Nỗi Niềm Ước Mơ

25 Tháng Chín 20192:00 CH(Xem: 7883)

thieunhi__1_-contentCũng như bao bạn bè cùng trang lứa trong Giáo xứ, tôi gia nhập phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể từ nhỏ, theo bước các anh chị tôi. Được sinh hoạt trong Thiếu nhi, chứng kiến các anh chị Huynh Trưởng đứng trên bục giảng hay ở giữa vòng tròn khi cho chúng tôi chơi những trò chơi sinh động, tôi thấy các anh chị mới "oai" làm sao! Oai từ những kiến thức khi truyền đạt cho chúng tôi, oai từ cái khăn quàng đỏ với những viền vàng khoác trên cổ, oai cả khi có được cái còi, mà mỗi lần thổi lên là chúng tôi phải cắm đầu cắm cổ mà chạy...

Hình ảnh của các anh chị Huynh trưởng, trong đó có cả những anh chị lớn của tôi, cứ đậm dần trong trí và trở thành niềm mong ước. Tôi mong được mau lớn để tiếp bước các anh chị, được khoác lên cổ chiếc khăn quàng đỏ, được cầm cái còi trên tay để điều khiển các em...Niềm mong ước ấy theo tôi lớn lên từng ngày, cho đến năm 1983, tôi có tên trong danh sách tham gia lớp huấn luyện Dự trưởng ( lớp huấn luyện để đào tạo ra những Huynh Trưởng ...dự bị, chứ chưa được làm Huynh Trưởng thực thụ), điều đó đã khiến cho tôi cảm thấy vô cùng sung sướng, vì mong ước từ thuở bé của tôi đang dần đến.

Nhưng niềm vui chưa trọn thì nỗi lo lắng lại tới, khi tôi nghĩ đến công việc thường ngày của mình. Số là các buổi huấn luyện trong Giáo xứ thường được tổ chức vào các ngày Chủ nhật, mà công việc "trường kỳ kháng chiến" của tôi là đi...chăn bò, là phải dắt chúng ra đồng kiếm ăn. Tôi có thể nhịn ăn ngày Chủ nhật để tham dự khóa Huấn luyện, nhưng bò thì không thể...Nỗi lo làm thế nào để có thể tham dự huấn luyện khi không có ai làm thay công việc chăn bò của mình, vì các em tôi còn nhỏ cả, đã khiến tôi suy nghĩ nát óc. Cuối cùng, chuyện gì đến thì phải đến, tôi quyết định : Mỗi Chủ nhật, tôi sẽ ở nhà để được dự khóa Huấn luyện mà tôi đã hằng mong ước. Dĩ nhiên, tôi ở nhà thì lũ bò kia cũng ở nhà, miễn sao tôi có thể lo được cho chúng có cái để tống vào bụng chúng.

Thế là, tôi âm thầm chuẩn bị cho mình một đôi gánh và một cái liềm để mỗi thứ bảy đi cùng bạn tôi vào ruộng. Lần đầu tiên đi cắt cỏ cho bò, thấy đám cỏ "kê" xanh tươi, tôi bứt lấy bứt để, lòng háo hức khi nghĩ đến ngày mai sẽ không phải lùa cái lũ bò đáng ghét kia ra đồng, mà được cùng chúng bạn đến Nhà Thờ dự huấn luyện, tôi quên cả mệt nhọc. Cắt được một đống lớn, tôi cặm cụi bó thành từng bó nhỏ và xếp vào đôi gánh, mỗi bên 10 bó. Tôi ướm thử lên vai và cảm thấy...nhẹ nhàng thôi, tôi hăng hái quảy gánh ra về. Nhưng chỉ đi được một quãng thì gánh cỏ trên vai như mỗi lúc mỗi nặng thêm, đè lên đôi vai gầy gò của tôi. Thế là cái đòn gánh được tôi trở liên tục trên vai, hết từ trái qua phải, rồi lại từ phải qua trái, da tôi như muốn "dộp" lên, đau rát khủng khiếp, còn sống lưng tôi như muốn sụm xuống và rời ra từng đốt, tôi cố gắng lê từng bước một, nhưng cuối cùng thì cũng đành...Hai bó, rồi...bốn bó...tôi cứ rút ra và quăng dần xuống đường mà cái vai vẫn chưa thôi đau nhức. Phía trước, bạn tôi đang đứng chờ vì thấy tôi đi chậm quá. Đến được chỗ bạn đứng thì mồ hôi đã ướt đẫm cả chiếc áo, mặt tôi thì nóng bừng bừng. Thấy dáng đi thiểu não của tôi và gánh cỏ đã vơi gần một nửa, bạn tôi lên tiếng hỏi, tôi đành thú thật : "nặng quá nên...thảy bớt rồi". Nhìn nét mặt buồn rầu và mệt nhọc của tôi, bạn tôi đã an ủi rồi cùng tôi quay lại lượm những bó cỏ đã quăng, hai đứa thay nhau gánh, và bạn tôi đã từng chặng, giúp tôi đưa gánh cỏ về đến nhà.

