Nhìn nhận của những người lính trong thời bình.

30 Tháng Tư 20142:00 CH(Xem: 1776)

Nhìn nhận của những người lính trong thời bình.



Những người lính trẻ
Những người lính trẻ
Courtesy tienphong.vn

blank Nghe bài này

Có thể nói Việt Nam đang trong tình trạng hòa bình, sau khi những cuộc chiến tranh trước đây ngày càng lùi dần vào quá khứ. Tuy vậy, những người khoác áo lính hiện nay cũng như trước kia có nhìn nhận ra sao về công việc của họ?

Những thế hệ thanh niên VN sinh ra sau những cuộc chiến như cuộc chiến Việt Nam, rồi hai cuộc chiến trong cuối thập niên 70- cuộc chiến biên giới Tây Nam và cuộc chiến biên giới phía bắc, thường được cho là may mắn.

Ưu tư người lính thế hệ 7X

Các thế hệ từ 7X trở về sau may mắn vì không phải sống trong bối cảnh chiến tranh ngay trên quê hương mình như thế hệ cha ông trước đó. Họ được cắp sách đến trường mỗi ngày mà không phải lo sợ cảnh bom rơi đạn rớt. Họ lớn lên trong đường hướng giáo dục “con người mới xã hội chủ nghĩa” làm chủ vận mệnh đất nước.

Theo chế độ nghĩa vụ quân sự, nhiều nam thanh niên các thế hệ tiếp nối vẫn trở thành những người lính khi đất nước không còn chiến tranh. Lý tưởng quên mình bảo vệ và cống hiến cho tổ quốc của họ vẫn được hun đúc từng ngày qua các giờ học tư tưởng chính trị. Họ được cho biết nhiệm vụ hàng đầu của người chiến sĩ là phải bảo vệ bờ cõi giang sơn mà biết bao thế hệ ông cha đã ngã xuống để giữ gìn từng tấc đất.

Nhiều người lính tin tưởng rằng sự hy sinh của các chiến sĩ trong 2 cuộc chiến biên giới Tây-Nam và Việt-Trung cũng như trận hải chiến ở Gạc Ma năm 1988 được ghi nhận. Thế nhưng lý tưởng của những người lính được hình thành từ những trang sử hào hùng bị sụp đổ. Nhiều người lính bày tỏ nỗi thất vọng khi xương máu của đồng đội ngã xuống mà không được nhắc tới hay thậm chí không được tưởng niệm vì tình hữu nghị với người láng giềng khổng lồ Trung Quốc.

Làm guồng máy bảo vệ, làm tay chân để bảo vệ cho chế độ, bảo vệ cho chính quyền. Bởi vì toàn đi đàn áp dân thôi, chứ có đánh được ai đâu

Anh Vũ

Nhiều người lính phục vụ trong quân đội, trong các lực lượng quân sự nản chí vì họ không được đối đầu với “tàu lạ” để bảo vệ cho ngư dân đánh bắt ở vùng hải phận của VN. Họ uất ức vì không được lên tiếng chống đối khi chủ quyền biển đảo quê hương bị lấn lướt. Họ đau lòng khi phải tuân thủ các mệnh lệnh trấn áp người dân, nhất là những người nông dân bị mất đất mất nhà một cách oan ức. Anh Vũ, 1 người lính đã giải ngũ, chia sẻ rằng vai trò của một lính thời nay bị ép buộc phải trung thành với Đảng CSVN. Anh Vũ nói:

 

Người lính già đi bán hàng rong. AFP
Người lính già đi bán hàng rong. AFP

 

“Làm guồng máy bảo vệ, làm tay chân để bảo vệ cho chế độ, bảo vệ cho chính quyền. Bởi vì toàn đi đàn áp dân thôi, chứ có đánh được ai đâu”.Anh Vũ

Anh Vũ còn chia sẻ:

“Chả có một thế lực thù địch nào cả. Dân không bảo vệ được, biển không bảo vệ được, đất không bảo vệ được mà cứ nói là ‘thế lực thù địch’. Không có một thế lực thù địch nào ngoài một thế lực quá kém”.

