Mạc Đĩnh Chi trượt Trạng nguyên vì ngoại hình xấu xí?
26 Tháng Tư 20142:00 CH(Xem: 2408)
Mạc Đĩnh Chi (1280-1346) có tên chữ là Tiết Phu, người làng Lũng Động, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Tài liệu cổ từng viết rằng ông học giỏi, nhưng vì xấu tướng nên không được vua lấy đỗ trạng nguyên. Có phải vậy không?
Từ nhỏ, Mạc Đĩnh Chi đã nổi tiếng thần đồng, đỗ Trạng nguyên vào niên hiệu Hưng Long thứ 12, đời vua Trần Anh Tông (1304). Mạc Đĩnh Chi được mô tả có tướng mạo vô cùng xấu xí: lùn, đen, mồm rộng, mũi tẹt, trán dồ.
Tượng Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi thờ ở Chùa Dâu, Bắc Ninh. Nguồn: Wikipedia
Tháng 3 năm Giáp Thìn (1304) khi ông đi thi, văn bài làm trội hơn người, nhưng vua không muốn lấy đỗ Trạng nguyên. Các tài liệu cổ để lại đã giải thích sai sự việc này, cho là vua thấy Mạc Đĩnh Chi xấu tướng không muốn lấy đỗ. Thực ra là vì lý do chính trị!
Trần Anh Tông (1276 – 1320) là vị vua thứ tư của nhà Trần, lên ngôi năm 1293, khi chiến tranh Nguyên Mông – Đại Việt lần thứ ba kết thúc, được đánh giá là một vị vua anh minh không kém gì cha mình (Trần Nhân Tông). Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép rằng “Vua khéo biết kế thừa, cho nên thời cuộc đi tới thái bình, chính trị trở nên tốt đẹp, văn vật chế độ ngày càng thịnh vượng, cũng là bậc vua tốt của triều Trần”. Như vậy, việc một vị vua anh minh như ông không muốn chấm đậu một kỳ tài như Mạc Đĩnh Chi chỉ vì dung mạo xấu xí là một điều không hợp lý.
Đời Trần là thời kỳ bắt đầu dùng chữ Nôm làm thơ văn, lại gọi chữ Nôm ấy là Quốc Âm. Đây là một cách tạo thế độc lập trong văn tự với nhà Nguyên bên Trung Quốc. Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông đã để lại hai bài phú bằng chữ Nôm nổi tiếng là “Cư trần lạc đạo phú” và “Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca”. Đời vua Trần Nhân Tông có ông Nguyễn Thuyên làm bài văn tế cá sấu bằng chữ Nôm, vua lấy làm vinh hạnh, coi chẳng kém Hàn Dũ đời Đường, nên hạ chỉ cho ông đổi từ họ Nguyễn sang họ Hàn, thành Hàn Thuyên.
Sau ba lần đánh tan quân Nguyên Mông xâm lược, chúng ta thừa biết tinh thần quốc gia cao vọt như thế nào. Đây mới chính là lý do khiến vua Trần Anh Tông không muốn lấy Mạc Đĩnh Chi đỗ Trạng nguyên, bởi vì ông này đã từng là môn khách của Trần Ích Tắc.
Trần Ích Tắc là ai?
Đại Việt Sử ký Toàn thư viết “Ích Tắc là con thứ của Thượng hoàng [Trần Thái Tông], thông minh hiếu học, thông hiểu lịch sử, lục nghệ, văn chương nhất đời. Dù nghề vặt như đá cầu, đánh cờ, không nghề gì không thông thạo; từng mở học đường ở bên hữu phủ đệ, tập hợp văn sĩ bốn phương cho học tập, cấp cho ăn mặc, đào tạo thành tài như bọn Mạc Đĩnh Chi ở Bàng Hà, Bùi Phóng ở Hồng Châu ... gồm 20 người, đều được dùng cho đời... Đến 15 tuổi, thông minh hơn người, làu thông kinh sử và các thuật, vẫn còn có ý tranh đoạt ngôi trưởng đích. Ích Tắc đã từng gửi thư riêng cho khách buôn ở Vân Đồn xin quân Nguyên xuống nam. Đến nay [1285], người Nguyên vào cướp, Ích Tắc xin hàng để mong được làm vua...”
