Cách dạy con đáng xấu hổ của mẹ Việt

20 Tháng Tư 20142:00 CH(Xem: 2533)

Tôi muốn vạch ra những “tội tày đình” của các ông bố bà mẹ Việt xấu tính đang dạy con.

Người Việt có nhiều tính xấu “gia truyền”. Tức là truyền từ đời này đến đời sau vẫn không hết xấu tính. Vậy nhưng đừng khiến thế hệ trẻ con ngày nay cũng “noi gương” theo bố mẹ chúng để trở nên như vậy. Chúng ta có thể xấu tính trong nhiều chuyện nhưng đừng “xấu” trong cách dạy con. Tôi muốn vạch ra những “tội tày đình” của các ông bố bà mẹ Việt cần tránh

Tội: độc tài

Trong gia đình Việt Nam truyền thống, cha mẹ thường có xu hướng quyết định cuộc đời con. Từ quyết xem con sẽ ăn gì, mặc gì, học trường nào cho đến cả việc quyết định xem con nên…thích gì, nên yêu ai sau này. Tư tưởng “độc tài” này là một trong những nguyên nhân khiến trẻ kém thông minh bởi các bé không được thực hiện quyền dân chủ cơ bản nhất, cũng không được nói lên quan điểm của bản thân mình. Ỷ lại, dựa dẫm vào bố mẹ sẽ khiến não bộ bé trì trệ và không muốn suy nghĩ.

Tội: vô cảm với những việc không liên quan đến mình

Khi chúng ta nhìn thấy một tên trộm đang móc túi trên bến xe bus, chúng ta giả vờ như không nhìn thấy. Khi con nói với chúng ta có một vụ đánh nhau, bắt nạt trên đường, chúng ta nhanh chóng nắm tay con bỏ đi chỗ khác. Trẻ con nhìn, trẻ con nghĩ và trẻ con sẽ bắt chước nhanh hơn ta tưởng rất nhiều. Vô cảm, cố tỏ ra vô can với những việc không liên quan đến mình nghĩa là mẹ đang gieo vào đầu con những hạt giống của sự ích kỷ, khiến con mất đi sự tinh tế, nhạy cảm trong cuộc sống.

Tội: nói dối

Người lớn chúng ta luôn tự cho mình được quyền nói dối trẻ nhỏ và bao biện rằng những lời nói dối này hoàn toàn “vô hại”. Chúng ta nói với con rằng chúng ta nói dối vì “thiện ý”, vì “muốn tốt cho con”.Tuy nhiên, trẻ nhỏ sẽ nghĩ sao khi phát hiện ra bố mẹ đã nói dối? Chúng sẽ cho rằng tại sao bố mẹ được quyền nói dối còn con thì không? Từ đó, các bé sẽ bắt đầu thử nói dối và không lâu sau thậm chí còn trở thành một “chuyên gia” nói dối.

sai lầm, dạy con, mẹ Việtsai lầm, dạy con, mẹ Việt

Nói dối con là cách "nhanh nhất" dạy con không trung thực. (ảnh minh họa)

Tội: thích bao bọc quá mức

Trẻ muốn đi sang đường chúng ta từ chối với lý do đương nhiên, đó là “rất nguy hiểm”. Vậy nhưng không ai quan tâm đến việc dạy con vì sao nguy hiểm và phải bảo vệ mình khi tham gia giao thông như thế nào. Con không thể nấu nướng vì lửa có thể gây bỏng, con không được cầm dao vì như thế rất dễ đứt tay…Kết quả là, trẻ con bị bao bọc quá mức khiến cho nhiều bé đã hết tiểu học, hết cấp 2 vẫn không biết tự mình đi đến trường, tự mình nấu nướng khi bố mẹ vắng nhà.

Mẹ nên nhớ, nguy hiểm tồn tại ở khắp mọi nơi, có thể xảy ra mọi lúc. Chính vì vậy, giấu con, bao bọc con khỏi những nguy hiểm không phải là cách giải quyết vấn đề. Dạy cho trẻ cách xác định các mối nguy hiểm, xử lý khủng hoảng mới là cái nên làm.

Tội: không tuân thủ luật lệ

Bản thân trẻ em hiếm khi băng qua đường khi có đèn đỏ bởi khi ở trường mẫu giáo,các bé đã được dạy rằng “đèn đỏ dừng lại, đèn xanh được đi”. Vậy nhưng khi tham gia giao thông cùng bố mẹ thì sao? Người lớn luôn vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm, không lên cầu vượt dành cho người đi bộ mà leo qua thanh chắn giữa đường để sang vỉa hè bên kia. Chúng ta biện minh rằng “quá bận” và “đang vội” nhưng ít ai biết hành động này của bố mẹ dưới mắt trẻ con có nghĩa là: vì lợi ích của bản thân, đôi khi ta có thể bỏ qua một số quy tắc?

