Tiểu sử Đức Thánh Cha Gioan XXIII - Tiểu sử Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II

25 Tháng Tư 20142:00 CH(Xem: 2298)

Tiểu sử Đức Thánh Cha Gioan XXIII - Tiểu sử Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II
2pope-saint-content

Tiểu sử Đức Thánh Cha Gioan XXIII
+++

Gioan23.jpg
Gioan XXIII, sinh tại làng Sotto il Monte, thuộc tỉnh Bergamo, vào ngày 25.11.1881, con trai đầu của ông Giovanni Battista Roncalli và bà Marianna Mazzola.

Ngay buổi chiều hôm đó, trẻ sơ sinh được rửa tội, lấy tên là Angelo Giuseppe, người đỡ đầu là ông Zaverio Roncalli, một trong những người bác của ông bố Battista, rất đạo đức, ở độc thân, tự nhận lấy bổn phận dạy giáo lý cho nhiều đứa cháu. Sau này, Đức Gioan XXIII đã cảm động nhớ lại nhiều kỷ niệm và biết ơn về những lo lắng chăm sóc của ông.

 Ngay từ thời thơ ấu, đã có một khuynh hướng nghiêm chỉnh về đời sống Giáo Hội, nên sau khi học học bậc tiểu học, cậu chuẩn bị vào chủng viện giáo phận nhờ sự trợ giúp học thêm tiếng Ý và tiếng Latinh của một số linh mục trong khi theo học tại một trường có uy tín của Celana. Ngày 07.11.1892, cậu gia nhập chủng viện Bergamo, nơi đó cậu được xếp vào năm thứ ba của bậc trung học. Sau một khởi đầu khó khăn vì chưa được chuẩn bị đầy đủ, cậu tiến nhanh trong việc học tập và huấn luyện thiêng liêng, nhờ đó các bề trên đã chuẩn nhận trước khi kết thúc năm thứ mười bốn để thầy được lãnh nhận chức cắt tóc. Sau khi hoàn tất tốt đẹp năm thứ hai của thần học vào tháng Bảy năm 1900, thì vào tháng Giêng năm sau, thầy được gửi về Roma vào chủng viện Apollinare, nơi có một số học bổng cho hàng giáo sĩ thuộc giáo phận Bergamo. Tuy phải thi hành nghĩa vụ quân sự tại Bergamo từ ngày 30 Tháng 11 1901, việc huấn luyện chủng sinh cũng đặc biệt mang lại kết quả tốt đẹp.

 Ngày13 tháng 7 năm 1904, khi còn rất trẻ, mới hai mươi tuổi rưởi, thầy đậu tiến sĩ thần học. Với sự nhận xét đặc biệt của các bề trên, ngày 10 tháng Tám năm 1904, thầy được thụ phong linh mục trong nhà thờ Đức Maria di Monte Santo; ngài cử hành Thánh Lễ đầu tiên vào ngày hôm sau trong Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô, dịp này ngài quyết tâm tận hiến hoàn toàn cho Chúa Kitô và hết lòng trung thành với Giáo Hội. Sau một thời gian ngắn về nghỉ tại quê nhà, vào tháng Mười, ngài bắt đầu theo học giáo luật tại Rôma, và rồi phải nghỉ học vào tháng Hai năm 1905, khi ngài được chọn làm thư ký của Giám Mục mới của giáo phận Bergamo, Đức cha Giacomo Radini Tedeschi. Mười năm làm việc hết mình bên cạnh một giám mục có thẩm quyền, rất năng động và đầy sáng kiến, giúp cho giáo phận Bergamo trở nên một mô hình cho Giáo Hội Ý.

 Ngoài nhiệm vụ thư ký, ngài còn kiêm nhiệm nhiều công việc khác. Từ năm 1906, ngài còn đảm nhiệm giảng dạy nhiều môn học trong chủng viện: lịch sử giáo hội, giáo phụ và biện giáo; từ 1910, ngài cũng phụ trách môn thần học cơ bản. Ngoại trừ khoảng thời gian ngắn ngưng nghỉ, ngài vẫn tiếp tục làm những công việc đó đến năm 1914. Việc học hỏi về lịch sử đã giúp ngài viết một số nghiên cứu lịch sử địa phương, như xuất bản những chuyến viếng thăm mục vụ của thánh Carlo Bergamo (1575), một nỗ lực trong nhiều thập kỷ dài và tiếp tục cho đến những ngày trước cuộc bầu cử Giáo Hoàng. Ngài cũng là chủ nhiệm tờ báo định kỳ của giáo phận “La Vita Diocesana” và kể từ năm 1910, ngài làm trợ úy cho Liên Hiệp những Phụ Nữ Công giáo.

