Cuộc sống của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II

30 Tháng Tư 20142:00 CH(Xem: 2598)

Cuộc sống của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II

blankblank
blank

Phỏng vấn Đức Hồng Y Stanislaw Dzwisz, Tổng Giám Mục Cracovia

Sáng Chúa Nhật 27-4-2014 Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự thánh lễ phong Hiển Thánh cho Đức Gioan XXIII và Đức Gioan Phaolô II. Cùng đồng tế thánh lễ có Đức nguyên Giáo Hoàng Biển Đức XVI, 150 Hồng Y và 700 Giám Mục đến từ khắp nơi trên thế giới, trong đó cũng có Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám Mục Phụ tá Xuân Lộc. Có 10.000 linh mục cùng hiện diện trong thánh lễ với 800.000 tín hữu, đứng chật quảng trường thánh Phêrô, quảng trường Pio XII, đại lộ Hòa giải, lâu đài Thiên Thần trên hai cầu và các đường chung quanh quảng trường. Khoảng 3 triệu tín hữu còn lại đã theo dõi thánh lễ trên các màn truyền hình khổng lồ bố trí tại Circo Massimo và tất cả mọi quảng trường lớn trong thành phố Roma như quảng trường thánh Gioan Laterano, quảng trường Popolo, quảng trường Navona, quảng trường Risogimento vv... Ngoài ra dân chúng đó đây trên thế giới có thể theo dõi thánh lễ trong hàng trăm rạp Cine ba chiều kích, và đã có 2 tỷ người có thể theo dõi thánh lễ qua các đài truyền hình quốc tế.

Lễ phong Hiển Thánh nói trên đã là biến cố duy nhất trong lịch sử dài hơn 2.000 năm của Giáo Hội: hai Giáo Hoàng còn sống phong Thánh cho hai Giáo Hoàng tiền nhiệm.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Đức Hồng Y Stanislaw Dziwisz, Tổng Giám Mục Cracovia, nguyên bí thư của Đức Gioan Phaolô II trong 39 năm trời.

Hỏi: Thưa Đức Hồng Y Dziwisz, Đức Hồng Y đã quen Đức Gioan Phaolô II khi nào?

Đáp: Tôi đã biết Đức Karol Wojtila khi ngài còn là giáo sư và chưa là Giám Mục. Ngài dậy môn dẫn nhập Triết và Thần học năm thứ I tại đại chủng viện. Chúng tôi đã nhận ra ngay một con người rất đặc biệt, có nền tu đức sâu xa và cũng là một giáo sư rất giỏi, luôn luôn được chuẩn bị, các bài dậy học của ngài rất hay. Vì thế ngài đã chinh phục được cảm tình lớn của các sinh viên chúng tôi ngay lập tức. Điều gì đã đánh động chúng tôi? Khi tới giờ nghỉ, ngài luôn luôn vào nhà nguyện. Khi ngài ở trong nhà nguyện thì không có gì khác hiện hữu nữa. Và chúng tôi từ xa khâm phục ngài...

Hỏi: Các sinh viên như Đức Hồng Y đã hiểu ngay là mình đang đứng trước một người đặc biệt. Thế rồi Đức Hồng Y đã ở bên cạnh Đức Karol Wojtila gần 40 năm trời, và chính ngài đã truyền chức Linh Mục cho Đức Hồng Y, có đúng thế không?

Đáp: Vâng, nhưng mà tôi còn có các điều khác nữa: truyền chức Giám Mục, tất cả... tất cả là từ tay của ngài. Tôi đã phục vụ ngài trong 39 năm: 12 năm tại Cracovia và 27 năm tại Roma. Tôi đã sống với một vị thánh.

Hỏi: Từ sự cường tráng của một người trẻ cho tới sự yếu đuối trong bệnh tật và tuổi già, cho tới các giây phút cuối cùng của cuộc đời dương thế lúc 21 giờ 37 phút chiều ngày mùng 2 tháng 4 năm 2005. Đức Hồng Y đã là chứng nhân sự thánh thiện của Đức Gioan Phaolô II, một sự thánh thiện được diễn tả ra dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Theo Đức Hồng Y, có một hình ảnh đặc biệt nào diễn tả hay nhất sự thánh thiện của ngài hay không?

