Đức Gioan Phaolô II nói về việc Đức Mẹ chứng kiến phục sinh

23 Tháng Tư 20142:00 CH(Xem: 2172)

Dù Thánh Kinh không nói gì về việc Đức Mẹ liên hệ với Chúa Giêsu sau khi Người bị đóng đinh trên núi Canvariô, nhưng điều chắc chắn là Người có hiện ra với Đức Mẹ và chuyện trò với ngài.

blank
Người quả có trao Đức Mẹ cho Thánh Gioan lúc còn trên Thánh Giá: “thưa bà, này là con bà”. Người con này quả đại diện cho mọi Kitô hữu và toàn thể nhân loại, vì nay ngài là đấng trung gian đầy tình mẫu thân của ta. Tin Mừng cho ta hay Thánh Gioan đem Đức Mẹ về nhà mình từ ngày đó, nhưng liệu ta có thể nào tin được rằng Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, lại không bao giờ còn chuyện trò với Mẹ Người nữa không? Tại sao các soạn giả Tin Mừng lại quyết định không thuật lại bất cứ chuyện vãn nào giữa Chúa Giêsu và Đức Mẹ trong trình thuật của các ngài?

Đó là những câu hỏi mà vị thánh sắp được tuyên phong (chỉ còn mấy ngày nữa thôi), là Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã đặt ra trong buổi yết kiến ngày 21 tháng 5 năm 1997. Ta hãy đọc lại câu giải đáp của ngài:

Cứ giả thiết có sự “bỏ sót” đi, thì ta có thể gán sự im lặng này cho sự kiện sau: điều gì cần thiết cho nhận thức cứu rỗi của ta đều được ủy thác cho lời lẽ của những vị “được Thiên Chúa chọn lựa làm nhân chứng” (Cv 10:41), tức các Tông Đồ, những người làm chứng cho việc phục sinh của Chúa Giêsu “với quyền năng mạnh mẽ” (xem Cv 4:33). Trước khi hiện ra với các ngài, Đấng Trỗi Dậy đã hiện ra với một số phụ nữ tín trung vì họ có chức năng có tính Giáo Hội là “hãy đi và nói cho anh em Thầy tới Galilê, và ở đấy họ sẽ được thấy Thầy” (Mt 28:10). 

blank
Nếu các tác giả Tân Ước không đề cập tới việc Mẹ gặp Con trỗi dậy của mình, thì có lẽ điều này phải được gán cho sự kiện sau: một chứng tá như thế có thể bị những người vốn bác bỏ việc Chúa sống lại coi là quá thiên lệch, và do đó không đáng tin. 

Đàng khác, các Tin Mừng tường thuật một số nhỏ các lần Chúa Giêsu trỗi dậy hiện ra và đó không phải là tóm lược trọn vẹn tất cả những gì diễn ra trong 40 ngày sau Phục Sinh. Thánh Phaolô nhắc ta nhớ rằng Người hiện ra “với hơn 500 anh em một lượt” (1Cor 15:6). Ta phải giải thích ra sao sự kiện: một biến cố ngoại thường được nhiều người biết như thế lại không được các soạn giả Tin Mừng nhắc gì tới? Đây là dấu chỉ rõ ràng cho thấy: nhiều cuộc hiện ra khác của Đấng Trỗi Dậy không được ghi chép, dù chúng đều là các biến cố nổi danh từng đã diễn ra.

Có thể nào Đức Mẹ, từng hiện diện trong cộng đoàn môn đệ đầu hết (xem Cv 1:14), lại có thể bị loại khỏi vòng những người được gặp Con Trai thần thánh của mình sau khi Người trỗi dậy từ cõi chết?

Thực thế, hoàn toàn hợp lệ khi nghĩ rằng Mẹ hẳn phải là người đầu hết được Chúa Giêsu sống lại hiện ra. Há việc Đức Mẹ vắng mặt trong nhóm phụ nữ đi ra mồ vào lúc hừng đông (xem Mc 16:1; Mt 28:1) không cho thấy ngài đã được gặp Chúa Giêsu rồi đó ư? Suy diễn này cũng có thể được xác nhận nhờ sự kiện này: do chính thánh ý Chúa Giêsu, các nhân chứng đầu hết của phục sinh là các phụ nữ từng tín trung cho tới tận chân Thánh Giá và do đó là những người kiên tâm bền đỗ trong đức tin. 

Thực thế, Đấng Trỗi Dậy ủy thác cho một người trong số họ, là Maria Mađalêna, sứ điệp gửi các Tông Đồ (xem Ga 20:17-18). Sự kiện này có lẽ cũng cho phép ta nghĩ rằng Chúa Giêsu đã hiện ra với Mẹ Người đầu tiên, vì Đức Mẹ là người tín trung bậc nhất và đã giữ vững đức tin của mình nguyên vẹn khi bị thử thách trăm bề. 

