Ai là người đầu tiên làm bánh quy Anzac? - Côn trùng, nguồn thực phẩm của tương lai

29 Tháng Tư 20142:00 CH(Xem: 2454)

Ai là người đầu tiên làm bánh quy Anzac?

Hầu hết các công thức nấu ăn đều có câu chuyện đi cùng, nhưng nguồn gốc của món bánh quy Anzac thì mãi vẫn là một bí ẩn.

Biscuits at Melbourne Show
Bánh quy Anzac là một món đặc trưng của ẩm thực Úc. (ABC) 

Trong 18 tháng qua, nhà nghiên cứu lịch sử ẩm thực Allison Reynolds đã đọc qua không biết bao nhiêu sách nấu ăn cũ để tìm hiểu về nguồn gốc món ăn vặt nổi tiếng của Úc này.

“Bạn nên nhớ rằng bánh quy Anzac không được được gọi như vậy trước năm 1915, vì đó là tên gọi tắt xuất hiện sau khi sự kiện Gallipoli,” cô Reynolds nói.

Phiên bản đầu tiên của loại bánh quy yến mạch này được biết xuất hiện khoảng năm 1823, và trong một thế kỷ sau đấy nó có nhiều tên gọi như ‘bánh quy bất ngờ’ hay ‘bánh quy giòn’.

“Sau đó khoảng trước Thế chiến Thứ nhất, bạn bắt đầu thấy tên gọi này được đổi sang ‘bánh quy chữ thập đỏ’ và ‘bánh quy binh sĩ’.”

“Những chiếc bánh này được dùng để bán gây quỹ và họ đặt cho chúng cái tên liên quan đến chiến tranh để giúp bán chúng dễ hơn.”

Những chiếc bánh quy này nhanh chóng trở thành loại thực phẩm phổ biến để gửi cho binh sĩ Úc chiến đấu ở nước ngoài vì lí do nguyên liệu dễ kiếm, cách làm dễ dàng và không có trứng trong đó cùng nghĩa bánh sẽ giữ được lâu.

Cô Reynolds là truy tìm được bản in của công thức bánh quy Anzac đầu tiên trong một ấn phẩm của Úc năm 1917 với tên gọi ‘War Chest Cookery Book’

Tuy nhiên, dù sử dụng tên gọi nổi tiếng của loại bánh quy này, công thức đó lại không đúng với phiên bản mà chúng ta biết đến hiện nay.

“Nguyên liệu rất khác, nó có trứng trong công thức, và cách làm cũng khác biệt và bánh quy được kẹp thành cặp, có mứt và kem ở giữa,” cô Reynolds nói.

“Vì thế chúng tôi không thể nói rằng đó là công thức bánh quy Anzac đầu tiên dù họ gọi nó là bánh quy Anzac.”

Thay vào đó, một quyển sổ nhỏ của một bà nội trợ tại Nam Úc đã giúp xác định thời điểm ra đời của một công thức bánh quy Anzac đích thực hơn.

“Quyển sổ được bắt đầu sử dụng để ghi lại các công thức nấu ăn vào năm 1910, nhưng sau đó khi những năm chiến tranh diễn ra, từ năm 1915 phía sau sổ được dùng để ghi lại lượng bơ và trứng bán ra,” cô Reynolds giải thích.

“Thông tin về việc bán hàng ở phía sau trùng hợp với các công thức ở trước và điều thú vị nhất là công thức bánh quy Anzac là công thức cuối cùng trong đó.”

“Thông tin chấm dứt vào năm 1920 nên chúng tôi nghĩ rằng công thức được viết ra năm 1919.”

Tuy nhiên vẫn thiếu một nguyên liệu trong công thức này, đó là dừa và chỉ trong một cuốn sách của Adelaide năm 1924 mới tìm được công thức giống nhất với phiên bản hiện nay.

“Tại thời điểm này,công thức đầu tiên với dừa được chúng tôi phát hiện trong sách nấu ăn Anchor Ann năm 1924, là công thức gần nhất với công thức chúng ta biết đến ngày hôm nay.”

Công thức bánh quy Anzac trước năm 1920

"Rất đáng để thử - công thức có ít đường và bột hơn, không có dừa khô bào nhưng lượng yến mạch được tăng gấp đôi”, cô Reynolds nói. Đây là công thức được tìm được trong sách nấu ăn của gia đình Carole Moore từ trước năm 1920.

Nguyên liệu

200g yến mạch

125g bột mỳ đa dụng

105g đường cát mịn

125g bơ lạt

1 thìa canh mật golden syrup

1 thìa cà phê bicarbonate soda

1 thìa canh nước sôi

Cách làm:

Mở lò nóng ở 150 độ C và chuẩn bị hai khay nướng phủ giấy nến.

