đến cho giới đấu tranh đòi nhân quyền, dân chủ tại Việt Nam.
2/8/2017
danlambaovn.blogspot.com
Khủng hoảng ngoại giao Việt-Đức - Chính phủ Đức buộc tội nhà cầm quyền CSVN đã bắt cóc Trịnh Xuân Thanh
"Đây là một vi phạm chưa từng có và thô bạo đối với luật pháp Đức và quốc tế... có tiềm năng gây ảnh hưởng tiêu cực đến những mối quan hệ một cách nghiêm trọng"
CTV Danlambao - Hãng thông tấn AP đã loan tin về việc chính phủ Đức đã buộc tội các cơ quan tình báo của CSVN đã bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại thành phố Berlin.
Chính phủ Đức đã ra tối hậu thư yêu cầu những nhân viên tình báo Hà Nội phải ra khỏi nước Đức trong vòng 48 giờ.
Thông tin của AP cũng đã đề cập đến thông tin của nhà cầm quyền Việt Nam là Trịnh Xuân Thanh đã tự ra đầu thú với an ninh tại Việt Nam.
Ngược với những tuyên bố của Việt Nam, giới chức trách Đức tin rằng Trịnh Xuân Thanh đã bị bắt cóc vào ngày 23 tháng 7, 2017. Đức cũng cho biết Trịnh Xuân Thanh đã xin tị nạn tại Đức nhưng hồ sơ chưa được giải quyết xong, và Hà Nội cũng đã tìm cách để chính phủ Đức trục xuất Trịnh Xuân Thanh về nước.
Ông Martin Schaefer, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức đã nói với các phóng viên rằng: "Không còn nghi ngờ gì nữa về sự tham gia của các cơ quan tình báo Việt Nam và đại sứ quán... trong vụ bắt cóc một công dân Việt Nam tại Berlin."
Vụ bắt cóc, ông nói, "là một vi phạm chưa từng có và thô bạo đối với luật pháp Đức và quốc tế" và "có tiềm năng gây ảnh hưởng tiêu cực đến những mối quan hệ một cách nghiêm trọng".
Bản tin AP cũng cho biết Đại sứ của CSVN đã được triệu tập đến Bộ Ngoại giao Đức và được thông báo về yêu sách của chính phủ Đức là phải trao trả Trịnh Xuân Thanh trở về Đức để tiến hành những thủ tục tị nạn và dẫn độ được thực hiện một cách đúng đắn.
Ông Martin Schaefer cũng tiết lộ với giới truyền thông là các quan chức Đức và CSVN đã gặp nhau bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20 vào ngày 7-8 tháng 7 để thảo luận về ý muốn dẫn độ Trịnh Xuân Thanh về nước của Hà Nội.
Nguồn tham khảo:
02.08.2017