Bạn có thể giữ con mình làm người Công giáo. Đây là cách...

26 Tháng Tư 20142:00 CH(Xem: 5429)

BẠN CÓ THỂ GIỮ CON MÌNH LÀM NGƯỜI CÔNG GIÁO. ĐÂY LÀ CÁCH…

Trò chuyện với Patrick Madrid, một nhà văn Công giáo và là cha của 11 người con.

Một vài điều người cha có thể làm cho con mình, và sẽ tồn tại mãi – Ipod mới nhất, tài sản ủy thác và ngay cả việc học đại học, tất cả chỉ tốt cho cuộc đời này. Nhưng có một sốblank món quà tồn tại mãi mà một người cha nên cẩn thận khi truyền lại. Đó là tình yêu, và cách diễn tả tình yêu được tìm thấy trong sự chết và phục sinh của Chúa Giêsu Kitô. Đó là đức tin Công giáo.

Để đưa ra một số hướng dẫn, Những Người Bố Tốt (FFG) đã nói chuyện với Patrick Madrid, một nhà văn Công giáo, chủ nhân loạt xuất bản ngày thứ Năm trên chương trình phát thanh “Đường Dây Mở” của EWTN (thứ Năm từ 3-5 giờ chiều). Ông cũng là giám đốc của viện Đại học Belmon Abbey. Ông và vợ, Nancy có 11 con, tất cả trong độ tuổi từ 8 đến 28, và ông cũng có 8 người cháu.

Fathers for Good: Các con của ông vẫn thực hành đức tin Công giáo?

Madrid: Vâng. Tạ ơn Chúa, năm cháu ở nhà vẫn đang sống đức tin (chúng không có lựa chọn!), sáu cháu lớn đã ‘trưởng thành và ra riêng’ (ba cháu trong số đó đã lập gia đình và có con). Tất cả các cháu đều sùng đạo, thực hành đức tin Công giáo.

FFG: Xin ông cho biết một số ‘yếu tố’ làm cho đức tin tươi mới và dễ chấp nhận đối với các con trẻ.

Madrid: Chúng ta không thể đánh giá thấp tầm quan trọng của tấm gương cha mẹ khi suy nghĩ về những gì mà bố mẹ Công giáo có thể làm và nên làm để giúp khuôn đúc nên niềm tin Chúa sống động và lòng yêu mến Giáo Hội trong lòng con cái họ. Có một ảnh hưởng mạnh mẽ và tuyệt vời khi chính bố mẹ sống tốt tình yêu của chính họ đối với Chúa, một cách rõ ràng nhưng không phô trương, xuyên qua kinh nguyện, đời sống đạo đức và đời sống bí tích.

Một sự so sánh tương tự tôi thường dùng là việc trồng khoai tây. Phía nam California, nơi tôi sinh ra và lớn lên, có những dải đất trồng cà chua rộng mênh mông. Rất dễ nhận ra vùng đất này vì hàng ngàn chiếc cọc thẳng đứng để buộc cây cà chua. Nếu để mọc tự nhiên, dây cà chua sẽ bò trên mặt đất, sinh quả kém, thường bị bệnh do trùng, sâu, nấm, vv. Tuy nhiên, nếu cà chua được cột vào cọc và buộc phải mọc thẳng, nó sẽ sinh trái tốt. Thật vậy, sâu và nấm là những mối nguy hiểm cần phải chống lại, nhưng chúng gây thiệt hại cho cây cà chua ít hơn nhiều khi cây cà chua được cột chặt vào cọc.

Điểm tương đồng khá rõ. Như Kinh Thánh nói, “Hãy dạy đứa trẻ con đường nó phải đi, để khi lớn lên nó vẫn không lìa bỏ (Sách Châm Ngôn 22,6). Trẻ em cần sự hướng dẫn chắc chắn và gương tốt trong những năm đầu đời để phát triển ngay thẳng trong sự hiểu biết và lòng mến Chúa. Vì vậy, lợi ích tổng hợp có được từ gương tốt của cha mẹ cùng với sự truyền đạt chân lý đức tin rõ ràng, có mục đích là rất cần thiết.

FFG: Một số phụ huynh cảm thấy không xứng hợp với công việc này.

Madrid: Để tôi nói rõ, tôi không cho mình là mẫu mực của một người cha hoàn hảo. Chúng ta ai cũng có sai lầm, tất cả chúng ta đều có khi lạc hướng, và tôi bảo đảm rằng ai cũng có thể hỏi vợ con tôi về những nơi và những lần tôi đã sai.