 Cái chết bất ngờ của Đức Giám mục Radini năm 1914 chấm dứt một kinh nghiệm mục vụ tuyệt vời của ngài, mặc dù gặp một vài đau khổ chẳng hạn như những lời buộc tội vô căn cứ chống lại ngài từ chủ nghĩa hiện đại, vị Giáo Hoàng tương lai Gioan XXIII luôn xem như điểm quy chiếu chính qua các công việc được trao phó theo từng giai đoạn. Chiến tranh bùng nổ vào năm 1915, ngài làm tuyên úy hơn ba năm với cấp bậc trung sĩ với việc chăm sóc thương binh trong các bệnh viện ởBergamo, và ngài đã có những việc làm rất anh hùng. Vào tháng Bảy năm 1918, ngài sẵn sàng phục vụ cho những người lính bị bệnh lao, dù biết rằng có nguy cơ bị lây nhiễm.

 Hoàn toàn bất ngờ với lời mời của Đức Giáo Hoàng về phụ trách công việc của Bộ Truyền Giáo tại Ý, trong khi ở Bergamo. ngài mới bắt đầu kinh nghiệm Nhà sinh viên, một nơi vừa nội trú, vừa học viện, và đồng thời ngài cũng làm linh hướng trong chủng viện. Sau nhiều do dự, ngài đã nhận lời và bắt đầu công việc cách thận trọng và tế nhị đối với những liên hệ với các tổ chức truyền giáo đã có. Ngài đã thực hiện một chuyến đi lâu dài ra ngoại quốc để thi hành kế hoạch của Tòa Thánh nhằm mang về Rôma những tổ chức khác nhau để hỗ trợ cho công cuộc truyền giáo và viếng thăm một số giáo phận Ý để quyên góp nguồn tài trợ và giải thích về công việc mà ngài đang phụ trách.

 Vào năm 1925, với sự bổ nhiệm làm Visitatore Apostolico tại Bulgaria, ngài đã bắt đầu giai đoạn phục vụ cho ngành ngoại giao của Tòa Thánh cho đến năm 1952. Sau lễ phong chức giám mục diễn ra tại Rome vào ngày 19 tháng 3 năm 1925, ngài khởi hành đi Bulgaria với nhiệm vụ giúp đỡ cho cộng đoàn Công giáo nhỏ bé và đang gặp nhiều khó khăn tại đó. Khởi đầu công việc và tiếp tục cả hàng chục năm, Đức cha Roncalli đã đặt nền móng cho việc thiết lập một Tông Tòa mà ngài đã được bổ nhiệm làm vị đại diện đầu tiên vào năm 1931. Tuy gặp nhiều khó khăn, nhưng ngài đã tái tổ chức được Giáo Hội Công Giáo, phục hồi được mối quan hệ thân thiện với Chính phủ và Hoàng gia Bungari, mặc dù có đôi chút trở ngại vì đám cưới theo nghi lễ chính thống của vua Boris với công chúa Giovanna của hoàng gia Savoia, và đó cũng là dịp để khởi động những mối quan hệ đại kết đầu tiên với Giáo hội Chính thống Bungari. Vào ngày 27 tháng 11.1934, ngài được bổ nhiệm làm Khâm sứ Tòa Thánh tại Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp, các nước này chưa có quan hệ ngoại giao với Vatican. Khác với Hy Lạp, nơi mà đức Roncalli không mang lại một kết quả nào đáng kể, trái lại quan hệ với chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ dần dần có được một sự hiểu biết và sẵn sàng thể hiện được nhờ việc đón nhận những đường lối chính trị độc lập với tôn giáo của chính phủ. Với tính nhạy bén và năng động của mình, ngài đã tổ chức được một vài lần gặp gỡ chính thức với Đức Thượng Phụ Constantinople, đó là những lần đầu tiên sau nhiều thế kỷ tách biệt với Giáo Hội Công Giáo.

 Trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ hai, ngài đã giữ được một thái độ thận trọng của tính trung lập, nhờ vậy ngài mới thực hiện được một công việc thật hữu hiệu, là giúp cho cộng đoàn Do Thái, cả hàng ngàn người, khỏi bị diệt chủng, và giúp cho người Hy Lạp thoát khỏi nạn đói.

