Đinh Nguyên Kha Bị Khủng Bố Tinh Thần Và Đã Tuyệt Thực Trong Trại Giam Xuyên Mộc - Pv. Huyền Trang khởi kiện và tố cáo ông Võ Xuân Ái vi phạm pháp luật

26 Tháng Tư 20142:00 CH(Xem: 2265)

Đinh Nguyên Kha Bị Khủng Bố Tinh Thần Và Đã Tuyệt Thực Trong Trại Giam Xuyên Mộc

blank
Từ ngày thăm nuôi vào ngày 24 tháng 3 cho đến nay Kha không viết thư và gọi điện về gia đình. Tôi và Mẹ đều tin rằng có chuyện không lành đối với Kha trong trại giam…

Lúc 5h sáng ngày 24/4/2014, chúng tôi xuất phát từ Long An đi Xuyên mộc trong tâm trạng rất bồn chồn và lo lắng. Đi cùng gia đình chúng tôi là gia đình chị Oanh – những người bạn luôn quan tâm về hoàn cảnh của gia đình tôi. Biết chắc rằng trại giam sẽ không cho họ vào gặp Kha, nhưng họ vẫn đi. “Đi để tận mắt chứng kiến cảnh nhà tù khắc nghiệt giam cầm những người yêu nước. Đi để chứng kiến cảnh trại giam đối xử tệ hại với tù nhân. Và đi để nhìn Kha từ phía xa sau hung cử sổ, một phần nào đó thông cảm và chia sẽ cùng Kha”. Đó là những gì mà gia đình chị Oanh đã tâm sự cùng tôi

Đúng 10h sáng chúng tôi có mặt tại trại K3, Xuyên Mộc. Mẹ tôi vào làm thủ tục thăm gặp và xin cho gia đình chị Oanh cùng gặp. Và họ đã từ chối, đây là điều chúng tôi đã đoán được nên cũng không câu nệ. Gia đình chị Oanh đành phải ra đứng phía xa ngoài sân và nhìn vào từ khe cửa sổ đối diện.

Khoảng 15 phút sau, Kha được dẫn ra từ phía sau. Nhìn từ xa, thấy Kha cười toe toét, tay còn xách theo cái bịch rau bước đi vội.

Lần này gặp mặt, tôi ngỡ ngàng khi nhìn lại đứa đứa em mình, khác hẳn. Mặt nó xanh nhạt, gầy teo, mắt lờ đờ thiếu sức sống. Mẹ tôi hỏi ngay:

- Có chuyện gì xảy ra với con trong này vậy? Cả tháng không viết thư và gọi điện về nhà.

- Con bị kỷ luật.

- Cái gì vậy? Sao lại bị kỷ luật?

- Con tuyệt thực 2 ngày nay để phản đối chế độ hà khắc vô lý của trại giam.

- Họ đã làm gì con?

- Họ khủng bố tinh thần con bằng mọi cách. Họ không cho con đọc sách báo của mẹ gửi vào tháng trước. Họ không cho con nhận xấp hình của gia đình mình gửi, không cho xem đĩa, TV, mặc dù mọi thứ đều có sẵn trong trại. Họ không cho con đi ra ngoài phòng đi lao động, mặc dù những người phòng bên cạnh được phép ra. Con thấy cách họ đối xử với tù nhân rất tệ, và vì quyền lợi của những người tù nên con đã phản đối họ gay gắt. Và con đã bị kỷ luật.

Đến đây, cán bộ trai giam đứng dậy cáo gắt ngắt lời Kha và anh ta quát tháo:

- Đi thăm gặp phạm nhân, gia đình nên hỏi thăm về sức khỏe, không nói những chuyện không liên quan. Gia đình có tin rằng chúng tôi cắt thăm nuôi, không cho thăm gặp nữa không?

Không thể chấp nhận được thái độ và lời nói của cán bộ trại giam, rất hung hăng, và lạm quyền. Mẹ tôi từ tốn hỏi:

- Vậy những thứ chúng tôi gửi vào tháng trước, các anh hứa sẽ chuyển đến cho Kha. Mà bây giờ các anh đã làm gì?