Điều tôi muốn nói ở đây là sự cố gắng chuyên cần mà một người cha phải làm để gieo trồng kiến thức cơ bản về đức tin công giáo, và sự nỗ lực có mục đích để dạy con cái cách thức sống niềm tin đó. Bạn không cần có bằng cấp về thần học để làm việc này. Bạn cần một sự ý thức về ý muốn Chúa dành cho bạn với tư cách là người cha, một tình yêu không thay đổi dành cho Người, và ít nhất là một kiến thức cơ bản về đức tin Công giáo cùng với ước muốn học hỏi thêm trong cuộc sống (Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo là một công cụ hữu ích và tiện lợi để học hỏi.)

Bạn sẽ không mong đợi con cái xem bạn là nghiêm túc, nếu tất cả những gì bạn có là kiến thức học ở trường về tiền bạc, hay cách cân đối ngân sách, hoặc những bổn phận khác mà những người bố phải làm để nuôi sống gia đình. Cũng vậy, nếu bạn chưa bao giờ cố gắng học hỏi và lớn lên trong sự hiểu biết và yêu mến đức tin Công giáo, các con của bạn sẽ dễ dàng cho rằng sống đức tin Công giáo thật sự không quan trọng đối với bạn. Khi chúng lớn lên, có lẽ chúng sẽ đi chỗ khác để nêu những câu hỏi về Chúa và ý nghĩa cuộc đời. Bạn không muốn điều đó xảy ra chứ.

FFG: Xin nêu một số đề nghị về việc nêu gương tốt.

Madrid: Trước hết, bạn phải cho con cái bạn biết rằng đức tin Công giáo không chỉ là công việc của một giờ một tuần vào ngày Chúa nhật. Thánh lễ Chúa nhật phải là bổn phận nổi bật và vô điều kiện của một tuần, nhưng không chỉ đừng ở đó.

Một gia đình công giáo là một loại “giáo hội tại gia”, như ĐGH Gioan Phaolô II và nhiều vị blankkhác nữa đã đề cập. Nói vậy không có nghĩa là hát nhạc phụng vụ và thắp hương tại bàn ăn. Nhưng có nghĩa là đức tin phải định hướng thói quen hằng ngày và mọi quyết định trong nhà. Con cái phải thấy bố mẹ cầu nguyện thật sự, không phải là cầu nguyện cách phô trương, nhưng là cầu nguyện sao cho chúng biết – vì chúng có thể thấy - rằng bố mẹ trông cậy tín thác vào Thiên Chúa toàn năng trong suốt cả ngày và khiêm tốn xin sự trợ giúp từ trên cao.

Tôi luôn khuyến khích việc đọc kinh Mân Côi chung trong gia đình. Nếu bạn, là người cha trong gia đình, tin tưởng cầu khẩn sự cầu thay nguyện giúp của Đức Trinh Nữ Maria Đầy Ơn Phúc mỗi ngày (đấng biết rõ làm cha mẹ là thế nào) nhân danh gia đình, đặc biệt là con cái bạn, thì bạn có thể an tâm rằng, cho dù đường đời có gập ghềnh thế nào đi nữa, Mẹ sẽ có đó để giúp đỡ bạn.

Có lúc khó có thể tụ họp toàn gia đình, nhưng lợi ích thiêng liêng của việc đọc kinh Mân Côi là rất lớn, đặc biệt khi mỗi đứa trẻ được tham gia đọc lớn một phần của lời kinh xinh đẹp này. Những việc làm đạo đức khác như cầu nguyện trước và sau mỗi bữa ăn, đọc kinh tối bao gồm việc dâng mình trong tay Chúa, đọc kinh ăn năn tội, kinh cầu Tổng Lãnh Thiên Thần Micae, vv..

Trong gia đình chúng tôi, khi các con đến tuổi 12, Nancy và tôi cho mỗi cháu một cuốn Kinh thánh riêng với một câu đề tặng đầy yêu thương của chúng tôi bên trong trang bìa. Và chúng tôi mạnh mẽ khuyến khích các con đọc Kinh thánh thường xuyên, bắt đầu với các sách Tin Mừng. Việc làm này có hai mục tiêu: Trước hết, con cái chúng tôi biết rằng Kinh thánh không phải là “thứ gì đó của Tin Lành,” mà thật ra Kinh thánh là của Công giáo và được (hoặc nên được) tất cả người Công giáo ở mọi nơi quý trọng. Thêm nữa, các con của chúng tôi biết khám phá nền tảng kinh thánh của nhiều lời dạy và thực hành đức tin Công giáo, cho dù là rõ ràng hay ngụ ý gián tiếp.

