Úc - Truyền thống Ngày ANZAC

25 Tháng Tư 20142:00 CH(Xem: 2162)

Anzac Day (Ngày ANZAC) vào 25 tháng Tư là một trong những lễ quan trọng nhất của Úc. Ngày này được người Úc dùng để suy tưởng về ý nghĩa của chiến tranh và để vinh danh những người đã phục vụ đất nước. Đối với nhiều người Úc, ngày này bắt đầu trước lúc mặt trời mọc và họ tham dự nhiều hoạt động khác nhau, diễn ra trong suốt ngày. 

25/4 là ngày đánh dấu kỷ niệm Úc thực hiện hành động quân sự lớn đầu tiên trong đó quân Úc và New Zealand cùng sát cánh nhau trong Đại chiến Thế giới thứ Nhất .

ANZAC là viết tắt của Australian and New Zealand Army Corps (Quân Úc và New Zealand). Sở dĩ ngày này được chọn là vì các binh sĩ đã đổ bộ vào Gallipoli, Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 25 tháng 4 năm 1915. Ngày nay ANZAC Day được dùng để tôn vinh sự dũng cảm và hy sinh của tất cả các nhân viên quân sự Úc.

Sau đây là một số điều được người Úc làm trong Ngày ANZAC 25/4.

 Lễ lúc Bình minh



ABC Licenced: Joe Castro AAP

Dawn service

‘Lễ lúc Bình minh’ được cử hành lần đầu tiên kể từ thập niên 1920 và ngày nay càng ngày càng có nhiều người tham dự lễ này hơn bao giờ hết.

Trong tất cả các thủ phủ của Úc và hầu hết các thị trấn trên khắp đất nước, nhiều người tụ tập vào lúc bình minh để nhớ Anzacs .

Một số lễ có thể chỉ là việc một vài người tập hợp và dành một phút im lặng. Những buổi lễ lớn hơn có sự tham dự của hàng ngàn người, trong đó có các vị chức sắc và cựu chiến binh. Các lễ long trọng hơn được thực hiện bởi một giáo sĩ và kết hợp với các bài thánh ca, bài đọc, kèn truy điệu và đặt vòng hoa cũng như bắn súng.

Kèn Thu quân 




ABC: Bethany Keats

The Last Post

Trong truyền thống quân sự, Kèn Thu quân là cuộc thổi kèn kết thúc các hoạt động trong ngày. Ngày nay Kèn Thu quân vang lên tại các đám tang quân sự và lễ tưởng niệm để báo rằng bổn phận của người chết đã chấm dứt và nay đã tới lúc họ an nghỉ trong hòa bình.

Những âm thanh đầy ám ảnh của tiếng Kèn Thu quân vang lên vào lúc kết thúc ‘Lễ lúc Bình minh’ vang lên vào cuối ‘Lễ lúc Bình minh’. 

Phút mặc niệm 


Flickr: CC PreciousBytes

Minute of silence

Phút mặc niệm được cử hành sau ‘Lễ lúc Bình minh’. Đây là lúc để tưởng nhớ và tỏ lòng tôn kính cùng biết ơn đối với tất cả những người đã phục vụ đất nước.

Trong một sáng kiến ​​độc đáo vào Ngày Anzac năm 2014, Hội Cựu Chiến binh Úc (RSL) bán bản ghi âm ‘Phút Mặc niệm’. RSL là tổ chức hỗ trợ những người đã phục vụ trong Lực lượng Quốc phòng Úc. Bản ghi âm này được hơn 80 quân nhân nam nữ ghi lại. Người nghe có thể mua và lắng nghe 60 giây của Phút Mặc niệm qua điện thoại. Lợi nhuận của việc bán này sẽ được chuyển cho Quỹ ANZAC của RSL.

Phù hiệu ANZAC 



ABC: Carmel O'Keeffe

ANZAC appeal pin

Một hoạt động quyên góp lớn cho Ngày ANZAC là việc bán các phù hiệu.

