Cư dân vây quanh một chiếc xe máy bị cháy thành than trong tỉnh Nghệ An. Dân làng phẫn nộ vì bị trộm chó đã thu giữ xe máy của các tên trộm chó và nổi lửa đốt xe. Chuyện con người có lúc dùng đến bạo lực khi hành xử với nhau ở đâu cũng có, thời nào cũng xẩy ra. Nhưng có thể nói ít có quốc gia nào, xã hội nào nạn bạo hành lại phổ biến như ở Việt Nam thời nay.
Một xã hội đầy bạo lực?
Ở Việt Nam – như một số bài viết và dư luận chung nhìn nhận – ‘bạo lực đã lên ngôi’. Tệ nạn này diễn ra gần như mọi lúc, mọi nơi, dưới nhiều hình thức và trong nhiều môi trường khác nhau.
Có nhiều trường hợp, chỉ vì những va chạm, xô xát, xích mích rất nhỏ chuyện ẩu đả, đâm chém, giết hại lẫn nhau đã xẩy ra.
Trong một số hoàn cảnh khác, một phần vì bức xúc, bất lực trước một tệ nạn xã hội, người dân đã dùng bạo lực để hành xử, để tự giải quyết vấn đề. Một ví dụ cụ thể cho trường hợp này – và cũng là một vấn đề gây không ít nhức nhối, thương tâm – là chuyện những người trộm chó bị đánh chết xẩy ra tại nhiều nơi khác nhau ở Việt Nam.
Nhìn những hình ảnh về những người trộm chó bị trói, bị đánh chết nằm tả tơi, nhơ nhuốc trên đường – xuất hiện đầy dẫy trên báo chí và các trang mạng xã hội – chắc có người có cảm giác đâu đó ở Việt Nam vẫn đang có chiến tranh, nội chiến hay thậm chí đang sống thời sơ khai.
Nạn bạo lực và tình trạng tự xử ở Việt Nam đã quá phổ biến và nghiêm trọng. Các quan chức Việt Nam cũng đã lên tiếng báo động về những tệ nạn này.
Chẳng hạn, khi tường thuật về một phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào tháng 9 năm 2013, báo Tuổi Trẻ trích dẫn Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan nói rằng bà ‘rất đau lòng khi nghe tin những vụ xử nhau vì những lý do lãng xẹt’.
Trong khi đó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước đề cập đến chuyện giờ ‘mạng người không bằng mạng chó’ và Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc than phiền về chuyện ‘coi thường tính mạng người khác, bất chấp pháp luật’ vì theo ông ‘Ăn trộm chó thì dù sao cũng là một con người, vậy mà bắt giữ, không thả, đánh đến chết. Mà chuyện đâu chỉ xảy ra ở một nơi’.
Vì vậy, bà Doan bình luận rằng ‘đạo đức xã hội xuống cấp đáng báo động’.
Đáng báo động vì nạn bạo hành đã len lõi vào tất cả mọi ‘ngõ ngách’ của đời sống xã hội – từ gia đình đến học đường tới chốn công quyền.
Đáng bạo động nhất là chuyện công an lộng quyền, hành xử thô bạo với dân.
Cũng giống như chuyện người dân tự hành xử với những người trộm chó, chuyện công an coi thường tính mạng người khác, bất chấp pháp luật, bắt giữ và đánh người đến chết ‘đâu chỉ xảy ra ở một nơi’.
Tệ nạn này rất phổ biến và nghiêm trọng. Một ví dụ điển hình là vụ năm công an dùng dùi cui đánh chết anh Trương Thanh Kiều ở Phú Yên.
Vụ án này – một vụ gây bất bình, phẫn nộ trong dư luận trong thời gian qua – chưa được giải quyết xong và không biết sẽ kết thúc như thế nào dù Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã lên tiếng yêu cầu các cơ quan tư pháp nghiêm minh xử lý – thì chuyện dân ‘đánh’ công an ở xã Bắc Sơn, Hà Tĩnh xẩy ra.
