Một Phụ Nữ Bị Chôn Sống Ở Trung Quốc Báo Hiệu Làn Sóng Đàn Áp Mới

30 Tháng Tư 20164:31 CH(Xem: 1387)

Một phụ nữ bị chôn sống ở Trung Quốc báo hiệu làn sóng đàn áp mới


Hai thành viên của một đội phá dỡ nhà thờ ở Trung Quốc vừa bị bắt giam vì tội danh ủi đất chôn sống vợ của một mục sư khi bà cố gắng ngăn họ phá hủy nhà thờ.
nhatho-tai-TrungQuoc.jpg

Bob Fu, chủ tịch NGO Cứu trợ Trung Quốc, nói rằng Kitô giáo bị xem là ‘mục tiêu chính’ và là ‘mối đe dọa an ninh và chính trị’ đối với chế độ.

‘Việc ủi đất và chôn sống bà Ding Cuimei, một phụ nữ Kitô hữu ôn hào và nhiệt thành, đó là một tội ác, một hành vi giết người. Vụ việc này là một sự vi phạm nghiêm trọng đối với quyền được sống, vi phạm tôn giáo và cả pháp luật. Nhà chức trách Trung Quốc phải bắt những kẻ giết người này chịu trách nhiệm, đồng thời phải có những biện pháp cụ thể để bảo vệ tự do tôn giáo cho các tín hữu.’

Bà Ding Cumei và chồng mình là mục sư Li Jiangong, đã bị đẩy xuống một đường rãnh và bị chôn sống bằng xe ủi trước mắt các tin hữu. Chồng bà ngoi lên được, nhưng bà thì không.

Mục sư Li Jiangong là lãnh đạo của Nhà thờ Beitou ở thành phố Trú Mã Điếm.

Một công ty được chính quyền chống lưng đã đưa đội phá hủy đến nhà thờ, có khả năng là để chiếm đất cho một nhà đầu tư địa phương. Một thành viên của đội phá hủy đã nói rằng, ‘Chôn sống họ cho tôi … Tôi sẽ chịu trách nhiệm mạng sống của họ.’

Một cảnh sát địa phương cho biết hai thành viên trong đội phá dỡ đã bị bắt giam, nhưng cảnh sát chưa xác định tội trạng. Các Kitô hữu địa phương nói rằng các viên chức phụ trách của chính quyền trong vùng không đến để giám sát việc phá dỡ. Mục sư Li cho biết, sau khi được báo về vụ giết người, cảnh sát mất khá nhiều thời gian hơn bình thường để đến hiện trường.

Ông Bob Fu thì cho biết tình trạng của Kitô hữu ở Trung Quốc đã thay đổi kể từ sau khi Tập Cận Bình nắm quyền vào năm 2013. Ông nói tình trạng này giống như ‘Cách mạng Văn hóa’ trở lại vậy. Ông nghĩ rằng dưới thời Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào, thì Kitô giáo không bị xem là mối đe dọa an ninh quốc gia nghiêm trọng như bây giờ.

Các giáo hội không đăng ký với chính quyền, cả trong Tin Lành lẫn Công giáo, đều bị thanh trừng. Bây giờ, ngay cả các giáo hội đã đăng ký cũng phải đối diện với sự kiểm tra và đàn áp ngày càng khắc nghiệt hơn. ‘Các Kitô hữu bị ép phải chuyển qua một dạng niềm tin khác dưới chiêu bài ‘Hán hóa tôn giáo’ để nhằm làm cho Kitô giáo tương hợp với chủ nghĩa xã hội.’

Ông Fu nhất quyết rằng, ‘Tự do tôn giáo là tự do tiên quyết, căn bản, và chung nhất. Tự do tôn giáo cho Kitô giáo có thể thúc đẩy một Trung Quốc thịnh vượng và ổn định hơn.’

(J.B. Thái Hòa chuyển dịch, phanxico.vn 29.04.2016/
CNA | Kevin J. Jones | 28-04-2016)
Theo Conggiao.info


38 vị tử đạo người Albania do tay chế độ Cộng sản sẽ sớm được phong chân phước

Tổng Giám mục Vincenzo Prennushi của Durres, và 37 bạn tử đạo do tay chế độ Cộng sản Albania, sẽ được phong chân phước.

38-vi-tu-dao-nguoi-Albania.jpg 

Đức Giáo hoàng Phanxicô đã phê chuẩn công nhận những trường hợ tử đạo này, trong buổi họp với Trưởng Thánh bộ Phong Thánh Angelo Amato vào ngày 26-04.

 

Cha Alfonso Maria Fusco ở Salerno, Ý quốc, vị sáng lập Dòng Nữ tử Gioan Tẩy giả, cũng sẽ sớm được phong thánh. Và năm vị khác sẽ được phong chân phước, trong đó có linh mục John Sullivan người Ireland, và bốn linh mục dòng Biển Đức đã bị giết trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha 1936. Linh mục Thomas Choe Yang-Eop, người Triều Tiên cũng được tôn phong bậc đáng kính. Ngài là linh mục thứ hai được truyền chức ở Triều Tiên, cha mẹ ngài đều tử đạo.