Cuối cùng, đặc điểm độc đáo và đặc biệt trong sự hiện diện của Đức Mẹ tại Đồi Canvariô và việc ngài kết hợp hoàn toàn với Con yêu quí của ngài trong đau khổ trên Thập Gía đòi buộc ngài phải được chia sẻ với Người trong mầu nhiệm Phục Sinh. 

Sedulius, một tác giả thế kỷ thứ năm, chủ trương rằng trong cảnh huy hoàng của cuộc sống phục sinh, Chúa Kitô đã hiện ra với Mẹ của Người trước nhất. Thực thế, Đức Mẹ, đấng lúc truyền tin vốn là đường để Chúa Giêsu bước vào trần gian, nay được mời gọi để loan truyền tin vui Sống Lại diệu kỳ ngõ hầu trở thành sứ giả loan báo việc Người trở lại trong vinh quang. Như thế, nhờ được tắm gội trong vinh quang của Đấng Sống Lại, ngài dự ứng trướccảnh huy hoàng của Giáo Hội (xem Sedulius, Paschale carmen, 5, 357-364, CSEL 10, 140f).

Quả là hợp lý khi cho rằng vì là hình ảnh và là khuôn mẫu của Giáo Hội đang chờ mong Chúa Sống Lại và được gặp Người trong nhóm các môn đệ ở các lần hiện ra dịp Phục Sinh, Đức Mẹ chắc chắn đã có những tiếp xúc bản thân với Con Trai sống lại của mình, để cả ngài nữa cũng được hân hoan trong sự viên mãn của niềm vui vượt qua. 

Hiện diện trên Đồi Canvariô ngày Thứ Sáu Tuần Thánh (xem Ga 19:25) và tại Phòng Trên Lầu ngày Lễ Ngũ Tuần (xem Cv 1:14), chắc chắn Đức Mẹ cũng là chứng nhân ưu tuyển của việc Chúa Kitô sống lại, nhờ thế ngài hoàn tất việc tham dự vào mọi khoảnh khắc chủ yếu của mầu nhiệm vượt qua. Chào đón Chúa Giêsu sống lại, Đức Mẹ cũng là dấu chỉ và là dự ứng của nhân loại, một nhân loại hy vọng đạt được sự thành toàn của mình nhờ việc người chết sống lại. 

Trong Mùa Phục Sinh, cộng đồng Kitô Giáo ngỏ lời với Mẹ của Chúa và mời gọi ngài vui lên: “Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, hãy vui mừng. Halêluia!”(“Regina Caeli, laetare. Alleluia!”). Cộng đồng này đã nhắc lại niềm vui của Đức Mẹ khi thấy Chúa Giêsu Phục Sinh như thế, và do đó, đã kéo dài qua thời gian “niềm vui”mà Thiên Thần vốn ngỏ với ngài lúc Truyền Tin, để ngài thực sự trở nên nguyên nhân của “niềm vui lớn”cho mọi người.