Xem ra, ở Việt Nam mọi thứ đang bị đảo lộn và luật pháp hầu như không còn tồn tại.
Câu hỏi được đặt ra là tại sao nạn bạo hành và tình trạng tự xử nói riêng lại phổ biến như vậy ở Việt Nam.
Mỗi người có thể chỉ ra nhiều nguyên nhân khác nhau của nạn bạo hành (gia đình, học đường, công an và xã hội nói chung) và tình trạng dân tự xử các vấn đề, tệ nạn xã hội.
Bài viết này chỉ gợi lên một vài yếu tố có thể được coi là trực tiếp hay gián tiếp gây nên thực trạng, tệ nạn đó.
Ưa bạo lực, không bao dung?
Cũng theo Tuổi Trẻ, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nói trên, bà Doan tự hỏi xã hội xuống cấp và tình trạng tự xử trong dân có phải là ‘do các chương trình giảng dạy đạo đức trong nhà trường không được coi trọng hay do tính gương mẫu của cán bộ, đảng viên xuống cấp nên nó tác động xấu đến xã hội’?
Không biết trong phát biểu và suy nghĩ của mình nói chung bà Doan có coi chuyện ‘các chương trình giảng dạy đạo đức trong nhà trường không được coi trọng’ có ‘tác động xấu đến xã hội’ hay không vì không thấy Tuổi Trẻ trích dẫn.
Tuy vậy, những ai am hiểu về tình hình Việt Nam đều có thể nhận ra không chỉ ở học đường mà hầu như trong toàn bộ mọi sinh hoạt, đời sống chính trị, kinh tế và xã hội ở Việt Nam, vấn đề đạo đức ít được coi trọng.
Và có thể nói một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là chủ nghĩa Mác-Lênin mà Đảng Cộng sản Việt Nam chọn làm ‘nền tảng tư tưởng’, làm ‘kim chỉ nam’ cho mọi hoạt động của mình không coi trọng các chuẩn mực, giá trị tinh thần, nhân bản.
Cụ thể học thuyết này hầu như không đề cập gì đến những phạm trù đạo đức xã hội và các giá trị tinh thần, nhân bản – như nhân quyền, nhân phẩm, bác ái, lương tâm hay trách nhiệm.
Tuy vậy, dù được coi là một học thuyết ‘thiếu đạo lý làm người’, chủ nghĩa Mác-Lênin lại được đề cao – thậm chí được tôn thờ – và được áp dụng trong tất cả mọi sinh hoạt, lĩnh vực, môi trường – từ chính trị, kinh tế, đến văn hóa, giáo dục.
Khi tuyệt đối hóa và áp đặt một học thuyết như vậy lên toàn bộ đời sống chính trị, kinh tế, xã hội chuyện con người bị bạo lực và những đòi hỏi vật chất chi phối, lấn lướt và – vì vậy – có những hành xử thiếu tình người hay thô bạo với nhau không có gì là khó hiểu.
Hơn nữa, chuyện tuyệt đối hóa chủ nghĩa Mác-Lênin cũng dẫn đến việc loại bỏ những giá trị của các học thuyết, triết lý khác hay những giá trị truyền thống của Việt Nam – trong đó có những giá trị rất nhân bản, tốt đẹp.
Nếu thay vì cứ mãi được dạy hay được nhắc nhở về đấu tranh giai cấp, chuyên chính vô sản và bạo lực cách mạng, học sinh, sinh viên, những người nắm giữ công quyền và người dân nói chung được học hay được khuyến khích sống huynh đệ, từ bi, tương thân tương ái, chắc nạn bạo hành (gia đình, học đường hay công an) ở Việt Nam không phổ biến như vậy.
Đặc biệt khi tuyệt đối hóa chính mình, khi coi mình là người độc quyền chân lý, người ta không còn muốn lắng nghe hay đối thoại với người khác. Thậm chí họ sẵn sàng dùng bạo lực để dập tắt những tiếng nói khác biệt, đối lập.
