Cẩm nang cần biết về bệnh sởi - Thức dậy sớm sẽ giảm cân

24 Tháng Tư 20142:00 CH(Xem: 1951)

Cẩm nang cần biết về bệnh sởi

Trẻ 9 tháng tuổi trở lên cần tiêm phòng văcxin sởi. Phụ nữ đang cho con bú nên tiêm phòng để tránh cho con bị sởi. Người lớn cũng có thể mắc sởi.

1. Bệnh sởi lây truyền qua đường nào?

Bệnh sởi do virus sởi gây ra. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp do ho, hắt hơi, tiếp xúc gần với người bị nhiễm hoặc dịch tiết mũi họng. Giai đoạn lây nhiễm xảy ra từ 4 ngày trước đến 4 ngày sau phát ban. Virus sởi lây lan mạnh trên diện rộng nên có thể gây dịch lớn. Một người mắc có thể gây lây nhiễm cho khoảng 20 người khác.

2. Những ai có nguy cơ mắc bệnh sởi?

Tất cả người chưa có miễn dịch với sởi đều có nguy cơ mắc bệnh. Tại Việt Nam, nhóm có nguy cơ mắc sởi là trẻ nhỏ không có miễn dịch từ mẹ truyền sang, trẻ đã tiêm văcxin nhưng chưa có đáp ứng miễn dịch, thanh niên do chưa từng mắc sởi hoặc tiêm văcxin trước đây.

3. Biểu hiện của bệnh sởi?

Trong vòng 7-21 ngày sau tiếp xúc, bệnh nhân có các triệu chứng sốt cao, ho, hắt hơi. Giai đoạn toàn phát, phát ban sẩn, mịn như nhung, không có nước. Ban mọc theo thứ tự từ đầu, cổ, thân mình rồi đến tay, chân.

4. Cách phát hiện sớm bệnh sởi?

Bất kể ai chưa từng tiêm phòng sởi hoặc chưa bị sởi có tiếp xúc với người bị sởi mà có biểu hiện sốt 39-40 độ, đỏ mắt, kèm ho khan, chảy nước mũi, cần đến khám ngay tại cơ sở y tế.

soi-3750-1398230824.jpg

Các bệnh viện phía Bắc quá tải bệnh nhân sởi. Ảnh: Hoàng Phương.

5. Cách tốt nhất để phòng chống bệnh sởi hiện nay?

- Thường xuyên nghe thông báo của ngành y tế về bệnh dịch.

- Cần áp dụng đầy đủ các khuyến cáo của ngành y tế cũng như của y tế cơ sở khi có dịch xảy ra.

- Bệnh lây truyền qua đường hô hấp, vì vậy cần tránh chỗ đông người. Người lớn mỗi khi về nhà cần vệ sinh cơ thể, răng miệng trước khi chăm sóc trẻ.

- Thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ để phát hiện kịp thời các biểu hiện bệnh, đưa đi khám.

- Cần thực hiện tiêm phòng đầy đủ hai mũi theo khuyến cáo của ngành y tế.

6. Cách phân biệt sốt do sởi với các loại sốt siêu vi, sốt xuất huyết, sốt do viêm amidan, sốt do chân tay miệng?

- Sốt do sởi thường xuất hiện ở trẻ em chưa được tiêm phòng sởi.

- Trẻ có sốt cao, 39-40 độ, kèm theo mắt kèm nhèm, ho nhiều, ho khan, chảy nước mũi, thậm chí có tiêu chảy phân lỏng 1-2 lần trong ngày.

- Đến ngày thứ ba của sốt sẽ thấy ban sởi mọc, thông thường bắt đầu ở vùng sau tai, trán, mặt, lan dần xuống cổ, thân mình và chân tay.

Đây là các dấu hiệu chính. Tuy nhiên, cách tốt nhất khi trẻ có biểu hiện bệnh như sốt, ho hoặc có dấu hiệu bất thường khác, nên đưa các cháu đến cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ khám và tư vấn đầy đủ.

7. Có nên tắm hạt mùi khi bị sởi?

Hiện nay không có bằng chứng khoa học nào về việc tắm hạt mùi hay các loại cây cỏ có tác dụng phòng tránh bệnh sởi. Vì vậy, phụ huynh cần cẩn trọng khi sử dụng các phương pháp này.