 
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
– Vào thứ Ba 8-12-2020, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã công bố Năm Thánh Giuse, để kỷ niệm 150 năm ngày thánh nhân được công bố là người bảo trợ Giáo hội hoàn vũ. Đức Giáo hoàng Phanxicô cho biết ngài thiết lập Năm Thánh này để “mọi tín hữu theo gương Thánh Giuse, củng cố đời sống đức tin bằng cách hằng ngày thực hiện trọn vẹn ý muốn của Chúa.” Dưới đây là những điều bạn cần biết về Năm Thánh Giuse: Tại sao lại có những năm được mang các chủ đề cụ thể (từ Giáo hội)? Giáo hội cử hành diễn trình của thời gian qua lịch phụng vụ - bao gồm các lễ như Phục sinh và Giáng sinh, và các mùa như Mùa Chay và Mùa Vọng. Ngoài ra, các vị Giáo hoàng còn có thể dành riêng những khoảng thời gian nào đó để Giáo hội suy ngẫm sâu sắc hơn về một khía cạnh cụ thể của giáo huấn hoặc niềm tin Công giáo. Một số năm trước đây đã được các vị giáo hoàng gần đây chọn lựa như thế, bao gồm Năm Đức Tin, Năm Thánh Thể và Năm Thánh Lòng Thương Xót.
Tại Việt Nam, ít ai biết được rằng 150 năm trước khi thi hào Nguyễn Du qua đời (1820), văn chương Công giáo đã có một tác phẩm lục bát bằng chữ Nôm đạt mức tuyệt tác: Tác phẩm Sấm Truyền Ca (1670), diễn ca 5 quyển đầu của Cựu Ước, do cha Lữ Y Đoan, một trong những linh mục thế hệ đầu của địa phận Đàng Trong. Cũng chính năm 1820 tác phẩm được phiên âm sang chữ quốc ngữ. Sau một vận mệnh hẩm hiu suốt hơn ba trăm năm, cuối thế kỷ XX chỉ còn hơn 1/5 tác phẩm sống sót: Sách Sáng Thế Ký (Tạo đoan kinh) và 21 chương đầu của sách Xuất Hành (Lập quốc kinh). Năm 1993 một số trí thức Công giáo đã thực hiện hồ sơ “Về các tác giả Công giáo thế kỷ XVII-XIX”, do Khoa Ngữ Văn, Đại học Tổng hợp Tp HCM ấn hành. Quyển sách đã giới thiệu tác phẩm Sấm Truyền Ca đến công chúng.
Từ ngữ: tuyên thánh đúng hơn là phong thánh: Từ phong thánh quen dùng trong tiếng Việt, nguyên ngữ từ tiếng Hy Lạp “Kanon” có nghĩa là thước đo hay tiêu chuẩn hay được nhìn nhận là có giá trị. Ý nghĩa nầy được tìm thấy trong động từ canonizare của tiếng La tinh, rồi canoniser trong tiếng Pháp và Canonize trong tiếng Anh. DHYThuan-ChaDiep.jpg Những tín hữu trong thế kỷ đầu đã phong thánh cho các Tông Đồ khi gọi các Ngài là Thánh. Những vị tử đạo cũng được gọi là thánh. Rồi những thế kỷ kế tiếp, những giáo dân có đời sống thánh thiện, nêu gương sáng và thành mực thước cho người đời cũng được tuyên bố “đang ở trên thiên đàng” tức là thánh. Như vậy theo từ Kanon và theo truyền thống, Giáo Hội không hề phong thánh hay không hề làm cho ai thành thánh cả. Giáo Hội, qua thời gian cầu nguyện lâu dài và qua những phép lạ được thực hiện nhờ lời chuyển cầu của ...
I. Nữ vương các thánh tử đạo 1) Tại sao Đức Maria được gọi là Nữ vương các thánh tử đạo? 2) Tại sao chọn Nữ vương các thánh tử đạo làm bổn mạng tỉnh dòng? 3) Tỉnh dòng có tình cảm gì đối với Nữ vương các thánh tử đạo? II. Nữ vương các chứng nhân 1) Tân ước có nền tảng cho tước hiệu Đức Maria “Nữ vương các chứng nhân” không? 2) Đức Maria đã sống đời chứng nhân đức tin như thế nào? 3) Tước hiệu “Nữ vương các chứng nhân” có ý nghĩa gì đối với chúng ta? ————- Đây không phải là lần đầu tiên tôi được mời chia sẻ với anh em nhân dịp bổn mạng tỉnh dòng. Vì không muốn lặp lại những điều đã trình bày cho nên năm nay tôi muốn tìm một lối tiếp cận mới liên quan đến danh hiệu bổn mạng tỉnh dòng, qua tựa đề: “Nữ Vương các tử đạo hay Nữ vương các chứng nhân?” Xin anh em hãy kiên nhẫn chịu tử đạo khi nghe bài suy niệm hơi dài, và có thể gây nhiều cú sốc.
