Chuyện Suy Tư - Vết Sẹo Cuộc Đời

07 Tháng Tư 20154:51 CH(Xem: 2963)

Mẹ tôi là một người đàn bà chân quê mộc mạc, tuy vậy có thể nói tâm lòng của mẹ thì không thua bất cứ một người mẹ hiền nào trên quả đất này! Nói như thế tôi không có ý khen tặng mẹ tôi một cách thái quá.

Điều làm tôi thỉnh thoảng nhói lòng là vì trên tay mẹ tôi mang một vết sẹo khá lớn nơi khoảng ngón tay trỏ của bàn tay trái. Một lần khi tôi đã trưởng thành, đi học xa nhà trở lại vùng quê, buổi chiều hóng mát nơi hiên nhà, hai mẹ con ngồi nơi chiếc ghế dài, một tay mẹ tôi âu yếm vuốt mái tóc dài óng ả đen mượt của tôi, một tay mẹ nắm bàn tay của tôi, mẹ hôn lên mái tóc và nói:

- Con gái mẹ đẹp quá! Mẹ ước ao cuộc đời con sẽ được hạnh phúc!

Tôi cảm động, cầm bàn tay mẹ đưa lên môi hôn, và chợt thấy một vết sẹo trên ngón tay đó. Vết sẹo này chắc chắn khi mới xảy ra sẽ rất đau đớn vì đến bây giờ sau bao nhiêu năm nó cũng vẫn hằn sâu rõ ràng. Tôi hỏi mẹ:

- Mẹ, tay mẹ làm sao vậy?

- Có sao đâu! Mẹ trả lời.

Tôi đưa bàn tay mẹ lên chỉ vào vết sẹo:

- Là vết sẹo này, sao nó nằm ở ta mẹ, cái gì xảy ra cho mẹ thế?

Mẹ tôi cười, đưa bàn tay có vết sẹo lên vuốt tóc tôi:

- À...lâu lắm rồi, vậy mà giờ con mới thấy hả!

- Dạ...xưa giờ con đâu có để ý! Tôi thoáng chút xót xa. Vừa khôn lớn, tôi đã được đi học xa nhà, thỉnh thoảng về thăm gia đình, và vô tình chẳng bao giờ thực sự quan tâm đến những gì xảy ra chung quanh cuộc sống của mẹ tôi, nhất là "những điều nho nhỏ!"

Mẹ tôi chậm rãi, nhẹ nhàng nói tiếp:

- Ngày xưa, từ hồi mới bảy tám tuổi, ở miền quê này, mẹ đâu có được đi học thoải mái như con bây giờ. Làng quê mình nghèo, ông bà ngoại ngày ngày ra ruộng làm việc, mẹ ở nhà lo cơm nước, trông em...và cắt rau nấu cám heo nữa! Một lần, trời sắp mưa lớn, mẹ vội vàng chạy ra vườn sau nhà cắt rau nấu cho heo ăn. Trời bắt đầu mưa lâm râm  mẹ cắt rau nhanh tay cho kịp, không ngờ cái liềm sắc bén cắt vào ngón tay này. Từ bé con chẳng bao giờ phải cắt rau, nên con không biết thế nào cả.

Mẹ tôi nắm bàn tay lại cố giải thích cho tôi hiểu:

- Khi cắt rau, mẹ dùng tay trái nắm mớ rau, tay phải cầm liềm để cắt. Phải mấy nắm rau thì mới đầy tay. Chính vì trời mưa, mẹ nắm mớ rau hơi nhiều nên trong một chút lúng túng đã cắt phải ngón tay.

Tôi rất xúc động về câu chuyện ngón tay của mẹ bị cắt từ hồi con nhỏ. Tôi nhìn vào hai bàn tay của tôi, trắng muốt và không có một vết chai nào. Nước mắt tôi ứa ra...
blank

***

Hôm chủ nhật, đi lễ Phục Sinh, nhìn lên cây thánh giá, tôi thấy những vết đinh trên bàn tay, bàn chân, và vết đâm chảy máu nơi ngực Chúa Giê-Su, tôi nghĩ đến vết sẹo trên ngón tay của mẹ tôi.

Không thể so sánh giữa hai chuyện đó, nhưng tôi hiểu được một điều, những vết sẹo, những vết đinh.. như là một dấu ấn của sự hy sinh, của tình thương.

Tôi tự hỏi...Trong cuộc đời, tôi có bao giờ sẽ chấp nhận có những vết sẹo hy sinh như thế không?