Cho yến mạch, bột, đường vào một tô lớn, trộn đều.

Làm tan chảy bơ trong một chiếc nồi to, lửa trung. Nhúng một chiếc thìa canh vào nước nóng sau đó dùng nó để đong syrup cho vào nồi bơ. Quấy đến khi syrup tan và hỗn hơn gần sôi thì tắt bếp để sang một bên. (Chú ý không để hỗn hợp này nguội.)

Trộn bicarbobate soda với nước sôi theo tỉ lệ ở trên đến khi hòa tan thì thêm vào hỗn hợp bơ và syrup.

Quấy đến khi chúng nổi bọt thì ngay lập tức đổ nguyên liệu khô vào, trộn đều.

Lấy một thìa cà phê múc hỗn hợp lên tay và vê tròn. Đặt chúng cách nhau 5cm trên khay nướng.

Bánh quy sẽ cần ấn dẹp một chút bằng đế của một chiếc cốc hoặc dùng nĩa nhúng vào ít bột (giúp chúng không bị dính) và ấn nhẹ xuống .

Đặt khay vào lò nướng đã đúng nhiệt độ và nướng 15-18 phút đến khi chúng vàng đều. Chú ý bánh sẽ mềm khi vừa nướng chín.

Để bánh quy trên khay khoảng 5 phút đến khi chúng nguội bớt rồi chuyển qua giá phơi bánh. Khi bánh nguội hẳn có thể cất bánh trong lọ đậy nắp kín.


 Côn trùng - nguồn thực phẩm của tương lai

Ý tưởng ăn các loại côn trùng như giòi, bọ cánh cứng, sâu bướm và kiến có lẽ khiến bạn khiếp hãi, nhưng một báo cáo của Liên Hiệp Quốc cho hay côn trùng có thể trở thành thực phẩm của tương lai.

Yellow mealworms_reuters_20130514
Nhộng là một trong những loại côn trùng được con người tiêu thụ nhiều. (Credit: ABC) 

Hơn 1.900 loài côn trùng đang được tiêu thụ khắp thế giới, chủ yếu ở Châu Phi và Châu Á. Tuy nhiên, với thế giới phương Tây thì điều này có vẻ khó chấp nhận.

Các tác giả của bản báo cáo được thực hiện bởi Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO) nói rằng các khách hàng phương Tây nên suy nghĩ thoáng hơn về vấn đề này.

Côn trùng là nguồn thực phẩm thân thiện với môi trường, giàu chất đạm và khoáng chất, ngoài ra nó còn giúp chống lại căn bệnh béo phì.

“Côn trùng có mặt ở khắp mọi nơi, sinh sôi nhanh chóng, có mức tăng trưởng cao, tỷ lệ chuyển đổi thức ăn và tàn phá môi trường thấp”, báo cáo cho biết.

Các loại côn trùng được tiêu thụ nhiều nhất là bọ cánh cứng - 31%, sâu bướm - 18%, ong và kiến - 14%, châu chấu và dế - 13%.

“Hai tỉ người – 1/3 dân số thế giới hiện đang ăn côn trùng vì nó ngon và bổ dưỡng”, Giám đốc về Lâm nghiệp của FAO Eva Muller phát biểu như thế trong cuộc họp báo ở Rome.

Bà cho biết các nhà hàng tại Châu Âu hiện đang bắt đầu cung cấp những món ăn với mùi vị tuyệt vời có nguồn gốc từ côn trùng.

Tuy nhiên, các tác giả của bản báo cáo trên cũng thừa nhận một thực tế rằng tâm lý khách hàng là rào cản lớn nhất trong việc tiếp nhận nguồn thực phẩm giàu đạm khả thi này tại phần lớn các nước phương Tây.

Báo cáo cũng kêu gọi một cơ chế điều hành tốt hơn đối với việc sử dụng côn trùng làm thực phẩm - một ngành công nghiệp mà cho đến thời điểm này chưa thể cạnh tranh được với các nguồn thực phẩm truyền thống.

