Bật đèn đi ngủ không hề tốt cho trẻ sơ sinh nhưng đó lại là thói quen của rất nhiều bà mẹ.
Chăm trẻ sơ sinh cần rất nhiều những vật dụng nhỏ và lặt vặt. Đó cũng là lý do khi màn đêm buông xuống, các bà mẹ thường có thói quen bật đèn để dễ dàng thấy và lấy đồ hỗ trợ cho con. Mặt khác, nhiều bà mẹ cũng cho rằng trẻ nhỏ khi ngủ nên để đèn sáng để an toàn. Tuy nhiên, thói quen nhỏ đó hóa ra lại có hại cho sức khỏe của em bé
Bật đèn khi ngủ ảnh hưởng đến phát triển thị giác của trẻ
Một giấc ngủ dài dưới điều kiện vẫn có ánh sáng sẽ bất lợi cho sự phát triển thị giác của trẻ. Khi trẻ ngủ, cơ mi sẽ khép lại và đôi mắt bên trong hoàn toàn thư giãn. Vậy nhưng nếu ngủ dưới ánh sáng của đèn ngủ, vẫn có kích thích ánh sáng, đôi mắt bé vẫn sẽ tiếp tục hoạt động và cơ mi cũng không được nghỉ ngơi đầy đủ. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, khi mắt vẫn chưa thựa sự ổn định, điều này có thể dễ dàng gây thiệt hại cho võng mạc, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của tầm nhìn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng đèn ngủ càng sáng sẽ làm càng tăng khả năng cận thị của trẻ theo cấp số nhân.
Đèn ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ
Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng bất kỳ ánh sáng nhân tạo nào cũng sẽ tạo ra một áp lực. Sự tồn tại lâu dài của áp lực ánh sáng như vậy sẽ làm cho mọi người, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trở nên khó chịu, tâm trạng bồn chồn, khó ngủ. Đồng thời, để cho bé ngủ sẽ ảnh hưởng đến khả năng tự đánh thức của cơ thể trẻ, khiến bé ngủ không sâu, dễ thức giấc.
Bật đèn khi ngủ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ (ảnh minh họa)
Đèn ngủ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ
Sự phát triển của trẻ nhỏ vẫn đang tiếp diễn trong khi ngủ, chính vì vậy giấc ngủ của trẻ sơ sinh vô cùng quan trọng. Một giấc ngủ ngon có thể thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, đồng thời cũng tăng sức đề kháng cho bé. Bật đèn ngủ không chỉ khiến giấc ngủ của trẻ không sâu mà còn cản trở sự tiết hormone tăng trưởng trong khi ngủ. Mức độ hormone tăng trưởng giảm sẽ làm chậm tốc độ tăng trưởng, ảnh hướng đến quá trình trao đổi chất bình thường.
Vậy làm thế nào để vừa tắt đèn ngủ mà vẫn tiện cho con, an toàn cho trẻ? Xin mách mẹ vài mẹo:
1. Với trẻ sợ bóng tối:
Bài liên quan:
Mẹo tự kiểm tra bất thường trẻ sơ sinh
Sự thật “ngã ngửa” về bé sơ sinh
Lỗi tai hại mẹ khiến con mất ngủ
Cha nhẫn tâm bắt con ngủ ngoài ban công
Yêu cầu gia đình không được dùng không khí tối đen của ban đêm để khủng bố đe dọa trẻ. Đối với những bé đã sợ bóng tối, giải pháp là hãy cùng đi dạo buổi tối với con, nói với bé rằng buổi đêm rất đẹp và thanh bình. Khi trẻ ngủ nên cho bé ôm những đồ vật, gấu bông yêu thích. Đòng thời gạt bỏ hết những vật có thể biến thành hình thù kỳ lạ, đáng sợ khi tắt đèn.
2. Nếu cha mẹ và con ngủ cùng một phòng:
Hạn chế đừng để ánh sáng chiếu thẳng vào mắt con. Cố gắng chỉ sử dụng một chiếc đèn bàn nhỏ và có khu vực sáng chỉ xung quanh chỗ bố mẹ cần nhìn.
3. Sau khi con chào đời mẹ phải ngay lập tức thiết lập thói quen ngủ trong bóng tối.
Ban đêm, ngoài việc cho ăn, thay tã cần phải bật đèn thì khi con khóc tuyệt đối không nên bật đèn. Nếu bé khóc trong đêm, hay sợ bóng tối, mẹ có thể bế con, dùng vòng tay ôm ấp để trấn an chứ không nên dùng đèn để trấn an con. Bệnh sởi và những biến chứng đáng sợ
VTC News) - Sau một thời gian yên tĩnh thì gần đây bệnh sởi đã xuất hiện trở lại với nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm.
Mặc dù đã có vắc-xin phòng bệnh an toàn và hiệu quả nhưng đến nay, sởi vẫn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ em trên toàn cầu.
