Văn hoá từ chức

25 Tháng Tư 20142:00 CH(Xem: 1784)
Nhiều người công khai lên tiếng kêu gọi Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến từ chức với hai lý do chính: Một, sự bất lực của bà trước những sự thất bại nghiêm trọng của Bộ; hai là, những cách trả lời ngô nghê, thậm chí vô cảm của bà trước sinh mệnh của dân chúng.
Nhiều người công khai lên tiếng kêu gọi Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến từ chức với hai lý do chính: Một, sự bất lực của bà trước những sự thất bại nghiêm trọng của Bộ; hai là, những cách trả lời ngô nghê, thậm chí vô cảm của bà trước sinh mệnh của dân chúng.
Từ hai năm nay, dư luận dân chúng tại Việt Nam, đặc biệt trên các mạng truyền thông xã hội, chú ý một cách đặc biệt vào Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến. Nhiều người công khai lên tiếng kêu gọi bà từ chức với hai lý do chính: Một, sự bất lực của bà trước những sự thất bại nghiêm trọng của Bộ (ví dụ, việc ngăn chận tham nhũng trong các bệnh viện, các phản ứng vụng về và bất lực trước nạn tiêm nhầm thuốc khiến trẻ em bị chết và gần đây nhất, cách đối phó với dịch sởi làm chết hơn 100 trẻ em và hàng ngàn trẻ em khác đang nằm la liệt trong các bệnh viện, v.v…); hai là, những cách trả lời ngô nghê, thậm chí vô cảm của bà trước sinh mệnh của dân chúng trong phạm vi trách nhiệm của bà.

Ai gào la thì mặc, bà vẫn “kiên quyết” không từ chức. Mà, thật ra, không riêng gì bà Kim Tiến. Hầu hết các Bộ trưởng tại Việt Nam, thậm chí, cả chính phủ Việt Nam, kể cả những người đứng ở vị trí cao nhất, từ Tổng bí thư đến Chủ tịch nước và Thủ tướng, từ trước đến nay, dù vẫn phạm vô số sai lầm, nhưng cũng chưa có ai từ chức cả. Thủ tướng Phạm Văn Đồng, lúc đã về hưu, thường than thở là trên thế giới chưa ai làm Thủ tướng lâu như ông và cũng chưa có Thủ tướng nào ít quyền lực như ông; ít đến độ, suốt cả mấy chục năm, ông chưa hề, thực chất là không thể, bãi nhiệm bất cứ một viên chức nào dưới quyền: Đó là công việc của đảng! Vậy mà ông vẫn “cắn răng” cam chịu và tiếp tục ngồi trên ghế Thủ tướng suốt cả 32 năm (1955-1987). Gần đây, Thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Tấn Dũng cũng nhiều lần than thở y như Phạm Văn Đồng, nhưng ông cũng không từ chức. Có lần, bị tra hỏi, ông đáp: Ông được đảng phân công, do đó, ông phải tiếp tục.

Ở đây, chúng ta thấy có hai vấn đề: Một, dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, từ trước đến nay, chỉ có hiện tượng bãi chức hay thuyên chuyển từ chức vụ này sang chức vụ khác chứ chưa hề có hiện tượng từ chức. Hiện tượng nhất định không từ chức này phổ biến đến độ người ta gọi đó là một thứ văn hóa: văn hóa không từ chức, hoặc, diễn tả một cách khác: Việt Nam chưa có cái gọi là văn hóa từ chức. Và hai, trong cơ chế công quyền ở Việt Nam, trách nhiệm của cá nhân hầu như chưa có: Toàn bộ việc quyết định bổ nhiệm hay sa thải đều nằm hết trong tay của đảng. Ngay cả với những người bất tài và bất lực, nếu đảng chưa quyết định thuyên chuyển hay cách chức, người ta vẫn tiếp tục giữ chiếc ghế của mình dù không làm gì cả hoặc nếu làm, làm một cách qua loa, dối dá, vô hiệu quả, bất chấp sự khinh bỉ của dân chúng.