Tội: Tiết kiệm tiền một cách keo kiệt

Như thế nào là keo kiệt? Là khi con hỏi xin mẹ 10 nghìn để ủng hộ các bạn trẻ vùng sâu vùng xa,chúng ta nhăn mặt và bảo rằng “nhà mình cũng nghèo mà có ai cho tiền đâu”. Là khi nhà hết hành lá, chúng ta không bảo con đi mua mà sai bé chạy sang sân nhà hàng xóm “hái tạm” vài cọng. Là khi thấy bố mẹ các bạn khác mua đồ cho con, chúng ta nhanh chóng kéo con mình đi khỏi chỗ đó. Tiết kiệm và dạy cho con biết quý trọng đồng tiền không sai. Vậy nhưng tiết kiệm đến keo kiệt thì mẹ đang khiến trẻ nhỏ phải chịu áp lực lớn và cũng đồng thời “dạy” con thêm vào thói xấu.

Tội: hay ghen tị và thích so sánh

Trẻ con chỉ luôn cố gắng chỉ để được bố mẹ công nhận. Vậy nhưng cái chúng ta trao lại cho con lại là sự so sánh. Để khuyến khích con cố gắng lên, chúng ta vạch ra những điểm yếu của con mình, ca ngợi một bạn nhỏ khác thông minh và giỏi hơn con. Chúng ta muốn con học hỏi bạn, mang lại vinh dự cho chúng ta. Ban đầu câu nói này có thể khiến con nỗ lực hơn. Vậy nhưng nếu ngày nào cũng lặp đi lặp lại, chì chiết con trong những câu nói chế nhạo, những đứa trẻ ngây thơ sẽ dần trở nên ghen tị với bạn bè hơn mình, đồng thời nản chí và không muốn cố gắng.

Tội: coi thường trẻ nhỏ

Khi con hỏi bố mẹ về một vấn đề tại sao lại thế, chúng ta có thể cảm thấy mệt mỏi với công việc mà không bận tâm đến việc trả lời con. Cũng có thể câu hỏi của con quá khó và nằm ngoài phạm vi hiểu biết của chúng ta. Câu trả lời thông thường của mẹ Việt sẽ là “Khi nào lớn lên thì con sẽ hiểu”. Vậy nhưng trẻ đâu muốn phải chờ đợi lâu đến như vậy? Chúng sẽ nhanh chóng cho rằng bố mẹ đang giấu diếm hoặc đang không tôn trọng con. Hậu quả rõ như ban ngày: Trẻ đi hỏi người khác, và tôn trọng người sẽ cho bé câu trả lời.

(Theo Khám phá)
 