 Thật bất ngờ với quyết định của Đức Piô XII, ngài được bổ nhiệm về làm Khâm sứ tại Paris, nơi ngài đặt chân đến với nhiều lo lắng vào 30 tháng 12 năm 1944. Một hoàn cảnh khá phức tạp đang chờ đợi ngài. Chính phủ lâm thời đòi phải thoái vị ba mươi giám mục, bị buộc tội hợp tác với chính phủ Vichy. Nhờ sự bình tĩnh và linh động của vị tân sứ thần, chỉ có ba vị bị bãi nhiệm. Phẩm chất con người của ngài đã mang lại sự kính nễ trong bối cảnh ngoại giao và chính trị tại Paris, nơi mà Ngài đã thiết lập được những mối quan hệ thân thiện với một số chính khách của chính phủ Pháp. Hoạt động ngoại giao của ngài cũng mang một ý nghĩa mục vụ rõ ràng qua các lần viếng thăm tại nhiều giáo phận của nước Pháp, kể cả nước Algeria.

 Tiếng vang và lòng nhiệt thành tông đồ của Giáo Hội Pháp, qua kinh nghiệm của các linh mục thợ, làm cho Đức Roncalli phải chú ý như một nhà quan sát thận trọng và khôn ngoan, ngài cho rằng cần phải có một thời gian để xem xét trước khi có quyết định dứt khoát.

Với lối sống vâng phục của mình, ngài đã sẵn sàng vâng theo lời đề nghị thuyên chuyển về Venice, nơi ngài đã đến nhậm chức vào ngày 5 tháng 3 năm 1953, lúc mới được nâng lên tước vị hồng y theo quyết định trong Công Nghị cuối cùng của Đức Piô XII. Thời gian làm giám mục của ngài được mọi người biết đến qua những nỗ lực làm việc và hoàn thành nhiệm vụ giám mục cách tốt đẹp như thăm viếng mục vụ và cử hành Công Nghị giáo phận. Việc ôn lại lịch sử tôn giáo của Venezia giúp ngài thêm những sáng kiến mục vụ mới, chẳng hạn như kế hoạch làm cho các tín hữu gần gũi với Kinh Thánh, làm việc theo gương của vị giáo chủ kỳ cựu, thánh Lorenzo Giustiniani, mà ngài đã long trọng cử hành việc tưởng nhớ trong năm 1956.

 Việc bầu một vị Giáo Hoàng bảy mươi bảy tuổi vào ngày 28 tháng 10.1958, đó là Đức Hồng Y Roncalli, kế vị Đức Piô XII, làm nhiều người nghĩ rằng đây chỉ là một triều đại chuyển tiếp. Nhưng ngay từ đầu, Đức Gioan XXIII đã chứng tỏ một lối sống đầy nhân bản và con người linh mục của mình đã chín muồi qua những kinh nghiệm ý nghĩa. Ngoài việc khôi phục lại các hoạt động đúng đắn trong các cơ quan của giáo triều, ngài còn hết lòng cho công việc mục vụ theo sứ mạng của mình, bằng cách nhấn mạnh đến bản chất giám mục với tư cách là Giám Mục Rôma. Xác tín rằng việc quan tâm trực tiếp đến giáo phận là một phần thiết yếu của Sự Vụ Giáo Hoàng, nên ngài dành nhiều thời gian gặp gỡ các tín hữu qua việc viếng thăm các giáo xứ, bệnh viện và nhà tù. Qua việc triệu tập Công Nghị giáo phận, ngài muốn bảo đảm chức năng hoạt động của các cơ cấu giáo phận bằng cách tăng cường các Giáo Hạt và bình thường hóa đời sống giáo xứ.

 Sự đóng góp lớn nhất của Đức Gioan XXIII, chắc chắn là việc triệu tập Công Đồng Vatican II, được loan báo trong Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô vào ngày 25 tháng 01.1959. Đó là một quyết định mang tính cách cá nhân của Đức Giáo Hoàng sau khi tham khảo ý kiến với một số vị thân cận và với vị Quốc Vụ Khanh, là Đức Hồng Y Tardini. Các mục tiêu ban đầu của Công Đồng được nêu rõ trong bài phát biểu vào lễ khai mạc ngày 11 tháng mười năm 1962: không phải là để xác định những chân lý mới, nhưng để xác định lại các học thuyết truyền thống phù hợp hơn với sự nhạy cảm hiện thời. Trong chiều hướng nhằm có được một sự cập nhật về tất cả đời sống của Giáo Hội, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII đã mời gọi hướng về lòng thương xót và ủng hộ việc đối thoại với thế giới, hơn là lên án và phản đối trong một nhận thức mới về sứ mệnh của Giáo Hội, đón nhận tất cả mọi người. Trong tinh thần cởi mở phổ quát ấy, không thể loại trừ các giáo hội Kitô khác, họ cũng được mời tham dự vào Công Đồng để khởi đầu một tiến trình xích lại gần nhau hơn. Trong giai đoạn đầu tiên, người ta có thể nhận thấy rằng Đức Gioan XXIII muốn một Công Đồng có tranh luận thật sự, biết tôn trọng các quyết định sau khi mọi tiếng nói đã được trình bày và thảo luận.

