Kỷ niệm 50 năm Trận chiến Long Tân được tưởng niệm với việc trình chiếu một bộ phim Úc được ra mắt chỉ bốn năm sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc.
"The Odd Angry Shot" (Phát súng Giận dữ Hiếm hoi) là một câu chuyện về một nhóm những binh sĩ người Úc được điều đến Việt Nam cuối thập niên 1960.
Đạo diễn Tom Jeffrey cho biết bộ phim miêu tả một thực tế của cuộc chiến lúc đó khi những cựu binh gặp khó khăn trong việc được tiếp nhận khi trở lại Úc.
ABC News: Fiona Blackwood
"Nó thể hiện khá chính xác cách mà những người lính Úc chiến đấu ở Việt Nam và cách mà học nỗ lực đối diện với một tính huống hết sức tồi tệ,” ông nói.
Nhưng ông cho biết bộ phim đã từng bị phê phán tại thời điểm nó ra mắt.
"Một số nhà làm phim muốn thấy có thêm những quả bom napan nữa và thêm cảnh hành động và những thứ như thế,” ông nói.
“Nhưng đó không phải là bộ phim chúng tôi làm, cái chúng tôi làm là về tình chiến hữu giữa những người lính và họ làm thế nào để sống sót… và đôi lúc khi ra vào rừng và bắn những tràng súng không bình thường.”
Bộ phim nhấn mạnh tính hài hước giữa những người lính.
“Tôi nghĩ người Úc luôn có tiếng về hài hước và những câu chuyện cười khá tuyệt,” Jeffrey nói.
Đoàn diễn viên gồm có Graham Kennedy, Bryan Brown, John Jarratt và John Hargreaves.
Jarratt nói đây là một kết hợp thắng lợi cả trên và ngoài trường quay.
“Khi bạn có Bryan Brown và John Hargreaves và Graham Kennedy và Graham Blundell với nhau thì thật khó để không cười,” ông nói.
“Chúng tôi có cực kỳ nhiều vui vẻ, chúng tôi bị đuổi ra khỏi hầu như các điểm đến buổi tối ở Gold Coast trừ một nơi.”
Jarratt cho biết bộ phim ra mắt vào thời điểm khi thái độ về Chiến tranh Việt Nam khá khác biệt.
Cựu chiến binh ở Việt Nam Terry Roe nhớ lại cảm giác trở về Úc sau chiến tranh.
ABC News: Fiona Blackwood
"Chúng tôi không được quan tâm đúng mức, nó là một cuộc chiến chính trị nhưng may mắn là cùng với thời gian và sự giúp đỡ của Chính phủ Liên Bang, chúng tôi giờ đây được xem là một công dân khá tốt và chúng tôi được kính trọng, trước kia điều này không xảy ra,” ông nói.
Ông Roe cho biết bộ phim nhấn mạnh sự kiên cường và hài hước của những người lính Úc.
“Một tổ hợp của những cảm xúc về những thời gian vui vẻ mà bạn có với những đồng đội và chia sẻ cuộc sống khi không hành quân, những thứ mà chúng tôi thường làm và cả những thời gian ra ngoài hành quân với đồng đội, dành năm đến sáu tuần hay hơn thế sống cùng nhau trong điều kiện khá khắc khổ,” ông nói.
"Những người lính Úc rất mưu trí và đa năng, trong mọi tình huống họ sẽ tìm ra cách để biến nó thành một cái gì hài hước để có thể bỏ bớt những góc cạnh của thực thế thật sự diễn ra.”
Ông Roe hài lòng là bộ phim sẽ được chiếu tại Tasmania như một phần của hoạt động tưởng niệm 50 năm Trận chiến Long Tân.
"Để tưởng nhớ những người đã trở lại và vẫn chịu đựng những bệnh tật do chiến tranh Việt Nam mỗi ngày… nó rất quan trọng là chúng ta làm điều đó và chúng ta thể hiện sự kính trọng đối với những người này,” ông nói.