(phanxico.vn 29.04.2016/  Vatican Insider | 27-04-2016)

Theo Conggiao.info

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Liệu sự sụp đổ của nhóm khủng bố Nhà Nước Hồi giáo (IS) ở Syria và Iraq, và sự cáo chung của cái gọi là ‘vương quốc Hồi giáo’ của họ, có tạo ra sự khác biệt nào trong việc tuyển mộ chiến binh cho IS và cực đoan hóa giới trẻ sinh sống tại Âu Châu? Và liệu thất bại quân sự của IS có giảm các cuộc tấn công khủng bố thuộc loại “sói đơn độc” ở phương Tây?
Hãng tin Reuters hôm nay 24/07/2017 dẫn nguồn tin từ chính quyền Việt Nam cho biết tàu hải quân Indonesia vào cuối tuần qua đã bắn bị thương bốn ngư dân Việt Nam trên một tàu đánh cá ở Biển Đông. Theo Ủy ban Tìm Kiếm và Cứu Hộ tỉnh Bình Định, tối thứ Bảy 22/7 chiếc tàu cá Việt Nam đang ở cách Côn Đảo 132 hải lý, thì bị tàu hải quân Indonesia nổ súng vào làm bốn ngư dân bị thương, trong đó có hai người bị thương nặng. Các nạn nhân đã được đưa vào Côn Đảo để chữa trị.
Lầu Năm Góc kêu gọi các nước ở biển Hoa Đông và Biển Đông cùng kiềm chế và tránh những hành vi khiêu khích. Lời kêu gọi được phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Mỹ đưa ra trong một buổi họp báo và được trang Economic Times đưa tin ngày 18/07/2017.
Theo trang mạng stripes.com ngày 05/07/2017, sau khi vào gần vùng đảo có tranh chấp giữa Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan tại Biển Đông, tàu chiến Mỹ đã tới quân cảng Cam Ranh để tiến hành các cuộc thao dượt với Hải Quân Việt Nam.
Căng thẳng tại Biển Đông với việc Trung Quốc không ngừng quân sự hóa các đảo nhân tạo tại Trường Sa không chỉ khiến các láng giềng châu Á hay Hoa Kỳ lo ngại. Sức mạnh trên biển của Trung Quốc có tham vọng vượt khỏi các vùng nước bao quanh quốc gia này gây lo ngại cho cả châu Âu. Trong bài viết « Cần làm gì trước sức mạnh hải quân Trung Quốc ? »,
Hai người đàn ông Việt Nam bị tổ chức Hồi giáo Abu Sayyaf chặt đầu, quân đội nước này cho hay. Thi thể của họ được tìm thấy trên đảo Basilan, miền Nam Philippines, nơi nhóm đặt căn cứ. Hai nạn nhân thuộc nhóm sáu thuyền viên Việt Nam bị các chiến binh bắt cóc vào năm ngoái.
Trước khi đặt chân đến Matxcơva ngày 03/07/2017, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã dành cho thông tấn xã Nga Itar-Tass một cuộc phỏng vấn, trong đó ông tập trung nói về hệ thống lá chắn chống tên lửa THAAD mà Hoa Kỳ triển khai ở Hàn Quốc, vì ông biết đây là hồ sơ mà tổng thống Nga Vladimir Putin cũng rất quan ngại.
Sự kiện một chiến hạm Mỹ tiến gần đảo Tri Tôn trong quần đảo Hoàng Sa hôm chủ nhật 02/07/2017 làm Bắc Kinh tức giận, lên án Mỹ « khiêu khích quân sự và chính trị một cách nghiêm trọng ». Vụ việc diễn ra vài giờ trước cuộc điện đàm Donald Trump-Tập Cận Bình về tình hình Bắc Triều Tiên.
Từ 1997 đến nay, tại Hồng Kông, mỗi năm đều có biểu tình nhân ngày nhượng địa trở về Trung Quốc. Hôm qua, 01/07/2017, khoảng 60.000 người, « vũ trang » dù và biểu ngữ đòi « dân chủ, nhân phẩm và tự do », đã tham gia tuần hành trong sự giám sát chặt chẽ của cảnh sát vào lúc chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đe dọa « không được vượt làn ranh đỏ » thách thức quyền lực Bắc Kinh.
Tap Cận Bình khẳng định Hồng Kông được tự do hơn bao giờ hết, đồng thời cảnh báo các thách thức « không thể chấp nhận được » đối với chính quyền Bắc Kinh, và ấn định một « lằn ranh đỏ » không thể vượt qua, 20 năm sau khi Hồng Kông được trao trả cho Trung Quốc.
Bảo Trợ