Xin nói về vấn đề thứ hai trước.

Thật ra, ở Tây phương, bất cứ chiếc ghế nào trong chính phủ cũng xuất phát từ việc bổ nhiệm. Người đứng đầu chính phủ (hoặc Tổng thống hoặc Thủ tướng) là do dân chúng bổ nhiệm qua các cuộc bầu cử. Các chức vụ phía dưới đều cho Tổng thống hoặc Thủ tướng trực tiếp bổ nhiệm (có nơi, ví dụ ở Mỹ, với một số chức vụ quan trọng, cần sự chấp thuận của Quốc Hội). Ở cả hai cấp, người ta đều chịu trách nhiệm trước dân chúng và trước đảng của họ. Với tinh thần trách nhiệm ấy, người ta thường từ chức với một trong hai hoặc với cả hai lý do: Một, khi không còn được đảng tín nhiệm; và hai, khi đối diện với nguy cơ mất tín nhiệm của quần chúng. Nếu một quan chức nào đó, vì bất lực hoặc vì một sai phạm nghiêm trọng nào đó có thể gây ảnh hưởng tai hại đối với chính phủ hoặc đảng, họ có thể tự nguyện từ chức hoặc bị cách chức. Hai hình thức từ chức và cách chức có khi chỉ là một: đánh hơi được là sẽ bị cách chức, người ta tự ý xin từ chức trước, hoặc để bảo vệ danh dự của người ấy, thủ lãnh của họ có thể yêu cầu họ từ chức, nếu không, sẽ bị cách chức.

Trong mọi trường hợp, một chính phủ dân chủ bao giờ cũng bị sức ép của dân chúng để phải, một, thực hiện tất cả những gì mình từng hứa hẹn bằng cách tìm kiếm và sử dụng những người tài năng nhất trong mỗi chức vụ; và hai, công minh và nghiêm túc trong việc thưởng phạt để tránh bị dân chúng trừng phạt trong cuộc bầu cử kế tiếp. Trong suốt cả thời gian cầm quyền, bất cứ chính phủ dân chủ nào cũng đều bị theo dõi và kiểm soát nghiêm ngặt của giới truyền thông và đặc biệt, phe đối lập. Trước sức ép và những sự theo dõi ấy, không có sai lầm nào có thể bị bỏ qua; và vì không thể bỏ qua được, người ta chỉ có một trong hai lựa chọn: từ chức hoặc bị cách chức.

Ở Việt Nam, mọi quan chức chỉ chịu trách nhiệm trước đảng chứ không hề chịu trách nhiệm trước dân chúng; và đảng Cộng sản, vì không do dân bầu, nên không hề và cũng không cần chịu trách nhiệm trước dân chúng. Thành ra, từ góc độ cá nhân cũng như từ góc độ tập thể, không ai chịu trách nhiệm với ai cả. Không ai từ chức là vì thế. Người ta chỉ thuyên chuyển công tác. Và việc thuyên chuyển ấy chỉ là việc tái bố trí lực lượng trong nội bộ đảng nên không hiếm trường hợp: một người phạm sai lầm ở chức vụ này được thuyên chuyển sang một chức vụ khác, có khi còn cao hơn hẳn chức vụ cũ. Cho nên việc không từ chức và hiếm bị cách chức ở Việt Nam phản ánh một điều: nhà cầm quyền không cần giữ niềm tin của dân chúng, hay nói cách khác, bất cần dân chúng.

Chính đây là nguyên nhân dẫn đến vấn đề thứ nhất tôi nêu ở trên: Việt Nam chưa có, hoặc không có, văn hóa từ chức. Nói đến văn hóa là nói đến một cái gì sâu xa hơn những hiện tượng vào/ra, lên/xuống những chiếc ghế trong chính phủ. Nó là một nét trong cách suy nghĩ và, từ đó, hành xử của con người. Nó gắn liền với ý niệm về trách nhiệm và danh dự cũng như, rộng hơn, ý niệm về các chuẩn mực đạo đức trong xã hội.

