Đại sứ Mỹ tại Việt Nam David Shear gặp nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Đan Quế tại Sài Gòn, ngày 17/8/2012. Một nhân vật bất đồng chính kiến tại Việt Nam được quốc tế biết tiếng cùng lúc được đề cử Giải Nobel Hòa Bình và Giải Nhân quyền Gwangju 2014.
Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, nhà tranh đấu dân chủ hiện đang bị quản thúc tại gia, năm nay nhận được thư đề cử từ các nhà lập pháp Hoa Kỳ và Canada, cùng các tổ chức phi chính phủ bảo vệ nhân quyền quốc tế.
Thư của các dân biểu liên bang Hoa Kỳ gồm Gerald Connolly và James Moran và đề cử của Thượng nghị sĩ Canada gốc Việt Ngô Thanh Hải đã được gửi tới Chủ tịch Giải Nobel Hòa Bình cùng với thư đề cử của Tổ chức Sáng kiến Á Mỹ trụ sở tại thủ đô Hoa Kỳ chuyên cổ xúy hòa bình, xây dựng cộng đồng và phát triển kinh tế tại các nước đang phát triển Châu Á.
Dân biểu Connolly và Moran nói sự cống hiến bền bỉ của bác sĩ Quế cho nhân quyền bất chấp những cái giá phải trả thể hiện hoàn hảo các lý tưởng của Giải Nobel Hòa Bình. Thư viết rằng ghi nhận hoạt động dũng cảm suốt đời của bác sĩ Quế sẽ mang lại hy vọng cho tất cả các nhà hoạt động nhân quyền tại Việt Nam.
Chuyện được đề cử là một vinh dự cho phong trào hiện giờ đang gặp rất nhiều khó khăn đấu tranh cho dân chủ-nhân quyền tại Việt Nam. Bác sĩ Nguyễn Đan Quế.
Cùng lúc đó, bác sĩ Quế cũng nhận được đề cử từ Ủy ban Nhân quyền của các Hàn lâm viện Hoa Kỳ và Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam cho Giải Nhân quyền Gwangju 2014. Đây là giải thưởng cao quý thường niên của Nam Triều Tiên vinh danh những người tranh đấu hay đóng góp vì sự cải thiện, thăng tiến nhân quyền, dân chủ, và hòa bình.
Phát biểu với VOA Việt ngữ tối 21/4 khi vừa được tin đề cử, bác sĩ Quế nói ông rất vui vì đây là vinh hạnh lớn cho phong trào đấu tranh dân chủ đầy cam go tại Việt Nam từ sau ngày đất nước thống nhất năm 1975 tới nay:
“Chuyện được đề cử là một vinh dự cho phong trào hiện giờ đang gặp rất nhiều khó khăn đấu tranh cho dân chủ-nhân quyền tại Việt Nam.”
Bác sĩ Quế cho rằng dù được hay không được trao giải chung cuộc, những sự đề cử này không chỉ là niềm phấn khởi mà còn là nguồn động viên to lớn cho tinh thần của người dân Việt khao khát dân chủ, công bằng, tiến bộ:
“Sự đề cử là một sự ủng hộ, khuyến khích cho phong trào của chúng tôi. Được giải hay không được giải, nếu thế giới chính thức công nhận nữa thì điều đó không có gì tuyệt vời hơn cho phong trào dân chủ đang trong giai đoạn lịch sử rất quan trọng này. Không được giải chúng tôi vẫn rất vui vì sự ủng hộ bên ngoài giúp chúng tôi thêm tiến bước vững mạnh, thúc đẩy cuộc đấu tranh mãnh liệt hơn nữa để đi đến thành công.”
Trong gần 3 thập niên qua, bác sĩ Quế từng nhiều lần được đề cử giải Nobel Hòa Bình và nhận được rất nhiều giải thưởng nhân quyền cao quý trên thế giới. Trong số này có Giải Nhân quyền Raoul Wallenberg 1994, Giải Nhân quyền Robert F. Kennedy 1995, Giải Nhân quyền Hellman/Hammett từ Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch năm 2002, và Giải Nhân quyền Heinz R. Pagels dành cho các Khoa học gia của Hàn Lâm viện Khoa học New York 2004.
Được hay không được giải chúng tôi vẫn rất vui vì sự ủng hộ bên ngoài giúp chúng tôi thêm tiến bước vững mạnh, thúc đẩy cuộc đấu tranh mãnh liệt hơn nữa để đi đến thành công. Bác sĩ Quế.
Sáng lập viên Cao trào Nhân bản đã 3 lần bị ngồi tù tại Việt Nam với tổng thời gian trên 20 năm vì các hoạt động đấu tranh bất bạo động, kêu gọi đa nguyên-đa đảng, yêu cầu nhà nước tôn trọng nhân quyền và cho phép bầu cử tự do. Ông được Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế công nhận là “tù nhân lương tâm” và được mời là hội viên danh dự suốt đời của tổ chức.
Bất chấp tù đày và sách nhiễu, bác sĩ Quế vẫn cương quyết niềm tin chỉ có con đường dân chủ hóa thật sự mới đưa đất nước tiến bộ.