 Vào mùa xuân năm 1963, ngài được trao giải thưởng “Balzan” về hòa bình, chứng tỏ những việc làm của ngài đối với hòa bình qua việc ban hành Thông điệp Mater et Magistra (1961) và Pacem in Terris (1963), cũng như việc nhất quyết can thiệp của ngài nhân cuộc khủng hoảng tại Cuba vào mùa thu năm 1962. Uy tín và sự ngưỡng mộ chung, người ta có thể thấy được trong những tuần lễ cuối đời ngài khi cả thế giới đều lo lắng hướng về quanh ngài lúc hấp hối và đau buồn nhận tin ngài qua đời vào tối ngày 03 tháng 06 năm 1963.

 Phòng Báo Chí Tòa Thánh
Linh mục Augustinô chuyển ngữ
Nguồn: conggiao.info

Tiểu sử Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II

+++

GioaPhaolo2.jpg
Karol Józef Wojtyła, lấy danh hiệu Giáo Hoàng là Gioan-Phaolô II sau cuộc bầu chọn ngày 16.10.1978, sinh ngày 18.05.1920 tại Wadowice, một thành phố cách Kraków (Ba Lan) chừng 50 km.

Ngài là người con út trong 3 người con của ông Karol Wojtyła và bà Emilia Kaczorowska, qua đời vào năm 1929. Người anh cả của ngài là Edmund, bác sĩ, qua đời năm 1932 và thân sinh của Ngài, một sĩ qua quân đội qua đời vào năm 1941. Trong khi chị của Ngài, Olga, qua đời trước khi Ngài được sinh ra.

 Được rửa tội vào ngày 20.06.1920 tại nhà thờ giáo xứ Wadowice do cha Franciszek Zak; rước Lễ lần đầu lúc 9 tuổi và lãnh nhận bí tích Thêm Sức lúc 18 tuổi. Sau khi học hết chương trình trung học tại Marcin Wadowita, Wadowice, năm 1938, cậu ghi danh vào Đại Học Jagellónica, Cracovia.

 Khi quân xâm lược naziste đóng cửa trường Đại học vào năm 1939, cậu Karol làm việc (1940-1944) trong một hầm mỏ, và sau đó, trong một nhà máy hóa chất Solvay để kiếm sống và tránh bị đưa vào các trại tập trung bên nước Đức.

 Từ năm 1942, cảm thấy mình có ơn gọi làm linh mục, cậu bắt đầu theo học tại Đại Chủng Viện chui tại Cracovia dưới sự hướng dẫn của chính Tổng Giám Mục Cracovia, ĐHY Adam Stefan Sapieha. Trong thời gian đó, thầy cũng là một trong những người tổ chức “Kịch Nghệ Rapsodico”, cũng dưới hình thức chui.

 Sau khi chiến tranh kết thúc, thầy tiếp tục theo học trong Đại Chủng Viện Cracovia mới được mở cửa lại, và tại Phân Khoa Thần Học của Viện Đại Học Jagellónica, cho đến khi chịu chức linh mục tại Cracovia vào ngày 11.11.1946, do sự đặt tay của Đức Tổng Giám Mục Sapieha.

 Sau đó, ngài được gởi qua Roma để theo học dưới sự hướng dẫn của cha Dòng Đa Minh người Pháp, cha Garrigou-Lagrange, và vào năm 1948, ngài đậu tiến sĩ thần học với luận án: “Đức tin trong các tác phẩm của Thánh Gioan Thánh Giá” (Doctrina de fide apud Sanctum Ioannem a Cruce). Trong thời gian này, vào các kỳ nghỉ hè, ngài thường làm việc mục vụ cho người Ba Lan tại Pháp, Bỉ và Hòa Lan.