Thứ nhất, việc thiếu văn hóa từ chức đồng nghĩa với việc thiếu tinh thần trách nhiệm. Đảng cộng sản và chủ nghĩa xã hội nói chung rất tự hào đã sáng chế ra nguyên tắc “làm chủ tập thể” nhưng họ lại không thấy, hoặc thấy nhưng làm ngơ, một mặt trái của nguyên tắc này: cuối cùng không ai chịu trách nhiệm về bất cứ một sai lầm nào cả. Thành công, người ta nhận công lao thuộc về mình; nhưng thất bại, người ta lại đổ hết cho tập thể; có điều, tập thể là một đám đông vô hình và vô cùng mơ hồ và trừu tượng. Đến lượt cái tập thể ấy đổ tội cho… lịch sử hoặc, nói theo chữ của Phạm Thị Hoài, khi bàn về vấn đề trí thức Việt Nam, cho “thằng khách quan” nào đó.

Thứ hai, quan trọng hơn, do thiếu ý thức trách nhiệm, người ta cũng mất hẳn ý thức về danh dự. Mất ý thức về danh dự, người ta cũng mất cả ý thức về sự xấu hổ. Ở Tây phương, khi một chính khách phạm sai lầm, dù rất nhỏ, ví dụ trường hợp Thủ hiến New South Wales Úc, ông Barry O’Farrell, mới đây, đã từ chức vì không khai báo món quà ông nhận được, một chai rượu đỏ hiệu Penfolds Grange trị giá 3000 đô theo luật định. Lỗi, thật ra, không lớn. Người ta có thể tự biện hộ một cách dễ dàng bằng một lý do khá chính đáng: quên. Mà dễ quên thật. Một lãnh tụ cỡ như vậy thường phải dự cả hàng chục cuộc họp mặt và nhận được cả chục món quà đủ loại mỗi tuần. Nhưng ông O’Farrell không sử dụng cách tự bào chữa ấy. Ông quyết định từ chức. Một là để bảo vệ uy tín của chính phủ và của đảng ông. Hai là vì… xấu hổ. Ở Việt Nam, ngược lại, dường như không có một lãnh tụ hay quan chức cao cấp nào có bất cứ một biểu hiện tự xấu hổ nào cả. Bị phê phán hay chửi bới đến mấy, họ cứ trơ ra, chờ thời gian làm mờ nhạt dần, và cuối cùng, mọi người đều quên lãng.

Nhưng khi làm vậy, họ lại xói mòn, nếu không muốn nói là làm sụp đổ, mọi chuẩn mực đạo đức trong xã hội. Một xã hội bình thường bao giờ cũng có một số chuẩn mực nhất định để căn cứ vào đó người ta đánh giá và phân loại thiện/ác, tốt/xấu, hay/dở, những điều có thể chấp nhận được và những gì không thể chấp nhận. Ngày xưa, suốt cả ngàn năm, người ta viết những câu chuyện có hậu với kết thúc ở hiền gặp lành và ở dữ gặp dữ là vì vậy. Ngay cả ở Tây phương hiện nay, mỗi khi viết về những người thành công, ví dụ các tỉ phú - ở Việt Nam thường gọi là “đại gia” - người ta thường chỉ tập trung vào trí tuệ, tài năng và sức lao động không biết mệt mỏi của họ. Ở Việt Nam thì khác. Nhan nhản trong xã hội là hình ảnh những quan chức bất tài và bất lực, vô trách nhiệm và không có chút tự trọng nào, vẫn cứ ung dung ngồi trên những chiếc ghế cao ngất ngưởng, đi đâu cũng có thảm đỏ, người đưa kẻ đón, không những giàu có mà còn đầy quyền lực. Đối diện với những kẻ như vậy, tất cả những người thông minh, tài năng và cần cù nhưng thật thà, biết xấu hổ, lúc nào cũng muốn giữ gìn nhân cách và nhân phẩm, trở thành những kẻ thất bại, và không chừng, bị dư luận cho là dại dột.