Cứ thế, mỗi thứ bảy hằng tuần, tôi lại ra ruộng làm một gánh cỏ như vậy cho đến hết khóa huấn luyện, và dần dần, những gánh cỏ nặng nề ban đầu đã trở nên nhẹ nhàng hơn trên vai tôi.

Bằng những nỗ lực không ngừng của bản thân, tôi đã vượt qua được lớp Dự trưởng, rồi từng bước lên đến Huynh Trưởng. Ngày tuyên hứa để nhận tấm bằng Huynh Trưởng , chính thức được mang trên cổ chiếc khăn quàng đỏ hằng mong ước, tôi vô cùng xúc động và tự hào. Tự hào vì để có được ngày hôm nay, tôi đã phải chịu nhiều vất vả, hy sinh nhiều thứ của bản thân.

Những khóa huấn luyện Dự Trưởng, rồi Huynh Trưởng đầy gian khổ đã giúp tôi trưởng thành lên rất nhiều, trong cả suy nghĩ lẫn việc làm. Tôi đem tất cả những điều đã được học hỏi, những kinh nghiệm từng trải của mình để truyền đạt lại cho các em Thiếu Nhi, và bản thân tôi cũng đã cố gắng sống xứng đáng với vai trò và sứ mệnh của một Huynh Trưởng : Giáo dục các em thành những con người tốt, những con người hữu ích cho Giáo Hội và xã hội. Tôi cũng từng bước hoàn thiện bản thân mình với mong ước trở nên hạt muối, hạt men nhỏ bé giữa đời, như những gì mà tôi đã từng được giáo huấn.

Không có một thành công nào đến với ta cách dễ dàng mà không đòi hỏi sự hy sinh. Tôi kể lại câu chuyện nhỏ này của mình để chia sẻ với các bạn trẻ hôm nay, chỉ mong sao các bạn biết nắm bắt, hoặc tạo ra cơ hội cho mình để đến với các buổi học hỏi, huấn luyện...nhằm củng cố thêm lòng đạo đức, bổ sung những kiến thức mới cho bản thân để có thể đem những điều đã được học hỏi vào cuộc sống hằng ngày, trở nên những gương sáng giữa đời và cho lớp đàn em sau này noi theo. Chúc các bạn thành công, thành công trong cuộc sống và thành công trong sứ mạng đem Chúa đến với mọi người chung quanh.