Ngày 15/3/1285, Trần Ích Tắc đem cả gia đình hàng giặc, được đưa về phương Bắc và được Hốt Tất Liệt phong làm An Nam Quốc Vương, chờ ngày đưa trở về nước. Sau khi quân Nguyên Mông đại bại, Trần Ích Tắc ở lại Trung Quốc, trải qua nhiều chức quan to cho đến khi qua đời. Năm Chí Thuận thứ nhất Nhà Nguyên (1330), Trần Ích Tắc được truy tặng tước Trung Ý Vương.
Việc Trần Ích Tắc đem cả gia đình đầu hàng, làm quan cho giặc là một sự sỉ nhục lớn đối với nhà Trần. Do đó, Trần Ích Tắc tuy cũng bị kết án vắng mặt, nhưng vì tình thân cốt nhục, không nỡ đổi họ xoá tên, mà bị gọi là Ả Trần, ý nói hèn nhát như đàn bà. Chính việc từng là môn khách của Trần Ích Tắc khiến vua Trần Anh Tông không muốn chấm đỗ Mạc Đĩnh Chi. Bởi như ta thấy, ở khoá thi năm Giáp Thìn ấy (1304), có tới 44 người đỗ Thái học sinh, thậm chí người đỗ hoàng giáp là Nguyễn Trung Ngạn mới chỉ 16 tuổi, điều này chứng tỏ chính sách thu hút nhân tài thời Trần Anh Tông rất rộng mở.
Vị vua anh minh
Năm 1301, Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông có hứa gả Huyền Trân công chúa cho vua Chiêm Thành Chế Mân. Sau đó, Chế Mân nhiều lần sai sứ giả sang Đại Việt hỏi việc hôn lễ, nhưng triều thần nhà Trần phản đối, chỉ có Văn Túc Vương Đạo Tái và Nhập nội hành khiển Trần Khắc Chung chủ trương tán thành. Năm 1306, Chế Mân dâng hai châu Ô, Rý làm của hồi môn, Trần Anh Tông đồng ý gả công chúa cho vua Chiêm. Điều này cho ta thấy vua là người có tầm nhìn xa, nhờ đó đã mở mang biên giới Đại Việt xa hơn về phương Nam.
Mặc dù đương còn Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông, nhưng Trần Anh Tông đã mạnh dạn bãi bỏ nhiều tục lệ cũ như xăm rồng vào đùi hay hôn nhân nội tộc. Điểm này cho ta thấy Trần Anh Tông là một người vị vua có đầu óc canh tân. Từ hai điều trên cho phép ta kết luận một vị vua anh minh, canh tân và có tầm nhìn xa như ông không thể nào muốn đánh trượt Mạc Đĩnh Chi chỉ vì dung mạo xấu xí.
Đền thờ Mạc Đĩnh Chi ở quê hương. Nguồn: Wikipedia
Có một điểm quan trọng nữa là tính vua rất nghiêm khắc. Lúc trước, đức vua bị Thái thượng hoàng quở trách vì thói rượu chè, sau này chẳng những ông bỏ hẳn mà còn ghét những người nghiện rượu. Khoảng năm Hưng Long (1293-1314), triều đình khuyết chức Hành khiển, Thái thượng hoàng muốn chọn Nguyễn Quốc Phụ cho chức ấy, nhưng Trần Anh Tông không đồng ý chỉ vì Nguyễn Quốc Phụ là kẻ nghiện rượu "Nếu lấy ngôi thứ mà bàn, thì [Quốc Phụ] được rồi, chỉ hiềm hắn nghiện rượu thôi!". Nhân Tông im lặng rồi không dùng. Quốc Phụ cuối cùng vẫn giữ chức cũ cho đến khi chết. Trần Anh Tông thận trọng đối với những chức vị quan trọng như thế đấy.