1. Hiểu biết về bệnh sởi:
Sởi là một bệnh truyền nhiễm cao gây nên do siêu vi. Bệnh lây truyền từ người sang người thông qua các hạt nhỏ bắn ra khi ho, hắt hơi hoặc do dùng chung thức ăn, nước uống với người bệnh.
Bệnh sởi có tốc độ lây lan nhanh. Ảnh minh hoạ
Bênh sởi thường gặp nhất vào mùa xuân, khi nhiệt độ và độ ẩm không khí cao, vi khuẩn dễ sinh sôi và phát triển. Bệnh này có tốc độ lan rất nhanh, khoảng 90% số trẻ tiếp xúc với trẻ mắc sởi sẽ bị lây bệnh.
Dấu hiệu đầu tiên của bệnh sởi thường là sốt cao, sốt bắt đầu từ 10 - 12 ngày sau khi tiếp xúc với virus và kéo dài từ 4 - 7 ngày. Chảy nước mũi, ho, mắt đỏ và chảy nước mắt, các đốm trắng nhỏ bên trong má có thể xuất hiện trong giai đoạn đầu. Sau một vài ngày thì ban sởi (ban đỏ/nâu dạng chấm) bùng phát, thường ở mặt và cổ.
Trong khoảng 3 ngày, ban sởi lan rộng xuống thân mình và cuối cùng xuống tới tay, chân. Ban sởi kéo dài 5 - 6 ngày, sau đó mất dần. Trung bình, ban sởi xuất hiện sau khi tiếp xúc với virus được 14 ngày (trong phạm vi 7 - 18 ngày).
2. Những biến chứng cực nguy hiểm
Điều đáng sợ nhất của sởi không phải là ban mà là các biến chứng. Có khoảng 30% trẻ em bị sởi xuất hiện một hoặc nhiều biến chứng. Các biến chứng thường gặp là viêm phổi, nhiễm trùng tai, tiêu chảy, viêm loét giác mạc.
Biến chứng của bệnh sởi cực kì nguy hiểm. Ảnh minh hoạ
Giai đoạn sớm, là do virut sởi: Xuất hiện ở giai đoạn khởi phát, giai đoạn đầu của mọc ban thường mất theo ban, hay có Croup giả, gây cơn khó thở do co thắt thanh quản.
Giai đoạn muộn: Do bội nhiễm (hay gặp do tụ cầu, liên cầu, phế cầu…), xuất hiện sau mọc ban. Diễn biến thường nặng: Sốt cao vọt lên, ho ông ổng, khàn tiếng, khó thở, tím tái.
Viêm phế quản: Thường do bội nhiễm, xuất hiện vào cuối thời kì mọc ban. Biểu hiện sốt lại, ho nhiều, nghe phổi có ran phế quản, bạch cầu tăng, neutro tăng, Xquang có hình ảnh viêm phế quản.
Viêm phổi: Là nguyên nhân thường gặp nhất gây tử vong ở trẻ nhỏ mắc sởi. Hiện tại, đã có nhiều trẻ viêm phổi nặng phải thở máy, một số xuất hiện biểu hiện nặng là hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS) và tử vong.
Viêm tai giữa: Khoảng 1/10 bệnh nhi sởi sẽ bị nhiễm trùng tai (viêm tai giữa) và có thể gây điếc vĩnh viễn nếu không điều trị đúng và kịp thời.
Tiêu chảy cũng thường gặp ở những trẻ bị sởi. Tiêu chảy sau sởi nặng nề hơn và có nhiều biến chứng hơn tiêu chảy cấp do siêu vi thông thường.
Viêm loét giác mạc có thể gặp ở trẻ suy dinh dưỡng, thiếu vitamin A và có thể gây mù vĩnh viễn. Ở trẻ em châu Phi, sởi là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa. Năm 2008, ước tính trên thế giới có 164.000 trẻ em chết do sởi. Những biến chứng nói trên thường gặp nhất ở trẻ em nhỏ hơn 5 tuổi và những người lớn hơn 20 tuổi.
Viêm não: Một biến chứng ít gặp hơn nhưng không kém phần nguy hiểm là viêm não do sởi. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh của Mỹ, cứ khoảng 1.000 trẻ bị sởi thì có một trẻ bị viêm não.
Viêm não có thể gây co giật, hôn mê, tử vong hoặc ảnh hưởng nặng nề đến tinh thần và thể chất của trẻ sống sót. Phụ nữ mang thai nếu bị sởi thì có thể bị sẩy thai, thai chết lưu, sinh non hoặc sinh con nhẹ cân.
Viêm xơ hoá bán não cấp: Một biến chứng khác mặc dù hiếm nhưng cũng cực kỳ nghiêm trọng là chứng viêm não xơ hóa bán cấp. Bệnh này chỉ xuất hiện sau khi trẻ bị sởi từ 7-10 năm.