Trong một vài tuần lễ trong tháng Tư, phù hiệu được bán tại các chi nhánh RSL và nhiều cửa hàng khác nhau. Người ta cũng có thể thấy các tình nguyện viên bán những phù hiệu này ở các trung tâm mua sắm, sự kiện thể thao và ở những nơi đông người qua lại.

Giá cả các phù hiệu này cũng khác nhau, với giá từ 2 đến 50 đô la. Những phù hiệu này lấy ý tưởng dựa trên 'Rising Sun' (Mặt trời Mọc), biểu tượng nổi tiếng với hầu hết người Úc. 

Cây rosemary (Cây hương thảo)



Flickr: CC Luke Redmond

Rosemary

Theo truyền thống, hương thảo thường được đeo trên ve áo trong Ngày Anzac để bày tỏ lòng tưởng nhớ. Loại thảo mộc thơm này được cho là có đặc tính để cải thiện trí nhớ và được tìm thấy mọc hoang trên bán đảo Gallipoli .

Nhánh hương thảo được trao tại các buổi lễ tổ chức trong Ngày Anzac

Red poppies (hoa anh túc đỏ)





ABC: Bethany Keats

Red poppies

Hoa anh túc màu đỏ được cho là cây đầu tiên mọc trở lại trên các bãi chiến trường một thời tan nát giữa Pháp và Bỉ trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Ngày nay hoa này đã trở thành biểu tượng của sự tưởng nhớ. Tuy nhiên các hoa anh túc đơn độc không được đeo trên ve áo trên Ngày Anzac, vì theo truyền thống chúng được sử dụng trong Ngày Tưởng nhớ (Remembrance Day).

Anh túc đỏ xuất hiện trong Ngày Anzac và nằm trong vòng hoa đặt tại đài tưởng niệm. Các gia đình cũng đặt các hoa anh túc đơn độc bên cạnh tên của người thân họ trong các bảng ghi ơn.

Bữa điểm tâm ‘Gun fire’

Australian Defence Force School of Catering providing gunfire breakfast, Anzac Day 2010 Flickr: CC Royal Australian Navy

Gunfire breakfast

Các tổ chức và nhóm cộng đồng thường tổ chức các bữa điểm tâm công cộng sau buổi ‘Lễ lúc Bình minh’. Thực đơn trong những bữa này thường có xúc xích, thịt heo muối, trứng. Món truyền thống ‘Gun fire’ cũng thường được dọn ra, bao gồm cà phê, trà hoặc sữa pha với rượu rum.

‘Gun fire’ khởi nguồn từ từ ngữ quân sự của Anh để chỉ việc binh sĩ Anh dùng trà vào buổi sáng.

Diễn hành Ngày ANZAC


Flickr: CC Barney Wrightson

Anzac Day march

Thoạt đầu chỉ có các chiến binh từng tham dự Thế Chiến I thực hiện cuộc ‘diễn hành Ngày ANZAC’. Tuy nhiên qua nhiều năm tháng, các cựu chiến binh từng chiến đấu trong bất kỳ cuộc xung đột nào có sự tham dự của Úc cũng đều tham dự cuộc ‘diễn hành Ngày ANZAC’.

Cuộc ‘diễn hành Ngày ANZAC’ được tổ chức tại các thị trấn và thành phố trên cả nước. Trong những năm gần đây, thân nhân của các cựu chiến binh cũng tham gia diễn hành.

Người tham dự cuộc ‘diễn hành Ngày ANZAC’ hãnh diện mang các huy chương, huân chương khi đi diễn hành. Chỉ có những người được ban thưởng những huy chương, huân chương này mới được đeo ở ngực trái của họ. Thân nhân tham dự diễn hành thay cho những người đã khuất hoặc quá yếu không thể tham dự mang huy chương, huân chương ở bên phải ngực.