 Vào năm 1948, ngài trở về Ba Lan, lúc đầu làm phó xứ Niegowić, gần Cracovia, và sau đó, làm phó xứ Thánh Floriano, trong thành phố. Đồng thời, ngài cũng làm tuyên úy sinh viên cho đến năm 1951, vừa theo học triết học và thần học. Vào năm 1953, ngài trình luận án tại Đại Học Công Giáo Lublino với đề tài: “Thẩm định khả năng thiết lập một nền luân lý Ki-tô từ hệ thống luân lý của Max Scheler”. Sau đó, ngài trở thành giáo sư Thần Học Luân Lý trong Đại Chủng Viện Cracovia và tại Phân Khoa Thần Học Lublino.

 Ngày 04.07.1958, Đức Giáo Hoàng Piô XII đặt ngài làm giám mục hiệu tòa Ombi và giám mục phụ tá Cracovia. Ngài được thụ phong giám mục vào ngày 28.09.1958 tại nhà thờ chánh tòa Wawel (Cracovia), do sự đặt tay của Đức Tổng Giám Mục Eugeniusz Baziak.

 Ngày 13.01.1964, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đặt ngài làm Tổng Giám Mục Cracovia và rồi đề cử ngài lên tước vị Hồng Y vào ngày 26..06.1967.

 Ngài tham dự Công Đồng Vaticano II (1962-1965) với sự đóng góp quan trọng trong việc soạn thảo Hiến Chế Gaudium et Spes. Với tư cách Hồng Y, ngài cũng là thành viên trong 5 Thượng Hội Đồng Giám Mục trước khi trở thành Giáo Hoàng.

 Các Hồng Y đã bầu chọn ngài làm Giáo Hoàng vào ngày 16.10.1978. Ngài đã chọn danh hiệu là Gioan-Phaolô II và ngày 22.10, ngài đã long trọng khởi đầu tác vụ Thánh Phêrô. Ngài là Đấng Kế Vị thứ 263. Triều đại của ngài là một trong những triều đại lâu dài nhất trong lịch sử của Giáo Hội và kéo dài đến 27 năm.

 Đức Gioan-Phaolô II đã thi hành sứ vụ của mình với tinh thần truyền giáo không mệt mỏi, dồn mọi nỗ lực lo lắng việc mục vụ đối với mọi Giáo Hội và đức ái mục tử mở ra cho toàn thể nhân loại. Ngài đã thực hiện 104 chuyến đi trên toàn thế giới và 146 cuộc viếng thăm mục vụ tại nước Ý. Với tư cách là giám mục Roma, ngài đã thăm 317 giáo xứ (trên 333 giáo xứ).

 Hơn mọi Vị Tiền Nhiệm khác, ngài đã gặp gỡ Dân Chúa và các Nhà Lãnh Đạo của nhiều Dân Nước: Các buổi Triều Yết vào ngày Thứ Tư hằng tuần (1166 lần trong suốt Triều Đại của ngài) đã có hơn 17 triệu 600 ngàn khách hành hương tham dự, đó là chưa kể đến những buổi Triều Yết đặc biệt và các Nghi Lễ Tôn Giáo (có hơn 8 triệu khách hành hương chỉ trong Đại Năm Thánh 2000), cũng chưa kể đến hàng triệu tín hữu mà ngài đã gặp gỡ trong các cuộc viếng thăm mục vụ tại Ý, cũng như trên khắp thế giới. Rất nhiều nhân vật chính trị mà ngài đã tiếp qua các buổi Triều Yết: chỉ cần nhớ đến 38 lần viếng thăm chính thức và 738 lần Triều Yết hoặc gặp gỡ với các Vị Nguyên Thủ Quốc Gia, cũng như 246 buổi Triều Yết và gặp gỡ với các Vị Thủ Tướng Chính Phủ.

 Lòng yêu mến đối với các bạn trẻ đã hối thúc ngài thành lập những Ngày Giới Trẻ Thế Giới kể từ năm 1985. 19 cuộc Họp MặtGMG đã diễn ra dước Triều Đại của ngài đã qui tụ hàng triệu bạn trẻ trên khắp thế giới. Cũng như ngài đã hết lòng quan tâm đến Gia Đình và đã tổ chức những Đại Hội Gia Đình Thế Giới từ năm 1994.

 Đức Gioan-Phaolo II phát huy thành công trong việc đối thoại với người Do Thái và đại diện của các tôn giáo, bằng việc mời gọi họ đến những Cuộc Gặp Gỡ Cầu Nguyện cho Hòa Bình, cách đặc biệt tại Assisi.