Năm 1994, Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Nghị quyết được Tổng thống Bill Clinton ký thành Đạo luật chọn ngày bác sĩ Quế đưa ra lời kêu gọi tranh đấu bất bạo động đòi tự do, dân chủ cho Việt Nam, 11/5, làm Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam. Từ đó đến nay, Lễ kỷ niệm Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam được tổ chức long trọng hằng năm tại trụ sở Thượng viện Hoa Kỳ.
Lễ kỷ niệm năm thứ 20 Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam năm nay được tổ chức từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều ngày 9/5 tới đây. Trước đó dự kiến diễn ra một cuộc vận động nhân quyền cho Việt Nam tại Bộ Ngoại Giao Mỹ vào sáng ngày 8/5.
Giải Nhân quyền Gwangju do Qũy tưởng niệm biến cố 18/5 thành lập từ năm 2000 để tưởng niệm các nạn nhân bị chế độ độc tài sát hại trong cuộc biểu tình đòi tự do-dân chủ ở Nam Triều Tiên năm 1980. Một nhân vật đấu tranh dân chủ nổi tiếng của Miến Điện, khôi nguyên Nobel Hòa Bình, lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi, từng được vinh danh giải thưởng này.
HÀ NỘI (NV) - Giới chuyên môn và người dân cho rằng giải thích đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông “uốn lượn” được thiết kế theo nguyên tắc “vào ga lên dốc, ra khỏi ga xuống dốc” là ngụy biện.
Việt Nam, ngành điện lực do nhà nước quản lý, hay nói cách khác là ngành độc quyền của nhà nước, mọi sự biến thiên tăng hay giảm về giá điện đều liên quan đến đời sống của người dân. Trong đợt thu tiền điện trên toàn quốc vừa qua, giá điện đột ngột gia tăng lên gấp rưỡi, gấp đôi, thậm chí có nhiều gia đình phải trả gấp ba số tiền trước đây mặc dù mức độ sử dụng điện không hề thay đổi.
QUẢNG NGÃI (NV) .- Từ đầu năm đến nay, 34 tàu đánh cá của Việt Nam đã bị tàu tuần Trung Quốc”uy hiếp, tấn công”, trong đó có 23 tàu của tỉnh Quảng Ngãi.
Một nhà sư Khmer Krom cùng tham gia đoàn kiểm tra biên giới cho biết một nhóm bộ đội và một nhóm người Việt mặc thường phục dùng vũ lực ngăn cản không cho họ đến kiểm tra đường biên giới. Sư chia sẽ:
“Bộ đội biên phòng khoảng hai chục người, và mấy người mặc đồ thường khoảng từ năm chục đến sáu chục người.
Sài Gòn với một thuở mệnh danh hòn ngọc viễn đông, một thuở mà ông Lý Quang Diệu đã từng mơ một ngày nào đó sẽ biến quốc đảo Singapore thành một Sài Gòn khác. Thế rồi câu chuyện về Sài Gòn hoa lệ cũng nhanh chóng đi vào quá khứ, thay vào đó là một Sài Gòn chằng chịt đường dây điện, nhà cửa chồng chất lên nhau, những con đường kẹt xe luôn cho cảm giác Sài Gòn là một tổ mối quá tải và khi mùa mưa đến
Chưa năm nào giống như năm nay, người Hà Nội phải liên tục chứng kiến hàng loạt tại ương về môi sinh do con người và thiên nhiên gây ra. Trong đó, những tai ương môi sinh do con người chiếm phần lớn, những tai ương do thiên nhiên gây ra vốn không đáng kể nhưng do sự cẩu thả, vô tâm của con người lại hóa thành trầm trọng.
Nguyên thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao Việt Nam Trần Quang Cơ vừa qua đời tối hôm thứ Năm 25/6 ở tuổi 89.
Lễ tang ông sẽ được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội, sáng ngày 1/7.
ĐỒNG NAI (NV) - Hàng trăm hecta đất gần khu vực dự kiến xây phi trường Long Thành đã được nhiều chủ đầu tư chuẩn bị sẵn để đợi “sóng” bất động sản.
Khảo sát của VNExpress, cách phi trường quốc tế Long Thành từ vài km đến 30km (cây số) có hàng chục doanh nghiệp chạy đua săn cơ hội ở “vùng đất hứa” này.
Người Thượng mình hiện nay ở Thái Lan nếu gom lại thì có khoảng hơn 300 người. Chạy sang đây tỵ nạn vì mình không có tự do tín ngưỡng về tôn giáo, còn về đất đai của mình thì chính quyền họ đã cướp đi. Họ còn đàn áp những người có niềm tin tôn giáo, có người bị bắt bỏ tù và cũng có người đã chết trong tù.
-Ông R’Ma B’Lie
Cục trưởng Điện lực thành phố Đông Quản, tỉnh Quảng Đông, định hối lộ công an Việt Nam khi bị bắt, theo truyền thông trong nước.
Theo truyền thông Việt Nam, ông này, bị Trung Quốc truy nã về tội nhận hối lộ, đã đề nghị hối lộ hàng tỉ đồng cho công an Việt Nam khi bị bắt.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.