‘Sấp – Ngửa’

Australians soldiers playing two-up in Afghanistan, 2011 ABC Licensed: CPL Ricky Fuller, Department of Defence

Two-up

Một trong những trò chơi truyền thống được ưa thích trong Ngày ANZAC là trò chơi ‘sấp ngửa’ (Two Up)

Đây là ngày duy nhất trò chơi có tính cờ bạc này của Úc được phép chơi bên ngoài một địa điểm cờ bạc được cấp môn bài.

Trò chơi này khởi đầu từ thập niên 1850 và được nhiều binh sĩ Úc chơi hồi Thế Chiến I.

Một người được chọn từ đám đông (spinner) tung 2 đồng tiền cắc lên không rồi người chơi dự đoán kết quả. Nếu 2 đồng tiền ngửa thì người spinner thắng. Người này sẽ thua nếu hai đồng tiền sấp. Nếu một sấp một ngửa thì spinner thảy 2 đồng cắc lên không trở lại.

Người chơi phải trên 18 tuổi và bất kỳ tiền lời nào thu được từ cuộc chơi sẽ phải bỏ vào hội từ thiện.

Bánh quy ANZAC 


Flickr: CC Amanda Slater

Anzac biscuits

Những chiếc bánh quy nguyên thủy là những bánh cứng được cung cấp cho quân nhân tham dự Thế Chiến I. Binh sĩ ăn bánh này để thay thế cho ăn bánh mì. Vì cần phải giữ lâu nên bánh không có trứng. Một số binh sĩ thích nghiền nó ra thành bột để ăn như ăn cháo vì bánh rất cứng.

Các bà mẹ , vợ và bạn gái của quân nhân Úc lo ngại rằng người thân của họ không ăn đủ chất bổ dưỡng do đó họ đã làm ra một công thức mới cho bánh quy Anzac. Họ sử dụng bột yến mạch là chủ yếu. Các thứ khác được trộn vào gồm đường, bột mì, dừa, bơ, xi-rô vàng và bicarbonate soda.

Ngày nay bánh quy Anzac vẫn được chế biến và được một số tổ chức cựu chiến binh dùng để gây quỹ. 

Hành hương

Young Australians at the Gallipoli Dawn Service, 2013 Flickr: Department of Veterans' Affairs (Australia)

Pilgrimages

Trong những năm gần đây việc đến thăm những nơi từng diễn ra những sự kiện quan trọng trong lịch sử chiến tranh của Úc đã trở nên phổ biến.

Rất nhiều người Úc đi du lịch đến nhiều nơi trên thế giới để vinh danh những người đã cống hiến đời mình cho đất nước. Những địa điểm này không nhất thiết là những chiến trường trong đó quân Úc đã thực hiện các chiến thắng ngoạn mục. Người Úc cũng thăm viếng các chiến trường xa xôi, nghĩa trang và đài tưởng niệm.

Những nơi được nhiều người Úc thăm viếng nhất, đặc biệt trong Ngày ANZAC, là Anzac Cove ở Thổ Nhĩ Kỳ, Villers -Bretonneux ở Pháp, Kokoda Trail ở Papua New Guinea và đường sắt Thái - Miến Điện. 

Bóng bầu dục Ngày Anzac 

Flickr: CC Koppenbadger

Anzac Day clash

Từ năm 1995 hai đối thủ truyền thống của AFL (Australian Football League-Liên đoàn Bóng Bầu dục Úc) là hai đội Collingwood và Essendon đấu với nhau trong Ngày Anzac hàng năm. Trận đấu diễn ra tại Melbourne Cricket Ground và, ngoài giải chung kết ra, đây được coi là trận đấu lớn nhất của mùa bóng bầu dục. Thường thì vé vào xem trận này đều được bán hết sạch từ trước.

Vào cuối trận đấu một cầu thủ được trao huy chương ANZAC, huy chương rất giá trị, vì người này đã thụ hưởng tinh thần ANZAC - kỹ năng, lòng dũng cảm, sự hy sinh, làm việc theo nhóm và công bằng.