Ngoài những vẻ bên ngoài của việc cầu nguyện và đạo đức trong gia đình, con trẻ phải thấy rằng cha và mẹ đều thấm đẫm kết quả của việc cầu nguyện – nghĩa là họ thật sự sống ơn đức tin, lòng thương xót và sự tha thứ. Việc có con cái trong nhà giúp rà soát lương tâm thường xuyên. Một người cha dạy con mình không ngồi lê đôi mách hay nói lời bình phẩm chỉ trích người khác, nhưng ông ta có nói về những người hàng xóm một cách thiếu bác ái không? Nếu cha dạy con sống điều độ, nhưng ông ăn uống quá mức, việc đó sẽ gởi đi một tín hiệu rằng: “Hãy làm như tôi nói, đừng làm như tôi làm.” Việc dạy con không được cãi lại, hay không được bất kính là một điều tốt, nhưng nếu người cha nêu gương xấu qua việc mắng chửi vợ hoặc không màng đếm xỉa đến vợ, thì lúc đó những lời của ông dạy con cái quả là trống rỗng. Còn nhiều điều khác tương tự như vậy.

Chắc chắn con trẻ sẽ nắm bắt được mỗi khi bạn không hành xử đúng như những gì bạn khuyên bảo chúng. Dĩ nhiên không có người cha nào là hoàn hảo, và con cái của chúng ta cũng sẽ hiểu được điều này, nhưng tôi cho rằng chúng cần phải được thấy những người yêu mến Chúa và đang làm hết sức mình để sống đức tin tốt hết sức họ có thể, nhờ ơn Chúa. Hơn nữa, hãy để cho con cái bạn thấy rằng bạn thường xuyên đến với bí tích hòa giải. Việc đó sẽ giúp chúng thấy bạn thật sự để cho “lời nói đi đôi với hành động.”

FFG: Nhiều người cha lo lắng con cái họ mất đức tin khi đi học đại học.

Madrid: Họ nên lo lắng! Vào đại học là một ngã rẽ quan trọng đối với người công giáo trẻ, và những người cha phải cảnh giác và chuyên tâm trong việc giúp con cái đi qua chặng đường này, để chúng không trở thành nạn nhân trong cuộc chiến chống lại sự thật và chống lại niềm tin vào Chúa, vì cuộc chiến này đang được có mặt trong các trường đại học, ngay cả các trường đại học Công giáo.

Nhiều phụ huynh Công giáo mất hết hy vọng khi con cái họ đi học đại học và bị chế ngự bởi một giáo sư theo thuyết vô thần, hay bị kéo ra khỏi Giáo hội bởi những người Tin lành theo phái Tin mừng quá khích, vì những người này thách thức niềm tin Công giáo bằng cách dùng Kinh thánh. Hoặc, nếu con cái họ không từ bỏ đức tin vì một hệ tư tưởng nào đó (thuyết vô thần, chủ nghĩa hoài nghi, chủ nghĩa thế tục), thì có khi chúng đầu hàng trước những dụ dỗ của thế gian. Những thứ mà Kinh thánh nói đến như là “thế gian, xác thịt, và ma quỷ.”

Tất cả chúng ta đều nghe nói đến những hình thức phổ biến hơn của những dụ dỗ này như “tình dục, thuốc phiện, và nhạc rock-n-roll.” Cho dù bạn diễn tả nó thế nào, sự thật vẫn là một: Có nhiều nguy hiểm về đạo đức và tinh thần đang chờ đợi con cái bạn khi chúng đi học đại học. Vì vậy chúng ta, những người cha, phải chuẩn bị cho con cái chúng ta đương đầu với những thách thức, không phải là với sự sợ hải, nhưng với đầu ngẩng cao như những người Công giáo yêu mến Đức Giêsu Kitô, không sợ làm ánh sáng chiếu soi nơi tối tăm. (Mt 5,14-16). Chúng ta phải dạy con cái cách dẫn dắt người khác đến với Đức Kitô, chứ không để bản thân bị dẫn đi xa Người.