Chính tính nghiêm khắc này khiến cho ta thêm chắc rằng Trần Anh Tông không muốn Mạc Đĩnh Chi đậu Trạng nguyên là vì lí do chính trị. Một người thông minh như Mạc Đĩnh Chi tất đoán được nguyên do. Do đó, ông đã làm bài phú Ngọc Tỉnh Liên để bộc bạch lòng mình:
"Anh cũng là người quân tử ưa hoa sen đó chăng?Ta có giống lạ trong ống áo này.Chẳng phải như đào trần lý tục; chẳng phải như trúc cỗi mai gầy.Câu kỷ phòng tăng khó sánh; mẫu đơn đất Lạc nào tày.Giậu Đào Lệnh cúc sao ví được; vườn Linh Quân lan khó sánh thay!Ấy là giống sen giếng ngọc ở đầu núi Thái Hoa đây.” Bài phú Ngọc Tỉnh Liên nếu ta phân tích kỹ thì thấy ý tứ hàm chứa trong đó rất lớn. Mạc Đĩnh Chi ví mình như hoa sen, vốn có tiết khí thanh cao, không loại hoa nào sánh được, gần bùn nhưng chẳng hôi tanh mùi bùn. Hơn nữa, sen này lại trồng trong giếng ngọc nữa thì càng cao quý biết bao. Mạc Đĩnh Chi như sen, dù có phải ở vào hoàn cảnh ô trược thế nào thì cũng vẫn giữ khí tiết thanh cao, huống chi ở phải vào một thời tốt đẹp, vua minh chánh thì người ông càng cao quý biết mấy. Sen quý nhưng phải có người sành mới biết thưởng thức. Vua đọc bài phú của ông cho là kiệt tác nên mới lấy đỗ và yêu dùng.
Bài phú dùng để giải thích việc Mạc Đĩnh Chi từng làm môn khách cho Trần Ích Tắc thuở trước là do thời thế chứ chẳng hề bị nhiễm ô thì đúng hơn là giải thích cho một việc tầm thường như dung mạo xấu xí của ông.
Tác giả Thiện Ngộ tên thật là Nguyễn Quốc Bửu, hiện đang sinh sống và làm việc tại Phú Yên. Đã xuất bản tiểu thuyết kiếm hiệp Huyết Án Phiên Ngung Thành.
10 THÍCH CỦA NGƯỜI CAO TUỔI
Một thích trong túi có tiền
Ai mời hiếu, hỷ ...khỏi phiền cháu con
Hai thích được bát canh ngon
Cao lương chẳng thiết bởi còn răng đâu
Ba thích Con, Cháu, Rể, Dâu
Gia phong giữ nếp hàng đầu Hiếu - Trung
Bốn thích thoả mãn riêng - chung
Ăn riêng nhưng vẫn vui cùng cháu con
Năm thích Làng phố vuông tròn
Đói no - Sướng khổ - Mất còn....có nhau
Sáu thích sống thọ chết mau
Ốm lâu con khổ lại đau thân mình
Bảy thích xã hội gia đình
Bạc cờ. ma tuý..... thực tình tránh xa
Tám thích mồ mả ông cha
Xây cất tôn tạo ít ra bằng người
Chín thích đầy ắp tiếng cười
Được hưởng không khí vui tươi hàng ngày
Mười thích phút chót dương này
Tuỳ nghi biện lễ, chớ vay mượn nhiều
***
‘Tinh thần hiệp sĩ’ được hiểu là những phẩm chất như: Trọng danh dự, lòng trung thành, dũng cảm, sự hào phóng và sẵn sàng bảo vệ kẻ yếu. Mặc dù tên và khái niệm nghe có vẻ cổ hủ nhưng nó vẫn tồn tại cho đến ngày nay, dưới nhiều hình thức khác nhau.
'Tinh thần hiệp sĩ' là gì?
Một số những nhân vật lịch sử biểu trưng cho “Tinh thần hiệp sĩ” là Vua Arthur, ngài Galahad, và các Hiệp sĩ Bàn tròn. Khi nhắc tới tinh thần hiệp sĩ, người ta có thể hình dung một quý ông thời Victoria bảo vệ danh dự của một quý bà trước những lời xúc phạm của một nhân viên phục vụ. Những người khác có thể nghĩ đến việc đàn ông mở cửa cho phụ nữ hoặc kéo ghế và mời cô ấy ngồi trong nhà hàng.
Từ lâu, người Sài Gòn đã rất khâm phục cách đặt tên cho đường phố ở Sài Gòn-Gia Định-Chợ Lớn.
Mọi người vẫn đinh ninh rằng đó là tập họp của một công trình có sự đóng góp trí tuệ của nhiều người, một Hội đồng gồm nhiều: học giả, sử gia, nhà văn uy tín…
Nhưng thật sự bất ngờ khi được biết kiệt tác lịch sử này đã được hoàn thành bởi một công chức...!
Người đó là Trưởng Phòng Họa Đồ thuộc Tòa Đô Chánh-Sài Gòn.
Ông Ngô Văn Phát, Nhà văn – bút hiệu Thuần Phong, sinh ngày 16-10-1910 tại huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu....!
Sau hiệp định Genève tháng 7 năm 1954 Pháp bàn giao chính quyền cho Chính Phủ Bảo Đại, với Thủ Tướng Ngô Đình Diệm.