- Chúng tôi chưa kiểm duyệt xong mọi thứ. Một số ảnh chúng tôi sẽ tịch thu, mọi thứ khác chúng tôi sẽ gửi trả lại. Và anh Kha không đủ điều kiện để hưởng những thứ đó.

- Còn việc con tôi đòi hỏi quyền lợi chính đáng của tù nhân trong trại tù thì các anh lại thù hằn nó và khủng bố tinh thần nó như thế sao? Các anh cư xử với những người tù chính trị như thế sao? Lương tâm của các anh có cắn rức khi làm như vậy không?

- Tôi cảnh cáo chị, chị nói vi phạm quy định. Ở đây không có tù chính trị và chị không được phép gọi là tù nhân và nhà tù. Chị phải gọi là phạm nhân và trại giam còn tù chính trị phải gọi là ( anh ta chạy vào trong, giở sách ra xem và đưa cho một anh khác rồi chỉ vào sách nói) tội xâm phạm an ninh quốc gia.

- Các anh lại lạm quyền và áp đặt, tôi dân nhà quê, con tôi bị ở tù thì tôi gọi là tù. Nó bị bắt tội có liên quan chính trị thì tôi gọi là tù chính trị. Các anh có kê súng vào đầu tôi tôi cũng nói như thế. Và rõ ràng các anh đang kỳ thị và phân biệt. Những người tù khác được thăm gặp ở ghế đá ngoài phòng thăm gặp, rất dễ dàng và hầu như không có sự cản trở nào. Còn chúng tôi thì sao?

Không khí phòng thăm gặp bắt đầu trở nên căng thẳng bởi những lời tranh luận gay gắt của hai bên. Phía trại giam họ luôn tìm cách tránh né những câu hỏi trực diện về quy định ăn ở , lao động và giải trí của tù nhân. Họ luôn trả lời theo những cách áp đặt và hăm dọa. Những người thăm nuôi khác bị đuổi ra ngoài, họ đứng cùng gia đình chị Oanh bên cửa sổ lắng nghe cũng căm phẫn lắm mà không dám lên tiếng.

- Nếu họ cứ tiếp tục như thế này, con sẽ đấu tranh đòi quyền lợi đến cùng. Mặc dù cách họ làm sẽ khiến cho con bị điên trong khoảng vài tháng nữa. Mẹ tìm cách chuyển trại cho con, từ trại tù qua trại tâm thần.

- Vậy chúng tôi sẽ cho anh đi phụ hồ, anh không làm được thì tính gì với tụi tui.

- Các anh lại dùng quyền lực hăm dọa nữa rồi. Các anh phải có chế độ đào tạo và hướng dẫn nghề cho phạm nhân và hướng họ lao động để hòa nhập sau này. Các anh anh đã không có trách nhiệm và các anh đã thất bại. Các anh không cải tạo nỗi những người tù để họ tốt hơn, ngược lại, các anh càng làm cho họ tệ hại hơn. Các anh đã thất bại. Các anh phải thay đổi và làm cho mọi chuyện tốt đẹp hơn về sau. Và chúng tôi không hề muốn tranh luận với các anh về vấn đề như thế này nữa trong những lần thăm nuôi kế tiếp.

Cả phòng yên lặng, gia đình tôi nhìn Kha, đau xót lắm. Kha đưa cho mẹ tôi một bịch vài cọng rau đã úa màu, trong đó còn có một trái dưa hấu cuốn đã héo và nhũn nước. Kha đưa cho ba tôi một chiếc xe đạp tự làm bằng cách ghép những thứ phế phẩm nhặt được từ trại giam. “ Rau con trồng và thứ này con làm để tặng gia đình”. Mẹ tôi như chết lặng, nghe đâu đó có tiếng thút thít của những người nép ngoài cửa sổ, rồi to dần.