Jeffrey cho biết bộ phim không miêu tả Trận chiến Long Tân, nhưng nó là một cách phù hợp để nhớ về sự kiện.
"Nó về những cựu binh tham chiến ở Việt Nam và những người phục vụ cho đất nước đã làm việc tại Việt Nam và chúng ta đều cảm thấy rất vinh dự khi là một phần của sự tôn vinh này.”
Bộ phim cũng được chiếu ở Canberra và Melbourne.
Xem bản tiếng Anh trên ABC.
Corey Hague, Australia Plus
Một rừng cao su gần Long Tân thuộc tỉnh Phước Tuy, phía Nam Việt Nam từng là một trong những chiến địa quan trọng đối với quân đội Úc trong thời gian tham chiến tại Việt Nam.
Diễn ra vào ngày 18 tháng 8 năm 1966, Trận Long Tân được nhớ đến là một trong những trận chiến lớn và đẫm máu nhất của quân đội Úc ở Việt Nam.
Quân lính Úc yếu thế hơn nhiều với chỉ 108 thành viên của Đại đội D (Delta) đối đầu với gần 2500 lính miền Bắc Việt Nam trong một rừng nhiệt đới rậm rạp.
Binh sĩ của Úc chiến đấu tại Long Tân lúc đó thiếu đạn dược và tiếp tế. Họ buộc phải phụ thuộc vào hai máy bay RAAF để thả đạn dược bổ sung và chăn mềm cho những người bị thương.
Cuộc đối đầu khốc liệt chỉ thuyên giảm sau ba giờ đồng hồ chiến đấu ráp lá cà và pháo nổ dữ đội, cả hai phía đều chịu thiệt hại đáng kể - 17 lính Úc thiệt mạng, 24 người bị thương trong khi quân miền Bắc Việt Nam mất ít nhất 245 quân lính.
Nhiều chuyên gia quân sự tin rằng sự huấn luyện bao quát mà những người lính Úc nhận được trước khi được điều đi Việt Nam đã tạo nên khác biệt lớn giữa sinh và tử trong trận giao tranh khốc liệt như thế.
Trận Long Tân cũng là một trong số ít những trận đánh được lưu vào lịch sử mà quân lính lại có thể đánh bại kẻ thù với cơ hội hiếm có như vậy.
Sau cuộc đối đầu, sự dũng cảm của Đại đội D được cả Hoa Kỳ và Miền Nam Việt Nam trao tặng huân chương Huy Chương Tập Thể của Tổng thống cùng với nhiều huân chương được trao cho các binh lính Úc.
Trong khi trận Long Tân dễ hiểu khi nhận được sự tôn kính trong lịch sử văn hóa Úc, tầm quan trọng của trận chiến này cũng được tưởng niệm tại Việt Nam với Thập tự Giá Long Tân được đặt tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, một trong hai khu tưởng niệm duy nhất ở Việt Nam dành cho binh lính nước ngoài.
Wikimedia Commons: Tacintop
Những năm trở lại đây, nhiều cựu binh Úc và thành viên gia đình họ đã trở lại Việt Nam để thể hiện lòng thành kính đối với những người đã ngã xuống ở cả hai phía.
Một số đã trở lại, cùng với những người dân địa phương để giúp họ cải thiện khu vực bằng các chương trình sức khỏe và xây dựng trường học.
Ảnh được cung cấp: Australian War Memorial
Năm mươi năm kể từ ngày định mệnh này, hoạt động tưởng niệm sẽ được tổ chức quanh nước Úc và một số sự kiện nhỏ được tổ chức ở Việt Nam.
Người phát ngôn của Bộ Cựu Chiến binh, Dale Starr cho biết những sự kiện tưởng niệm Trận chiến Long Tân là một phần quan trọng thể hiện lòng thành kính dù có khó để có thể thật sự hiểu được trải nghiệm của chiến tranh.
Nó rõ ràng là một khoảnh khắc rất quan trọng đối với những cựu chiến binh, cơ hội để dừng lại và tạm ngừng mọi thứ để tưởng nhớ tất cả những ai đã thiệt mạng ở Việt Nam.