(Kiến Thức) - Chiến hạm Mỹ áp sát đá Chữ Thập mà Trung Quốc chiếm đóng phi pháp, là một loại tàu chiến hiện đại của Mỹ, trang bị kho vũ khí khổng lồ.
Theo hãng tin Reuters, tàu khu trục USS William P. Lawrence đã tiến vào khu vực hải lý quanh đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép. Ngay sau đó, phía Trung Quốc đã điều 3 chiến đấu cơ và 3 chiến hạm đeo bám tàu chiến Mỹ. Các tàu Trung Quốc đã thách thức tàu Lawrence hàng chục lần qua radio nhưng không tiến lại gần.
Đá Chữ Thập là một rạn san hô thuộc cụm Nam Yết của quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trung Quốc chiếm đóng phi pháp trên đá này từ năm 1988. Đến năm 2014, Trung Quốc bắt đầu đợt cải tạo quy mô trái phép đá này thành đảo nhân tạo lớn nhất Trường Sa. Đường băng trên đá Chữ Thập dài hơn 3.000 m, có khả năng đảm bảo hoạt động của mọi loại máy bay, bao gồm phi cơ ném bom chiến lược tầm xa của Trung Quốc. Ảnh: Zing
Chiến hạm Mỹ áp sát đá Chữ Thập mang tên USS William P. Lawrence (DDG-110) là chiếc tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke thứ 60 đóng cho Hải quân Mỹ. Nó có lượng giãn nước toàn tải lên tới 9.200 tấn, dài 155,3m, rộng 20m, mớn nước 9,4m. Tàu được vận hành bởi 380 thủy thủ và sĩ quan, tốc độ hành trình 30 hải lý/h.
USS William P. Lawrence (DDG-110) được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis cực kỳ tối tân. Đó là sự tích hợp của nhiều thành phần khác nhau, dựa trên một số hệ thống cảm biến riêng biệt để theo dõi các mối đe dọa khác nhau từ mìn, ngư lôi, tàu ngầm, đến các mục tiêu đường không, tên lửa chống hạm, tên lửa đạn đạo. Ảnh: DDG-110 đang được chế tạo
“Trái tim” của hệ thống Aegis trên tàu William P. Lawrence là radar mạng pha chủ động AN/SPY-1D với các mạng anten bố trí trên thượng tầng. Nó có khả năng phát hiện - theo dõi mục tiêu, điều khiển hỏa lực, dẫn đường phi đội chiến đấu cơ tác chiến... Đây được xem là loại radar hàng hải tiên tiến nhất thế giới hiện nay, không có loại radar nào của Nga hay là Trung Quốc sánh được
Vũ khí chính của hệ thống chiến đấu Aegis là tên lửa đánh chặn Standard Missile (SM), các biến thể đời đầu của hệ thống chiến đấu Aegis sử dụng tên lửa đánh chặn RIM-66/67/156 (SM-2). Đây là loại tên lửa nhiên liệu rắn có tầm bắn tối đa tới 170 km với tầm cao 24 km. Biến thể SM-2 Block IIIA sử dụng đầu dò radar bán chủ động, SM-2 Block IIIB sử dụng đầu dò hồng ngoại bán chủ động.
Tàu khu trục Mỹ áp sát đá Chữ Thập có thể mang tới 96 tên lửa SM-2 trong module bệ phóng Mk41 (tổng cộng 96 ống phóng). Ngoài SM-2, Mk41 có thể triển khai nhiều loại tên lửa khác. Hiện chưa có tàu chiến nào của Nga hay Trung Quốc sở hữu hệ thống bệ phóng tối tân như Mk41. Các bệ phóng đứng của Nga hay Trung Quốc mới chỉ cho phép triển khai một kiểu tên lửa duy nhất.
Với tối đa đến 96 quả tên lửa SM-2 cho phép tàu khu trục DDG-110 đảm bảo “ô phòng không” rộng lớn bảo vệ cả một biên đội tàu chiến trước mọi mối đe dọa từ trên không. Các máy bay chiến đấu đe dọa sẽ bị bắn hạ ngoài cả tầm phóng tên lửa của chúng. Ví dụ loại J-11 của Trung Quốc hiện chỉ trang bị các tên lửa chống hạm có tầm bắn 50-70km.
Ngoài SM-2, Mk41 trên tàu DDG-110 có thể triển khai tên lửa hành trình hải đối đất BGM-109 Tomahawk có tầm phóng lên tới 1.500km, độ chính xác cự cao…
….Tên lửa chống ngầm RUM-139 có tầm phóng 20-30km.
Hỏa lực chống tàu ngầm của tàu chiến Mỹ còn có 6 ống phóng ngư lôi Mk 46 324mm.
Đến hai trực thăng chống ngầm SH-60.