Đáp: Tôi đã bị đánh động sau vụ mưu sát. Tôi đã ở trong xe cứu thương với ngài. Khi ngài còn tỉnh ngài đã cầu nguyện nhỏ tiếng cho kẻ mưu sát ngài. Ngài không biết là ai nhưng ngài đã tha thứ cho họ, và ngài dâng sự khổ đau của ngài để cầu nguyện cho Giáo Hội và thế giới. Ngài đã không cầu nguyện cho chính mình được tai qua nạn khỏi, nhưng cầu nguyện cho kẻ khác. Và vì thế đây là một điều ngoại thường. Tất cả mọi sự luôn luôn đi qua lời cầu nguyện. Người ta đã hỏi tôi ngài cầu nguyện mỗi ngày mấy giờ. Nhưng ngài cầu nguyện suốt cuộc đời ngài.

Ngài cầu nguyện với cuộc sống. Không thể tách rời lời cầu nguyện khỏi công việc làm. Toàn cuộc sống của ngài là một lời cầu nguyện. Và mọi điều ngài làm đều đi qua lời cầu nguyện. Ngài cầu nguyện cho ai? Có nhiều người nói tới lời cầu nguyện theo vùng địa lý, nghĩa là hết nước này sang nước khác, hết quốc gia này tới quốc gia khác. Và ngài cầu nguyện cho nhiều điều: cho hòa bình, cho công lý, cho việc tôn trọng con người, cho việc tôn trọng các quyền con người, và ngài cũng cầu nguyện cho các cá nhân cụ thể. Thế rồi toàn cuộc sống của ngài đã bị ghi dấu bởi đau khổ: trước hết ngài đã mất mẹ, tiếp đến là mất anh, rồi ngày 13 tháng 5 năm 1981 lại đã bị mưu sát.

Hỏi: Đức Gioan Phaolô II là một con người cầu nguyện, một nhà thần bí, một người chiêm niệm, đã chọn khẩu hiệu ”Totus tuus - Tất cả là của Mẹ” như sợi chỉ dẫn đường trong suốt cuộc sống, có phải vậy không thưa Đức Hồng Y?

Đáp: Vâng, Totus tuus: tất cả là của Mẹ diễn tả lòng sùng kính của Đức Gioan Phaolô II đối với Mẹ Maria, nhưng mà ngài cũng có lòng sùng kính rất lớn đối với Chúa Thánh Thần. Điều này ngài đã học được từ thân phụ của ngài. Thế rồi ngài cũng rất sùng mộ Kinh Mân Côi, qua đó ngài cùng với Mẹ Maria suy niệm cuộc đời của Chúa.

Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, khía cạnh chiêm niệm này của Đức Gioan Phaolô II đi chung với ý thức cụ thể mạnh mẽ của ngài, và thật ra ngài là một vị thánh nhân bản một cách sâu xa. Ngài là một Giáo Hoàng đã có ảnh hưởng một cách sâu xa trong lịch sử...

Đáp: Chắc chắn rồi. Ngài rất gắn bó với quê hương mình, nhất là với Cracovia, gắn bó với nền văn hóa, với Giáo hội Ba lan, nhưng rất cởi mở cho toàn Giáo Hội, cho toàn thế giới, đối với các quốc gia, và cả đối với tất cả các tôn giáo... Ngài có nhiều tình bạn với các người Do thái và cũng có các tiếp xúc với các người Hồi và các nhân vật của các tôn giáo khác. Ngài luôn luôn nói: ”Chúng ta xây cầu, chứ không xây tường”.

Hỏi: Khi nghĩ tới các Thánh, người ta thường tưởng tượng phải đi xa trong lịch sử. Trong trường hợp này chúng ta không cần phải nhìn lại thời gian xa đàng sau: chúng ta nói tới một Giáo Hoàng Thánh chỉ chín năm sau khi người qua đời. Như thế Đức Gioan Phaolô II thuộc thời đại của chúng ta, là người có một sứ điệp rất là thời sự, có phải không thưa Đức Hồng Y?

Đáp: Chắc chắn là cả ngày nay nữa Đức Gioan Phaolô II cũng gợi hứng cho con người, nhất là giới trẻ: tôi đã trông thấy các người trẻ ở Rio de Janeiro, các người trẻ thuộc thế hệ mà tôi đã không biết. Nhưng khi Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc đến tên ngài, đã có một sự nhiệt tình rất lớn, cũng như nhiệt tình khi họ nghe loan báo Ngày Quốc Tế Giới Trẻ tới tại Cracovia, trên quê hương và trong thành phố của Đức Gioan Phaolô II. Trong các môi trường khác nhau: môi trường xã hội, môi trường thần học - ngài đã luôn luôn hiện diện, ngài đã để lại một gia tài giáo lý cần đào sâu và thực hiện, nhất là trong lãnh vực bảo vệ các quyền con người và sự tự do của con người và của các quốc gia... Có thể đề cập tới các đề tài khác nhau: ngài luôn luôn hiện diện.