Chả có một thế lực thù địch nào cả. Dân không bảo vệ được, biển không bảo vệ được, đất không bảo vệ được mà cứ nói là ‘thế lực thù địch’. Không có một thế lực thù địch nào ngoài một thế lực quá kém

Anh Vũ

Một số những người lính thuộc lực lượng Quân đội Nhân dân VN đài ACTD tiếp xúc bày tỏ không vì sự bất mãn với các chính sách đối nội đối ngoại được định hướng của Nhà nước VN không hợp lòng dân mà khiến họ xao lãng với lý tưởng cống hiến cho quốc gia. Ý chí quật cường, kiên định của tiền nhân trỗi dậy trong lòng họ hơn bao giờ hết. Những người lính này cho biết họ tiếp tục dấn thân nhưng để chống lại những cái xấu những cái ác đang tồn tại hằng ngày hằng giờ ngay trên lãnh thổ nước nhà. Họ chọn con đường đấu tranh cho quyền con người được đảm bảo trong trào lưu hòa nhập với các quốc gia văn minh, tiến bộ trên thế giới. Họ khẳng định những việc họ làm là không vô ích vì niềm tin cho một VN tự do, dân chủ, hòa bình, ấm no thật sự.

Tâm sự người lính già

Không chỉ những người lính thuộc các thế hệ sinh trưởng sau chiến tranh VN có nhân sinh quan như thế. Trao đổi với những cựu chiến binh mà trong cuộc chiến tranh VN, họ đã “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước-mà lòng phơi phới dậy tương lai” cho biết đa số họ ngộ ra rằng thế hệ mình đã bị lừa dối. Người lính Nguyễn Tường Thụy tâm tình trong một lần trao đổi với Hòa Ái:

“Quá buồn! Bởi vì sự hy sinh của đồng đội tôi đều không nghĩ hy sinh để mang lại một đất nước như thế này. Đất nước quá tồi tệ. Cũng có rất nhiều người đã cống hiến cả cuộc đời của mình thật vô nghĩa, vô vị và thậm chí còn có hại nữa là khác”.

Quá buồn! Bởi vì sự hy sinh của đồng đội tôi đều không nghĩ hy sinh để mang lại một đất nước như thế này. Đất nước quá tồi tệ. Cũng có rất nhiều người đã cống hiến cả cuộc đời của mình thật vô nghĩa, vô vị và thậm chí còn có hại nữa là khác

Người lính Nguyễn Tường Thụy

Những người lính năm xưa dành trọn tuổi thanh xuân và mạng sống của họ với niềm tin đất nước sẽ không còn cảnh đêm trường nô lệ. Và giờ đây, tuy đã già nhưng họ vẫn tiếp tục con đường tranh đấu cho lý tưởng mà họ theo đuổi suốt cuộc đời.

Những người lính chọn lựa con đường đứng về phía người dân để đấu tranh cho lẽ phải và công bằng quả quyết:

“Tôi chẳng chống chọi ai cả, chỉ nói lên sự thật và tôi mong muốn xã hội tốt đẹp lên thôi”.

“Tôi tranh đấu cho quyền tự do của con người mình, mình được phép nói, mình được phép làm. Không ai được bắt chẹt mình điều gì, không được đàn áp mình”.