Vào năm 2014, trong Ngày ANZAC, AFL Châu Á tổ chức 5 trận đấu theo Luật Úc trong khu vực.

Mục đích những trận đấu bóng này nhằm vinh danh quân đội Úc đã phục vụ trong các cuộc xung đột lớn trong khu vực và để đưa mọi người lại với nhau. Cầu thủ trong những trận này là người Úc ở nước ngoài, người châu Á và người thuộc các quốc gia khác. Các trận này đang được tổ chức tại Thái Lan, Borneo, Việt Nam, Campuchia và Philippines.
 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 THÍCH CỦA NGƯỜI CAO TUỔI Một thích trong túi có tiền Ai mời hiếu, hỷ ...khỏi phiền cháu con Hai thích được bát canh ngon Cao lương chẳng thiết bởi còn răng đâu Ba thích Con, Cháu, Rể, Dâu Gia phong giữ nếp hàng đầu Hiếu - Trung Bốn thích thoả mãn riêng - chung Ăn riêng nhưng vẫn vui cùng cháu con Năm thích Làng phố vuông tròn Đói no - Sướng khổ - Mất còn....có nhau Sáu thích sống thọ chết mau Ốm lâu con khổ lại đau thân mình Bảy thích xã hội gia đình Bạc cờ. ma tuý..... thực tình tránh xa Tám thích mồ mả ông cha Xây cất tôn tạo ít ra bằng người Chín thích đầy ắp tiếng cười Được hưởng không khí vui tươi hàng ngày Mười thích phút chót dương này Tuỳ nghi biện lễ, chớ vay mượn nhiều ***
‘Tinh thần hiệp sĩ’ được hiểu là những phẩm chất như: Trọng danh dự, lòng trung thành, dũng cảm, sự hào phóng và sẵn sàng bảo vệ kẻ yếu. Mặc dù tên và khái niệm nghe có vẻ cổ hủ nhưng nó vẫn tồn tại cho đến ngày nay, dưới nhiều hình thức khác nhau. 'Tinh thần hiệp sĩ' là gì? Một số những nhân vật lịch sử biểu trưng cho “Tinh thần hiệp sĩ” là Vua Arthur, ngài Galahad, và các Hiệp sĩ Bàn tròn. Khi nhắc tới tinh thần hiệp sĩ, người ta có thể hình dung một quý ông thời Victoria bảo vệ danh dự của một quý bà trước những lời xúc phạm của một nhân viên phục vụ. Những người khác có thể nghĩ đến việc đàn ông mở cửa cho phụ nữ hoặc kéo ghế và mời cô ấy ngồi trong nhà hàng.
Từ lâu, người Sài Gòn đã rất khâm phục cách đặt tên cho đường phố ở Sài Gòn-Gia Định-Chợ Lớn. Mọi người vẫn đinh ninh rằng đó là tập họp của một công trình có sự đóng góp trí tuệ của nhiều người, một Hội đồng gồm nhiều: học giả, sử gia, nhà văn uy tín… Nhưng thật sự bất ngờ khi được biết kiệt tác lịch sử này đã được hoàn thành bởi một công chức...! Người đó là Trưởng Phòng Họa Đồ thuộc Tòa Đô Chánh-Sài Gòn. Ông Ngô Văn Phát, Nhà văn – bút hiệu Thuần Phong, sinh ngày 16-10-1910 tại huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu....! Sau hiệp định Genève tháng 7 năm 1954 Pháp bàn giao chính quyền cho Chính Phủ Bảo Đại, với Thủ Tướng Ngô Đình Diệm. Để đánh dấu việc giành độc lập từ tay người Pháp, Toà Đô Chánh Sài Gòn được lệnh gấp rút thay thế toàn bộ tên đường từ tên Pháp qua tên Việt trong khoảng thời gian ngắn nhất.
