Một vòng kinh đô ánh sáng Paris

26 Tháng Tư 20142:00 CH(Xem: 2245)

Bài và ảnh: Trịnh Hảo Tâm

Trên đường từ Đức sang Paris, sau khi dừng chân để ăn sáng ở bên ngoài thành phố Reims chúng tôi lên xe tour bus để tiến về Paris. Hướng dẫn viên du lịch Mark cho biết sẽ tới Paris khoảng 8 giờ sáng, chương trình sáng nay sẽ thăm viếng nhà thờ Montmartre. Sau đó sẽ là City Tour nghĩa là ngồi xe buýt xe sẽ chạy một vòng thành phố qua những danh thắng, những kiến trúc landmark nổi tiếng và có thuyết minh giải thích. City Tour có giá 15 Euro. Nếu ai không muốn đi City Tour mà đi chơi tự do thì hẹn sẽ gặp ở điểm hẹn (meeting point) là ga Métro Porte Maillot (ga số 218 theo bản đồ) lúc 1 giờ trưa để đưa về khách sạn.

 


blank
Nhà thờ Thánh Tâm trên đồi Montmatre

 

Chương trình buổi chiều đi bộ ở Khu Latin (Quartier Latin) là khu nổi tiếng với những quán cà phê nghệ sĩ gần các trường đại học rồi đi xuyên qua trung tâm Paris với nhà thờ Đức Bà (Notre Dame de Paris). Tour này không tính tiền và hẹn nhau lúc 7 giờ chiều ở ga Métro Hôtel-de-Ville tức Tòa Thị Chính (ga số 106.)

Sau đó Mark phát mỗi người một tờ chương trình cho nguyên cả tour 3 ngày là hôm nay Thứ Năm 6 tháng 6, 2013 và Thứ Sáu, Thứ Bảy cùng với bản đồ Paris trong đó có bản đồ hệ thống xe điện ngầm Métro. 

Bây giờ tôi mới vỡ lẽ ra là Mango Tours không đón mình ở khách sạn mà mỗi chuyến đi chơi thăm viếng hẹn nhau tại một nhà ga Métro. Mình từ khách sạn phải tự động đến điểm hẹn gần nhà ga. Đoàn du lịch trong tour này không ở cùng một khách sạn mà được phân phối ở 3 khách sạn khác nhau, tôi đoán gần tới ngày khởi hành, khách sạn nào trống hãng tour sẽ lấy phòng nhờ vậy giá tour mới rẻ. Một yếu tố khác khiến giá thấp là vì hầu hết các chuyến đi chơi thăm viếng các nơi đều phải trả thêm tiền chứ hãng tour không có bao.

 

blank

Ga xe điện ngầm Anvers gần đồi Montmatre

 

Theo tờ chương trình vừa phân phối, ngày mai Thứ Sáu sẽ đi viếng lâu đài Versailles với giá 10 Euro cho dịch vụ xe buýt chuyên chở đưa đi (ai vào xem bên trong phải trả tiền thêm). Sau đó trở về Paris lên tòa nhà Montparnasse bằng thang máy để ngắm cảnh thành phố phía dưới với tiền vé thang máy là 10 Euro. Ai không đi Versailles hẹn gặp tại nhà ga Métro Montparnasse-Bienvenue số 160.

Chương trình ngày Thứ Bảy là ngày cuối ở Paris sẽ đi công viên giải trí Disneyland nguyên ngày và trở về Paris khoảng 7PM giá 55 Euro. Là cư dân Nam Cali, Disneyland chánh gốc ở Anaheim quá nhàm nên chúng tôi không đi, dùng ngày Thứ Bảy để hẹn với người anh họ du học Pháp từ 1960. Buổi tối 8PM tour hẹn tại ga Métro Alma Marceau số 4 để đi du thuyền Bateaux Mouches trên sông Seine, giá vé du thuyền 10 Euro. Sau đó lúc 10PM là ngồi xe buýt xem Paris về đêm, lệ phí 8 Euro. Xong đúng 12 giờ khuya xe sẽ lên đường trở về Đức kết thúc chuyến đi. Ai đi chơi tự do hẹn 12 giờ tại ga Métro Porte Maillot để trở về Đức. Vì xe không có trở lại khách sạn nên trường hợp chúng tôi ở khách sạn Holiday Inn khu Porte de Clichy phải đem hành lý ra lúc 8AM, xe sẽ ghé lấy trước.