8. Bị sởi có nên chữa ở nhà?

Bước đầu, nên đưa trẻ đến khám tại cơ sở y tế gần nhất, đừng đến chỗ tập trung quá đông bệnh nhân để tránh lây bệnh. Cần xin ý kiến đầy đủ về cách chăm sóc cháu tại nhà, sau đó có thể chăm sóc con tại nhà theo đúng hướng dẫn của các bác sĩ. 

Cần lưu ý mấy điểm sau: 

- Khi trẻ sốt cần dùng thuốc hạ nhiệt, nên dùng thuốc đặt hậu môn vì loại thuốc này tan dần trong 6 tiếng giúp duy trì nhiệt độ luôn luôn dưới 38,5 độ, phòng nguy cơ co giật cho các cháu. 

- Chú ý vệ sinh: Bao gồm vệ sinh răng miệng, vệ sinh mắt, mũi, vệ sinh da. Có thể tắm cho cháu bằng nước ấm và xà phòng, nhưng nên tắm nhanh ở nơi kín gió. 

- Chú ý đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ. 

Khi trẻ có các dấu hiệu bất thường, ví dụ đã hết sốt tự nhiên xuất hiện sốt lại, ho nhiều hơn và có đờm, trẻ có biểu hiện chói mắt hoặc đi ngoài hoặc có các biểu hiện bất thường khác... thì cần đưa đi khám lại ngay, để bác sĩ xem xét và quyết định trẻ có cần nhập viện điều trị.

9. Trẻ hết sốt là hết bệnh sởi?

Hiện nay nhiều trẻ bệnh sởi đã hết sốt nhưng vẫn có biến chứng. Do đó vẫn tiếp tục theo dõi sức khỏe của trẻ sau khi hạ sốt để nhanh chóng phát hiện bất thường và kịp thời xử lý.

10. Phương pháp chẩn đoán bệnh sởi?

Chẩn đoán dựa vào xét nghiệm huyết thanh là phương pháp chính xác nhất. Cần lấy 3 ml máu của bệnh nhân trong khoảng 28 ngày kể từ khi phát ban để tìm kháng thể IgM. Nếu kết quả dương tính chứng tỏ bệnh nhân đã mắc sởi. Bên cạnh đó, có thể chẩn đoán dựa vào triệu chứng lâm sàng và thông tin tiếp xúc với nguồn lây.

11. Tiêm văcxin sởi sẽ không mắc bệnh sởi nữa?

Khi tiêm văcxin sởi, đáp ứng miễn dịch tùy thuộc vào tuổi tiêm chủng, loại văcxin và đặc điểm miễn dịch, tình trạng sức khỏe của từng người, chất lượng văcxin và kỹ thuật thực hành tiêm chủng. Cũng như các văcxin khác, tiêm 1 mũi văc xin sởi đạt phòng ngừa 80-85%, tiêm đủ 2 mũi văcxin sởi cũng chỉ đạt hiệu quả khoảng 95%.

12. Có thể hiểu khả năng phòng ngừa khi tiêm văcxin sởi đạt 80-85% là gì?

Về nguyên tắc, khi sản xuất văcxin sởi, các nhà sản xuất cố gắng đảm bảo hiệu quả phòng bệnh của văcxin sởi đến 90%. Tuy nhiên, một số yếu tố sẽ ảnh hưởng đến kết quả tiêm chủng, như sức khỏe của bản thân mỗi trẻ và một số lý do khác ngoài mong muốn của ngành y tế. 

Số lượng 80-85% là số trẻ chắc chắn đã được bảo vệ sau tiêm mũi 1. Đây là kết quả đánh giá của chương trình tiêm chủng, chúng ta không thể chắc chắn cháu nào đã đạt hiệu quả và cháu nào chưa. Vì vậy, sau nhiều năm cân nhắc, ngành y tế quyết định phải tiêm ngừa sởi 2 mũi để những trường hợp chưa được bảo vệ bằng mũi 1 sẽ được bảo vệ bằng mũi 2. Tổ chức Y tế thế giới cũng hướng dẫn những người được tiêm phòng đủ 2 mũi sẽ có miễn dịch cả đời, và đủ kháng thể truyền cho con, với phụ nữ.