Mai Phương

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngày lễ bắt đầu với ý kiến của của một phụ nữ Mỹ, tên Sonora Smart Dodd, ở Spokane, tiểu bang Washington, muốn ghi nhớ và vinh danh công ơn của cha . Cha của Dodd sanh vào tháng Sáu, nên Dodd đã tổ chức ngày lễ Kính Cha đầu tiên của nước Mỹ ở Spokane, Washington vào ngày 19, tháng 6, năm 1910.
Bom đạn đã gây bao nhiêu cái chết, vết thương tật nguyền cho con người! Vậy mà có một thứ vô tri vô giác cũng mang đầy “mảnh đạn” trong thân mình, để lại những “vết sẹo suốt đời” nữa! Đó là…cây rừng!/01 Tháng Năm 2013(Xem: 2377) Đặng Xuân Hường /
Từ ngoài Bắc di cư vào Nam, hay sinh ra và lớn lên nơi mảnh đất Bình Giã, những bà Mẹ đã góp bàn tay cùng chồng con xây dựng lên một thị trấn trù phú đầy sức sống sinh động. Từ nhà tranh vách lá, đường đất lầy lội, nay mọc lên những ngôi nhà gạch khang trang, đường trải nhựa bằng phẳng, phong cảnh xanh tươi…/12 Tháng Năm 2013(Xem: 9716) Đặng Xuân Hường/
Buổi chiều hôm ấy, hồn nhỏ thơ thẩn lang thang đi xa mãi! Con đường đầy hoa lá xôn xao, nó mời gọi hồn nhỏ đi xa nữa vào cõi mộng mơ. Bước chân trên đường, lòng cố gắng lãng tránh những lôi cuốn phù phiếm, nhưng dù đã cố gắng đến mấy hồn nhỏ vẫn hướng về con đường/30 Tháng Ba 2013(Xem: 4335) Đặng Xuân Hường/
...với những phát triển phương tiện giải trí thông tin mới đã làm suy giảm lòng đạo đức của mọi người, nhất lớp Trẻ, vậy biết đâu việc hồi sinh “Truyền thống học Kinh Bổn” trong mùa Chay, lại có thể là phương cách hay nhất để chống lại “căn bệnh tân tiến” phát sinh đủ thứ tệ nạn trong xã hội, đặc biệt nơi lớp Trẻ ngày nay!/24 Tháng Ba 2013(Xem: 4256) Đặng Xuân Hường/
Âm nhạc Việt Nam có hai truyền thống, truyền thống dân gian và truyền thống bác học. Truyền thống dân gian dính liền với đời sống trong xã hội và đi dài theo suốt cuộc đời của người Việt Nam từ lúc sơ sanh cho đến khi trở về với cát bụi. Bắt đầu là tiếng hát ru khi còn nằm nôi, vừa lớn lên có đồng dao dành cho các trò chơi, đến tuổi lao động thì có câu hò trong khi làm việc...TRẦN VĂN KHÊ - Nguon tranvankhe.vn
Tôi cảm thấy lưu luyến quê hương, tình cha nghĩa mẹ, thân thiết xóm giềng. Những kỷ niệm thời thơ ấu không thể nào phai mờ trong tâm trí tôi, mà hình ảnh đậm nét, gợi nhớ hương vị quê nhà vào những ngày đón Xuân : là những chiếc bánh chưng xinh xắn, giản dị với gạo nếp đậu xanh, đã đi vào huyền sử của Dân tộc tự ngàn xưa./11 Tháng Hai 2013(Xem: 5566) Đặng Xuân Hường/
Có thể nói ngày Tết đã đem đến cho mọi người một "cửa mở" soi rọi vào tâm khảm, không khí Tết bên ngoài sôi động bao nhiêu thì bên trong tâm lòng mỗi người có thể cũng có những xao động chợt đến chợt đi, ẩn hiện như đùa giỡn cùng với một suy tư nào đó trong ngày đầu năm mới./20 Tháng Hai 2015(Xem: 5422) Đặng Xuân Hường/
Trên cõi đời này, chắc hẳn không ai được sinh ra mà không do sự mang nặng đẻ đau của một bà Mẹ, người Mẹ thực sự là hiện thân của tình yêu thương, người Mẹ như là một tổ ấm, như là một cái nôi từ khi bào thai mới tượng hình trong lòng Mẹ./22 Tháng Tám 2013(Xem: 6491)/
Tôi lặng đứng trước ngôi mộ đơn sơ của một người thầy cũ, đúng ra là Linh mục Hiệu trưởng, nhưng bây giờ cái cảm tưởng một vị thầy, một vị Hiệu trưởng để lại ấn tượng trong lòng tôi nhiều hơn cả chức năng mục vụ Linh mục của thầy./10 Tháng Mười Một 2012(Xem: 4010)/
Bảo Trợ