 

blank

Kinh đào Saint Martin có từ thời Napoléon

 

Sau khi trả lời các thắc mắc của người trong đoàn, Mark đi từng dãy ghế trên xe thu tiền. Hai chúng tôi trả 90 Euro, đưa giấy 100 nói với Mark khỏi thối lại. Mark cười nói cám ơn. Không biết trước là Tour này đem con bỏ khách sạn, đi đâu mình phải tự đến điểm hẹn. Di chuyển tới lui trong thành phố Paris tiện nhất là dùng hệ thống xe điện ngầm Métro nhưng muốn dùng hệ thống này mình phải biết xem bản đồ. Bản đồ chữ in rất nhỏ, mắt mình lại kém, thấy chữ nào cũng mờ mờ (vì mắt mờ nhìn gà hóa cuốc, thấy ai cũng đẹp.) Thôi lỡ rồi, trót mua tua thì phải theo tua, không lẽ tới Paris tối ngày chỉ ở trong khách sạn! Được một cái là giá tua quá rẻ chỉ 199 Euro không bằng giá phòng khách sạn Holiday Inn ở Paris trong một đêm. Ai không tin vào Internet thử dò giá xem!

Xe đến Paris trước 8 giờ, là giờ cao điểm đi làm buổi sáng nên xa lộ kẹt cứng, cứ từng bước từng bước thầm tiến lên. Ngoại ô phía Đông Paris không có gì đẹp, nhà cửa cũ kỹ cái cao cái thấp, tường đầy vẽ bậy, cây cối khô cằn không được chăm sóc. Đã thấy bóng dáng nhà thờ Thánh Tâm màu trắng nóc tròn trên đồi Montmartre.

Nhà thờ thánh tâm trên đồi Montmartre

Xe đậu trên đại lộ lớn Boulevard de Rochechouart gần ga Anvers phía Nam nhà thờ, từ đó chúng tôi theo con đường nhỏ hai bên là nhà hàng quán rượu để lên đồi Montmartre. Đây là lần thứ hai tôi tới đây nên không có gì háo hức đặc biệt. Lần đầu năm 2008 đến đây vào buổi tối thấy hàng quán hai bên lung linh ánh đèn trông rất lãng mạn tình tứ. Hôm nay buổi sáng tinh mơ các nhà hàng chưa mở cửa, chỉ có các tiệm bán đồ kỷ niệm, tạp hóa. Đi sâu vào khu nhà ở, nhà cửa trên đồi Montmarte này rất đẹp, kiến trúc xưa cũ cả trăm năm bằng đá cái cao cái thấp bên những cánh cổng sắt hoa văn mỹ thuật. Những con đường hẹp lát đá quanh co lên những con dốc, những nấc thang cho người đi bộ, tất cả tạo thành một nét đặc biệt cho khu Montmatre. Khu nghĩa địa Montmartre với những ngôi mộ kiến trúc cầu kỳ xưa cổ, có những nhà mồ to lớn xây tháp nhọn như nhà thờ. Có những ngôi mộ đá bỏ hoang lạnh lẽo không thân nhân. Nhiều mộ văn nhân nghệ sĩ tới giờ này vẫn còn những bó hoa tươi của người hâm mộ.

 

blank

Chân cột trụ Tháng Bảy ở quảng trường Bastille

 

Vài trăm năm trước, đồi Montmartre là khu ngoại ô cho dân lao động Paris nhưng vào những năm đầu thế kỷ 19 một số họa sĩ, nhà văn, soạn nhạc về đây sinh sống tạo thành một khu sinh hoạt văn hóa phồn thịnh. 
Xung quanh nhà thờ nhất là bên phía Tây nhiều phòng tranh, quán rượu, nhà hàng tấp nập khách văn nghệ tập trung bàn luận về văn chương, âm nhạc, nghệ thuật. Có một khoảng sân rộng tên Place du Tertre tập trung nhiều họa sĩ đường phố, bày giá vẽ tranh và họ vẽ chân dung cho du khách ngay tại chỗ. Khu dưới đồi gần đó là khu đèn đỏ gần công trường Pigalle nổi tiếng Paris là khu ăn chơi về đêm với những rạp hát, những sàn nhảy khỏa thân và nổi tiếng nhất là rạp Moulin Rouge hoạt động từ năm 1889 là nơi khai sinh ra điệu vũ đá chân cao (can can dance.)