13. Tiêm văcxin sởi có tác dụng như thế nào?

Sau khi tiêm, văcxin sẽ kích thích cơ thể đáp ứng tạo miễn dịch giúp cơ thể không nhiễm virus sởi, bao gồm miễn dịch thể, miễn dịch tế bào và interferon.

14. Có những loại văcxin sởi nào?

Hiện nay, trên thế giới có hàng chục loại văcxin sởi dưới dạng văcxin đơn hoặc văcxin phối hợp (sởi - rubella hoặc sởi - quai bị - rubella). Hầu hết văcxin được trình bày dưới dạng văcxin đông khô đi kèm với dung môi.

15. Lịch tiêm văcxin sởi?

Đối với tiêm văcxin sởi trong chương trình Tiêm chủng mở rộng, áp dụng lịch tiêm chủng do Bộ Y tế đã phê duyệt như sau:

- Trong tiêm chủng thường xuyên: Mũi thứ nhất khi trẻ 9 tháng tuổi và mũi thứ hai khi trẻ 18 tháng tuổi.

- Trong tiêm chủng chiến dịch: Thực hiện tiêm văcxin cho tất cả đối tượng trong phạm vi của chiến dịch.

- Khoảng cách tối thiểu giữa 2 mũi tiêm văcxin sởi là 1 tháng.

Đối với văcxin tiêm chủng dịch vụ: Tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Tất cả lứa tuổi đều có thể tiêm văcxin sởi.

soi1-6011-1398230824.jpg

Tiêm văcxin sởi đủ liều, đúng độ tuổi là cách tốt nhất phòng bệnh sởi. Ảnh: Phan Dương.

16. Miễn dịch sau tiêm văcxin sởi có bền vững suốt đời?

Tổ chức Y tế thế giới cho biết những trường hợp đã có đáp ứng miễn dịch với sởi sau tiêm văcxin hoặc sau mắc bệnh thì miễn dịch này là bền vững suốt đời.

17. Tại sao phải tiêm hai liều văcxin sởi?

Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy nếu tiêm văcxin sởi vào lúc 9 tháng tuổi, chỉ có khoảng 85% trẻ được tiêm có đáp ứng miễn dịch. Còn lại khoảng 15% số trẻ không có đáp ứng miễn dịch do các yếu tố còn tồn lưu miễn dịch do mẹ truyền, tình trạng sức khỏe, chất lượng bảo quản văcxin...Việc tiêm mũi văcxin sởi sau 12 tháng tuổi là cơ hội thứ hai tạo miễn dịch cho những trường hợp chưa có đáp ứng miễn dịch sau tiêm mũi thứ nhất hoặc chưa được tiêm văcxin sởi, từ đó tăng tỷ lệ trẻ có miễn dịch trong cộng đồng lên trên 95%.

18. Sau khi tiêm mũi một, có thể tiêm mũi 2 sởi trước lịch hẹn không?

Mũi 2 văcxin sởi có thể tiêm được khi cách mũi 1 phải ít nhất từ một tháng trở lên, nên các bố mẹ có thể đưa con đi tiêm sớm trước lịch hẹn.

19. Bao lâu sau tiêm, văcxin sởi phát huy tác dụng phòng tránh?

Thông thường, sau khi tiêm văcxin phải cần từ 2 đến 3 tuần để cơ thể tạo kháng thể bảo vệ. Trong thời gian cơ thể chưa có miễn dịch bảo vệ thì vẫn có nguy cơ phơi nhiễm và mắc bệnh.

20. Có nên tiêm văcxin đối với người từng mắc sởi?

Những trường hợp đã được xét nghiệm huyết thanh tìm IgM kháng sởi và có kết quả xét nghiệm dương tính không cần tiêm văcxin sởi. Những trường hợp nghi ngờ mắc sởi trước đây nhưng không được chẩn đoán mắc sởi vẫn cần tiêm.

