Lê Đình Cánh và bài thơ tình Thị Nở - Chí Phèo

24 Tháng Tư 20142:00 CH(Xem: 3246)

TRĂNG NỞ NỤ CƯỜI 

Đâu Thị Nở, đâu Chí Phèo, 
Đâu làng Vũ Đại đói nghèo Nam Cao ??? 
Vẫn vườn chuối gió lao xao 
Sông Châu vẫn chảy nôn nao mạn thuyền... 

Ả ngớ ngẩn. Gã khùng điên. 
Khi tình yêu đến bỗng nhiên thành người! 
Vườn xuông trăng nở nụ cười 
Phút giây tan chảy vàng mười trong nhau. 

Giữa đời vàng lẫn với thau 
Lòng tin còn chút về sau để dành 
Tình yêu nên vị cháo hành 
Đời chung bát vỡ thơm lành lứa đôi!
 

  
  Lê Đình Cánh 


blank 






 

   Nhà thơ Lê Đình Cánh

   Lời bình Phạm Ngọc Thái

 Vào một đêm trăng. Gã Chí Phèo đi ăn vạ về say khướt vì rượu, khật khưỡng qua vườn chuối. Ả Thị Nở dở người đang nằm ngủ say sưa ở đó. Gió đêm từ bờ sông thổi về mát rượi. Ánh trăng dọi xuống soi lên người ả, trật cả chiếc yếm cùng lớp da trắng hởn. Chí Phèo, một gã điên khùng từ lâu đã tưởng không còn ý thức gì về sự vui thú, bỗng lúc này lòng khát khao được sống đầy đủ lại bùng lên trong gã? Gã mê man nhìn Thị Nở và tiến đến... Thế rồi, cả người gã đè lên thân thể ả. Ả kêu, nhưng Chí Phèo lại còn kêu to hơn| Thì trong làng, ngoài nước, ai còn lạ gì cái thằng Chí Phèo hay ăn vạ? Nên nghe tiếng kêu của gã chẳng ai buồn đến. Mới lại, tiếng kêu của Thị Nở cũng chỉ là tiếng kêu của một mụ đàn bà đang thỏa mãn, thích thú vì... được yêu! Để rồi sau đó, người ta nghe thấy cả hai giọng cười sung sướng đã phát ra từ cái vườn chuối ấy...
 Gặp lại vườn chuối xưa, trong một chuyến về thăm quê hương của cố nhà văn Nam Cao - Ở làng Đại Hoàng ( tức làng Vũ Đại trong chuyện ), thuộc huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Vẫn bên con sông Châu ngày đêm thao thiết chảy. Tâm hồn nhà thơ Lê Đình Cánh đã rung lên. Cứ như anh đang hồi tưởng lại một tình sử nào đó, chứ không phải là cuộc tình của " Ả ngớ ngẩn. Gã khùng điên. " kia!? Cảnh quê trong thơ anh trào ra bồi hồi, tha thiết: 
   Vẫn vườn chuối gió lao xao 
 Sông Châu vẫn chảy nôn nao mạn thuyền... 
 Đó chính là cảm tác dẫn dắt nhà thơ viết lên "Trăng nở nụ cười " này. Anh không đi vào diễn tả tấn bi kịch xã hội như trong chuyện Chí Phèo, chỉ xoay quanh cuộc tình trăng gió... mà đề cập về giá trị tình yêu đối với đời sống con người. 
 Nếu đoạn thơ đầu mới chỉ là cảm xúc khi nhà thơ gặp lại tình và cảnh cũ - Thì sang đoạn thứ hai, đoạn thơ cốt lõi, trung tâm của toàn bài. Tác giả đã khoáy sâu vào để khẳng định về chân giá trị của tình yêu ấy: 