Kiến trúc to lớn nổi bật nhất trên đồi Montmartre là nhà thờ Thánh Tâm (Sacred Heart) được bắt đầu khởi công từ năm 1875 và hoàn thành 1914 do Kiến Trúc Sư Paul Abadie vẽ họa đồ mô phỏng theo kiểu Romano-Byzantine của nhà thờ St. Front ở Périgueux và công trình do Giám Mục Guibert của giáo phận Paris chủ quản. Kinh phí xây cất do hai thương gia Alexandre Legentil và Hubert Rohault de Fleury tài trợ nhằm tạ ơn Thánh Tâm Chúa Jesus Christ đã phù hộ cho nước Pháp tồn tại trong cuộc chiến tranh xâm lăng của nước Prussia (Đức) vào năm 1870. Vào năm đó Paris bị phong tỏa, dân chúng phải ăn thịt cả những thú nhà như chó mèo.

Nhà thờ bằng đá trắng có những ngọn tháp tròn mà ngọn tháp chính lớn là điểm cao thứ nhì ở Paris sau tháp Eiffel. Nhà thờ nằm trên đồi Montmartre ở về phía Bắc Paris và cửa chính nhà thờ nhìn xuống phía Nam tức trung tâm thành phố. Đứng ở sân trước nhà thờ nhìn xuống thành phố là một bức tranh vô cùng ngoạn mục nhất là những buổi hoàng hôn khi ánh nắng chiều dần tắt và thành phố bắt đầu lên đèn.

Bằng thang bộ hai bên chúng tôi bước dần lên sân nhà thờ lên dốc cũng khá cao để đứng trước sân nhà thờ nhìn xuống thành phố chan hòa ánh nắng bình minh. Trời hôm nay thật đẹp, đầu Xuân cây cối hoa cỏ mơn mởn xanh tươi, chim chóc hót líu lo và tiếng du khách gọi nhau ơi ới. Mới 8 giờ sáng du khách đã tới, toàn là người Trung Quốc, Đại Hàn và Nhật Bản. Trong đoàn tôi có một gia đình 3 thế hệ người Phi Luật Tân. Ông lớn tuổi nhất thấy tôi cũng người Á Châu nên cười chào hỏi làm quen. Con trai của ông là quân nhân Mỹ đóng ở Đức mời gia đình ông từ Phi sang Đức chơi, sẵn dịp nó đưa ông đi viếng Paris luôn. Tôi thấy có vài thanh niên da ngăm ngăm như người Á Rập Trung Đông lảng vảng trên sân nhà thờ nên lưu ý ông coi chừng bị giật bóp và móc túi. Khi các cô gái Nhật nhờ tôi chụp hình tôi cũng lưu ý các cô như vậy. Riêng vợ tôi thì đã đề phòng ôm chặt cái bóp đựng passport mà mình không dám để lại trong xe tua.

 

blank

Ga Lyon để đi tỉnh Lyon và vùng Đông Nam nước Pháp

 

Kinh Đào Saint Martin

Một giờ sau chúng tôi trở lại xe buýt để được Mark tiếp tục đưa đi thăm viếng một vòng Paris. Có một địa điểm du lịch ngay trung tâm Paris mà từ trước tới giờ tôi không được biết mà cũng ít ai nói đến đó là kinh đào Saint Martin nằm không xa đồi Montmartre. Xe buýt tiếp tục đi trên đại lộ Rochechouart hướng về phía Đông thì đụng kinh đào. Nơi đây giáp ranh giữa Quận 19 và Quận 10, xe chạy dọc theo con kinh nhỏ về hướng Nam có những cầu hẹp cho bộ hành bắc ngang qua phía trên cao. Cảnh nơi đây theo Mark nói giống như thành phố Amsterdam bên Hòa Lan. Dọc theo đường cập theo bờ kinh rất nhiều hàng quán bày bàn ghế ra đường, du khách ăn uống rất đông. Nhiều người mang thức ăn trưa ra đây ngồi trên bờ kinh đưa hai chân đong đưa xuống nước.