Hỏi: Thật thế, vì đã không có lớp người nào mà Đức Gioan Phaolô II không tiếp xúc. Đức Hồng Y vừa nhắc tới Ngày Quốc Tế Giới Trẻ, nhưng mà Đức Gioan Phaolô II cũng gần gũi người già cả, bệnh tật, người nghèo, trẻ em, các cặp vợ chồng, và các người sống đời thánh hiến nữa, người đã là vị Giáo Hoàng của việc bênh vực sự sống... Tóm lại là một Giáo Hoàng đã thực sự nói với toàn nhân loại...

Đáp: Chắc chắn rồi, người đã là vị Giáo Hoàng bênh vực sự sống con người một cách tuyệt đối. Người cũng đã là vị Giáo Hoàng của gia đình. Ngài đã có một tương quan tình bạn với giới trẻ, tình bạn với con người. Ngay từ đầu ngài đã hiểu rằng người trẻ nhạy cảm, họ xin được đồng hành và trả lời cho các vấn nạn của họ. Ngài là vị Giáo Hoàng đã nói thay cho những người nghèo, nói với các quốc gia nhất là các quốc gia thuộc thế giới thứ ba. Tại sao người viếng thăm các quốc gia thuộc thế giới thứ ba? Đó là để lên tiếng và kêu gọi người giầu ”Anh chị em phải trợ giúp người nghèo, nếu không sẽ xảy ra một thế chiến mới”. Người đã công du rất nhiều lần sang Phi châu, hay Á châu, nhất là viếng thăm các nước nghèo, để kêu lên, để nói thay cho người dân đau khổ vì nghèo túng, và cũng để kêu gọi những người giầu trên thế giới, để họ thay đổi cung cách hành xử đối với các nước nghèo đang cần được trợ giúp.

Hỏi: Nghĩa là Đức Gioan Phaolô II lắng nghe mọi người, có đúng thế không thưa Đức Hồng Y?

Đáp: Điều này không có nghĩa là ngài đồng ý với tất cả những gì ngài nghe, nhưng ngài tôn trọng con người, không phải chỉ đối với các tín hữu kitô, nhưng đối với cả những người không tin, các người không phải là kitô hữu, người do thái, người hồi giáo, một sự tôn trọng rất lớn. Vì thế ngài đã là vị lãnh đạo tôn giáo đối với tất cả mọi người. Ngài đã chiến đấu chống lại mọi bức tường phân cách. Tôi nghĩ rằng chính ở đây ngài đã rộng mở Giáo Hội cho thế giới và đã khiến cho thế giới tới gần với Giáo Hội.

Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, Đức Hồng Y đã sống biến cố tôn phong Hiển Thánh cho Đức Gioan Phaoô II như thế nào?

Đáp: Tôi không biết... Tôi không biết. Chắc chắn đối với tôi đó là một điều phi thường nghĩ rằng từ nay trở đi tôi sẽ gọi người là Thánh.

(RG 27-4-2014)