21. Phụ nữ đang cho con bú có thể tiêm văcxin sởi?

Có. Kháng thể được tạo ra bảo vệ mẹ và bài tiết qua sữa để bảo vệ trẻ khỏi mắc sởi khi trẻ chưa thể tự tạo miễn dịch.

22. Có thể tiêm ngừa sởi trong lúc đang mang thai không?

Khi mang thai thì không được chích ngừa văcxin này.

23. Có thể tiêm sởi trước 9 tháng tuổi không?

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, độ tuổi tiêm phòng cho văcxin sởi cho trẻ là từ 9 tháng tuổi. Việc này để đảm bảo hiệu quả cũng như an toàn sức khỏe cho trẻ. Chỉ tiêm văc xin sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi khi có chỉ đạo của chương trình TCMR trong trường hợp cần thiết. Tất cả các trường hợp tiêm văcxin sởi trước 9 tháng tuổi cần tiêm ngay văcxin khi đủ 9 tháng tuổi. Mũi tiêm trước 9 tháng tuổi không được tính là 1 mũi văcxin.

24. Trẻ đã chích ngừa sởi đủ 2 lần, nguy cơ mắc sởi có còn không? Có nên cho trẻ đi thử máu để xem đã có miễn dịch?

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và của Bộ Y tế, trẻ cần được tiêm hai mũi văcxin phòng bệnh sởi. Khi trẻ được tiêm văcxin sởi hai mũi đúng lịch thì khả năng bảo vệ phòng bệnh sởi có thể đạt 90-95% nên không cần thiết phải thử máu để tránh các nguy cơ có thể gặp phải.

25. Cách phòng tránh sởi cho trẻ em dưới 9 tháng?

Không nên cho trẻ đến những chỗ tập trung đông người khi không cần thiết. Không cho trẻ tiếp xúc với trẻ ốm nói chung, đặc biệt không cho trẻ tiếp xúc với bệnh nhân sởi hoặc nghi mắc sởi. Không cho trẻ đến nơi đang có dịch, nơi có nguy cơ lây nhiễm cao.

Người chăm sóc trẻ cũng không nên tiếp xúc với trẻ đang bị bệnh sởi hoặc nghi sởi. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trước khi bế ẵm, chăm sóc trẻ. Đảm bảo vệ sinh và chăm sóc dinh dưỡng tốt cho trẻ. Khi trẻ đủ 9 tháng, cần cho đi tiêm văcxin sởi đúng lịch.

soi2-8921-1398230824.jpg

Năm nay bệnh sởi bùng phát và có nhiều ca bệnh lạ. Số đông trẻ em dưới 1 tuổi mắc bệnh. Ảnh: Hoàng Phương.

26. Có thể gặp những tác dụng phụ gì khi tiêm văcxin sởi?

Văcxin sởi được đánh giá là an toàn. Các phản ứng sau tiêm thường nhẹ, có thể biểu hiện như với các văcxin khác: sốt (5-15%), phát ban (5%), sưng, nóng, đỏ đau tại chỗ tiêm… Hầu hết tác dụng phụ sẽ hết trong khoảng 1-2 ngày mà không cần điều trị gì. Phản ứng nghiêm trọng sau tiêm văcxin sởi là rất hiếm gặp. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tiêm chủng, cán bộ y tế cần theo dõi trẻ trong vòng 30 phút sau tiêm tại điểm tiêm.

27. Có tiêm văcxin khi đang bị sốt, nhiễm trùng cấp tính hay không?

Các trường hợp sốt, nhiễm trùng cấp tính đang tiến triển cần tạm hoãn tiêm, đợi khi khỏi có thể đi tiêm được.

28. Có nên tiêm mũi thứ 3 để phòng sởi không?

Đã tiêm đủ 2 mũi văcxin sởi, tức đã có miễn dịch và không cần tiêm mũi 3 nữa.

29. Người lớn có bị lây bệnh sởi?

Người lớn mà chưa có miễn dịch sởi, tức chưa tiêm phòng hoặc chưa chắc chắn mình đã bị sởi hoặc chưa tiêm đủ mũi sởi thì vẫn có nguy cơ cao lây bệnh. Nhất là khi người lớn đi chăm sóc trẻ bị đang bị sởi. Vì thế người lớn cũng cần được chích ngừa phòng bệnh sởi.