Kinh đào Canal Saint Martin dài 4.5 km nối từ Canal de l'Ourcq ở phía Bắc với sông Seine mực nước thấp hơn ở phía Nam. Một phần con kinh chạy ngầm dưới đất ở đoạn giữa hai nhà ga xe điện ngầm là ga Bastille và ga République. Ở đoạn này phía bên trên kinh được lấp đất và được chống đỡ bằng vòm đá kết dính bằng xi măng, quang cảnh giống như dòng sông chảy dưới hầm xe điện ngầm. Con kinh Saint Martin được tướng Napoléon ra lệnh đào từ năm 1802 để dẫn nước ngọt cung cấp cho thành phố Paris lúc đó đang đà tăng dân số. Nước sạch cũng ngừa tránh được hai thứ bệnh dịch truyền nhiễm giết hàng vạn người lúc đó là bệnh kiết lỵ (dysentery) và bệnh dịch tả (cholera.) Công trình được giao cho Gaspart de Chabrol một kỹ sư công chánh tốt nghiệp từ đại học Bách Khoa Paris. Kinh được đào từ năm 1802 đến 1825 với kinh phí lấy từ tiền thuế đánh trên rượu vang. Con kinh lúc đó cũng là thủy lộ cho tàu thuyền chuyên chở ngũ cốc, vật liệu xây dựng cung cấp cho thành phố với hai bến tàu là Bassin de la Villette ở Quận 19 và bến Arsenal cạnh sông Seine.

 

blank

Sông Seine ngày chúng tôi đến

 

Vào thập niên 1960 xe cộ gia tăng, giao thông thành phố gặp nhiều trở ngại, con kinh suýt có nguy cơ bị lấp bỏ để làm đường xe chạy. May mắn kinh đào còn tồn tại chỉ lấp bên trên một phần từ quảng trường Bastille ngược lên phía Bắc. Phần này làm công viên trồng hoa cỏ có những lỗ thông hơi đem ánh sáng mặt trời xuống dưới đường ngầm. Mỗi tuần hai ngày Thứ Năm và Chủ Nhật người ta họp bán chợ trời rau cải, trái cây, quần áo.

Xe chúng tôi đến quảng trường Bastille là một vòng xoay có cây cột trụ Tháng Bảy (July Column) ở trên chóp có hình thiên thần. Cây cột này được dựng từ năm 1830 để đánh dấu cuộc Cách Mạng Pháp phá ngục Bastille ngày 14 Tháng Bảy năm 1789. Ngục Bastille được xây tại quảng trường này khoảng năm 1380 dưới thời vua Charles V là một đồn lính trong hệ thống đồn canh phòng thủ Paris và được chuyển mục đích sử dụng thành nhà tù từ thế kỷ 17 để giam giữ những tù chính trị. Năm 1792 ngục Bastille bị phá bỏ để làm thành quảng trường và một cây cột trụ đã được dựng ở đây. Vị trí ngục Bastille thời xưa hiện nay là là nhà hát Opéra Bastille, con rạch thoát nước phía sau ngục hiện là bến đậu ghe thuyền Arsénal một phần của con kinh Saint Martin trước khi thông với sông Seine.

Hàng ngày có chuyến du thuyền trên kinh Saint Martin dài 2 giờ 30 phút do hãng Canauxrama điều hành, du khách có thể khởi hành từ bến Arsénal cạnh sông Seine hay từ công viên Villette đầu con kinh trên phía Bắc với giá khoảng 16 Euro. Thời gian du thuyền lâu là vì tàu phải qua những cửa khóa chận (Clock) đóng mở nhằm cân bằng mực nước hai bên trên kinh cho bằng nhau. Du khách cũng có thể mua vé du thuyền trên sông Seine sau đó tàu sẽ đi luôn vào kinh đào Saint Martin. Chuyến này mỗi ngày chỉ có một chuyến khởi hành từ sông Seine buổi sáng và chuyến ngược lại vào buổi chiều.