Phan Tấn Thành Tại một số nhà thờ mới cất bên Việt Nam, người ta thấy trên Thập giá thay vì tượng Chúa chịu nạn lại có tượng Chúa Phục sinh hay Linh mục Thượng phẩm. Tại sao lại có sự thay đổi ấy? Từ sau công đồng Vaticanô II, người ta chứng kiến một số thay đổi trong lãnh vực phụng vụ. Thoạt tiên xem ra có vẻ mới, và khiến cho có người băn khoăn: phải chăng công đồng Vaticanô II đã thay đổi đức tin của Giáo hội? Thế nhưng nếu xét kỹ ra, thì nhiều sự thay đổi không hoàn toàn mới nhưng lấy lại truyền thống từ lâu đời của Giáo hội mà thôi. Tỉ như ngôn ngữ dùng trong phụng vụ: vào những thế kỷ đầu, phụng vụ được cử hành bằng tiếng địa phương, và thậm chí tại Rôma ngôn ngữ của phụng vụ là tiếng Hy-lạp, tức là tiếng giao thông thương mại thời đó, chứ không phải là tiếng La-tinh. Ta cũng có thể nói một cách tương tự như vậy về việc thay đổi tượng Chúa chịu nạn bằng tượng Chúa Phục sinh: đây không phải là sự canh tân, song là trở về nguồn.
Trả lời: Vâng, quả thật hộp sọ xuất hiện rất thường xuyên trong nghệ thuật Ki-tô Giáo và ngay cả ngày nay. Tôi có thể hiểu câu hỏi của bạn về thực hành này; bởi vì việc đặt hộp sọ ở khắp mọi nơi có vẻ như là một cái gì đó không lành mạnh – đặc biệt đối với những người đang sống trong một xã hội tiêu dùng và thế tục, nơi người ta thường lảng tránh suy nghĩ về những điều sâu sắc chẳng hạn như cái chết và những gì xảy ra sau đó. Một hộp sọ lành mạnh Khi nghệ thuật Ki-tô Giáo miêu tả những hộp sọ ở gần các vị thánh, nó tượng trưng cho sự khôn ngoan và thận trọng của các ngài. Hộp sọ là hình ảnh đại diện một cách sống động và hấp dẫn về cái chết của con người.
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma. Hỏi: Thưa cha, liệu Thánh lễ cầu cho người khi còn sống là hiệu lực hơn (mạnh hơn) so với Thánh lễ cầu nguyện sau khi đã chết không? Thánh Anselmô (Anselm) và ĐGH Biển Đức XV đã nói Thánh lễ cầu cho khi còn sống là hiệu lực hơn. Xin cha bình luận việc này cho nhiểu người biết. - S. T., Chicago, Hoa Kỳ Đáp: Trong khi bạn đọc trên không cung cấp nguồn của các ý kiến này của thánh Anselmô (Anselm) và ĐGH Biển Đức XV, tôi vẫn cho đó là ý riêng của bạn ấy.Bằng cách nào chúng ta có thể nói rằng Thánh Lễ này là "mạnh hơn" (hiệu lực hơn) so với Thánh lễ kia?
Phụng vụ mừng lễ Các Thánh vào ngày đầu tháng 11, và ngày hôm sau, tưởng nhớ các người qua đời. Xét theo nguồn gốc lịch sử, lễ kính nào ra đời trước: việc kính nhớ các người qua đời có trước, hay lễ các thánh có trước? Linh mục Phan Tấn Thành trả lời. Để trả lời câu hỏi này, chúng ta phải phân biệt nhiều vấn đề. Việc kính nhớ các linh hồn qua đời là một chuyện, còn việc dành ra một ngày trong năm để tưởng nhớ tất cả các linh hồn là chuyện khác. Một cách tương tự như vậy, kính nhớ các thánh là một chuyện, còn dành ra một ngày để kính nhớ tất cả các thánh là một chuyện khác. Chúng ta sẽ cố gắng đi từng bước một: chúng ta hãy khởi hành với thực tại ngày nay, rồi chúng ta sẽ đi lùi ngược lại dòng lịch sử. Ngày nay lễ tưởng nhớ các người qua đời diễn ra vào ngày hôm sau lễ các thánh. Từ khi nào lịch phụng vụ ấn định việc cử hành hai ngày lễ đó?
Cùng với lời kinh cầu nguyện với Đức Mẹ đã được Đức Thánh Cha đọc trong video trong Thánh lễ do Đức Hồng y Giám quản Roma cử hành tại đền thánh Đức Mẹ Tình yêu Chúa ngày 11/03 vừa qua, Đức Thánh Cha đề nghị thêm một kinh nguyện để các tín hữu cầu nguyện vào cuối buổi đọc kinh Mân Côi, xin Đức Mẹ bảo vệ thế giới khỏi đại dịch. Hồng Thủy - Vatican
Đây là lời nguyện chính thức của Hội đồng Giám mục Việt Nam để cầu nguyện trong cơn dịch bệnh Covid-19. Lạy Thiên Chúa Ba Ngôi toàn năng chúng con đang họp nhau cầu nguyện, tha thiết nài xin cho cơn dịch bệnh mau chấm dứt. Lạy Chúa Cha giàu lòng thương xót xin nhìn đến nỗi thống khổ của đoàn con trên khắp thế giới, đặc biệt tại những nơi dịch bệnh đang hoành hành. Xin củng cố đức tin của chúng con, cho chúng con hoàn toàn tín thác vào tình yêu quan phòng của Cha. Lạy Chúa Giêsu là Đấng cứu độ duy nhất, là vị lương y đầy quyền năng và lòng thương xót, xin thương cho các bệnh nhân sớm được chữa lành, và an ủi các gia đình đang gặp khó khăn thử thách. Xin cho lời chúng con khiêm tốn cầu nguyện, được chạm tới trái tim nhân lành của Chúa, xin giảm bớt gánh nặng khổ đau, và cho chúng con cảm nhận được bàn tay Chúa đang ân cần nâng đỡ chúng con.
Bảo Trợ