Bởi vậy, trong một ý kiến ngắn đăng trên facebook mới đây, tôi viết:

“Nhiều người thừa nhận: Ở Việt Nam chưa có văn hóa từ chức. Dường như chưa ai phủ nhận hay cãi lại. Nhưng đó chỉ là hiện tượng. Cần lưu ý, đằng sau sự thừa nhận ấy là hai sự thú nhận khác, quan trọng hơn: Một, Việt Nam thiếu một cơ chế thưởng phạt công minh để ngay cả những người bất tài, không xứng đáng hoặc vấp phải những sai lầm nghiêm trọng vẫn tiếp tục ngồi trên những chiếc ghế cao ngất ngưởng hầu tiếp tục phá hoại đất nước. Và hai, Việt Nam thiếu (hoặc đánh mất) một yếu tố cực kỳ cao quý không những đối với cá nhân mà còn đối với cả cộng đồng: lòng tự trọng. Cái thiếu đầu là sự bất toàn về phương diện tổ chức và pháp lý. Cái thiếu sau là sự bất toàn về phương diện văn hóa và đạo đức. Hệ quả của cả hai cái thiếu ấy là sự sụp đổ của các bảng giá trị, hoặc đúng hơn, các chuẩn mực của giá trị. Khi các chuẩn mực bị sụp đổ, người ta - mọi người, bất kể là ai, dù có chức quyền hay không có chức quyền - không còn phân biệt được cái tốt và cái xấu, cái thiện và cái ác, cái hay và cái dở: Cái hư ở trên, dù muốn hay không, cũng thấm dần xuống dưới. Xã hội, do đó, bị băng hoại tận đáy.”

Nhìn vấn đề như vậy, chúng ta dễ dàng trả lời câu hỏi nhiều người đặt ra: Tại sao xã hội, văn hóa, và đạo đức tại Việt Nam cứ mỗi ngày một băng hoại như vậy?

Câu trả lời: Bao giờ những người lãnh đạo các cấp chưa biết đến văn hóa từ chức, sự băng hoại ấy vẫn sẽ tiếp tục, hơn nữa, càng ngày càng trầm trọng hơn.

* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Đài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