Sách du lịch Trịnh Hảo Tâm đã xuất bản 8 quyển ký sự du lịch:

1. Trên Những Nẻo Đường Việt Nam 
2. Miền Tây Hoa Kỳ 
3. Ký Sự Du Lịch Trung Quốc 
4. Mùa Thu Đông Âu 
5. Tây Âu Cổ Kính 
6. Miền Đông Nước Mỹ Và Canada 
7. Hành Hương Thánh Địa Do Thái 
8. Nhật Bản, Hồng Kông - Macau, Thái Lan.

Đã có bán trên Nguoi Viet Shop (www.nguoi-viet.com). 

Tất cả mỗi quyển đồng giá 15 USD (bao cước phí) hay liên lạc: Trịnh Hảo Tâm 3683 Hawks Dr. Brea, CA 92823 (714)528-1413 Email: 
trinhhaotam@yahoo.com

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 THÍCH CỦA NGƯỜI CAO TUỔI Một thích trong túi có tiền Ai mời hiếu, hỷ ...khỏi phiền cháu con Hai thích được bát canh ngon Cao lương chẳng thiết bởi còn răng đâu Ba thích Con, Cháu, Rể, Dâu Gia phong giữ nếp hàng đầu Hiếu - Trung Bốn thích thoả mãn riêng - chung Ăn riêng nhưng vẫn vui cùng cháu con Năm thích Làng phố vuông tròn Đói no - Sướng khổ - Mất còn....có nhau Sáu thích sống thọ chết mau Ốm lâu con khổ lại đau thân mình Bảy thích xã hội gia đình Bạc cờ. ma tuý..... thực tình tránh xa Tám thích mồ mả ông cha Xây cất tôn tạo ít ra bằng người Chín thích đầy ắp tiếng cười Được hưởng không khí vui tươi hàng ngày Mười thích phút chót dương này Tuỳ nghi biện lễ, chớ vay mượn nhiều ***
‘Tinh thần hiệp sĩ’ được hiểu là những phẩm chất như: Trọng danh dự, lòng trung thành, dũng cảm, sự hào phóng và sẵn sàng bảo vệ kẻ yếu. Mặc dù tên và khái niệm nghe có vẻ cổ hủ nhưng nó vẫn tồn tại cho đến ngày nay, dưới nhiều hình thức khác nhau. 'Tinh thần hiệp sĩ' là gì? Một số những nhân vật lịch sử biểu trưng cho “Tinh thần hiệp sĩ” là Vua Arthur, ngài Galahad, và các Hiệp sĩ Bàn tròn. Khi nhắc tới tinh thần hiệp sĩ, người ta có thể hình dung một quý ông thời Victoria bảo vệ danh dự của một quý bà trước những lời xúc phạm của một nhân viên phục vụ. Những người khác có thể nghĩ đến việc đàn ông mở cửa cho phụ nữ hoặc kéo ghế và mời cô ấy ngồi trong nhà hàng.
Từ lâu, người Sài Gòn đã rất khâm phục cách đặt tên cho đường phố ở Sài Gòn-Gia Định-Chợ Lớn. Mọi người vẫn đinh ninh rằng đó là tập họp của một công trình có sự đóng góp trí tuệ của nhiều người, một Hội đồng gồm nhiều: học giả, sử gia, nhà văn uy tín… Nhưng thật sự bất ngờ khi được biết kiệt tác lịch sử này đã được hoàn thành bởi một công chức...! Người đó là Trưởng Phòng Họa Đồ thuộc Tòa Đô Chánh-Sài Gòn. Ông Ngô Văn Phát, Nhà văn – bút hiệu Thuần Phong, sinh ngày 16-10-1910 tại huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu....! Sau hiệp định Genève tháng 7 năm 1954 Pháp bàn giao chính quyền cho Chính Phủ Bảo Đại, với Thủ Tướng Ngô Đình Diệm. Để đánh dấu việc giành độc lập từ tay người Pháp, Toà Đô Chánh Sài Gòn được lệnh gấp rút thay thế toàn bộ tên đường từ tên Pháp qua tên Việt trong khoảng thời gian ngắn nhất.