30. Văcxin có tác dụng phòng bệnh khi đã tiếp xúc với virus sởi không?

Virus sởi cần thời gian để xâm nhập vào các mô cơ thể gây bệnh. Do vậy, văcxin có thể phòng bệnh nếu tiêm trong vòng 72 giờ kể từ khi tiếp xúc. Tiêm văcxin trong vòng 6 ngày kể từ khi tiếp xúc có thể phòng biến chứng nặng của bệnh.
PhanDương tổng hợp



 Thức dậy sớm sẽ giảm cân

Nghiên cứu của ĐH Dược Northwestern Feinberg (Mỹ) cho thấy thức dậy sớm và tiếp xúc với những tia nắng đầu tiên trong ngày có thể giúp bạn giảm cân.

Để thực hiện nghiên cứu, 54 tình nguyện viên ở độ tuổi 30 được đeo máy đo thời gian tiếp xúc với ánh nắng trong 7 ngày liên tục. Thông tin theo dõi lượng calo tiêu thụ hàng ngày của từng người cũng được ghi lại trong nhật ký ăn uống. 

Dậy sớm không chỉ giúp bạn tận hưởng không khí trong lành của một ngày mới mà còn là một cách giảm cân miễn phí. Ảnh: npr.org

Dậy sớm không chỉ giúp bạn tận hưởng không khí trong lành của một ngày mới mà còn là một cách giảm cân miễn phí. Ảnh: npr.org.

Theo đó, người tiếp xúc với ánh nắng buổi sáng nhiều có chỉ số khối cơ thể BMI thấp hơn so với đối tượng ít tiếp xúc. Kết quả này không phụ thuộc vào tuổi tác, mức độ hoạt động hay thức ăn tiêu thụ trong ngày.

Lý giải nguyên nhân khiến người thường tắm nắng buổi sáng có cân nặng ít hơn, các nhà khoa học cho rằng tắm nắng vào sáng sớm thay vì thức khuya và dậy trễ giúp đồng hồ sinh học tự nhiên được duy trì. Nhờ đó, giấc ngủ trở nên đều đặn, quá trình trao đổi chất trong cơ thể cũng hoạt động hiệu quả hơn và dẫn đến giảm cân.

Ngoài ra, nắng buổi sáng về bản chất có tác động mạnh hơn so với ánh nắng buổi trưa và chiều. Đó là vì trong nắng sớm chứa một lượng lớn ánh sáng xanh da trời có tác dụng mạnh mẽ lên nhịp sinh học ngày đêm của bạn.

Dậy sớm, nhấp nháp ly cà phê dưới ánh nắng ban mai trong lành không phải là một việc quá khó khăn để thực hiện. Vì thế, hãy dành ra ít nhất 20-30 phút mỗi ngày trong khoảng thời gian 8-10h sáng để được giảm cân miễn phí và thực sự hiệu quả.

