
Với người Việt Nam, ngày 30/4/1975 đánh dấu sự chấm dứt một cuộc chiến kéo dài và thường được kỷ niệm khác nhau. Với Hoa Kỳ, 'Chiến tranh Việt Nam' cũng được tưởng niệm ở cấp cao nhất nhưng là vào dịp tháng 5 hàng năm. Trong hình là Tổng thống Barack Obama bên bức tường ghi danh các chiến sỹ hy sinh tại Việt Nam nhân ngày Memorial Day 28/5/2012.
Nhắc lại lịch sử: phi công John McCain (giữa) rời sân bay Gia Lâm hôm 14/3/1973 để về Mỹ trên chuyến bay C-141A sau mấy năm trong tù ở Hỏa Lò, Bắc Việt Nam. Ông John McCain sau thành thượng nghị sỹ, ứng viên tổng thống và có nhiều động tác hòa giải với Hà Nội.
Nhưng bước ngoặt trong quan hệ Washington - Hà Nội là chuyến thăm của Tổng thống Bill Clinton đến Việt Nam năm 2000. Bản thân là người không đi quân dịch sang Việt Nam, ông Clinton làm nhiều hơn cả cho việc bình thường hóa quan hệ. Trong hình là chuyến thăm trở lại Hà Nội của ông năm 2006 để hỗ trợ Việt Nam chống HIV/Aids.
Tổng thống Lyndon Johnson (giữa) trong một lần duyệt đội danh dự cùng khách Ireland. Ông Johnson (1908-1973) đóng vai trò quan trọng trong nhiều năm Hoa Kỳ can dự vào Cuộc chiến Việt Nam.
Hoa Kỳ rút khỏi Sài Gòn dưới nhiệm kỳ của Tổng thống Gerald Ford, cầm quyền từ 1974 đến 1977. Trong hình là lễ ra mắt con tem của Bưu chính Hoa Kỳ mang hình ông hồi năm 2013.
Về phía hai miền Nam Bắc Việt Nam, các lãnh đạo trực tiếp lãnh đạo cuộc chiến hoặc gia đoạn chấm dứt chiến tranh nay đã thuộc về quá khứ. Hình tư liệu chụp Đại tướng Dương Văn Minh còn gọi là Minh Lớn ở Sài Gòn năm 1975 ở vị trí Tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa.
Cũng hình tư liệu chụp Phó Tổng thống Trần Văn Hương và Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tháng 11/1972.
Về phía những người cộng sản, ông Lê Duẩn, Tổng Bí thư Đảng và lãnh tụ kháng chiến kiên quyết thực hiện cuộc chiến trên lễ đài sau chiến thắng của họ năm 1975 tại Sài Gòn.
Một lãnh đạo khác của lực lượng cộng sản Nam Việt Nam, ông Võ Văn Kiệt, vĩnh biệt đường phố Sài Gòn trong lễ tang năm 2008.