 Dưới sự hướng dẫn của ngài, Giáo Hội tiến về ngàn năm thứ ba và đã cử hành Đại Năm Thánh 2000, theo những đường nét đã được trình bày trong Tông Thư Tertio millennio adveniente. Và rồi Giáo Hội đối đầu với thời đại mới, lại được lãnh nhận những chỉ dẫn trong Tông Thư Novo millennio ineunte, trong đó, ngài cho các tín hữu thấy hành trình của thời tương lai.

 Với các Năm Thánh Cứu Độ, Năm Thánh Mẫu, Năm Thánh Thể, Đức Gioan- Phaolô II đã phát huy việc canh tân đời sống thiêng liêng của Giáo Hội. Ngài cũng đã tiến hành nhiều cuộc phong thánh và chân phước để đưa ra nhiều tấm gương thánh thiện cho con người thời đại hôm nay: Ngài đã cử hành 147 buổi lễ phong chân phước, gồm 1338 vị và 51 cuộc lễ phong thánh, gồm 482 vị thánh. Ngài cũng đã tuyên phong Thánh Nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu làm Tiến Sĩ Giáo Hội.

 Ngài đã mở rộng con số của Hồng Y Đoàn, tấn phong đến 231 trong 9 mật nghi (1 ẩn danh và cũng không được nêu lên trước khi ngài qua đời). Ngài cũng triệu tập 6 Công Nghị của Hồng Y Đoàn.

 Ngài đã chủ tọa 15 Thượng Hội Đồng Giám Mục: 6 thông thường (1980, 1983, 1987, 1990, 1994 và 2001), 1 Thượng Hội Đồng bất thường (1985) và 8 Thượng Hội Đồng đặc biệt (1980, 1991, 1994, 1995, 1997, 1998 [2] và 1999).

 Ngài ban hành 14 Thông Điệp, 15 Tông Huấn, 11 Tông Hiến và 45 Tông Thư. Ngài cũng đã ban hành cuốn Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, dưới ánh sáng của Truyền Thống, đã được Công Đồng Vaticano II giải thích cách có thẩm quyền. Ngài đã sửa đổi Bộ Giáo Luật Tây Phương và Đông Phương, cũng như đã thiết lập thêm các cơ chế mới và cải tổ Giáo Triều Roma.

 Đức Gioan-Phao-lô II, như một Tiến Sĩ, đã xuất bản 5 cuốn sách: “Bước qua ngưỡng cửa Hy Vọng” (tháng 10.1994); “Hồng Ân và Mầu Nhiệm: kỷ niệm 50 linh mục” (tháng 11.1996); “Trittico romano”, những bài suy niệm dưới hình thức thơ văn (tháng 3.2003); “Hãy đứng dậy, chúng ta cùng đi!” (tháng 5.2004); “Ký ức và Căn Tính” (tháng 2.2005).

 Ngài qua đời tại Vaticano ngày 02.04.2005, lúc 21.37, lúc gần hết ngày thứ bảy và đã bước vào Ngày của Chúa, trong Tuần Bát Nhật Phục Sinh và cũng là Ngày Chúa Nhật Lễ Lòng Chúa Thương Xót.

 Từ chiều hôm ấy cho đến lễ an táng của ngài vào ngày 08.04, đã có hơn ba triệu khách hành hương đến Roma để kính viếng ngài, dù phải xếp hàng chờ đợi cả 24 giờ mới có thể vào được bên trong Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô.

 Ngày 28.04 sau đó, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã miễn chuẩn thời gian chờ đợi 5 năm sau ngày qua đời để khởi sự thủ tục phong chân phước và phong thánh cho Đức Gioan-Phao-lô II. Thủ tục này đã được chính thức khai mở vào ngày 28.06 2005 do Đức Hồng Y Camillo Ruini, Tổng Đại Diện coi sóc giáo phận Roma.

