Săn bắn, bị làm mồi cho thú dữ và nạn phá rừng đang đe dọa hàng nghìn loài trên thế giới. Chỉ riêng ở Úc có khoảng 100 loài động vật đang ở tình trạng bị đe dọa và có động vật có vú có tốc độ tuyệt chủng cao nhất hơn bất cứ lục địa nào. Cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về một số loài động vật ít được biết đến, đang ở tình trạng bị đe dọa ở Úc, Châu Á và Thái Bình Dương.

Loài thú có túi, lông đốm này chỉ có kích thước của một chút mèo nhà và từng có thể thấy ở 70% lục địa của Úc. Nhưng bây giờ nơi duy nhất bạn may mắn có thể bắt gặp một chú mèo túi phía Tây là một góc nhỏ nằm tại Tây Nam của Tây Úc. Sau khi mấy tích gần một thế kỷ, loài động vật này mới được đưa lại vào Finder Ranges của Nam Úc , chỉ sau khi một chương trình đặt bẫy để giảm số lượng cáo trong khu vực được thực hiện trong

Loài thú có túi với kích thước chỉ có 27cm chiều dài này còn có thể thấy ở Tây Úc nơi có những chương trình bảo tồn. Mặc dù từng có thời chúng rất phổ biến tại phía Nam Úc nhưng giờ cũng chỉ còn vài đàn nhỏ. Chúng được liệt vào danh sách động vật có nguy cơ tuyệt chủng. Đe dọa chính đối với numbat là những thú ăn thịt như mèo hoàng và cáo. Thêm vào đó việc môi trường sinh sống bị thay đổi và cháy rừng cũng ảnh hưởng đến số lượng của loài này. Việc đưa chúng trở về những khu vực không có cáo bắt đầu từ năm 1980 và đến nay giúp tăng số lượng của chúng. Numbat còn được biết đến với tên gọi Walpurti, là một loài ăn sâu bọ và côn trùng. Một con Numbat trưởng thành cần ăn 20 nghìn côn trùng mỗi ngày.

Loài động vật có túi xinh đẹp này sống ở các khu rừng nhiệt đới của Papua New Guinea và phía Đông Bắc của Queensland. Vì sống trên cây cao nên rất khó có thể phát hiện chúng. Ngay cả những chuyên gia nghiên cứu về loài này cũng gặp khó khăn khi muốn theo dõi một chú chuột túi cây này.
15 phân loài của loài chuột túi cây được biết đến này sinh sản trên ngọn cây vào mùa mưa và chỉ sinh một con duy nhất mỗi năm. Con con sẽ sống 275 ngyaf trong túi của mẹ, sau đó bắt đầu bú sữa trong 240 ngày – một trong những thú có túi có gia đoạn trưởng thành lâu nhất. Chỉ có một nhỏ chuột túi sống trên cây sinh sống trong các khu vực bảo tồn nên việc săn bắn, thay đổi môi trường sống và thú ăn thịt đang đe dọa đến nhiều phần loài của loài động vật này.

Loài động vật có vẻ ngoài giống yêu tinh này có thể nhảy cao gấp 40 lần kích thước nhỏ bé của chúng và xoay đầu 180 độ. Mắt của loài khỉ lùn tarsier không thể cử động và to hơn dạ dày của chúng một chút. Loài tarsier từng được xem là đã tuyệt chủng vì không ai thấy chúng kể từ thập niên 1920. Tuy nhiên loài động vật ăn thịt này, cân nặng dưới 60 gam, mới được phát hiện lại trong các khu rừng của Indonesia, đặt dấu chấm hết cho cuộc tìm kiếm kéo dài 8 năm.
Hai con đực và một con cái đã tình cờ dính bẫy chuột. Một con thứ tư bị bắt nhưng chạy mất. Ba con còn lại đều ở độ tuổi sinh sản và được lắp đặt một thiết bị theo dõi đặc biệt. Điều này tạo nên hi vọng rằng loài này còn tồn tại ở đảo trung tâm của Sulawesi.

Loài gấu trúc đỏ chỉ nhỉnh hơn một chú mèo nhà đôi chút và phát ra âm thanh như tiếng huýt sáo nhẹ nhàng khi chúng nói chuyện. Giống như loài gấu trúc chúng không tiêu hóa được cellulose nên chúng tồn tại bằng cách ăn rất nhiều tre. Tuổi thọ trung bình của loài này được biết có thể đạt đến 15 năm nhưng trên thực tế trung bình chỉ kéo dài từ 8 đến 10 năm. Số lượng của chúng đang ngày càng giảm sút và bị đe dọa do nhiều lý do, trong đó có việc săn băn, mất môi trường sống và vô sinh. Tại Tây Nam Trung Quốc, gấu trúc đỏ bị săn bắn để lấy long, đặc biệt đuôi của chúng có giá trị cao vì được dùng để làm mũ.

Với cặp mắt to và chiếc mũi xinh, ai có thể đoán được đây là loài thú ăn thịt có nọc độc duy nhất trên thế giới. Nọc độc của loài cù lần được ẩn dấu trong trong một túi nước ở bắp tay trên của chúng và được chúng liếm mỗi khi cắn một kẻ gây sự, tiêm chất độc này vào da của chúng. Tuy nhiên ngoài hình thức tự vệ duy nhất này chúng không phải là một chiến binh – con cù lần thường bất động và dấu mặt để tránh tiếp xúc. Là một loiaf ăn tạp, thức ăn của chúng là chim chóc, bò sát, côn trùng và hoa quả.
Cù lần được tìm thấy ở Bangladesh, Đông Bắc Ấn Độ, Philippines và Trung Quốc, nơi chúng được săn bắt để làm thú cảnh và thuốc. Nạn phá rừng là tác nhân lớn nhất ảnh hưởng đến việc giảm số lượng của loài này. Cả năm loài cù lần đều ở tình trạng cần bảo tồn và có nguy cơ tuyệt chủng.
Nguon Radioaustralia.net.au