blank

Nguyễn Hưng Quốc

Nhà phê bình văn học, nguyên chủ bút tạp chí Việt (1998-2001) và đồng chủ bút tờ báo mạng Tiền Vệ (http://tienve.org). Hiện là chủ nhiệm Ban Việt Học tại trường Đại Học Victoria, Úc. Đã xuất bản trên mười cuốn sách về văn học Việt Nam.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sau khi chiếm được chính quyền tại Miền Bắc Việt Nam vào năm 1954, hồ chí minh đã bê nguyên cái mô hình “hoc tập cải tạo” của mao trạch đông từ Trung Cộng vào Miền Bắc Việt Nam. Đây là một kế hoạch nằm trong chính sách giết người có chủ đích, có tính toán dưới cái chiêu bài giả hiệu là “cải tạo” những người chống đối chủ nghĩa xã hội để trở thành công dân của nước xã hội chủ nghĩa. Với kế hoạch “cải tạo giết người” này, hồ chí minh đã giết và thủ tiêu 850,000 người dân Miền Bắc trong những cái gọi là “trại học tập cải tạo.” Sau ngày 30-4-1975, lũ Việt gian cộng sản cũng tiếp tục kế hoạch giết người này, và chúng đã giết và thủ tiêu 165,000 quân, cán, chính VNCH và những người quốc gia trong 150 “trại cải tạo” của chúng trên toàn lãnh thổ Việt Nam. “Học Tập Cải Tạo” Bắt Đầu tại Miền Bắc Việt Nam
Quý vị hãy ngắm một số ngôi sao showbiz đang nổi của Việt Nam: minhtu111.jpeg Đây là Minh Tú, một người mẫu. Quý vị thấy gì không? Nếu đặt ảnh nhiều ngôi sao showbiz Việt Nam bên cạnh phụ nữ các nước phương Tây, có lẽ cũng không thấy nhiều khác biệt (dĩ nhiên, sau khi hóa trang). Tất nhiên, chỉ nên đặt ảnh chân dung thôi nhé. Vì về thân hình thì các cô gái Việt Nam không thể có được những đường cong chết người như gái Tây, dù cũng đã chỉnh sửa nhiều.
Theo một nghiên cứu mới, người Mỹ tin tưởng các nhà tuyển dụng của họ hơn nhiều so với cộng đồng doanh nghiệp và tổ chức phi chính phủ; trong khi họ KHÔNG còn tin tưởng vào cả chính phủ lẫn giới truyền thông. Theo một cuộc khảo sát hàng năm (pdf) do công ty quan hệ công chúng Edelman công bố ngày 13/1, cho thấy 72% người Mỹ được hỏi tin rằng nhà tuyển dụng của họ là “trụ cột chính của niềm tin”. Không tin tưởng chính phủ và truyền thông Giám đốc điều hành của Edelman, Richard Edelman cho biết trong một tuyên bố: “Đại dịch COVID-19, với hơn 1,9 triệu sinh mạng bị mất, và con số thất nghiệp tương đương với cuộc Đại suy thoái - đã đẩy nhanh sự xói mòn lòng tin”.
Từ lúc tối Chúa nhật 10.01.2021 đến giờ tôi nhận được 2 cuộc gọi và nhiều tin nhắn hỏi có phải Đức Giáo Hoàng bị bắt không? Nhảm nhí không thể tưởng tượng! Đừng nhẹ dạ cả tin và đừng để mình bị lung lay bởi những tin đồn thất thiệt kiểu này của ma quỷ hay đồ đệ của ma quỷ. Đức Giáo Hoàng là một trong vài nhân vật quan trọng và được quan tâm nhất thế giới, nếu có chuyện gì liên quan đến ngài thì cả thế giới đã ầm lên trước rồi! Không đến lượt các bác phải lo! Trưa nay Chúa nhật 10.01.2021, ngài còn dạy giáo lý và đọc kinh truyền tin và ban phép lành cho mọi người. Truyền hình của Ý tối nay còn đưa tin lại. Ngài là Quốc trưởng của Thành Quốc Vatican, là đại diện Chúa ở trần gian, là người đứng đầu Giáo Hội, ai dám bắt ngài và ai bắt được ngài? Cả thế giới Công giáo lại để cho ngài dễ dàng bị bắt sao! Phải suy xét! Đừng dễ tin mà rơi vào bẫy ma quỷ!