 Ả ngớ ngẩn. Gã khùng điên. 
 Khi tình yêu đến bỗng nhiên thành người! 
 Hai chữ "thành người" ở đây có thể hiểu: Tình yêu đã biến đổi kẻ xấu trở nên người tốt, ác hóa thiện, thằng điên loạn Chí Phèo trở nên hiền lành, ả ngớ ngẩn dở hơi như Thị Nở cũng thành phúc thảo, thiết tha. Đó chính là ý nghĩa hoàn lương sâu sắc của tình yêu gái trai, trong mối quan hệ xã hội và con người. Đọc đến câu thơ: 
  Vườn xuông trăng nở nụ cười... 
 Ta thấy rõ thái độ cảm đồng của nhà thơ về cuộc tình Thị Nở - Chí Phèo đó. Thời ấy, tầng lớp thống trị đã đẩy chúng ra khỏi lề cuộc sống như một quái thai. Một cuộc tình không luật pháp công nhận. Ấy vậy mà, với tính chân thiện và lương tri... nhà thơ đang ca ngợi chúng. Hai chữ " vườn xuông..." mà thật đầy hương vị. Cả đến bóng trăng còn... " nở nụ cười" . Cảnh tình trở nên huyền ảo, rung rinh. 
  Phút giây tan chảy vàng mười trong nhau... 
 Cùng với câu thơ: Khi tình yêu đến bõng nhiên thành người! - Tạo thành hai câu thơ hay nhất bài. 
    " Tan chảy vàng mười trong nhau..." là thứ vàng thực sự của lương tri, thảo thơm và thanh khiết tựa thiên thai. Là một tình yêu không vụ lợi, không tính toán. Chúng trao nhau hết thảy, trái tim cùng thể xác lẫn linh hồn. Tình yêu ấy tự nguyện và khát vọng! 
 Bài thơ viết theo thể lục bát được chia ngắt làm ba đoạn, mỗi đoạn bốn câu, chuyển đoạn là chuyển tứ. Các tứ tuy vẫn nhất quán trong chủ đề tình yêu, nhưng được phát triển từ chuyện đến đời một cách khái quát, hàm súc. 
 Đoạn thơ cuối được tác giả đúc rút ra qua thực tiễn, những ý nghĩa về tình yêu - cuộc sống: 
  Giữa đời vàng lẫn với thau 
 Lòng tin còn chút về sau để dành 
 Tình yêu nên vị cháo hành 
 Đời chung bát vỡ thơm lành lứa đôi! 
 Ngẫm ra: thì đời nào, thời buổi nào... "vàng lẫn với thau " cũng có. Nhưng anh vẫn tin, lòng tin ấy không đặt vào bất cứ một giá trị vật chất nào, mà vào tình yêu của trái tim! Chỉ có "tình yêu trái tim" mới đầy đủ khả năng hoàn thiện, dẫn dắt nhân tính con người cùng xã hội tốt đẹp hơn! Đó chính là nhân sinh quan của nhà thơ và cũng là tính nhân bản trong thi ca. Khi ta đã có một tình yêu thực sự trong nhau... thì: 
  Đời chung bát vỡ thơm lành lứa đôi! 
 Bài thơ "Trăng nở nụ cười" đã được kết thúc ở đó, một cách rất... "hương vị cháo hành", mà thấm đầm nghĩa tình chốn nhân gian. 