Linh Tiến Khải


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
GIÁO HỘI CÔNG GIÁO - Tin tức từ Vatian và thế giới
Đức Thánh Cha Phanxicô đã ban hành một thông điệp video, đề nghị những mô thức đặc biệt cho Đại Hội Gia Đình Thế Giới năm 2022, và kêu gọi các giáo phận hãy có những sáng kiến, kế hoạch đề ra những sáng kiến mới như một phần của sự kiện. (Tin Vatican - Devin Watkins) Trong khi chuẩn bị cho Đại Hội Gia đình Thế giới (WMF) diễn ra vào ngày 22-26 tháng 6 năm 2022, Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi tín hữu trên toàn cầu hãy tham gia vào Đại Hội thứ 10 này. Trong thông điệp video được công bố vào thứ Sáu (2/7/2021), Đức Thánh Cha cho biết một mô thức mới đang được lên kế hoạch cho Đại Hội Gia đình Thế giới (WMF), được tổ chức tại Rome nhưng cũng được tổ chức mọi nơi trên toàn thế giới. Đức Thánh Cha nói: “Sau khi bị hoãn lại một năm do đại dịch, mong muốn được gặp lại là một khát vọng lớn.
Vatican News (16.4.2021) - Trong sứ điệp gửi các tín đồ Hồi giáo nhân tháng Ramadan, Đức Hồng y Miguel Ayuso Guixot, nhấn mạnh đến niềm hy vọng của những người tin vào tình yêu và sự quan phòng của Thiên Chúa. Ngài mời gọi các Kitô hữu và tín đồ Hồi giáo trở thành những chứng nhân và người mang hy vọng cho các anh chị em đang gặp khó khăn. Trước hết, Đức Hồng y Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về Đối thoại Liên tôn chúc các tín đồ Hồi giáo một tháng tràn đầy phúc lành và phát triển thiêng liêng. Ngài nhắc rằng: ăn chay, cầu nguyện, bố thí và các thực hành đạo đức khác, đưa chúng ta đến gần hơn với Thiên Chúa và tất cả những người chúng ta đang chung sống và làm việc.
WHĐ (12.04.2021) – Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGM) đã khai mạc Hội nghị thường niên lần I/2021, được tổ chức từ ngày 12 đến ngày 16 tháng 4 tại Toà Giám mục Nha Trang. 19g30 ngày 12 tháng 4 năm 2021, Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm – Tổng Thư ký HĐGM – đã chủ sự Chầu Thánh Thể, tiếp theo là cử hành phụng vụ Kinh Tối. Đức Hồng y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn cùng với 25 Giám mục chính toà và Giám quản tông toà của Giáo hội Công giáo tại Việt Nam đã hiện diện trong sự tiếp đón nồng hậu và ân cần của Giáo phận Nha Trang. Nhân dịp này, Giáo phận Nha Trang sẽ tổ chức Thánh lễ tạ ơn vào chiều ngày 15 tháng 4 mừng kỷ niệm 350 năm Đức cha Pierre Lambert de la Motte – Đại diện Tông tòa đầu tiên của Đàng Trong – đặt chân đến vùng đất Nha Trang và kỷ niệm 50 năm linh mục của Đức cha Giuse Võ Đức Minh – Giám mục Giáo phận Nha Trang.
Trong bài giảng lễ Truyền Dầu, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng loan báo Tin Mừng và bách hại và Thánh giá đi liền với nhau. Đức Thánh Cha mời gọi đừng ngạc nhiên và khủng hoảng khi nhận thấy Thánh giá trong cuộc sống. Thánh giá có sức mạnh tiêu diệt sự ác. Và ơn Chúa cũng được ban cho chúng ta qua những thánh giá trong cuộc sống, vì yêu thương. Hồng Thủy - Vatican News Lúc 10 giờ sáng ngày 1 tháng 4, thứ Năm Tuần Thánh, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự Thánh lễ truyền Dầu tại bàn thờ Ngai tòa trong đền thờ thánh Phê-rô. Mọi năm, khi không có đại dịch, khoảng một ngàn linh mục ở Roma đồng tế với Đức Thánh Cha trong Thánh lễ truyền Dầu. Các linh mục quy tụ quanh Đức Thánh Cha để lặp lại lời tuyên hứa mà các ngài đã tuyên thệ trước giám mục trong ngày lãnh nhận chức linh mục