Cũng giống như những chế độ cộng sản khác trước và nay, chính quyền Việt Nam vẫn chưa chấp nhận đa nguyên, đa đảng và vẫn thường bắt giữ, tù giam những ai có chính kiến, lập trường, đường hướng đối lập với mình.
Khi cả chế độ và hệ thống thiếu sự bao dung như vậy làm sao có thể đòi hỏi mỗi cá nhân, mỗi cá thế sống trong hay dưới chế độ đó bao dung với nhau?
Bạo hành (gia đình, học đường hay công an) xẩy ra có thể một phần vì người ta coi thường đối thoại, không còn biết lắng nghe, tôn trọng lẫn nhau hay không chấp nhận khác biệt.
Phi luật pháp, thiếu gương mẫu?
Khi tự trả lời cho câu hỏi của mình nói trên, bà Nguyễn Thị Doan cho rằng ‘chuyện niềm tin của nhân dân giảm sút vì một bộ phận cán bộ, đảng viên kém phẩm chất’ là nguyên nhân gây nên tội phạm trong xã hội, tự xử trong dân.
Tại phiên họp ấy, ông Ksor Phước cũng được báo Tuổi Trẻ trích dẫn nói rằng có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng tự xử trong dân. Trong đó có ‘việc [những người nắm giữ công quyền] xử lý thiếu nghiêm minh, bao che vi phạm, làm mất lòng tin của nhân dân’.
Những nhận xét như vậy rất đúng nhưng xem ra chưa đủ.
Những vụ công an đánh chết người trong những năm qua – đặc biệt vụ ở Phú Yên – cho thấy ‘cán bộ’, ‘đảng viên’ không chỉ ‘kém phẩm chất’ hành xử thô bạo làm mất lòng tin của dân mà còn rất tàn nhẫn làm người dân bất bình, phẫn nộ.
Trong một bài phỏng vấn đăng trên báo Người Lao Động hôm 07/04, ông Lương Quang, Chánh án Tòa án Nhân dân Thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, cho biết trên người anh Kiều có tới 70 vết thương, trong đó có 11 vết thương trên đầu. Và chính ông Lương cũng ‘thấy kinh’ ngạc về chuyện đó.
Hơn nữa, như nhiều bài viết, nhiều người – trong đó có những người (từng) làm trong ngành tư pháp hay am hiểu luật pháp Việt Nam – chỉ ra rằng việc bắt giam anh Kiều hoàn toàn phi pháp và tiến trình điều tra, xét xử có nhiều sai phạm.
Tuy bắt giữ người trái phép lại dã man đánh chết người như vậy năm công an đó chỉ nhận mức án từ 5 năm tù đến 1 năm án treo về tội ‘Dùng nhục hình’. Một số người liên quan khác – trong đó có ông Lê Đức Hoàn, Phó công an Thành phố Tuy Hòa, người trực tiếp chỉ đạo, phân công người tiến hành bắt giữ anh Kiều – không bị truy tố hay chịu bất cứ trách nhiệm hình sự nào.
Khi chính những người có nhiệm vụ bảo vệ an toàn, tính mạng, cuộc sống của dân, và giữ gìn trật tự, àn toàn xã hội lại đi đánh chết dân và hành xử như giang hồ chuyện xã hội đạo đức xã hội xuống cấp, bạo hành lên ngôi là việc dễ hiểu.
Trong một xã hội mà những người nắm giữ công quyền, cầm cân nảy mực và cán cân công lý vi phạm và chà đạp lẽ phải, luật pháp chuyện người dân mất niềm tin vào hệ thống và tự xử cũng không có gì là quá lạ.