Cuộc thăm gặp ngắn ngủi rồi cũng trôi qua. Kha đứng dậy ôm mọi người chào tạm biệt. Mẹ tôi bần thần rồi đột nhiên bật dậy, nắm với lấy tay Kha và nói như ra lệnh “Con phải giữ sức khỏe và làm những việc cho là đúng, chuyện bên ngoài, để Mẹ”. Kha gật đầu rồi quay lưng, tay xách bịch đồ thăm nuôi bước lững lờ rồi khuất dần qua lớp cửa trại giam kiên cố.

Chứng kiến buổi thăm gặp từ đầu đến cuối, một người đứng ngoài cửa sổ thốt lên: “ Chúa ơi, tội nghiệp thằng bé. Việt Nam ơi, quyền con người của chúng con ở nơi đâu?
 Theo FB Thạch Thảo

Pv. Huyền Trang khởi kiện và tố cáo ông Võ Xuân Ái vi phạm pháp luật

VRNs (26.04.2014) – Sài Gòn – Phóng viên Anna Huyền Trang đã gởi Đơn khởi kiện ông Võ Xuân Ái, cán bộ công an cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất, chỉ huy và các công an, các an ninh sân bay Tân Sơn Nhất khác có hành vi ngăn chặn cô xuất cảnh, tịch thu hộ chiếu mà không xuất trình được lệnh, quyết định cấm xuất cảnh của người, cơ quan có thẩm quyền. Ông Ái cũng không giao cho tôi Biên Bản tịch thu hộ chiếu cho cô Trang.

Pv. Anna Huyền Trang trong một lần tác nghiệp. Ảnh tác giả cung cấp

Pv. Anna Huyền Trang trong một lần tác nghiệp. Ảnh tác giả cung cấp

Và gởi Đơn tố cáo ông Vũ Xuân Ái chỉ huy và các Công an, an ninh sân bay Tân Sơn Nhất và một số người khác không biết tên do họ không giới thiệu tên, đã ngăn chặn cô Trang xuất cảnh, tịch thu hộ chiếu, giam giữ, đánh và lăng nhục, kè cổ như một tên tội phạm… mà không xuất trình được lệnh, quyết định cấm xuất cảnh, hủy bỏ hiệu lực hộ chiếu, giam giữ … của người, cơ quan có thẩm quyền. Cũng không giao bất kỳ Biên bản nào theo đúng qui định pháp luật.

—–

 

 

 

Ngày 25 tháng 04 năm 2014

 ĐƠN KHỞI KIỆN

 

V/v:Hành vi hành chính ngăn cản trái phép công dân xuất cảnh 

 

 Kính gởiTÒA ÁN NHÂN DÂN TP.HCM

 

Họ và tên người khởi kiện: Nguyễn Thị Huyền Trang

CMND số 271885453 cấp ngày 29.06.2004 tại công an Đồng Nai

Địa chỉ liên lạc: 38 Kỳ Đồng, phường 9, Quận 3, Sài Gòn

Họ và tên người bị kiện: Vũ Xuân Ái

Cấp bậc : Thượng tá

Đơn vị : Công an cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất- Bộ Công An

Nay Người khởi kiện trình bày với Quý Tòa Đơn khởi kiện nội dung sau:

Nguyên ngày 13.04.2014 tôi, công dân Nguyễn Thị Huyền Trang, có hộ chiếu số B7395142 do Cục Quản lý xuất nhập cảnh cấp ngày12.11.2012, làm thủ tục xuất cảnh đi Hoa Kỳ tại cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất.

Nhưng đã bị Ông Vũ Xuân Ái chỉ huy và các công an , các an ninh sân bay Tân Sơn Nhất khác có hành vi ngăn chặn tôi xuất cảnh , tịch thu hộ chiếu của tôi mà không xuất trình được lệnh, quyết định cấm xuất cảnh của người, cơ quan có thẩm quyền. Ông Ái cũng không giao cho tôi Biên Bản tịch thu hộ chiếu theo như tôi yêu cầu.