Một danh sách những bản nhạc mùa thu BM Thưởng thức âm nhạc phù hợp với phong cảnh mùa thu. Với nghệ sĩ, thời điểm giao mùa là thứ khiến cho xúc cảm thăng hoa mãnh liệt, và sự giao mùa dường như luôn biết cách làm mới mỗi chúng ta. Trong âm nhạc, sự giao mùa cũng là niềm cảm hứng bất tận để những bài hát nổi tiếng và những tác phẩm kinh điển được viết nên. Bằng chứng là nhiều nhà soạn nhạc của dòng nhạc cổ điển như Antonio Vivaldi, Pyotr Ilyich Tchaikovsky, Joseph Haydn, Alexander Glazunov, Vaughan Williams và một vài tác giả của dòng nhạc đương đại đã khoác lên những tác phẩm của họ màu sắc của các mùa trong năm qua những cái tên có thể kể đến như “The Seasons,” hoặc “The Four Seasons”.
Dựa trên nhiều khám phá khảo cổ học, các nhà khoa học đã thừa nhận phụ nữ Viking ở Scandinavia (Bắc Âu) "quyền lực" hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây. Ra trận Các nhà khảo cổ đã phát hiện ra nhiều ngôi mộ chứa hài cốt của các nữ chiến binh Viking. Từ lâu, người ta cho rằng, ngôi mộ cổ ở thị trấn Birka của người Viking thuộc về một người có tầm quan trọng về quân sự. Sau đó, các nghiên cứu toàn diện về DNA cho thấy chiến binh Birka thực chất là một phụ nữ.
Nhà Trắng là nơi làm việc chính thức của của Tổng thống – người quyền lực nhất nước Mỹ, đồng thời đây cũng là nơi ở của ông và gia đình. Tòa nhà này đã có lịch hàng thế kỷ và trở thành biểu tượng quyền lực của người đứng đầu nước Mỹ. Và tất nhiên bản thân nó cũng ẩn chứa rất nhiều bí mật thú vị mà không phải ai cũng biết. Top 14 điều không phải ai cũng biết về Nhà Trắng
bài hát “ĐỪNG EM” Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=55glr5LDysA Ca sĩ: Đoàn Sơn Thơ: Nguyên Khang Nhạc: Mai Phạm Keyboard: Duy Tiến Video: APHUONGFILM – Melbourne, AUSTRALIA Link Youtube : https://youtu.be/55glr5LDysA Link lời bài hát file PDF: https://drive.google.com/file/d/1eb2g_SGvLK3pOXtcYdsge-MfShAd6EGU/view Trân trọng và cám ơn, Mai Pham
Âm nhạc chữa bệnh “Hãy tập trung vào âm thanh của nhạc cụ,” Andrew Rossetti, một nhà nghiên cứu và trị liệu âm nhạc được cấp phép cho biết khi anh gảy các hợp âm trên một cây đàn guitar Tây Ban Nha cổ điển . “Nhắm mắt lại. Hãy nghĩ về một nơi mà bạn cảm thấy an toàn và thoải mái,” Rossetti nó
Trận Xương Giang là trận chiến cuối cùng đặt dấu chấm hết cho toàn bộ cánh quân của Liễu Thăng. Đây là một trong những trận chiến thảm khốc nhưng oanh liệt nhất của toàn bộ cuộc chiến. Chỉ trong vòng 27 ngày đêm (từ ngày 8/10/1427 đến ngày 3/11/1427) mà có sự tham chiến của gần 20 vạn quân từ đôi bên trên một chiến tuyến khoảng 100 km. Trong trận chiến này, chủ lực của quân Minh sang tiếp viện bị thiệt hại gần như toàn bộ và không thể tham chiến nữa.
Khoa học tồn tại vốn là để giúp con người ngày càng tiến bộ hơn, và cũng là để giải đáp những bí ẩn tồn tại trong cuộc sống. Tuy nhiên, đã có rất nhiều lần các chuyên gia bị lạc lối vì chính những thứ họ tìm ra. Những bí ẩn của thế giới đến nay vẫn chưa có lời giải
Bảo Trợ