Ngoài ra, bản báo cáo của FAO còn nhấn mạnh việc tiêu thụ các loài côn trùng sẽ cung cấp các cơ hội kinh doanh và xuất khẩu cho những người nghèo ở các nước đang phát triển, đặc biệt là phụ nữ, những người thường đi bắt côn trùng tại các vùng nông thôn.
 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Một đĩa cơm nhiều màu sắc và ngon miệng với đầy đủ chất bột, đạm, rau sẽ mang đến cho gia đình bạn một ngạc nhiên thú vị. Nguyên liệu: cho 4 phần ăn - Cơm gà: 2 chén gạo ngon, nước dùng gà, 3 tép tỏi to, chút bột nghệ/29 Tháng Năm 2012(Xem: 7532) Mộc Hương st/
Từ nguyên liệu chính là mỳ tôm và thịt bò, một chút khéo tay sẽ giúp bạn có bữa sáng lạ miệng cho cả nhà. Nguyên liệu chính: Thịt thăn nõn bò (bắp bò hoặc lõi mông); Mỳ tôm.../12 Tháng Sáu 2012 Xem: 7944) Mộc Hương st /
Món bún vịt măng không chỉ dễ nấu mà còn thơm ngon, nhiều dinh dưỡng. Dưới đây là cách nấu bún vịt măng chuẩn vị các bà nội trợ đều nên nằm lòng. Nguyên liệu để nấu bún vịt măng – Vịt: 1 con hoặc nửa con – Măng tươi – Tỏi, sả – Gừng tươi, ớt, chanh – Các loại rau sống ăn kèm: Rau muống chẻ, bắp chuối thái lát, rau thơm, rau quế, giá đỗ. Lưu ý, rau thơm tùy loại, bạn có thể chọn bất cứ loại rau nào mà mình thích.
Thường xuyên dùng sữa hạt điều rất tốt cho sức khoẻ (ảnh dẫn từ Vinacas). Hạt điều rất giàu magiê và canxi làm cho xương và cơ bắp của chúng ta khoẻ mạnh hơn. Đặc biệt, sữa hạt điều có nhiều axít anacardic, một hợp chất có đặc tính chống ung thư. Trang Sức khoẻ đời sống dẫn nguồn tin từ Nikkie Garcia cho hay, hạt điều có tác dụng ngăn ngừa ung thư. Ngoài ra nó còn đem lại rất nhiều lợi ích về sức khoẻ như hỗ trợ chức năng tim khoẻ mạnh, hỗ trợ quá trình đông máu, kiểm soát lượng đường trong máu, tăng khả năng miễn dịch và rất nhiều những tác dụng tuyệt vời khác nữa.
Chán bánh bột lọc hấp, làm bánh bột lọc chiên giòn hấp dẫn hơn - Bánh bột lọc chiên giòn hấp dẫn (ảnh: Bepnha). Nhiều người đã quen với cách hấp bánh bột lọc truyền thống, vậy hôm nay bạn thử biến tấu sang bánh chiên xem mùi vị hấp dẫn như thế nào nhé!
Người hướng dẫn: Nhân Tâm Nguyên liệu: -6 trái bắp Mỹ -300 ml sữa tươi (nếu thích béo) -2 muỗng canh đường cát
Các món ăn của Nhật Bản lúc nào cũng thu hút được sự tò mò của nhiều thực khách, nhất là hai món mì ramen và sushi. Tuy vậy, có nhiều món ăn Nhật khác rất đáng chú ý đến và một trong những món đó là món bánh xèo kiểu Nhật có tên là “okonomiyaki.”
5 MÓN ĂN KHÓ CƯỠNG ĐƯỢC CHẾ BIẾN TỪ CHÂN GÀ NHÌN THÔI ĐÃ THÈM ....Chỉ qua vài bước đơn giản là bạn sẽ có ngay các món chân gà thơm ngon, lạ miệng đảm bảo ăn là ghiền. Còn chần chừ gì mà không bắt tay vào làm ngay để đãi mọi người thôi nào. Tuy chỉ là chân nhưng đôi khi còn được yêu thích nhiều hơn cả thịt gà. Đảm bảo, những món chân gà vừa thơm vừa giòn, dễ ăn này sẽ khiến những tín đồ ẩm thực mê mẩn.
Những người làm những việc đòi hỏi vận dụng trí óc, học sinh tới kì thi hay người bị suy nhược thần kinh có thể dùng món canh cá nấu nấm này để bảo vệ sức khoẻ bộ não. Theo Tây y, thành phần axit béo omega 3 có trong cá là nguồn dinh dưỡng rất tốt cho não bộ của con người. Tuy nhiên, lợi ích này sẽ được tăng cường tối đa nếu bạn biết cách kết hợp chế biến với một số thực phẩm khác.
Bánh khọt đậu xanh nước dừa. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt) Người hướng dẫn: Nhân Tâm Nguyên liệu: -250 g bột bánh xèo (bánh khọt) -500 ml nước soda (spakling mineral water)
Bảo Trợ