Một danh sách những bản nhạc mùa thu BM Thưởng thức âm nhạc phù hợp với phong cảnh mùa thu. Với nghệ sĩ, thời điểm giao mùa là thứ khiến cho xúc cảm thăng hoa mãnh liệt, và sự giao mùa dường như luôn biết cách làm mới mỗi chúng ta. Trong âm nhạc, sự giao mùa cũng là niềm cảm hứng bất tận để những bài hát nổi tiếng và những tác phẩm kinh điển được viết nên. Bằng chứng là nhiều nhà soạn nhạc của dòng nhạc cổ điển như Antonio Vivaldi, Pyotr Ilyich Tchaikovsky, Joseph Haydn, Alexander Glazunov, Vaughan Williams và một vài tác giả của dòng nhạc đương đại đã khoác lên những tác phẩm của họ màu sắc của các mùa trong năm qua những cái tên có thể kể đến như “The Seasons,” hoặc “The Four Seasons”.
Dựa trên nhiều khám phá khảo cổ học, các nhà khoa học đã thừa nhận phụ nữ Viking ở Scandinavia (Bắc Âu) "quyền lực" hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây. Ra trận Các nhà khảo cổ đã phát hiện ra nhiều ngôi mộ chứa hài cốt của các nữ chiến binh Viking. Từ lâu, người ta cho rằng, ngôi mộ cổ ở thị trấn Birka của người Viking thuộc về một người có tầm quan trọng về quân sự. Sau đó, các nghiên cứu toàn diện về DNA cho thấy chiến binh Birka thực chất là một phụ nữ.
Nhà Trắng là nơi làm việc chính thức của của Tổng thống – người quyền lực nhất nước Mỹ, đồng thời đây cũng là nơi ở của ông và gia đình. Tòa nhà này đã có lịch hàng thế kỷ và trở thành biểu tượng quyền lực của người đứng đầu nước Mỹ. Và tất nhiên bản thân nó cũng ẩn chứa rất nhiều bí mật thú vị mà không phải ai cũng biết. Top 14 điều không phải ai cũng biết về Nhà Trắng
bài hát “ĐỪNG EM” Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=55glr5LDysA Ca sĩ: Đoàn Sơn Thơ: Nguyên Khang Nhạc: Mai Phạm Keyboard: Duy Tiến Video: APHUONGFILM – Melbourne, AUSTRALIA Link Youtube : https://youtu.be/55glr5LDysA Link lời bài hát file PDF: https://drive.google.com/file/d/1eb2g_SGvLK3pOXtcYdsge-MfShAd6EGU/view Trân trọng và cám ơn, Mai Pham
Âm nhạc chữa bệnh “Hãy tập trung vào âm thanh của nhạc cụ,” Andrew Rossetti, một nhà nghiên cứu và trị liệu âm nhạc được cấp phép cho biết khi anh gảy các hợp âm trên một cây đàn guitar Tây Ban Nha cổ điển . “Nhắm mắt lại. Hãy nghĩ về một nơi mà bạn cảm thấy an toàn và thoải mái,” Rossetti nó
Trận Xương Giang là trận chiến cuối cùng đặt dấu chấm hết cho toàn bộ cánh quân của Liễu Thăng. Đây là một trong những trận chiến thảm khốc nhưng oanh liệt nhất của toàn bộ cuộc chiến. Chỉ trong vòng 27 ngày đêm (từ ngày 8/10/1427 đến ngày 3/11/1427) mà có sự tham chiến của gần 20 vạn quân từ đôi bên trên một chiến tuyến khoảng 100 km. Trong trận chiến này, chủ lực của quân Minh sang tiếp viện bị thiệt hại gần như toàn bộ và không thể tham chiến nữa.
Khoa học tồn tại vốn là để giúp con người ngày càng tiến bộ hơn, và cũng là để giải đáp những bí ẩn tồn tại trong cuộc sống. Tuy nhiên, đã có rất nhiều lần các chuyên gia bị lạc lối vì chính những thứ họ tìm ra. Những bí ẩn của thế giới đến nay vẫn chưa có lời giải
Bảo Trợ