Qua ghi nhận trong bài phóng sự hạn hẹp này cho thấy những người lính trong thời bình vẫn khẳng khái theo đuổi lý tưởng trung thành với Tổ quốc và nhân dân nhưng điều đó không đồng nghĩa là phải phục tùng những người đang cầm quyền “sinh sát” đối với người dân và cả đất nước.
 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
)
HÀ NỘI (NV) - Giới chuyên môn và người dân cho rằng giải thích đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông “uốn lượn” được thiết kế theo nguyên tắc “vào ga lên dốc, ra khỏi ga xuống dốc” là ngụy biện.
Việt Nam, ngành điện lực do nhà nước quản lý, hay nói cách khác là ngành độc quyền của nhà nước, mọi sự biến thiên tăng hay giảm về giá điện đều liên quan đến đời sống của người dân. Trong đợt thu tiền điện trên toàn quốc vừa qua, giá điện đột ngột gia tăng lên gấp rưỡi, gấp đôi, thậm chí có nhiều gia đình phải trả gấp ba số tiền trước đây mặc dù mức độ sử dụng điện không hề thay đổi.
QUẢNG NGÃI (NV) .- Từ đầu năm đến nay, 34 tàu đánh cá của Việt Nam đã bị tàu tuần Trung Quốc”uy hiếp, tấn công”, trong đó có 23 tàu của tỉnh Quảng Ngãi.
Một nhà sư Khmer Krom cùng tham gia đoàn kiểm tra biên giới cho biết một nhóm bộ đội và một nhóm người Việt mặc thường phục dùng vũ lực ngăn cản không cho họ đến kiểm tra đường biên giới. Sư chia sẽ: “Bộ đội biên phòng khoảng hai chục người, và mấy người mặc đồ thường khoảng từ năm chục đến sáu chục người.
Sài Gòn với một thuở mệnh danh hòn ngọc viễn đông, một thuở mà ông Lý Quang Diệu đã từng mơ một ngày nào đó sẽ biến quốc đảo Singapore thành một Sài Gòn khác. Thế rồi câu chuyện về Sài Gòn hoa lệ cũng nhanh chóng đi vào quá khứ, thay vào đó là một Sài Gòn chằng chịt đường dây điện, nhà cửa chồng chất lên nhau, những con đường kẹt xe luôn cho cảm giác Sài Gòn là một tổ mối quá tải và khi mùa mưa đến
Chưa năm nào giống như năm nay, người Hà Nội phải liên tục chứng kiến hàng loạt tại ương về môi sinh do con người và thiên nhiên gây ra. Trong đó, những tai ương môi sinh do con người chiếm phần lớn, những tai ương do thiên nhiên gây ra vốn không đáng kể nhưng do sự cẩu thả, vô tâm của con người lại hóa thành trầm trọng.
Nguyên thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao Việt Nam Trần Quang Cơ vừa qua đời tối hôm thứ Năm 25/6 ở tuổi 89. Lễ tang ông sẽ được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội, sáng ngày 1/7.
ĐỒNG NAI (NV) - Hàng trăm hecta đất gần khu vực dự kiến xây phi trường Long Thành đã được nhiều chủ đầu tư chuẩn bị sẵn để đợi “sóng” bất động sản. Khảo sát của VNExpress, cách phi trường quốc tế Long Thành từ vài km đến 30km (cây số) có hàng chục doanh nghiệp chạy đua săn cơ hội ở “vùng đất hứa” này.
Người Thượng mình hiện nay ở Thái Lan nếu gom lại thì có khoảng hơn 300 người. Chạy sang đây tỵ nạn vì mình không có tự do tín ngưỡng về tôn giáo, còn về đất đai của mình thì chính quyền họ đã cướp đi. Họ còn đàn áp những người có niềm tin tôn giáo, có người bị bắt bỏ tù và cũng có người đã chết trong tù. -Ông R’Ma B’Lie
Cục trưởng Điện lực thành phố Đông Quản, tỉnh Quảng Đông, định hối lộ công an Việt Nam khi bị bắt, theo truyền thông trong nước. Theo truyền thông Việt Nam, ông này, bị Trung Quốc truy nã về tội nhận hối lộ, đã đề nghị hối lộ hàng tỉ đồng cho công an Việt Nam khi bị bắt.
Bảo Trợ