Tại sao con người luôn muốn chinh phục đỉnh Everest?

23 Tháng Tư 20142:00 CH(Xem: 2525)

Cứ mỗi mùa Xuân, bên cạnh những câu chuyện về sự thành công cũng không thiếu những bi kịch của những người leo núi khi chinh phục đỉnh Everest, bao gồm một vụ lở tuyết mới đây đã khiến 13 người dân sống quanh vùng thiệt mạng khi đang leo núi.

Tuy nhiên, hàng trăm người từ nhiều quốc gia khác nhau vẫn đang tụ họp ở khu cắm trại dưới chân núi, và nhiều người trong số đó đã lên kế hoạch chinh phục đỉnh núi cao nhất thế giới trong vài tuần kế tiếp.

Vậy tại sao việc leo lên được đỉnh Everest lại hấp dẫn đến thế, bất chấp cả chi phí cao và những nguy cơ rình rập?

Câu trả lời với mỗi người leo núi là khác nhau, nhưng các nghiên cứu cho rằng, những người thích mạo hiểm thường nhìn nhận bản thân họ khác với những người không thích mạo hiểm. Với những người bị Everest thu hút, đỉnh núi này là giấc mơ cả đời của họ.

“Tôi hoàn toàn bị ngọn núi này thu hút. Nó đại diện cho đỉnh cao lớn nhất mà mọi người muốn chinh phục. Đó là một ngọn núi màu nhiệm với khả năng cuốn hút mọi người, giống như thiêu thân bị thu hút bởi ánh đèn vậy", Alan Arnette, một nhà leo núi và blogger chuyên viết về Everest chia sẻ.

Ý tưởng chinh phục đỉnh Everest đã xuất hiện cách đây hơn 150 năm khi những người lập bản đồ địa hình người Anh khẳng định nó là ngọn núi cao nhất thế giới.

Tại sao con người luôn muốn chinh phục đỉnh Everest?
Đỉnh Everest. (Ảnh: livescience)

Everest nhanh chóng trở thành “Cực thứ ba” khi các nhà thám hiểm đua nhau tìm cách trở thành người đầu tiên đặt chân lên đỉnh núi.

Maurice Isserman, một nhà sử học thuộc Đại học Hamilton (Clinton, New York) nói về Everest như sau: “Từ khi được trao danh hiệu ngọn núi cao nhất, Everest đã trở thành một biểu tượng đầy mê hoặc. Có nhiều ngọn núi khác thú vị hơn, đẹp hơn và cũng nhiều thử thách hơn để trải nghiệm. Nhưng chinh phục được Everest mới là một chiến tích - chiến tích lớn nhất".

Khi được tờ New York Times hỏi lý do chinh phục Everest, nhà leo núi người Anh George Mallory, người đã qua đời trong chuyến thám hiểm thứ ba tại Everest năm 1924, đã có một câu trả lời sau đó trở nên nổi tiếng: “Bởi vì nó ở đó".

Andreas Wilke, một nhà tâm lý học thuộc Đại học Clarkson (Potsdam, New York) cho biết, không phải ai cũng muốn chinh phục Everest, và những người muốn làm điều đó thường vì sự thôi thúc tìm kiếm cảm giác mạnh rất mãnh liệt, một phần được quy định bởi gene. Các nghiên cứu về việc ra quyết định cũng cho thấy một số người có xu hướng chấp nhận hoặc từ chối chấp nhận mạo hiểm nhiều hơn những người khác.

Tuy nhiên, mức độ chấp nhận mạo hiểm tương đối phức tạp hơn những gì các nhà tâm lý học từng dự đoán. Trong những nghiên cứu về những người thích các môn thể thao mạo hiểm như nhảy bungee (buộc mình vào dây rồi nhảy từ trên cao xuống) hay lặn có bình dưỡng khí, Wilke nhận thấy có những người dành rất nhiều tiền để mua bảo hiểm ôtô. Điều này có nghĩa là những người chấp nhận mạo hiểm tại một thời điểm nào đó của cuộc đời không có nghĩa là cả đời họ sẽ phải sống mạo hiểm.

Tuy nhiên, khi được yêu cầu đánh giá các hành vi của mình, những người tham gia nghiên cứu thường không cho những gì mình làm là quá mạo hiểm như những người khác nghĩ, vì họ có kỹ năng để làm việc đó hoặc những lợi ích thu được đã làm lu mờ sự sợ hãi. Sự cân bằng giữa nguy cơ và phần thưởng này cũng khác nhau giữa các cá nhân.