Tôi tin tác dụng của việc ‘tiêm phòng.’ Hãy chuẩn bị con cái bạn cho những gì chúng phải đối mặt sau này. Tôi cho các con biết những gì mà người theo thuyết vô thần, người theo thuyết hoài nghi, người theo thuyết tương đối tin, và tôi tìm cho chúng câu trả lời cho những vấn đề này và cả những thách thức tương tự khác. Tôi cũng cho chúng biết những sai lầm của người Tin Lành, và cách để trả lời những thách thức của họ ngay từ trong Kinh thánh. Con cái của bạn có lẽ không hiểu ngay được tầm quan trọng của mọi thứ mà bạn nói với chúng vào lúc này, nhưng hãy tin tôi, khi chúng thật sự phải chống lại những thách thức này, thì những nỗ lực bạn chuẩn bị trước cho chúng sẽ có tác dụng tốt. Chúng sẽ nhớ những gì bạn đã nói, và điều này sẽ làm củng cố trong tâm trí chúng rằng bạn, cha của chúng, là người hiểu đời và biết cách giải quyết với đời.Thậm chí chúng sẽ tin tưởng hơn khi bàn hỏi với bạn những vấn đề quan trọng khác, như giới tính, hôn nhân, sự nghiệp và tiền bạc, vì chúng thấy bạn là người đáng tin cậy, hiểu biết và khôn ngoan. Và có người cha nào lại không muốn điều đó!

FFG: Người cha Công giáo bình thường có được sự hiểu biết và khôn ngoan này không?

Madrid: Có, tôi tin điều đó, hầu hết những người cha yêu mến Chúa và nghiêm túc về căn tính Công giáo của mình đều có. Nhưng ngay cả đối với những người không được chuẩn bị đầy đủ, thì cũng không khó để chuẩn bị, nếu bạn biết phải làm gì. Chúng ta sống trong thời đại thông tin, và có vô số nguồn tài liệu Công giáo ngay trên đầu ngón tay bạn, nhiều hơn bất kỳ thời đại nào trong lịch sử. Chúa đặt bạn trên trái đất này, vào thời đại này, và trao cho bạn những người con này, và tôi tin rằng Người hy vọng bạn tận dụng tốt những nguồn trợ giúp để giúp con cái lớn lên và vững mạnh trong đức tin. Tôi tin rằng khi chúng ta chết đi, lúc phán xét riêng, Chúa sẽ hỏi chúng ta đã làm tốt hết sức để lưu truyền đức tin lại cho con cái không.

Vì vậy hãy làm quen với những nguồn Công giáo có chất lượng như catholicscomehome.orgcatholic.comewtn.comfathersforgood.comnewadvent.org, và envoyinstitute.net. Hãy chia sẻ thông tin với con cái . Chỉ việc tìm kiếm trên Google. Và dĩ nhiên cũng có Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo và bảng tóm tắt. Cuốn này cùng với cuốn Kinh Thánh của bạn sẽ là những công cụ chuẩn để dẫn đưa con cái bạn lên thiên đàng.

Mua một số đĩa CD của một số bậc thầy Công giáo vĩ đại như Peter Kreeft, Scott Hahn, Ken Hensley, cha Corapi, vv... Trao chúng cho con cái bạn trước khi chúng đi xa học đại học, nhớ bảo đảm rằng chúng nghe những đĩa CD đó. Tải những bài nói chuyện cùng loại lên Ipod của chúng để chúng có thể nghe trong lúc rảnh. Tắt một lời, hãy bảo đảm cho chúng đựợc tiêm phòng! Bạn sẽ không phải hối tiếc về việc đó.

Kết: Làm cha là một niềm vui và là một đặc ân vô cùng lớn, nhưng chúng ta không bao giờ được quên đó cũng là trách nhiệm nặng nề và đáng sợ mà Chúa là Cha đã trao cho chúng ta. Là một người cha Công giáo, hãy tự hỏi có niềm vui nào lớn lao hơn niềm vui được truyền lại cho con cái tài sản đức tin công giáo như một di sản vĩnh cửu và vô giá. Nếu con cái bạn có niềm tin Công giáo và tình yêu chân thật đối với Chúa, chúng có được mọi sự. Và cuối cùng chúng sẽ reo vui với bạn trên thiên đàng, chúng sẽ tạ ơn Chúa, cảm ơn bạn vì những món quà của người cha nhân hậu không thể tả mà bạn đã dành cho chúng. Đó là sứ mạng của bạn với tư cách là một người cha. Sứ mạng đó là của bạn không thể bớt đi được.