Hành vi ngăn cản tôi xuất cảnh và tịch thu hộ chiếu của tôi của Ông Ái như kể trên là trái pháp luật. Bởi lẽ, cho rằng tôi “thuộc đối tượng chưa được xuất cảnh” vì lý do “an ninh…” thì phải có quyết định của ông Bộ trưởng Bộ Công an, theo qui định tại khoản 6 Điều 21 và điểm d khoản 1 Điều 22 Nghị định số 137/2006/NĐ-CP); đồng thời, việc “hủy giá trị sử dụng hộ chiếu” của tôi phải thuộc thẩm quyền Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an, theo qui định tại Điều 24 Nghị định số 137/2006/NĐ-CP.

Việc làm trái pháp luật của Ông Ái và những công an, an ninh sân bay này xâm phạm “quyền tự do ra nước ngoài” của công dân, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của tôi khi xếp tôi vào các trường hợp tội phạm, và gây thiệt hại nghiêm trọng tinh thần, vật chất của tôi.

 

KIẾN NGHỊ

Qua trình bày trên, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho tôi, đảm bảo tôn trọng pháp luật, kính đề nghị Quý Tòa xem xét giải quyết tuyên buộc Người bị kiện phải công khai xin lỗi, trả lại hộ chiếu số B7395142 cho tôi, bồi thường mọi thiệt hại, tạm tính là:

1. Vé máy bay (1375 USD x 21150 VNĐ)

 29,081,250

VNĐ

2. Tiền taxi đi lại từ nhà ra sân bay và ngược lại: 

 150,000

VNĐ

3. Thiệt hại về tinh thần:
60 tháng lương tối thiểu chung (1.150.000 VNĐ)

 69,000,000

VNĐ

 

 Tổng cộng: 

 98,231,250

VNĐ

 (Chín mươi tám triệu hai trăm ba mươi mốt ngàn hai trăm năm mươi đồng)

 

Chào trân trọng,

Nguyễn Thị Huyền Trang

 

 

 

Ngày 25 tháng 04 năm 2014

 

ĐƠN TỐ CÁO

 

V/v: Thượng tá Vũ Xuân Ái- Công an cửa khẩu sân bay Tân sơn Nhất- lạm quyền, lợi dụng chức vụ quyền hạn giữ người trái pháp luật và làm nhục người khác.

 

 Kính gởi: - CÔNG AN TP.HCM

 - VIỆN KIỂM SÁT ND TP.HCM

 - THANH TRA CÔNG AN TP.HCM

Tôi tên : Nguyễn Thị Huyền Trang, sinh năm 1988

CMND số : 271885453

Địa chỉ cư trú : 86/3 khu phố 4, phường Tân Biên, Biên Hòa, Đồng Nai

Trân trọng trình bày,

Nguyên ngày 13.04.2014 tôi, công dân Nguyễn Thị Huyền Trang, có hộ chiếu số B7395142 do Cục Quản lý xuất nhập cảnh cấp ngày 12.11.2012, làm thủ tục xuất cảnh đi Hoa Kỳ.

Nhưng đã bị Ông Vũ Xuân Ái chỉ huy và các Công an, an ninh sân bay Tân Sơn Nhất và một số người khác không biết tên do họ không giới thiệu tên, đã ngăn chặn tôi xuất cảnh, tịch thu hộ chiếu, giam giữ tôi từ 21g30 đến 23g30, đánh và lăng nhục, kè cổ như một tên tội phạm… mà không xuất trình được lệnh, quyết định cấm xuất cảnh, hủy bỏ hiệu lực hộ chiếu, giam giữ … của người, cơ quan có thẩm quyền. Cũng không giao bất kỳ Biên bản nào cho tôi theo đúng qui định pháp luật.