Từ góc độ tiến hóa, Wilke cho rằng, việc chấp nhận mạo hiểm có thể là một lợi thế, nhất là với nam giới vì nó thể hiện sức mạnh và bản lĩnh với những người khác giới. Theo lý thuyết này thì việc chinh phục Everest thành công sẽ nâng cao danh tiếng của một người.

Với những người đã chinh phục Everest thành công, sự kiện này có ý nghĩa hơn là thể hiện bản thân rất nhiều. Leo lên ngọn núi cao hơn 8.000m, đứng trên đỉnh của thế giới và sau đó trở về nhà an toàn là một trải nghiệm không gì sánh bằng.

“Nó khiến bạn tập trung vào những gì quan trọng với bạn. Có hàng nghìn lý do để từ bỏ nhưng chỉ có một lý do khiến bạn phải đi tiếp. Bạn phải tập trung vào lý do quan trọng và đặc biệt nhất với bạn đó. Nó buộc bạn nhìn sâu hơn vào con người bạn và tìm kiếm xem liệu bạn có sự cứng rắn cả về thể chất và tinh thần để tiếp tục tiến lên khi bạn muốn dừng lại hay không. Và khi trở về, bạn nhận ra rằng mình đã vượt qua thử thách thành công", Arnette chia sẻ.