 

Lê Quang Tỵ chuyển ng

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Gia đình là tổ ấm, đó là một mỹ từ mà bất cứ ai cũng đã nghe biết, đó là một ước mơ, một lý tưởng sống mà ai cũng mong đạt được. Thế nhưng có bao nhiêu gia đình đã thực sự trở thành tổ ấm? Có bao nhiêu gia đình đã trở nên hoang tàn trong băng giá? Và có bao nhiêu gia đình phải chia ly trong đau thương, xa cách trong hận thù, trong mất mát ...
Để trở thành người Chồng, Vợ biết yêu thương, tôn trọng nhau cần phải học cả đời các bạn nhé 1. Ba nhu cầu chính của người chồng: – Được kính trọng. – Thích dịu dàng. – Được ủng hộ, được thừa nhận, được thấu hiểu. 2. Ba nhu cầu chính của người vợ: – Cảm giác an toàn. – Lãng mạn. – Được cưng chiều và dỗ dành. 3. Ba vấn đề lớn trong cuộc sống: – Vấn đề kinh tế. – Vấn đề giới tính. – Vấn đề giao tiếp. 4. Ba nhiều: – Quan tâm đến nhau nhiều hơn. – Tìm ưu điểm của đối tác. – Nói nhiều chuyện tích cực. 5. Ba ít: – Ít phàn nàn. – Ít chỉ trích. – Ít hiểu lầm. 6. Bốn điều vợ chồng nên làm: – Nghĩ về điều tốt của đối tác. – Tán thưởng sở trường của đối tác. – Thông cảm điều khó xử của đối tác. – Bao dung khuyết điểm của đối tác. 7. Bốn câu nói khi vợ chồng ở bên nhau: – Thật xin lỗi, anh/em sai rồi. – Em tin tưởng anh (Anh tin tưởng em). – Em/anh thấy vinh dự và tự hào về anh/em . – I love you.
Là người Kitô hữu, chúng ta không chỉ có bổn phận xây dựng thế giới, mà còn xây dựng Giáo Hội và Nước Trời, trong hiện tại và tương lai, nghĩa là làm sao để Chúa Kitô thống trị thế giới và mọi tâm hồn. Cách tốt nhất và căn bản nhất vẫn là bắt đầu từ chính gia đình của chúng ta. Vì gia đình chính là một giáo hội nhỏ/04 Tháng Bảy 2012(Xem: 4762) NGUYỄN CHÍNH KẾT - SimonHoaDalat/
Tôi va phải một người lạ trên phố khi người này đi qua. “Ồ xin lỗi”, tôi nói. Người kia trả lời: “Cũng xin thứ lỗi cho tôi, tôi đã không nhìn cô”. Chúng tôi rất lịch sự với nhau. Nhưng ở nhà thì mọi chuyện lại khác./11 Tháng Tám 2012(Xem: 6298) Lệ Oanh st /
"Mẹ yêu con". Điều này tưởng là tất nhiên không cần nhắc lại; nhưng một lời nói dịu dàng như vậy trong khung cảnh thích hợp hẳn sẽ làm con bạn rất hạnh phúc và chẳng thể nào quê - Trong quá trình phát triển tâm hồn của bé, những lời nói của mẹ đóng một vai trò hết sức quan trọng./14 Tháng Sáu 2012(Xem: 4742) LThH st (Theo Phunu) /
Tư duy quyết định vận mệnh, tư duy quyết định tâm tính, tư duy quyết định phương thức giáo dục, tư duy cũng sẽ ảnh hưởng đến tương lai của con trẻ. Cha mẹ có tư duy tích cực sẽ dễ dàng bồi dưỡng ra đứa trẻ có tư duy tích cực, cha mẹ với tư duy tiêu cực dễ dàng tạo ra đứa trẻ có tư duy tiêu cực.
Nếu người kéo xe là bạn, trên có bố, mẹ, dưới có vợ và con, chỉ cần một giây sơ sẩy trượt chân thôi, bạn có thể giữ lại cả gia đình hay không? Có thể trong mắt người khác, bạn chỉ là cây cỏ, nhưng với gia đình, bạn là cả một bầu trời. Làm một người đàn ông, sống là phải gánh vác. Làm một người phụ nữ, sống là phải có trách nhiệm. Người đàn ông mệt, là bởi vì không có người phụ nữ ở đằng sau hỗ trợ đẩy xe. Người phụ nữ mệt, là bởi vì không có người đàn ông kéo xe ở phía trước Bố mẹ mệt, là bởi vì không có con cái có khả năng gánh vác. Con cái mệt, là bởi vì không có một mái nhà đúng nghĩa mái nhà. Thế nên, sống trên đời, đừng để bản thân quá thoải mái, bởi vì họ rất cần sự tồn tại đúng nghĩa, tồn tại thực sự của chúng ta chứ không phải chỉ có để xưng hô rồi để đó.