Hoại tử niêm mạc: Xuất hiện muộn, do bội nhiễm xoắn khuẩn Vincent là một loại vi khuẩn hoại thư gây loét niêm mạc miệng, lan sâu rộng vào xương hàm gây hoại tử niêm mạc, viêm xương, rụng răng, hơi thở hôi thối.
Viêm ruột: Do bội nhiễm các loại vi khuẩn như shigella, E. coli…
Ảnh hưởng đến hệ thần kinh: Những trẻ mắc sởi lúc tuổi càng nhỏ thì nguy cơ này càng tăng. Biểu hiện đầu tiên là thay đổi nhân cách, sau đó rối loạn vận động, co giật, sa sút trí tuệ. Trẻ thường tử vong sau 1-2 năm phát hiện bệnh.
Với phụ nữ mang thai: Mắc sởi có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Cụ thể: Nếu 3 tháng đầu mắc sởi nguy cơ dị dạng thai nhi hoặc sảy thai rất cao. Trong 3 tháng giữa nguy cơ dị dạng thai ít hơn, nhưng vẫn có thể gây thai lưu, sảy thai. 3 tháng cuối hầu như không gây dị dạng thai nhưng có thể gây đẻ non, chết lưu.
3. Điều trị và phòng ngừa
Tiêm phòng là cách giúp trẻ giảm nguy cơ mắc bệnh sởi. Ảnh minh hoạ
Không có phương pháp điều trị kháng vi rút đặc hiệu cho vi rút sởi. Các biện pháp điều trị khác chủ yếu nhằm hỗ trợ và làm cho người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
Sởi là một bệnh rất dễ lây lan và có biến chứng nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa một cách hữu hiệu.
Nên cách ly trẻ có biểu hiện sởi càng sớm càng tốt ngay khi có triệu chứng. Tuy nhiên, một đứa trẻ mắc sởi có thể có khả năng lây nhiễm cho nhiều trẻ khác trước khi xuất hiện triệu chứng.
Phụ huynh nên đưa con đi tiêm chủng vào lúc trẻ được 9 tháng tuổi và mũi nhắc lại lúc trẻ được 18 tháng tuổi.
Cần phải đưa bé tới cơ sở y tế để được khám, điều trị và theo dõi kịp thời nhằm hạn chế phần nào những biến chứng đáng sợ của sởi. HT (Tổng hợp)
Covid-19 - một loại virus gây viêm phổi nghiêm trọng bắt nguồn từ Trung Quốc đã lan sang nhiều quốc gia khác, bao gồm cả Anh quốc.
Theo số liệu của Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc ngày 19/02 cho biết đã có 74.185 ca nhiễm và 2.004 ca tử vong ở Trung Quốc đại lục.
Triệu chứng của bệnh
Thông thường bệnh bắt đầu bằng một cơn sốt, sau đó là ho khan.
Sau một tuần, bệnh có thể dẫn đến khó thở và một số bệnh nhân cần được điều trị tại bệnh viện. Đáng lưu ý, virus corona hiếm khi gây chảy nước mũi hoặc hắt hơi.
Công ty Boston Scientific ở Mỹ vừa công bố kết quả nghiên cứu cho thấy một thiết bị cấy vào người có tên là Watchman do công ty này sản xuất giúp ngăn chặn đột quỵ.
Tía tô là một trong những loại cây thuốc dân gian lâu đời và được sử dụng rộng rãi nhất ở nước ta. Uống nước lá tía tô thường xuyên còn mang lại rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe mà không phải ai cũng biết đến.
Mức cholesterol cao có thể dẫn đến các bệnh lý nghiêm trọng như đau tim, đột quỵ. Việc thay đổi chế độ và thói quen ăn uống giúp cải thiện đáng kể mức cholesterol trong cơ thể.
Trong gian bếp của người Việt, các gia vị như mắm, muối luôn có sẵn. Nó vừa có vai trò nêm nếm món ăn, vừa thể hiện nét văn hóa ẩm thực lâu đời của người Việt đó là luôn ưa thích những món đậm đà, nồng nàn.
Chân gà không chứa quá nhiều chất dinh dưỡng và cũng ít mang lại nguy cơ độc hại. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần lựa chọn kỹ và cân nhắc về số lượng ăn.
Song song với nhu cầu tiêu thụ lớn, chân gà vẫn gây ra nhiều tranh cãi về những tác động của chúng tới sức khỏe người ăn. Nhiều người ngần ngại và cho rằng ăn chân gà có thể là tác nhân gây run tay hay một số bệnh nguy hiểm.
Người Mỹ thăm nhau tặng hoa, người Việt tặng phong bì
- Người Việt thường đưa “phong bì” khi đến thăm hỏi người ốm hoặc đến mừng tân gia, thay vào đó người Mỹ thường tặng hoa hoặc những món quà nhỏ.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.