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Ngày lễ bắt đầu với ý kiến của của một phụ nữ Mỹ, tên Sonora Smart Dodd, ở Spokane, tiểu bang Washington, muốn ghi nhớ và vinh danh công ơn của cha . Cha của Dodd sanh vào tháng Sáu, nên Dodd đã tổ chức ngày lễ Kính Cha đầu tiên của nước Mỹ ở Spokane, Washington vào ngày 19, tháng 6, năm 1910.
Bom đạn đã gây bao nhiêu cái chết, vết thương tật nguyền cho con người! Vậy mà có một thứ vô tri vô giác cũng mang đầy “mảnh đạn” trong thân mình, để lại những “vết sẹo suốt đời” nữa! Đó là…cây rừng!/01 Tháng Năm 2013(Xem: 2377) Đặng Xuân Hường /
Từ ngoài Bắc di cư vào Nam, hay sinh ra và lớn lên nơi mảnh đất Bình Giã, những bà Mẹ đã góp bàn tay cùng chồng con xây dựng lên một thị trấn trù phú đầy sức sống sinh động. Từ nhà tranh vách lá, đường đất lầy lội, nay mọc lên những ngôi nhà gạch khang trang, đường trải nhựa bằng phẳng, phong cảnh xanh tươi…/12 Tháng Năm 2013(Xem: 9716) Đặng Xuân Hường/
Buổi chiều hôm ấy, hồn nhỏ thơ thẩn lang thang đi xa mãi! Con đường đầy hoa lá xôn xao, nó mời gọi hồn nhỏ đi xa nữa vào cõi mộng mơ. Bước chân trên đường, lòng cố gắng lãng tránh những lôi cuốn phù phiếm, nhưng dù đã cố gắng đến mấy hồn nhỏ vẫn hướng về con đường/30 Tháng Ba 2013(Xem: 4335) Đặng Xuân Hường/
...với những phát triển phương tiện giải trí thông tin mới đã làm suy giảm lòng đạo đức của mọi người, nhất lớp Trẻ, vậy biết đâu việc hồi sinh “Truyền thống học Kinh Bổn” trong mùa Chay, lại có thể là phương cách hay nhất để chống lại “căn bệnh tân tiến” phát sinh đủ thứ tệ nạn trong xã hội, đặc biệt nơi lớp Trẻ ngày nay!/24 Tháng Ba 2013(Xem: 4256) Đặng Xuân Hường/
Âm nhạc Việt Nam có hai truyền thống, truyền thống dân gian và truyền thống bác học. Truyền thống dân gian dính liền với đời sống trong xã hội và đi dài theo suốt cuộc đời của người Việt Nam từ lúc sơ sanh cho đến khi trở về với cát bụi. Bắt đầu là tiếng hát ru khi còn nằm nôi, vừa lớn lên có đồng dao dành cho các trò chơi, đến tuổi lao động thì có câu hò trong khi làm việc...TRẦN VĂN KHÊ - Nguon tranvankhe.vn
Tôi cảm thấy lưu luyến quê hương, tình cha nghĩa mẹ, thân thiết xóm giềng. Những kỷ niệm thời thơ ấu không thể nào phai mờ trong tâm trí tôi, mà hình ảnh đậm nét, gợi nhớ hương vị quê nhà vào những ngày đón Xuân : là những chiếc bánh chưng xinh xắn, giản dị với gạo nếp đậu xanh, đã đi vào huyền sử của Dân tộc tự ngàn xưa./11 Tháng Hai 2013(Xem: 5566) Đặng Xuân Hường/
Có thể nói ngày Tết đã đem đến cho mọi người một "cửa mở" soi rọi vào tâm khảm, không khí Tết bên ngoài sôi động bao nhiêu thì bên trong tâm lòng mỗi người có thể cũng có những xao động chợt đến chợt đi, ẩn hiện như đùa giỡn cùng với một suy tư nào đó trong ngày đầu năm mới./20 Tháng Hai 2015(Xem: 5422) Đặng Xuân Hường/
Trên cõi đời này, chắc hẳn không ai được sinh ra mà không do sự mang nặng đẻ đau của một bà Mẹ, người Mẹ thực sự là hiện thân của tình yêu thương, người Mẹ như là một tổ ấm, như là một cái nôi từ khi bào thai mới tượng hình trong lòng Mẹ./22 Tháng Tám 2013(Xem: 6491)/
Tôi lặng đứng trước ngôi mộ đơn sơ của một người thầy cũ, đúng ra là Linh mục Hiệu trưởng, nhưng bây giờ cái cảm tưởng một vị thầy, một vị Hiệu trưởng để lại ấn tượng trong lòng tôi nhiều hơn cả chức năng mục vụ Linh mục của thầy./10 Tháng Mười Một 2012(Xem: 4010)/
Bảo Trợ