Khác với các bà mẹ phương Đông thường chăm chút từng ly từng tí cho con, các bà mẹ phương Tây lại có phần “làm ngơ” các con của mình. Tuy nhiên, trẻ em phương Tây lại được đánh giá là khá ngoan và tự lập rất tốt. Tôn trọng con trẻ Tuy các con còn nhỏ nhưng các bà mẹ phương Tây không vì thế mà bỏ đi sự tôn trọng “nhỏ nhoi” đối với con mình. Khi đến chơi nhà bạn và được mời thức ăn, các bé được toàn quyền nói Có hoặc Không đối với món ăn đó. Rất ít khi các mẹ Tây ngăn cản con không được ăn (do sĩ diện hoặc e ngại làm phiền) hay ép con chọn món ăn được mời (để lấy lòng gia chủ). Ngoài ra, khi con mắc lỗi, hầu như bố mẹ không bao giờ quát mắng con nơi công cộng mà thường có những buổi “nhỏ to tâm sự”. Trẻ nhỏ với tính bắt chước cao cũng học theo sự tôn trọng này một cách vô thức và lâu dần hình thành thói quen tôn trọng người khác. Do đó, những trẻ được bố mẹ tôn trọng tỏ ra rất hợp tác với bố mẹ, hữu hảo với bạn bè, và không có cảm giác mất tự nhiên khi nói chuyện với người lớn.
Trước nay, người ta nói nhiều đến phép tính “nhiệm mầu” của hôn nhân, đó là 1+1=1 để nói lên sự hợp nhất nên một trong vợ chồng. Nghĩa là trong hôn nhân, hai bạn trở nên một trong tình yêu, cùng chia sẻ một định mệnh và cùng chịu trách nhiệm với nhau, vì nhau. Như ông bà ta thường nói “Vợ chồng như đũa có đôi”. Tuy nhiên, ngày nay, một số người muốn thay đổi phép tính, thay vì nói: 1+1=1 thì họ dùng công thức khác, rất toán học và lại bao hàm ý nghĩa đặc biệt, đó là 0,5+0,5=1. Nghĩa là trong hôn nhân mỗi bạn sẽ là một nửa của nhau, họ tìm đến nhau để cuộc hôn nhân được vuông tròn, họ sẽ kết hợp là MỘT trong tình yêu, trong cuộc sống, trong gia đình. Như lời Thánh Kinh đã viết: “Người đàn ông sẽ kết hợp với vợ mình, và cả hai sẽ trở nên một thân xác” (Mt 19, 5; x. St 2, 24).
Để nuôi dưỡng và giáo dục một đứa trẻ thành người, các giáo sư của đại học Harvard University khuyên cha mẹ đừng lơ là “Golden 7 Years” (7 năm vàng) đầu đời của con. Theo Healthline, các nghiên cứu về “7 năm vàng” này rất quan trọng, vì bước qua năm thứ tám, trẻ có sẵn một số kỹ năng cần thiết để tiếp tục con đường học tập và làm việc trong cả cuộc đời của bé sau này. Nhà triết học Hy Lạp vĩ đại Aristotle từng nói: “Hãy đưa tôi một đứa trẻ, đến khi nó 7 tuổi, tôi sẽ cho bạn thấy cháu bé là con người thế nào.” Trí tưởng tượng bắt đầu hình thành và phát triển từ khi trẻ lên ba. (Hình minh họa: Free-Photos/Pixabay) Nhưng cũng có nhiều người thắc mắc và tự hỏi, liệu có nghiên cứu nào ủng hộ giả thuyết của Aristotle không. Nói cách khác, có sách vở nào dành cho cha mẹ, để chắc chắn những đứa con mình sẽ thành công và hạnh phúc trong tương lai không?
Bảo Trợ