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
THÀNH THẠO BỐN PHÉP TÍNH CUỘC ĐỜI... ĐỪNG BIẾT MÀ GIỮ CHO RIÊNG MÌNH. 1. Nếu bạn muốn thật giàu có.. phải giỏi phép tính NHÂN đó là (nhân bản, nhân cách, nhân từ). 2. Nếu bạn muốn có nhiều bạn bè, nhiều người mến, nhiều người tin tưởng thì phải giỏi phép tính CHIA đó là (chia sẻ). 3. Nếu bạn muốn làm được những gì mình muốn, hãy khéo léo dùng phép tính CỘNG đó là đó là (hợp tác). 4. Nếu bạn muốn làm cái mới để thay đổi phải bỏ đi những thói quen, cách làm cũ, hãy dùng phép tính TRỪ đó là (buông bỏ). Thành thạo cả 4 điều trên bạn sẽ trở thành 1 người xuất sắc. Đơn giản hoá cuộc sống của chính bạn. Học đi đôi với hành Thực hành phải luôn đi trước lời nói.
Để đạt được một mục đích nào đó trong cuộc sống, dĩ nhiên người ta phải dùng phương tiện. Mục đích dĩ nhiên là cần, là quan trọng nhưng phương tiện như thế nào để đạt được mục đích đó cũng cần phải cân nhắc
1. Tài sản có thể trở về số 0 nhưng kiến thức phải càng ngày càng mở rộng. 2. Thời gian tốt nhất để trồng cây là vào 20 năm trước. Thời gian tốt thứ hai là ngay bây giờ. 3. Điếc, nhưng không phải là không biết gì bởi còn có thể đọc được sách báo. 4. Nếu không học tập, cho dù đi vạn dặm đường xa thì mãi vẫn chỉ là người đưa thư mà thôi. 5. Ai cũng than vãn thiếu tiền nhưng chả ai than thở thiếu trí khôn cả. 6. Trên đời có 3 thứ không thể bị ai cướp mất: Đầu tiên là thức ăn đã vào trong dạ dày, hai là ước mơ đã ở trong lòng, ba là những kiến thức đã học trong đầu. 7. Người lớn dạy trẻ con học nói, còn trẻ con dạy người lớn im lặng. 8. Một người chỉ ra sai sót của bạn chưa chắc đã là kẻ thù của bạn; một người luôn luôn ca ngợi bạn chưa hẳn đã là bạn của bạn.
Cuộc sống không phải là một mẻ lưới của số phận. Cuộc sống chính là một mối giao hoà bất tận giữa mỗi cá thể đang tồn tại, và trong mối giao hoà đó, những gì Bạn thể hiện sẽ nói lên Bạn là ai ? Hãy cùng khám phá cuộc sống/18 Tháng Bảy 2012(Xem: 6252) Hồng Phúc st /
Cười là một thần dược trị được cả bệnh thể xác lẫn bệnh tâm hồn. - Cười làm tăng hồng huyết cầu và lá lách hoạt động tích cực hơn. - Cười làm tăng sinh lực, khiến ta vui vẻ lanh lợi và thêm lòng yêu thương./15 Tháng Sáu 2012(Xem: 4777) Be Ta st/
Từ trước tới nay đã có không biết những câu nói hay, tốn không biết bao giấy bút bàn luận về vấn đề tình bạn. Những câu nói dưới đây càng ghi dấu thêm tình bạn quý giá đến chừng nào. Tình bạn thân thiết 1. Ai cũng lắng nghe điều bạn phải nói. Bạn bè lắng nghe điều bạn nói. Bạn thân lắng nghe điều bạn không nói. 2. Một người bạn trung thành là tuyến phòng thủ mạnh mẽ và người tìm thấy anh ta đã tìm thấy một báu vật. 3. Một người bạn tốt sẽ nhìn thấy giọt nước mắt đầu tiên, lau đi giọt nước mắt thứ hai và ngăn lại giọt nước mắt thứ ba. 4. Đã có những lúc chúng ta không thể diễn tả được nỗi đau của mình, ngôn ngữ của một người bạn còn có ý nghĩa hơn những gì được nói r
1. Nửa đời về sau, hãy học được cách trầm tĩnh. Có đôi khi bị người khác hiểu lầm, đừng tranh luận. Trong cuộc sống, có rất nhiều chuyện đúng sai khó có thể nói rõ ràng, thậm chí căn bản là không có hoàn toàn đúng hay hoàn toàn sai. 2.Nửa đời về sau, hãy trở nên bình thản. Con người đến độ tuổi nào đó, tự nhiên không còn thích những gì ồn ào náo nhiệt, tâm thái bình thản, tự do. Mặc kệ là đời sống vật chất dư dả hay bần cùng, chỉ cần nội tâm bình thản, chính là sống một cuộc đời hạnh phúc. 3. Nửa đời về sau, hãy học cách khiêm nhường. Bạn bất đồng ý kiến với với con cái, nói chuyện mâu thuẫn với bạn bè, những điều này cũng không sao cả. Lúc này bạn cũng có thể về lau nhà ... Trong lúc lao động, bạn sẽ nhận ra tâm trạng và suy nghĩ của mình dần lắng xuống.
Tình yêu là câu chuyện muôn thuở. Tình yêu đã tràn ngập khắp vũ trụ trời đất cho con người, và còn bao trùm hơn nữa khi con người xuất hiện, cho đến ngày hôm nay. Tình yêu xưa quá, nhưng cũng vẫn còn mới lạ, vì hình như con người vẫn không hiểu được tình yêu.../16 Tháng Năm 2012 (Xem: 6209) Lm. Raphael Amore Nguyễn /
Đôi lúc, trong cuộc sống tất bật, bạn quên mất hoặc không nhận thức hết ý nghĩa của một cử chỉ biết ơn. Này, bạn có biết mình đang vô tình đánh mất những giá trị vô giá do lòng biết ơn mang lại? Biết ơn là có giáo dưỡng, là tự trọng Từ khi lọt lòng, bạn đã phải nhờ đến bàn tay chăm sóc của cha mẹ…/09 Tháng Bảy 2012(Xem: 4693) /
Dù đến cách đột ngột hay chậm rãi theo thời gian, không một ai thoát khỏi ý thức rõ ràng rằng cha mẹ của mình thực sự đang già đi. Chúng ta có thể trốn tránh, nhưng rồi ngày đó đến, khi mà sức khỏe của họ yếu dần đến mức trở nên không thể phủ nhận được nữa và chúng ta buộc phải đối diện với điều đó. Khi các vai trò bị đảo ngược Các dấu hiệu lão hóa lẻn vào trong cuộc sống hàng ngày: tivi bật hết cỡ, giấc ngủ ngắn trở nên không thể thiếu, những cuộc hẹn liên tục với bác sĩ, những khoảnh khắc lãng trí lặp đi lặp lại, những sở thích giảm dần. Bị ngắt kết nối với một cuộc sống chuyên nghiệp, một yếu tố của hội nhập xã hội, cha mẹ hưu trí nhận thấy nhịp sống của họ chậm lại và hình thành một sự rạn nứt giữa họ với thế giới “hoạt động”.
Bảo Trợ