19g thứ Sáu 19/3 giờ VN: Đàng Thánh Giá trực tuyến trên chính con đường Chúa đã đi lên đồi Golgotha Tại Giêrusalem nơi Chúa Giêsu đã trải qua những giờ phút cuối cùng của Ngài trong cuộc sống dương thế, trong suốt Mùa Chay và đặc biệt là trong ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, các hiệp sĩ Thánh Mộ và anh chị em tín hữu cùng đi đàng Thánh Giá trên chính con đường Chúa đã đi để lên đồi Golgotha. Được đi lại trên chính con đường thương khó Chúa đã đi qua là một kinh nghiệm sâu sắc thay đổi cuộc đời biết bao người hành hương đến Giêrusalem. Tiếc thay vì hoàn cảnh đại dịch coronavirus kinh hoàng này, điều này không thể thực hiện. Chính vì thế các hiệp sĩ quản thủ Thánh Mộ đã dùng đến phương tiện truyền thông trực tuyến để các tín hữu gần xa có thể hiệp ý với các ngài.
Ngày 8/2/2021 Phòng Báo chí Tòa Thánh đã công bố chương trình chuyến viếng thăm Iraq của Đức Thánh Cha trong các ngày từ 5-8/3 sắp tới. Ngài sẽ thăm các thành phố Najaf, Ur, Erbil, Mosul và Qaraqosh, nơi ngài sẽ viếng thăm nhà thờ chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm nguyên tội Al-Tahira đã bị Nhà nước Hồi giáo đốt phá sau khi nhóm này nắm quyền kiểm soát thị trấn vào năm 2014. Hồng Thủy - Vatican News Ngày thứ nhất 5/3/2021 Đức Thánh Cha sẽ rời Roma vào sáng thứ Sáu 5/3 và đến phi trường thủ đô Baghdad vào ban chiều. Sau nghi thức tiếp đón chính thức tại phi trường, Đức Thánh Cha sẽ hội kiến với Thủ tướng Iraq tại phòng VIP của phi trường. Tiếp đến Đức Thánh Cha sẽ đến Dinh Tổng thống, viếng thăm xã giao Tổng thống; tại đây sẽ có nghi thức chào đón chính thức.
Vào lúc 9:30 sáng thứ Tư 17/2/2021, lễ Tro, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành Thánh lễ tại bàn thờ Ngai tòa trong đền thờ thánh Phê-rô. Trong bài giảng, Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu sống Mùa Chay như một cuộc hành trình trở về với Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, và cũng là cơ hội đào sâu tình yêu thương của chúng ta đối với các anh chị em. Hồng Thủy - Vatican News Hàng năm, theo truyền thống, Đức Thánh Cha cử hành lễ Tro vào chiều thứ Tư lễ Tro tại vương cung thánh đường thánh Sabina của dòng Đaminh, trên đồi Avventino ở Roma. Trước Thánh lễ, Đức Thánh Cha thực hiện cuộc hành hương thống hối, đi bộ từ vương cung thánh đường thánh Anselmo của dòng Biển Đức đến vương cung thánh đường thánh Sabina.
“Những gì tai đã nghe, mắt đã thấy, chúng tôi không thể không nói ra” (Cv 4,20) là chủ đề của Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô nhân Ngày Thế giới Truyền giáo năm 2021, sẽ được cử hành vào Chúa Nhật thứ ba của tháng Mười. Trong Sứ điệp Đức Thánh Cha nói rằng Giáo Hội ngày nay cần những tấm lòng có khả năng thúc đẩy mình đi đến "các vùng ngoại biên của thế giới". Hồng Thủy - Vatican News Mở đầu Sứ điệp, Đức Thánh Cha khẳng định: “Khi cảm nghiệm được sức mạnh của tình yêu Thiên Chúa, khi nhận ra sự hiện diện hiền phụ của Người trong đời sống cá nhân và cộng đoàn, chúng ta không thể không loan báo và chia sẻ những gì chúng ta đã thấy và đã nghe.” Đàng khác, mầu nhiệm Nhập Thể, Tin Mừng và mầu nhiệm Phục sinh tỏ cho chúng ta thấy Thiên Chúa yêu thương nhân loại, nhắc chúng ta rằng Chúa biết thế giới và biết nó cần ơn cứu độ và mời gọi chúng ta tham gia tích cực vào sứ vụ truyền giáo.
1. ĐẠI DỊCH COVID-19 Sự kiện quan trọng nhất và bao trùm cả năm 2020 là đại dịch Covid-19, do virus Corona chủng mới gây ra, làm thay đổi bao nhiêu nề nếp sinh hoạt phụng vụ và mục vụ trong Giáo hội Công Giáo. Vào ngày 11-3-2020, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tuyên bố dịch bệnh Covid-19 là ‘đại dịch’. Trước đó 2 ngày, nước Ý đã phong tỏa toàn quốc vào ngày 9-3-2020. Trong buổi chiều cùng ngày, Hội đồng Giám mục Ý đã thông báo về việc ngưng toàn bộ các Thánh lễ trên toàn nước Ý từ ngày 10-3 đến ngày 3-4-2020 để ngăn ngừa sự lây lan của virus corona. Ngày 16-5, nước Ý ghi nhận số ca tử vong trong ngày thấp nhất kể từ lúc phong tỏa hôm 9-3, nên đã phê chuẩn sắc lệnh khôi phục phần lớn hoạt động kinh tế, dỡ bỏ lệnh hạn chế di chuyển.
Bảo Trợ