Tôi biết, theo qui định, nếu tôi “thuộc đối tượng chưa được xuất cảnh” vì lý do “an ninh…” thì phải có quyết định của ông Bộ trưởng Bộ Công an, theo qui định tại khoản 6 Điều 21 và điểm d khoản 1 Điều 22 Nghị định số 137/2006/NĐ-CP; đồng thời, việc “hủy giá trị sử dụng hộ chiếu” của tôi phải thuộc thẩm quyền Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an, theo qui định tại Điều 24 Nghị định số 137/2006/NĐ-CP; việc giữ tôi phải có lệnh hoặc quyết định giữ người theo qui định tố tụng hình sự hoặc hành chính.

Như vậy, Ông Ái và những công an, các an ninh sân bay này đã có dấu hiệu tội phạm hình sự: “lạm quyền trong khi thi hành công vụ” (Điều 282 Bộ luật Hình sự); “giữ người trái pháp luật” (Điều 123 hoặc Điều 303 Bộ luật Hình sự); và “làm nhục người khác” (Điều 121 Bộ luật Hình sự).

Việc làm vi phạm pháp luật của những công an, an ninh sân bay này đã xâm phạm “quyền tự do ra nước ngoài” của công dân, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của tôi khi xếp tôi vào các trường hợp tội phạm, và gây thiệt hại nghiêm trọng tinh thần, vật chất của tôi.

KIẾN NGHỊ

Qua trình bày trên, để đảm bảo tôn trọng pháp luật, kính đề nghị Quý Cơ quan xem xét, xử lý các đối tượng vi phạm pháp luật kể trên theo đúng qui định pháp luật; đồng thời buộc họ phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại dân sự cho tôi các phí tổn vật chất (vé máy bay, xe đi lại…) và thiệt hại tinh thần.