Chắc chắn sẽ không có những vụ dân ‘tự xử’ hay ‘đánh’ công an như vụ Bắc Sơn, Hà Tĩnh nếu như người dân tin vào giới công quyền, tin vào sự nghiêm minh, công bằng của luật pháp hay tin rằng quyền lợi của họ được tôn trọng và tiếng nói của họ được lắng nghe.
Hơn nữa, xem ra ở Việt Nam, không chỉ ‘một bộ phận cán bộ kém phẩm chất’ như bà Doan và ông Phước thừa nhận mà xem ra cả thể chế, chế độ cũng đang đánh mất niềm tin nơi dân.
Chẳng hạn, trong thời gian gần đây mỗi lần có một ‘đại gia’ hay lãnh đạo một tập đoàn nhà nước nào đó bị bắt giam, xét xử thay vì bàn về việc người đó có tội hay không, có tội gì dư luận lại đề cập đến chuyện tranh chấp, đấu đá trong giới lãnh đạo chóp bu hoặc các phe nhóm trong Đảng Cộng sản và coi chuyện đấu đá nội bộ ấy là lý do đằng sau các vụ bắt giữ, xét xử đó.
Thực hư chuyện này như thế nào chỉ những người trong cuộc biết rõ. Nhưng chính những suy đoán như vậy ít hay nhiều cho thấy những người ngoài cuộc và dư luận nói chung không hoàn toàn tin tưởng vào giới lãnh đạo và chế độ.
Vì vậy, để xây dựng một xã hội thực sự văn minh, công bằng, thượng tôn pháp luật như các quan chức Việt Nam thường hay nhấn mạnh và kêu gọi, Việt Nam cần có những thay đổi căn bản, triệt để về tư tưởng, thể chế từ chế độ.
Vẫn biết rằng xã hội yên bình, văn minh hay không ít còn tùy thuộc nhiều vào ý thức, trách nhiệm của từng cá nhân, mỗi gia đình và các tổ chức trong xã hội.
Nhưng thiết nghĩ rất khó – nếu không muốn nói là không thể – xây dựng được một xã hội như thế khi đấu tranh giai cấp và bạo lực cách mạng vẫn được khuyến khích, khi các giá trị nhân bản, tinh thần tiếp tục bị coi thường, khi chế độ thiếu bao dung (với những tiếng nói khác biệt, đối lập), khi giới công quyền lộng hành, hành xử thô bạo với dân hay khi các quan chức, lãnh đạo không gương mẫu trong việc tôn trọng, thực thi luật pháp.
Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Đài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Tốc độ tàu cao tốc 200-350 km/h trên toàn mạng lưới đường sắt cao tốc của Trung Quốc đã mang lại ấn tượng về sự phát triển đáng kinh ngạc trong vài thập kỷ qua. Tuy nhiên, mạng lưới đường sắt này không thành công như quảng cáo, nó đã trở thành ác mộng của nền kinh tế. Đáng tiếc là Trung Quốc đã kịp xuất khẩu ác mộng này sang Việt Nam 10 năm trước.
Global Times đưa tin, mạng lưới đường sắt cao tốc của Trung Quốc có phạm vi khoảng 38.000 km và Bắc Kinh có kế hoạch sẽ mở rộng mạng lưới này lên quy mô 7 triệu km đến năm 2035.
Năm 2008, chuyến tàu cao tốc đầu tiên đã xuất phát từ ga đường sắt Nam Bắc Kinh, ngày nay sau 13 năm, Trung Quốc đã thiết lập mạng lưới đường sắt cao tốc lớn nhất thế giới.
Cuộc diệt chủng của ĐCSTQ đối với Tây Tạng là lời cảnh tỉnh cho tất cả chúng ta
Trong bài phát biểu đánh dấu 70 năm ĐCSTQ tiến quân vào và kiểm soát Tây Tạng, dù ông Uông Dương đã hết lời ca ngợi những thành tựu huy hoàng của ĐCSTQ tại Tây Tạng, ông Anders Corr lại nhận thấy những bằng chứng hiển nhiên về tội ác diệt chủng và nỗi ám ảnh của ĐCSTQ đối với việc phải hủy diệt tín ngưỡng và tôn giáo. Ở bài bình luận này, tác giả Corr sẽ phân tích và chỉ rõ ra những dấu hiệu và bằng chứng về tội ác của ĐCSTQ, thông qua phát biểu của ông Uông Dương.