Tịnh Tâm BT

Ý kiến bạn đọc
11 Tháng Tư 20155:06 CH
Khách
Doc bai nay toi thay buon cho toi, vi toi da gay nen qua nhieu dau kho cho cha me toi. Xin cha me tha thu cho dua con ngo nghich nay
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Một phụ nữ mất chồng muốn tự tử, ông lái đò hỏi một câu khiến cô bật cười! Một người phụ nữ mất chồng, bèn trầm mình xuống sông mong muốn tìm đến cái chết, được người lái đò cứu, người lái đò hỏi một câu hỏi mà khiến cô bật cười! Hãy cùng đọc ba câu chuyện nhỏ dưới đây, bạn nhé! 1. Người góa phụ và ông lái đò Một người góa phụ trầm mình xuống sông với mong muốn tìm đến cái chết, may mắn được ông lái đò đi ngang qua cứu vớt. Ông lái đò hỏi người góa phụ: “Tại sao lại muốn tìm đến cái chết?”, người góa phụ nói: “Bởi vì chồng của tôi đột ngột chết nên tôi cũng không thể sống nổi nữa”. Ông lái đò hỏi: “Cô kết hôn được bao lâu rồi?” Người góa phụ trả lời: “Được 3 năm”. Ông lái đò lại hỏi: “Lúc chưa kết hôn, cô làm nghề gì?” Người góa phụ trả lời: “Tôi làm nghề nhuộm vải trong thôn”. Ông lái đò lại hỏi: “Khi ấy cuộc sống của cô thế nào?” Người góa phụ trả lời: “Cũng hài lòng”.
Khi tới nơi bờ sông, hai người thấy một ông lão trên chiếc xuồng nhỏ giữa sông đang chao đảo...Họ trố mắt nhìn xem chuyện gì đang xảy ra. Hình như ông lão đang cố gắng chèo chống để vào bờ, nhưng chiếc xuồng cũ nát đã ngập đầy nước
Có ba người cùng tôn giáo, một là nhà truyền giáo, một là tài xế lái xe đò và một nông dân có vợ và 10 con. Ba người đều thâm niên 40 năm chức nghiệp, đã qua đời trùng hợp cùng giờ, cùng một ngày và cùng được lên trình diện Chúa để xin vào thiên đàng.
Lưới đánh cá Trên bờ biển, bên cạnh thuyền đánh cá có hai tấm lưới, một dày một thưa. Nhìn tấm lưới mắt nhỏ, ngư dân nói với tôi: “Nó dùng để đánh bắt tôm tép trên vùng biển cạn”. Theo cách nhìn của tôi thì chỉ cần lưới được đan dày dặn, nó sẽ là công cụ đánh bắt tốt nhất. Bởi vì ngay cả tôm tép cũng không thể lọt lưới, huống chi những con cá to lớn béo khỏe. Ảnh: Shutterstock. Tuy nhiên, người đánh cá chỉ vào tấm lưới mắt nhỏ được đan dày dặn và nói: Tấm lưới này không thể bắt được cá lớn. Bởi vì phải bắt cá lớn trước. Không gian của lưới có hạn, do vậy, đối với chiếc lưới mắt nhỏ sớm đã bị tôm tép chiếm hết và không còn chỗ cho cá lớn chui vào nữa. Lưới đánh bắt cá lớn có mắt rất rộng, không chỉ giúp cho tôm cua mà ngay cả những con cá không đủ kích thước cần bắt cũng sẽ được lọt lưới. Tôi tò mò hỏi, vì sao không thể đan chiếc lưới mắt nhỏ rộng hơn?
Tất cả những đóng góp cho các công cuộc lớn dù nhỏ nhoi đều có giá trị có thể nói là ngang nhau. Vậy chúng ta hãy cố gắng làm một điều gì đó trong khả năng có thể làm được và đừng cho là vô ích...
Mình ngồi đối diện với một ông bạn vô thần. Ở giữa hai người là hai tách cà phê nóng và một gói thuốc Con Mèo. Cà phê là chồng. Thuốc lá là vợ. Cà phê thì đắng. Thuốc lá thì cay. Cả hai “vợ chồng” tạo ra cảm giác say say và làm cho hai ông bạn “vô-hữu” quấn lấy nhau, dìu nhau vào chuyện đạo, lôi nhau vào chuyện đời, nói mãi không thôi… Bỗng ông bạn vô thần thoọc mình một cái. – Bộ anh không có vợ thiệt hả? – Bộ anh không tin thiệt hả? – Không có vợ thì chịu sao nổi? – Không nổi thì chìm. Chìm thì chết. Nếu không dám chết, thì phải ráng mà nổi. a – Phải công nhận là các anh tu luyện hay thiệt. Ủa… mà sao trong đạo của anh không có nữ linh mục? Như vậy thì có kỳ thị nữ giới, có phân biệt đối xử không? – Đạo tôi không kỳ thị nữ giới, nhưng có phân biệt đối xử và chủ trương phải phân biệt để đối xử hợp tình và đúng lý. – Anh nói gì mà kỳ vậy?