Thu Hiền (Theo Womenshealthmag)
 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Covid-19 - một loại virus gây viêm phổi nghiêm trọng bắt nguồn từ Trung Quốc đã lan sang nhiều quốc gia khác, bao gồm cả Anh quốc. Theo số liệu của Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc ngày 19/02 cho biết đã có 74.185 ca nhiễm và 2.004 ca tử vong ở Trung Quốc đại lục. Triệu chứng của bệnh Thông thường bệnh bắt đầu bằng một cơn sốt, sau đó là ho khan. Sau một tuần, bệnh có thể dẫn đến khó thở và một số bệnh nhân cần được điều trị tại bệnh viện. Đáng lưu ý, virus corona hiếm khi gây chảy nước mũi hoặc hắt hơi.
Những điều cần biết về sức khoẻ Bài viết của Bác Sĩ Hồ Ngọc Minh ! Những .... về sức khỏe Qua nhiều năm tháng, chúng ta thu thập được khá nhiều kiến thức về các “tập tục” hay thói quen được tin là tốt cho sức khoẻ. Một số khiến thức được truyền miệng từ thế hệ trước sang qua thế hệ sau, gọi là kiến thức “dân gian”. Ở thời đại Internet và mạng xã hội, kiến thức “dân gian” và kiến thức “khoa học” về sức khoẻ, lẫn lộn với nhau, Những quan niệm, tập tục, thói quen về sức khoẻ cần phải được định nghĩa lại cho đúng. Một số niềm tin huyễn hoặc nầy đã được tác giả đề cập qua nhiều bài viết trước đây. Giải độc và tẩy rửa cơ thể
SANTA MONICA, California (NV) – Không có gì khó chịu hơn một cơn đau răng bất ngờ ập tới, mà còn tồi tệ hơn là xảy ra ở thời điểm mà bạn không thể ngay lập tức đến gặp nha sĩ. Dưới đây là tám mẹo đơn giản mà bạn có thể điều trị tại nhà khi lỡ may cơn đau răng xuất hiện, giúp giảm đau và hạn chế nhiễm trùng, trước khi có thể khám tại văn phòng nha sĩ, theo trang mạng Livestrong. Đau răng có thể tấn công đột ngột vào ban đêm khi bạn cố gắng ngủ. (Hình: Andrea Piacquadio/Pexels) 1. Chườm nước ấm hoặc nước lạnh Nha Sĩ Evelyn Taly Huaman, hiện đang công tác tại trung tâm Taly Dental Specialist ở San Diego, California, cho biết chìa khóa để trị đau răng tại nhà là cố gắng chẩn đoán xem cơn đau đến từ đâu. “Nếu bạn có thói quen nghiến răng vào ban đêm trong lúc ngủ thì hàm và khớp răng dễ bị nhức mỏi. Nó như một cơn đau thắt,” Nha Sĩ Huaman nói. “Bạn nên cho một miếng gạc ngâm với nước ấm hoặc nước lạnh chườm quanh hàm để giúp giảm đau nhanh.”
Chúng ta có thể nói chuyện gián tiếp với một người mộng du, đặc biệt đó là một đứa trẻ, bằng cách giữ một khoảng cách vừa phải và ra lệnh bằng một câu ngắn gọn như: “Đứng yên, quay lại giường ngủ ngay,” tuy nhiên, chớ trông mong họ trả lời hoặc nhận thức về sự hiện diện của quí vị./28 Tháng Năm 2012(Xem: 7088) /
Theo Đông y, nhân sâm có tác dụng đại bổ nguyên khí và cũng là vị thuốc quý hiếm, đứng đầu bộ thuốc quý “Sâm - Nhung - Quế - Phụ”. Khoa học ngày nay cũng đã chứng thực những tác dụng kỳ diệu, đồng thời còn phát hiện thêm nhiều tác dụng mới của nhân sâm, mà trước đây người xưa chưa biết./19 Tháng Năm 2012(Xem: 7567) Sao Băng st /
• Chemotherapy là phương pháp hoá trị vẫn thường được dùng đễ chữa bệnh ung thư. Nhưng phương pháp này tiêu diệt cả tế bào ung thư lẫn tế bào lành mạnh. Nó làm cho người bệnh mệt lử, ói mửa, có khi còn bị nhiễm trùng, và chết. Các bác sĩ hy vọng có thể tìm ra loại thuốc chữa ung thư mới tối tân hơn, không cần dùng phương pháp hoá trị. PHƯƠNG PHÁP HOÁ TRỊ - CHEMOPTHERAPY Từ bấy lâu nay vẫn thường được coi như là loại vũ khí mạnh, hữu hiệu đề chữa bệnh ung thư. Nó giúp cứu sống 20% bệnh nhân ung thư tại Hoa Kỳ trong hai thập niên vừa qua. Nhưng loại độc tố này nhắm tiêu diệt tế bào ung thư đang phát triển, đồng thời cũng giết luôn những tế bào lành mạnh, và nhất là nó hành hạ bệnh nhân một cách tàn bạo. Hậu quả của phương pháp hoá trị thay đổi tùy theo bệnh nhân, từ ói mửa cho đến bị nhiễm trùng mà chết.