Thống đốc bang California (Mỹ) vừa ban hành đạo luật gây xôn xao dư luận: ‘Cho phép trẻ vị thành niên phẫu thuật chuyển đổi giới tính hoặc phá thai mà không cần thông báo cho phụ huynh’. Liệu đây là một đạo luật cấp tiến, tự do hay sẽ tiếp tay cho tội ác và sự suy đồi về đạo đức?
Trẻ được phá thai hoặc chuyển giới mà không cần thông báo cho phụ huynh
Ngày 22/9 vừa qua, Thống đốc bang California, ông Gavin Newsom đã ban hành hai đạo luật cho phép trẻ vị thành niên có thể thực hiện một số thủ tục y tế như phẫu thuật chuyển đổi giới tính và phá thai mà không cần thông báo với phụ huynh.
Một trong hai điều luật là AB-1184, trong đó cấm các công ty bảo hiểm sức khỏe yêu cầu có sự ủy quyền của cha mẹ, trước khi những đứa trẻ bắt đầu làm thủ tục cho các dịch vụ y tế.
Trong bối cảnh chính phủ Afghanistan sụp đổ, người Mỹ và những người Afghanistan làm việc cho Hoa Kỳ buộc phải sơ tán, người ta không khỏi băn khoăn rằng: Liệu điều tương tự có thể xảy ra ở những quốc gia mà Mỹ đang bảo trợ? Và có tác động như thế nào đối với Đài Loan và các đồng minh khác của Mỹ ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương?
Gần đây, dư luận dậy sóng trước tuyên bố của một vị giáo sư rằng học phí cấp đại học nên được coi là rào cản kỹ thuật cho đầu vào. Tư tưởng học phí giống như một khoản đầu tư [ở một số ngành nghề] vốn là tư tưởng được chấp thuận ở các nước có nền giáo dục tiến bộ, nhưng áp dụng tại Việt Nam thì dường như chưa hợp lý lắm.
Tăng, giảm hay miễn phí giáo dục?
Phát biểu tại diễn đàn Quốc hội sáng 25/7 vừa qua, GS Lê Quân (đại biểu Cà Mau) nói: “Chúng ta cũng phải đảm bảo rằng học phí cũng là một rào cản kỹ thuật để tránh việc học sinh lao vào học đại học và trở thành "học đại"", phải coi học phí đối với người học là nguồn đầu tư, thông lệ quốc tế học phí bao giờ cũng bằng gần hai năm tiền lương sau khi tốt nghiệp.
Liệu các cuộc tấn công mạng do Bắc Kinh hậu thuẫn gần đây nhắm vào Mỹ có dẫn đến chiến tranh thật? Đây là câu hỏi mà nhà kinh tế học người Mỹ David P. Goldman đã đặt ra gần đây. Một câu hỏi quan trọng, hiện hữu và rất khó trả lời.
Tuy nhiên, vào tháng trước, Tổng thống Joe Biden đã cảnh báo rằng các cuộc tấn công mạng gần đây, bao gồm việc tấn công mạng các cơ quan chính phủ và cơ sở hạ tầng của Hoa Kỳ, rất có thể dẫn đến một “cuộc chiến nổ súng”. Ông Biden tiếp tục: “Tôi nghĩ có nhiều khả năng chúng ta sẽ kết thúc — à, nếu chúng ta có kết cục là một cuộc chiến, một cuộc chiến tranh thực sự với một cường quốc, thì đó sẽ là hậu quả của một tấn công mạng với hậu quả rất lớn”, "cường quốc" đó, tất nhiên, là Trung Quốc.