Để đánh dấu việc giành độc lập từ tay người Pháp, Toà Đô Chánh Sài Gòn được lệnh gấp rút thay thế toàn bộ tên đường từ tên Pháp qua tên Việt trong khoảng thời gian ngắn nhất.
Một danh sách những bản nhạc mùa thu
BM
Thưởng thức âm nhạc phù hợp với phong cảnh mùa thu.
Với nghệ sĩ, thời điểm giao mùa là thứ khiến cho xúc cảm thăng hoa mãnh liệt, và sự giao mùa dường như luôn biết cách làm mới mỗi chúng ta. Trong âm nhạc, sự giao mùa cũng là niềm cảm hứng bất tận để những bài hát nổi tiếng và những tác phẩm kinh điển được viết nên. Bằng chứng là nhiều nhà soạn nhạc của dòng nhạc cổ điển như Antonio Vivaldi, Pyotr Ilyich Tchaikovsky, Joseph Haydn, Alexander Glazunov, Vaughan Williams và một vài tác giả của dòng nhạc đương đại đã khoác lên những tác phẩm của họ màu sắc của các mùa trong năm qua những cái tên có thể kể đến như “The Seasons,” hoặc “The Four Seasons”.
Dựa trên nhiều khám phá khảo cổ học, các nhà khoa học đã thừa nhận phụ nữ Viking ở Scandinavia (Bắc Âu) "quyền lực" hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây.
Ra trận
Các nhà khảo cổ đã phát hiện ra nhiều ngôi mộ chứa hài cốt của các nữ chiến binh Viking. Từ lâu, người ta cho rằng, ngôi mộ cổ ở thị trấn Birka của người Viking thuộc về một người có tầm quan trọng về quân sự. Sau đó, các nghiên cứu toàn diện về DNA cho thấy chiến binh Birka thực chất là một phụ nữ.
Nhà Trắng là nơi làm việc chính thức của của Tổng thống – người quyền lực nhất nước Mỹ, đồng thời đây cũng là nơi ở của ông và gia đình. Tòa nhà này đã có lịch hàng thế kỷ và trở thành biểu tượng quyền lực của người đứng đầu nước Mỹ. Và tất nhiên bản thân nó cũng ẩn chứa rất nhiều bí mật thú vị mà không phải ai cũng biết.
Top 14 điều không phải ai cũng biết về Nhà Trắng
bài hát “ĐỪNG EM”
Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=55glr5LDysA
Ca sĩ: Đoàn Sơn
Thơ: Nguyên Khang
Nhạc: Mai Phạm
Keyboard: Duy Tiến
Video: APHUONGFILM – Melbourne, AUSTRALIA
Link Youtube : https://youtu.be/55glr5LDysA
Link lời bài hát file PDF:
https://drive.google.com/file/d/1eb2g_SGvLK3pOXtcYdsge-MfShAd6EGU/view
Trân trọng và cám ơn,
Mai Pham
Âm nhạc chữa bệnh
“Hãy tập trung vào âm thanh của nhạc cụ,” Andrew Rossetti, một nhà nghiên cứu và trị liệu âm nhạc được cấp phép cho biết khi anh gảy các hợp âm trên một cây đàn guitar Tây Ban Nha cổ điển . “Nhắm mắt lại. Hãy nghĩ về một nơi mà bạn cảm thấy an toàn và thoải mái,” Rossetti nó
Trận Xương Giang là trận chiến cuối cùng đặt dấu chấm hết cho toàn bộ cánh quân của Liễu Thăng. Đây là một trong những trận chiến thảm khốc nhưng oanh liệt nhất của toàn bộ cuộc chiến. Chỉ trong vòng 27 ngày đêm (từ ngày 8/10/1427 đến ngày 3/11/1427) mà có sự tham chiến của gần 20 vạn quân từ đôi bên trên một chiến tuyến khoảng 100 km. Trong trận chiến này, chủ lực của quân Minh sang tiếp viện bị thiệt hại gần như toàn bộ và không thể tham chiến nữa.
Khoa học tồn tại vốn là để giúp con người ngày càng tiến bộ hơn, và cũng là để giải đáp những bí ẩn tồn tại trong cuộc sống. Tuy nhiên, đã có rất nhiều lần các chuyên gia bị lạc lối vì chính những thứ họ tìm ra.
Những bí ẩn của thế giới đến nay vẫn chưa có lời giải
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.