Lương tri toàn thế giới Cùng nhau ta xuống đường Chung tay chặn cái ác Giúp Trump cứu quê hương Cái ác đang bành trướng Chúng không chừa Thánh đường Chúng len vào trường học Phá tan hoang thị trường Xưa kia một triều đại Chỉ có vài kẻ gian Bây giờ những kẻ xấu Móc nối thành tập đoàn Chúng gieo rắc chết chóc Buôn bán trên mạng người Chúng biến các em nhỏ Thành đồ chơi mua vui Không trị hết ma quỷ Ma quỷ càng sinh sôi Mưu toan “Toàn cầu hóa” Để thôn tính loài người Cái ác vốn ẩn náu Giờ đây lộ nguyên hình Cái Thiện đoàn kết lại Cái Ác hết hoành hoành Không chỉ có nước Mỹ Cả thế giới lâm nguy Không cứu nhanh thế giới Thế giới chẳng còn gì Chỉ còn vài ngày nữa Là Thiện – Ác phân tranh Chẳng còn bao lâu nữa Thế giới sẽ yên lành Thành tâm mà cầu nguyện Chúa chở che yêu thương Trí huệ và dũng mãnh Cùng nhau ta xuống đường! Ngày 03 tháng 1 năm 2021 Đoàn Thị Lam Luyến
Bất chấp lệnh đóng cửa của thống đốc California, bất chấp Lễ hội truyền thống Hoa Hồng nổi tiếng bị hủy bỏ trong ngày đầu năm mới với lý do đại dịch virus Vũ Hán, người dân California đã quyết định tổ chức một cuộc diễu hành MAGA thay thế.
Báo cáo mới nhất từ Bộ Kế Hoạch- Đầu Tư cho thấy thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam nhìn chung còn xa với chuẩn mực phổ biến của nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế. Đây là tin được truyền thông trong nước loan tải hôm 25/12/2020, qua đó Bộ Kế Hoạch-Đầu Tư đánh giá thể chế KTTT định hướng XHCN của Việt Nam còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ, chưa đầy đủ hầu bảo đảm thị trường vận hành thông suốt, hiệu quả.
Tại Hội nghị thông tin báo chí về trật tự an toàn giao thông (TTATGT) năm 2020 do Cục CSGT (Bộ Công an) tổ chức chiều 25/12. Thiếu tướng Lê Xuân Đức, Phó Cục trưởng Cục CSGT cho hay, ‘người vi phạm trước đây còn xin xỏ, giờ đánh luôn CSGT’. Ông Đức cho hay, ngoài nguyên nhân từ phía người vi phạm, Cục CSGT cũng thẳng thắn nhìn nhận vẫn có hiện tượng sai phạm, tiêu cực, nhất là văn hóa ứng xử của cán bộ, CSGT khi tiếp xúc với nhân dân còn hạn chế, dẫn đến một số vụ việc gây bức xúc trong dư luận. Thiếu tướng Lê Xuân Đức, Phó Cục trưởng Cục CSGT so sánh với năm 2019, số cán bộ CSGT bị thương vì bị chống đối năm 2020 có giảm nhưng hành vi chống đối ngày càng manh động. “Trước đây, khi bị dừng xe thì người vi phạm xin xỏ, xin không được mới quay sang chống đối
Mối đe doạ Trung Quốc nguy hiểm đến mức độ “sừng sững” ngay cho cả cường quốc số 1 thế giới là Hoa Kỳ. Hoa Kỳ đã công khai rằng Trung Quốc là mối đe doạ số 1. Với Hoa Kỳ và với Châu Âu - khi phát hiện ra Trung Quốc là mối đe doạ số 1 thì đó cũng là lúc ung thư ở giai đoạn “trưởng thành”. Trong muôn ngàn đe doạ từ Trung Quốc thì đe doạ của gián điệp Trung Quốc là cực kỳ nguy hiểm. Nguy hiểm đến mức nhiều năm sau vẫn chưa nhận biết hết được. Hoạt động gián điệp của Trung Quốc đã “tăng trưởng” đến mức “đại dịch toàn cầu”, trở thành mối đe doạ kinh sợ cho bất cứ quốc gia nào. Ngay đến cường quốc số 1 thế giới là Hoa Kỳ, không phải nhìn thấy, mà đã “lãnh đủ” nhiều đòn “choáng mặt” từ gián điệp Trung Quốc.
Tôi vẫn tin Ông Trump đắc cử Vì tâm yêu nước, trí anh hùng Đầm lầy quyết tát trừ gian tặc Dũng cảm đương đầu với hiểm hung ! Tôi vẫn tin Ông Trump thắng cử Đức tài, nhân thế có bao đâu ! Ông, người duy nhất dân tin tưởng Sẽ cứu quê hương thoát họa Tầu Lưỡng đảng dẫu nhiều tên phản phúc Nhưng dân trăm họ quyết bên ông Và ông, lịch sử huyền trao lệnh Tát cạn đầm lầy dựng núi sông ... Tôi vẫn tin những trò tráo phiếu Xé toang hiến pháp, bịp toàn dân Là điều ô nhục Hoa Kỳ đấy Nếu để gian đồ được thoát thân ...
Bảo Trợ