Hệ thống pháo trên tàu khu trục USS William Lawrence còn có tổ hợp pháo hạm đa năng 127mm Mk45…
…và hai bệ pháo phòng không tầm cực gần CIWS Phalanx.
Liệu sự sụp đổ của nhóm khủng bố Nhà Nước Hồi giáo (IS) ở Syria và Iraq, và sự cáo chung của cái gọi là ‘vương quốc Hồi giáo’ của họ, có tạo ra sự khác biệt nào trong việc tuyển mộ chiến binh cho IS và cực đoan hóa giới trẻ sinh sống tại Âu Châu? Và liệu thất bại quân sự của IS có giảm các cuộc tấn công khủng bố thuộc loại “sói đơn độc” ở phương Tây?
Hãng tin Reuters hôm nay 24/07/2017 dẫn nguồn tin từ chính quyền Việt Nam cho biết tàu hải quân Indonesia vào cuối tuần qua đã bắn bị thương bốn ngư dân Việt Nam trên một tàu đánh cá ở Biển Đông.
Theo Ủy ban Tìm Kiếm và Cứu Hộ tỉnh Bình Định, tối thứ Bảy 22/7 chiếc tàu cá Việt Nam đang ở cách Côn Đảo 132 hải lý, thì bị tàu hải quân Indonesia nổ súng vào làm bốn ngư dân bị thương, trong đó có hai người bị thương nặng. Các nạn nhân đã được đưa vào Côn Đảo để chữa trị.
Lầu Năm Góc kêu gọi các nước ở biển Hoa Đông và Biển Đông cùng kiềm chế và tránh những hành vi khiêu khích. Lời kêu gọi được phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Mỹ đưa ra trong một buổi họp báo và được trang Economic Times đưa tin ngày 18/07/2017.
Theo trang mạng stripes.com ngày 05/07/2017, sau khi vào gần vùng đảo có tranh chấp giữa Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan tại Biển Đông, tàu chiến Mỹ đã tới quân cảng Cam Ranh để tiến hành các cuộc thao dượt với Hải Quân Việt Nam.
Căng thẳng tại Biển Đông với việc Trung Quốc không ngừng quân sự hóa các đảo nhân tạo tại Trường Sa không chỉ khiến các láng giềng châu Á hay Hoa Kỳ lo ngại. Sức mạnh trên biển của Trung Quốc có tham vọng vượt khỏi các vùng nước bao quanh quốc gia này gây lo ngại cho cả châu Âu. Trong bài viết « Cần làm gì trước sức mạnh hải quân Trung Quốc ? »,
Hai người đàn ông Việt Nam bị tổ chức Hồi giáo Abu Sayyaf chặt đầu, quân đội nước này cho hay.
Thi thể của họ được tìm thấy trên đảo Basilan, miền Nam Philippines, nơi nhóm đặt căn cứ.
Hai nạn nhân thuộc nhóm sáu thuyền viên Việt Nam bị các chiến binh bắt cóc vào năm ngoái.
Trước khi đặt chân đến Matxcơva ngày 03/07/2017, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã dành cho thông tấn xã Nga Itar-Tass một cuộc phỏng vấn, trong đó ông tập trung nói về hệ thống lá chắn chống tên lửa THAAD mà Hoa Kỳ triển khai ở Hàn Quốc, vì ông biết đây là hồ sơ mà tổng thống Nga Vladimir Putin cũng rất quan ngại.
Sự kiện một chiến hạm Mỹ tiến gần đảo Tri Tôn trong quần đảo Hoàng Sa hôm chủ nhật 02/07/2017 làm Bắc Kinh tức giận, lên án Mỹ « khiêu khích quân sự và chính trị một cách nghiêm trọng ». Vụ việc diễn ra vài giờ trước cuộc điện đàm Donald Trump-Tập Cận Bình về tình hình Bắc Triều Tiên.
Từ 1997 đến nay, tại Hồng Kông, mỗi năm đều có biểu tình nhân ngày nhượng địa trở về Trung Quốc. Hôm qua, 01/07/2017, khoảng 60.000 người, « vũ trang » dù và biểu ngữ đòi « dân chủ, nhân phẩm và tự do », đã tham gia tuần hành trong sự giám sát chặt chẽ của cảnh sát vào lúc chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đe dọa « không được vượt làn ranh đỏ » thách thức quyền lực Bắc Kinh.
Tap Cận Bình khẳng định Hồng Kông được tự do hơn bao giờ hết, đồng thời cảnh báo các thách thức « không thể chấp nhận được » đối với chính quyền Bắc Kinh, và ấn định một « lằn ranh đỏ » không thể vượt qua, 20 năm sau khi Hồng Kông được trao trả cho Trung Quốc.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.