Theo Vietnam+
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
)
10 THÍCH CỦA NGƯỜI CAO TUỔI Một thích trong túi có tiền Ai mời hiếu, hỷ ...khỏi phiền cháu con Hai thích được bát canh ngon Cao lương chẳng thiết bởi còn răng đâu Ba thích Con, Cháu, Rể, Dâu Gia phong giữ nếp hàng đầu Hiếu - Trung Bốn thích thoả mãn riêng - chung Ăn riêng nhưng vẫn vui cùng cháu con Năm thích Làng phố vuông tròn Đói no - Sướng khổ - Mất còn....có nhau Sáu thích sống thọ chết mau Ốm lâu con khổ lại đau thân mình Bảy thích xã hội gia đình Bạc cờ. ma tuý..... thực tình tránh xa Tám thích mồ mả ông cha Xây cất tôn tạo ít ra bằng người Chín thích đầy ắp tiếng cười Được hưởng không khí vui tươi hàng ngày Mười thích phút chót dương này Tuỳ nghi biện lễ, chớ vay mượn nhiều ***
‘Tinh thần hiệp sĩ’ được hiểu là những phẩm chất như: Trọng danh dự, lòng trung thành, dũng cảm, sự hào phóng và sẵn sàng bảo vệ kẻ yếu. Mặc dù tên và khái niệm nghe có vẻ cổ hủ nhưng nó vẫn tồn tại cho đến ngày nay, dưới nhiều hình thức khác nhau. 'Tinh thần hiệp sĩ' là gì? Một số những nhân vật lịch sử biểu trưng cho “Tinh thần hiệp sĩ” là Vua Arthur, ngài Galahad, và các Hiệp sĩ Bàn tròn. Khi nhắc tới tinh thần hiệp sĩ, người ta có thể hình dung một quý ông thời Victoria bảo vệ danh dự của một quý bà trước những lời xúc phạm của một nhân viên phục vụ. Những người khác có thể nghĩ đến việc đàn ông mở cửa cho phụ nữ hoặc kéo ghế và mời cô ấy ngồi trong nhà hàng.
Từ lâu, người Sài Gòn đã rất khâm phục cách đặt tên cho đường phố ở Sài Gòn-Gia Định-Chợ Lớn. Mọi người vẫn đinh ninh rằng đó là tập họp của một công trình có sự đóng góp trí tuệ của nhiều người, một Hội đồng gồm nhiều: học giả, sử gia, nhà văn uy tín… Nhưng thật sự bất ngờ khi được biết kiệt tác lịch sử này đã được hoàn thành bởi một công chức...! Người đó là Trưởng Phòng Họa Đồ thuộc Tòa Đô Chánh-Sài Gòn. Ông Ngô Văn Phát, Nhà văn – bút hiệu Thuần Phong, sinh ngày 16-10-1910 tại huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu....! Sau hiệp định Genève tháng 7 năm 1954 Pháp bàn giao chính quyền cho Chính Phủ Bảo Đại, với Thủ Tướng Ngô Đình Diệm. Để đánh dấu việc giành độc lập từ tay người Pháp, Toà Đô Chánh Sài Gòn được lệnh gấp rút thay thế toàn bộ tên đường từ tên Pháp qua tên Việt trong khoảng thời gian ngắn nhất.
Một danh sách những bản nhạc mùa thu BM Thưởng thức âm nhạc phù hợp với phong cảnh mùa thu. Với nghệ sĩ, thời điểm giao mùa là thứ khiến cho xúc cảm thăng hoa mãnh liệt, và sự giao mùa dường như luôn biết cách làm mới mỗi chúng ta. Trong âm nhạc, sự giao mùa cũng là niềm cảm hứng bất tận để những bài hát nổi tiếng và những tác phẩm kinh điển được viết nên. Bằng chứng là nhiều nhà soạn nhạc của dòng nhạc cổ điển như Antonio Vivaldi, Pyotr Ilyich Tchaikovsky, Joseph Haydn, Alexander Glazunov, Vaughan Williams và một vài tác giả của dòng nhạc đương đại đã khoác lên những tác phẩm của họ màu sắc của các mùa trong năm qua những cái tên có thể kể đến như “The Seasons,” hoặc “The Four Seasons”.
Dựa trên nhiều khám phá khảo cổ học, các nhà khoa học đã thừa nhận phụ nữ Viking ở Scandinavia (Bắc Âu) "quyền lực" hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây. Ra trận Các nhà khảo cổ đã phát hiện ra nhiều ngôi mộ chứa hài cốt của các nữ chiến binh Viking. Từ lâu, người ta cho rằng, ngôi mộ cổ ở thị trấn Birka của người Viking thuộc về một người có tầm quan trọng về quân sự. Sau đó, các nghiên cứu toàn diện về DNA cho thấy chiến binh Birka thực chất là một phụ nữ.
Nhà Trắng là nơi làm việc chính thức của của Tổng thống – người quyền lực nhất nước Mỹ, đồng thời đây cũng là nơi ở của ông và gia đình. Tòa nhà này đã có lịch hàng thế kỷ và trở thành biểu tượng quyền lực của người đứng đầu nước Mỹ. Và tất nhiên bản thân nó cũng ẩn chứa rất nhiều bí mật thú vị mà không phải ai cũng biết. Top 14 điều không phải ai cũng biết về Nhà Trắng
bài hát “ĐỪNG EM” Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=55glr5LDysA Ca sĩ: Đoàn Sơn Thơ: Nguyên Khang Nhạc: Mai Phạm Keyboard: Duy Tiến Video: APHUONGFILM – Melbourne, AUSTRALIA Link Youtube : https://youtu.be/55glr5LDysA Link lời bài hát file PDF: https://drive.google.com/file/d/1eb2g_SGvLK3pOXtcYdsge-MfShAd6EGU/view Trân trọng và cám ơn, Mai Pham
Âm nhạc chữa bệnh “Hãy tập trung vào âm thanh của nhạc cụ,” Andrew Rossetti, một nhà nghiên cứu và trị liệu âm nhạc được cấp phép cho biết khi anh gảy các hợp âm trên một cây đàn guitar Tây Ban Nha cổ điển . “Nhắm mắt lại. Hãy nghĩ về một nơi mà bạn cảm thấy an toàn và thoải mái,” Rossetti nó
Trận Xương Giang là trận chiến cuối cùng đặt dấu chấm hết cho toàn bộ cánh quân của Liễu Thăng. Đây là một trong những trận chiến thảm khốc nhưng oanh liệt nhất của toàn bộ cuộc chiến. Chỉ trong vòng 27 ngày đêm (từ ngày 8/10/1427 đến ngày 3/11/1427) mà có sự tham chiến của gần 20 vạn quân từ đôi bên trên một chiến tuyến khoảng 100 km. Trong trận chiến này, chủ lực của quân Minh sang tiếp viện bị thiệt hại gần như toàn bộ và không thể tham chiến nữa.
Khoa học tồn tại vốn là để giúp con người ngày càng tiến bộ hơn, và cũng là để giải đáp những bí ẩn tồn tại trong cuộc sống. Tuy nhiên, đã có rất nhiều lần các chuyên gia bị lạc lối vì chính những thứ họ tìm ra. Những bí ẩn của thế giới đến nay vẫn chưa có lời giải
Bảo Trợ