 Phòng Báo Chí Tòa Thánh
Linh mục Augustinô chuyển ngữ

Nguồn: conggiao.info
 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Xin gửi bài này đặc biệt đến các Bà Mẹ trong Hội các Bà Mẹ Công Giáo mà Thánh Nữ Monica là Thánh Bổn Mạng, nhất là các Bà Mẹ đang đau khổ trong nước mắt để cầu nguyện cho chồng và cho con.../25 Tháng Tám 2012(Xem: 8569) Lm. Anphong Trần Đức Phương - Tinmungnet /
Phan Tấn Thành Dẫn nhập Trong các tín biểu, lời tuyên xưng về Giáo hội (Ecclesia) thường được kèm theo vài tính từ, với con số thay đổi. Tín biểu Epistula Apostolorum (khoảng năm 170) chỉ gồm năm mệnh đề, và mệnh đề thứ bốn là: “et in sanctam Ecclesiam” (Denz-Sch 1). “Thánh thiện” là đặc điểm cổ nhất, nói lên sự thuộc về Thiên Chúa. Trong “Tín biểu các thánh tông đồ”, ngoài “sancta” khi thêm “catholica” (sanctam Ecclesiam catholicam); bên Đông phương, tín biểu của Cyrillô Giêrusalem (khoảng năm 348) viết «una santa Chiesa catholica» (Denz-Sch 41) và của Epiphaniô năm 374 “una sola sancta Ecclesia catholica et apostolica” (Denz-Sch 42), đưa đến công thức của công đồng Constantinopolis năm 381 « unam sanctam catholicam et apostolicam Ecclesiam». Trong lịch sử thần học, đã có những quan niệm khác nhau về bản chất của bốn đặc tính này cũng như công dụng của chúng.
Nhiều sách về Đức Mẹ đã được các học giả Tin lành viết, nhiều cuốn cổ vũ người Tin lành nhìn sát hơn vào Đức Mẹ. Nhiều câu chuyện về các Phật tử và những người ngoài Công giáo đã đến viếng Đền Đức Mẹ Lộ Đức. Mặt khác, các tín đồ Hồi giáo cũng rất tôn trọng Đức Mẹ. Thật vậy, Đức Mẹ được nói đến nhiều lần trong kinh Koran, sách thánh của Hồi giáo, nhiều hơn cả trong Kinh thánh!/17 Tháng Bảy 2014 (Xem: 4787) /
NHỮNG SAI PHẠM CỦA SỨ ĐIỆP TỪ TRỜI 5. Các vấn đề liên hệ đến Hội Thánh. ▶5.1. Chối bỏ Huấn quyền của Hội Thánh. *SỨ ĐIỆP 06-04-2011. "...không một ai trong các con xứng đáng để phán xét hoặc tra xét về người khác. Không ai có quyền hạn hoặc hiểu biết thiêng liêng để đưa ra bất cứ sự đánh giá nào về đạo đức nơi người khác" NHẬN ĐỊNH. Nói như thế bà Maria Divine Mercy rõ ràng đã phủ nhận Huấn quyền của Hội Thánh. ▶5.2. Phủ nhận vai trò của Chúa Thánh Thần trong Hội Thánh. *SỨ ĐIỆP 12-04-2012. "Cơ mật viện Hồng Y bầu Giáo hoàng mới là những người theo bè Tam điểm, là tổ chức độc ác của Satan." NHẬN ĐỊNH. Rõ ràng bà Maria Divine Mercy không tin rằng Thánh Thần của Đức Kitô vẫn đang hiện diện và hoạt động trong Hội Thánh, không ngừng hướng dẫn Hội Thánh đạt đến chân lý toàn vẹn của Đức Kitô.
Nguồn gốc của mọi thiên chức linh mục Chủ đề linh mục là đề tài rất được quan tâm và mang tính thời sự trong thế kỷ qua. Công Đồng Vaticanô II đã dành trọn một tài liệu cho chủ đề này với sắc lệnh Presbyterorum Ordinis; năm 1992, thánh Gioan Phaolô II đã gửi tới toàn thể Hội Thánh tông huấn hậu thượng hội đồng Pastores Dabo Vobis, về việc huấn luyện các linh mục trong bối cảnh hiện nay; tiếp đến, khi công bố năm thánh linh mục 2009-2010, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã phác thảo cách vắn gọn nhưng rất sâu sắc dung mạo linh mục dưới ánh sáng cuộc đời của Cha Sở xứ Ars. Cùng với đó là vô số những suy tư của nhiều tác giả trên thế giới được thực hiện và nhiều cuốn sách viết về chân dung và sứ vụ của linh mục qua dòng thời gian, trong đó rất nhiều tác phẩm có giá trị.