Như ông Goldman lưu ý: "Nận xét của ông Biden được đưa ra trong một văn bản do văn phòng báo chí Tòa Bạch Ốc lưu hành", chúng không phải là sản phẩm của “loạn ngôn tự phát”. Không, họ đã cố tình.
Bệnh dịch lây lan trên toàn quốc là một mối đe dọa tiềm tàng đối với ĐCSTQ. Hiện tại, Delta đang điều khiển nhiều xã hội trên khắp thế giới, nhưng Trung Quốc dường như là nước duy nhất mà biến thể này có thể kết thúc nhiệm kỳ của nhóm cầm quyền.
COVID-19 đang tàn phá Trung Quốc
Biến thể Delta đang lan nhanh trên khắp đại lục và Bắc Kinh không có giải pháp nào mới ngoài các biện pháp vũ lực tàn bạo, độc tài toàn trị — và đổ lỗi cho người nước ngoài.
Hàng triệu người dân Trung Quốc hiện đang bị phong tỏa. Các ca nhiễm gần đây tạo thành đợt bùng phát coronavirus trên diện rộng, thậm chí còn rộng hơn so với đợt bùng phát vào năm ngoái.
Đợt bùng phát mới này đã nhanh chóng vượt ra ngoài tầm kiểm soát của các nhà chức trách và phá vỡ kế hoạch tuyên truyền cốt lõi của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Và nay nước Mỹ đang dần tiến vào một xã hội tự do cực tả, nơi xấu đã trở thành tốt và tốt đã trở thành xấu. Những điều tưởng chừng vô lý thì nay là hiện thực, ví như người nhập cư bất hợp pháp được ra vào tự do trên đất Mỹ, và được hưởng quyền “ưu đãi” hơn cả một công dân Mỹ “chính cống”...
Khi những bậc lão thành vừa nhâm nhi cà phê vừa hồi tưởng lại quãng thời gian yên bình cách đây hơn nửa kỷ bằng câu mở đầu “muôn thuở”: “Hồi ấy, bố/mẹ ….”, thì bạn đừng than vãn: “Biết rồi, khổ lắm nói mãi”. Bởi nếu có cỗ máy thời gian cho phép bạn quay trở lại thời điểm cách nay hơn nửa thế kỷ, bạn có gật đầu không?
Hơn nửa thế kỷ trước, sẽ không có Internet, không có smartphone, điện thì chập chờn và tất nhiên nếu nhà nào sở hữu một cái tivi đen trắng thì trở thành trung tâm "chiếu phim" cho cả cộng đồng.
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã dựa vào hàng loạt lời nói dối về kinh tế để làm lung lay nhận thức của nhiều người về tình hình hiện tại. Trong bài viết này, chúng tôi xem xét một số lời nói dối lớn nhất và đưa ra bức tranh thực sự đằng sau những lời nói dối đó.
Trong 4 năm nhiệm kỳ của Tổng thống Trump, Big Media đã chế tạo ra bao nhiêu lời dối trá để bủa vây ông? Đã có bao nhiêu thông tin bị lật tẩy giúp công chúng được giải khai sự thật? Mời quý độc giả cùng NTD Việt Nam điểm lại 8 lời dối trá nổi bật nhất về ông Trump của Big Media, trong lúc chờ đợi các thông tin cập nhật từ các cuộc thanh tra kết quả bầu cử tại các tiểu bang Arizona và Georgia.
Trong suốt 4 năm dẫn dắt nước Mỹ, cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã đạt được rất nhiều thành tựu.
Trong nước, ông Trump không chỉ lấp đầy nền sản xuất rỗng sau nhiều thập kỷ hoang phế, mang lại việc làm và sức tăng trưởng bền hơn cho nền kinh tế, ông còn khôi phục các giá trị truyền thống đang bị bào mòn, xâm lấn triệt để bởi tư tưởng cấp tiến như bảo vệ thai nhi.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.