Ngày nọ, một người đàn ông giàu có dẫn mẹ của anh ta tới một phòng khám răng. Sau khi khám xong, vị bác sĩ nói rằng bà cụ cần phải lắp một bộ răng giả. Hỏi han thêm một chút, ông liền đưa ra một số mẫu răng giả cho bà cụ và anh con trai lựa chọn. Sau khi xem hết một lượt, người mẹ này đã lựa chọn cho mình một bộ răng giả có giá rẻ nhất. Vị bác sĩ biết rõ rằng anh con trai của bà cụ kia rất giàu có và phóng khoáng, nên ông đã một mực giới thiệu và giải thích những lợi ích của những bộ răng đắt tiền so với bộ răng rẻ tiền mà bà cụ đã lựa chọn. Nhưng vị bác sĩ không ngờ rằng anh con trai chỉ mải mê gọi điện thoại, hút thuốc lá mà không để ý gì đến lời mình nói. Ông đã có vẻ hơi khó chịu và thất vọng.
TỔNG THỐNG ABRAHAM LINCOLN Cuộc nội chiến nam bắc Mỹ 1861 - 1865 vừa kết thúc . Bắc Mỹ đã chiến thắng và chế độ nô lệ ở nam Mỹ đã được xóa bỏ . Công việc sau chiến tranh thật bề bộn , cửa văn phòng tổng thống luôn bỏ ngỏ để bất kỳ ai cũng có thể gặp tổng thống bất kỳ lúc nào . Tổng thống Abraham Lincoln đang đứng , hai tay chống mép bàn , đầu cúi xuống tấm bản đồ trải rộng. - Kính trình Tổng thống - Lincoln ngẩng lên , trước mặt ông là tổng tư lệnh quân đội. - Có việc gì - Lincoln hỏi rất từ tốn. - Thưa Ngài còn hơn 500 ngàn tù binh định giải quyết ra sao ạ ? - Tù binh nào ???? - Lincoln sẵng giọng. - Những lính miền nam bị ta bắt ạ - viên tổng tư lệnh lúng túng . Lincoln ngồi xuống ghế , chậm rãi: - Tôi nhắc lại , đây là những công dân của nước Mỹ thống nhất , không có tù binh , tôi đã ra lệnh cho các anh phải cấp lương thực , nông cụ cho họ về quê sản xuất
Trong truyền thuyết Ấn Độ cổ đại kể câu chuyện: Có một ông già, trước khi lâm chung để lại di chúc rằng, muốn chia 19 con bò cho ba người con theo quy định: con cả được chia 1⁄2tổng số bò, con thứ hai được chia 1⁄4 tổng số bò, còn con thứ ba được chia 1⁄5 tổng số bò nhưng không được bán để chia tiền. Theo phong tục của Ấn Độ giáo thì bò được coi là vật linh thiêng nên không được giết thịt, chỉ có thể chia cả con đang sống. Sau khi người cha qua đời, ba người con đã tìm hết cách mà vẫn chưa chia được đàn bò, cuối cùng họ quyết định trình quan xét xử. Các quan lại địa phương vốn là túi rượu thịt, gặp việc khó bèn lấy lý do “quan thanh liêm khó quyết đoán việc trong nhà” để từ chối. Ở làng bên có ông già thông thái. Một hôm ông đi qua nhà ba anh em nọ, bèn nghe bàn cãi sôi nổi. Hỏi xong ông mới biết nội dung câu chuyện chia bò. Chỉ thấy ông già trầm tư giây lát rồi nói: “Việc này làmđược!
Một hôm, có người đến Toà Giám Muc Annecy để thăm thánh nhân. Trong câu chuyện trao đổi hai bên, ông ta nhiều lần lớn tiếng cãi vã, đấm bàn đấm ghế, chỉ trích phê bình và mắng nhiếc thánh nhân thậm tệ. Thế nhưng, thánh Phanxicô vẫn cứ ngồi nghe cách thinh lặng.../18 Tháng Bảy 2012(Xem: 6447) ĐHY Nguyễn Văn Thuận/
Bảo Trợ