Trải qua lịch sử, Chúa nhật sau lễ Phục sinh đã được gọi bằng nhiều danh xưng khác nhau: Chúa nhật tám ngày sau lễ Phục sinh, Chúa nhật “Áo trắng” (in Albis), bởi vì các tân tòng cởi chiếc áo trắng mà họ đã lãnh nhận khi lãnh các bí tích khai tâm vào đêm Vọng Phục sinh, đánh dấu việc kết thúc giai đoạn huấn giáo khai tâm. Tại vài Giáo hội bên Ấn độ (tục truyền do thánh Tôma tông đồ thành lập), Chúa nhật sau lễ Phục sinh được gọi là chúa nhật thánh Tôma, bởi vì bài Phúc âm thuật lại cuộc gặp gỡ của Người với Chúa Kitô. Gần đây, Đức Gioan Phaolô II muốn thêm một danh xưng nữa, đó là “Chúa nhật kính Lòng Chúa Thương Xót”. Trong Năm Thánh 2000, Đức Gioan Phaolô II đã ấn định rằng trong toàn thể Hội thánh, Chúa nhật sau lễ Phục sinh, ngoài danh hiệu Chúa Nhật Áo trắng, sẽ còn được đặt tên là Chúa nhật kính Lòng Chúa Thương Xót.
Hôm thứ Sáu 12 tháng Hai, 2021, Mùng Một Tết Tân Sửu, Phòng Báo Chí Tòa Thánh đã công bố Sứ điệp Mùa Chay Thánh 2021 của Đức Thánh Cha Phanxicô. Nguyên bản tiếng Ý và các ngôn ngữ khác có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ. Sứ điệp Mùa Chay 2021 của Đức Thánh Cha Phanxicô “Nào chúng ta lên Giêrusalem” (Mt 20:18) Mùa Chay: Thời gian canh tân Niềm tin, Hy vọng và Tình yêu Anh chị em thân mến, Chúa Giêsu đã mặc khải cho các môn đệ ý nghĩa sâu sắc nhất trong sứ vụ của Người khi loan báo cho họ cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Người để hoàn thành Thánh ý Chúa Cha. Sau đó, Ngài mời gọi họ chia sẻ sứ mạng này để cứu độ thế giới.
WHĐ (15.2.2021) – Nhân kỷ niệm 60 năm thành lập hàng Giáo phẩm Việt Nam (1961 – 2021), chúng tôi xin được đăng bản dịch chính thức của Hội đồng Giám mục Việt Nam về Tông thư thành lập hàng Giáo phẩm Việt Nam – “Jam In Pontificatus” của Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII gửi hàng Giáo phẩm Việt Nam ngày 14.1.1961. * * *
Thứ Tư Lễ Tro năm nay sẽ rơi vào ngày 17 tháng Hai. Hôm thứ Ba, Vatican đã đưa ra hướng dẫn về cách các linh mục có thể xức tro vào Thứ Tư Lễ Tro trong bối cảnh đại dịch coronavirus. Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích đã công bố một chỉ dẫn vào ngày 12 tháng Giêng, hướng dẫn các linh mục đọc công thức xức tro một lần cho tất cả mọi người có mặt, thay vì cho từng người. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ. Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích Công văn số 17/21 Chỉ dẫn cho ngày Thứ Tư Lễ Tro Việc xức tro trong thời gian xảy ra đại dịch Vị Linh mục đọc lời nguyện làm phép tro. Ngài rảy nước thánh lên tro, không nói gì cả. Sau đó, ngài nói với tất cả những người hiện diện chỉ một lần duy nhất công thức như được ghi trong Sách Lễ Rôma, áp dụng công thức ấy cho tất cả mọi người nói chung:
Ngày 1 tháng 10 năm 2010, Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình đã ra thông báo về án phong chân phước cho ĐHY Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận. Thông báo viết: “Ngày 22 tháng 10 tới, tức 3 năm sau khi loan báo việc mở Án phong chân phước, sẽ có phiên họp trọng thể mở cuộc điều tra ở cấp giáo phận về đời sống, các nhân đức và đời sống thánh thiện của Đấng Đáng Kính, ĐHY Việt Nam Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, người đã là Phó Chủ Tịch Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình từ năm 1994 và là Chủ tịch Ủy Ban này từ ngày 24 tháng 6 năm 1998 đến ngày 16 tháng 9 năm 2002”. Theo thông báo của Tòa Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Tp. Hồ Chí Minh về việc điều tra án phong chân phước và phong thánh cho Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, do Đức Hồng Y GB Phạm Minh Mẫn ký ngày 1 tháng 1 năm 2012, chúng ta cùng tìm hiểu đôi nét về cuộc đời của Đấng Đáng Kính, Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận.
Bảo Trợ