16 kinh nghiệm…. 16 kinh nghiệm…. 1. Hạn chế uống trà sữa vì gây nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường và cao huyết áp 2. Không nên ăn uống bất kỳ thứ gì trong 2 giờ trước khi đi ngủ 3. Không nên ăn khuya vì có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày 4. Không để điện thoại di động hoặc bất kỳ thiết bị điện tử nào đang sạc bên cạnh khi đi ngủ 5. Khoai lang vàng và khoai lang tím đều có thành phần ngừa ung thư rất tốt 6. Phụ nữ trong thời kì kinh nguyệt không nên tắm hay gội đầu bằng nước lạnh 7. Phao câu gà có thể gây ung thư dạ dày. 8. Uống 1 ly nước lọc mỗi buổi sáng trước bữa sáng để ngăn ngừa bệnh sỏi mật và thông ruột
Tim là một cơ quan nội tạng quan trọng của hệ Tuần hoàn, có nhiệm vụ bơm máu thông qua mạch, cung cấp dưỡng chất và oxygen cho toàn cơ thể, đồng thời chuyển các chất thải chuyển hóa (metabolic waste) như carbon dioxide đến phổi để loại ra ngoài. Những vấn đề bệnh lý của Tim (Heart disease) và bệnh Tim Mạch (Cardiovascular disease) ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, mọi chủng tộc và giới tính, bao gồm nhiều nguyên nhân và triệu chứng khác nhau. Theo Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Bệnh Tật Hoa Kỳ (CDC), hai căn bệnh này là nguy cơ hàng đầu dẫn đến tử vong, với tỉ lệ 25% trong số những người mắc phải, nghĩa là cứ mỗi 4 người mắc bệnh, thì có 1 người tử vong. Có nhiều trường hợp bệnh lý về Tim như: Bệnh Động mạch vành Tim (Coronary Heart disease), bệnh Tim bẩm sinh (Congenital Heart Defects), Loạn nhịp Tim (Arrhythmia)…
WASHINGTON, D.C. (SGN) – Hoa Kỳ đang tạm dừng tiêm vaccine Johnson & Johnson (J&J) sau khi có báo cáo về một loại cục máu đông hiếm gặp ở sáu trong số 6.8 triệu người đã tiêm vaccine này. Họ còn bị lượng tiểu cầu trong máu thấp. Tất cả những người bị ảnh hưởng là phụ nữ từ 18 đến 48 tuổi. Những người đã tiêm vaccine J&J có thể lo lắng, mặc dù tỷ lệ bị cục máu đông rất thấp. Bác Sĩ Alex Spyropoulos, một chuyên gia về cục máu đông tại Northwell Health ở New York, nêu ra những gì bạn nên làm nếu đã tiêm vaccine J&J. 1. Nếu đã tiêm J&J hơn hai tuần, không cần lo lắng Vì sáu phụ nữ bị đông máu xuất hiện các triệu chứng từ 6 đến 13 ngày sau khi tiêm chủng. 2. Nếu đã tiêm J&J chưa đầy 2 đến 3 tuần, hãy để ý các triệu chứng nhất định Các triệu chứng được liệt kê trong tuyên bố của CDC và FDA là: – Đau đầu dữ dội. – Đau bụng. – Đau chân. – Khó thở.
Inline image Người ta focus vào chữ vaccine nhiều quá...nên nghĩ đơn giản là vaccine (một khi chích vào rồi) thì nó bảo vệ mình (không bị nhiễm). Phải nói lại cho chính xác như sau: cái bảo vệ mình, không phải là vaccines mà là antibodies của mình. Antibodies này được (cơ thể) làm ra, khi chích vaccines vào. Từ định nghĩa này, cho thấy: 1) Không cần biết là vaccine loại nào, của hãng nào. Cứ hễ chích vào, thì nó tạo ra antibodies. Cho nên, đợt này chích Pfizer, năm sau chích J&J cũng được...chứ không nhất thiết là phải chích cùng loại. 2) Mục tiêu là để đưa cái antibodies của mình lên tới Protective Level. Vấn đề ở đây là: - Cái protective level của antibodies này, kéo dài trong bao lâu ? Những vaccines truyền thống (vì có chất adjuvant) nên kéo dài rất lâu...có khi cả đời...như vaccine về yellow fever, measles, BCG etc...
Bảo Trợ