Trân trọng,

Nguyễn Thị Huyền Trang

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Trước khi Michael Phương Minh Nguyễn, công dân Mỹ gốc Việt, phải ra tòa tại Thành phố HCM vào ngày 24/6 với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”, gia đình ông ở California và những người quan tâm, trong đó có những dân biểu Mỹ, đã hy vọng rằng ông sẽ được trục xuất về Mỹ để đoàn tụ với gia đình ngay sau phiên tòa. Nhưng mọi hy vọng đã bị dập tắt ngay sau phiên tòa khi Michael Phương Minh Nguyễn bị tòa tuyên 12 năm tù và chỉ bị trục xuất sau khi đã thi hành án. Ngay sau phiên tòa, Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Việt Nam đã lên tiếng bày tỏ sự thất vọng và cho biết
“Một ngàn năm đô hộ giặc Tàu” mà người Việt không bị đồng hóa, nhưng chỉ có 70 năm mà đảng CSVN có khả năng diệt chủng dân tộc Việt Nam. “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” chỉ là khẩu hiệu lừa bịp nhân dân mà thôi. Các trí thức, văn nghệ sĩ và nhân dân đừng hy vọng được bọn thái thú địa phương lắng nghe và thực hiện theo ý dân.
Nhiều nhân vật bất đồng chính kiến, nhiều nhà hoạt động nhân quyền đã bị đưa ra xét xử trong những phiên tòa chóng vánh, kết án nặng nề mà luật sư bào chữa chỉ ra những sai phạm trong tiến trình tố tụng…......Trong một số vụ án hình sự xét xử đối với những tội danh về xâm phạm an ninh quốc gia mà tôi có dịp tham gia bào chữa với tư cách là luật sư, thì hồ sơ truy tố không có chứng cứ hoặc chứng cứ không thuyết phục. Nhưng tất cả đều dễ dàng được tòa án chấp nhận là chứng cứ hợp pháp để kết tội và tuyên hình phạt rất nặng.
Tính cách vua quan của những người cộng sản Việt Nam hiện nay đã lộ rõ ngay từ năm 1945-1946 kia chứ không phải đến bây giờ nhưng vì lúc ấy chưa cầm quyền, chưa giàu sang, dân cũng chưa có của ăn của để cho nên nó không bộc lộ. - Có những quan chức xây biệt phủ lộng lẫy, chi xài xa hoa, con cái đi học nước ngoài, vợ thì không có việc làm hoặc cũng chỉ là công chức trong bộ máy. Những trường hợp như vậy thì dân không bức xúc, không hoài nghi mới là lạ.
Thân nhân của tù nhân chính trị Trương Minh Đức công khai thư kêu cứu về tình trạng của những người đang phải tuyệt thực tại Trại Giam Số 6 Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Thư kêu cứu đề ngày 23 tháng 6 do Bà Nguyễn Thị Kim Thanh, vợ tù nhân chính trị Trương Minh Đức ký tên và gửi đến Viện Kiểm Sát Nhân Dân tỉnh Nghệ An và Bộ trưởng Công an Tô Lâm. Nội dung thư nói rõ việc Phân trại K2, Trại Giam Số 6 đang bức hại, đàn áp tù nhân chính trị.
CÒN QUY HOẠCH CÁN BỘ THÌ KHÔNG THỂ CHỐNG CHẠY CHỨC CHẠY QUYỀN Nói đến Quy hoạch cán bộ thì hiểu ngay là có người được quyền Quy hoạch và có người được Quy hoạch. Được Quy hoạch là có cơ hội thăng tiến – nên cán bộ phải cố lên. Bởi vậy, còn Quy hoạch thì sẽ có chạy Quy hoạch. Ai chạy Quy hoạch? Người bị Quy hoạch sẽ chạy Quy hoạch. Chạy ai? Chạy người có quyền Quy hoạch.
Tôi nghĩ những ông như Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng thì sách của ông ấy chỉ có đảng của ông ấy đọc, chứ chẳng ai đọc, có khi những đảng viên của ông ấy cũng chẳng đọc luôn, Bởi vì tôi cho rằng những kiến thức mà các ông viết ra không có ý nghĩa thực tế, nếu những kiến thức ấy có ý nghĩa thực tế thì đất nước Việt Nam đã phồn vinh rồi.”.- Lã Việt Dũng.....Do đó, việc xuất bản những quyển sách này chỉ làm tốn tiền dân, tốn giấy, mà không ai đọc.
Việt Nam từng ra báo từ rất lâu. Tuy nhiên theo nhận định ngay dưới thời bị Pháp đô hộ, báo chí lúc đó còn được những quyền tối thiểu mà nhiều cơ quan báo chí trong nước hiện nay không có được. Gia Định báo được cho là tờ báo tiếng Việt đầu tiên của Việt Nam được xuất bản vào ngày 15/4/1865.
Giáo sư Trần Phương:: “Thế bây giờ Chủ nghĩa xã hội của ông là cái gì đây? Thật ra mà nói, chúng ta nói và chúng ta biết là chúng ta bịp người khác. Đến tôi bây giờ, tôi cũng không biết cái Chủ nghĩa xã hội mà chúng ta sẽ đi là cái Chủ nghĩa xã hội gì đây?”./ Đại tá Phạm Đình Trọng: “Đảng CSVN đã đưa dân tộc Việt Nam vào cuộc thí nghiệm xây dựng Xã hội chủ nghĩa suốt gần nửa thế kỷ và nhân dân Việt Nam phải trả giá quá đắt.
“Trung Quốc có tình cảm với bất cứ ai đi chăng nữa nhưng lợi ích của họ không thay đổi. Việt Nam cũng phải hiểu điều đó. Hồi năm 2011 khi ông Nguyễn Phú Trọng mới đắc cử chức Tổng Bí thư thì ông sang Trung Quốc ký thỏa thuận chung về các nguyên tắc giải quyết tranh chấp trên biển. Năm 2011 xảy ra vụ (Trung Quốc) cắt cáp, năm 2012 cũng cắt cáp, rồi đến năm 2014 Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng thềm lục địa của Việt Nam chẳng hạn thì đường dây nóng giải quyết tranh chấp giữa hai bên theo nguyên tắc coi như là số 0.”
Bảo Trợ