Thánh Kinh bằng hình: Chúa nhật Phục Sinh năm A

19 Tháng Tư 20142:00 CH(Xem: 4413)

Thánh Kinh bằng hình: Chúa nhật Phục Sinh năm A

blank

Chúa nhật, 20 tháng 04 năm 2014

Phúc Âm Ga 20, 1-9

"Ông thấy và ông tin, vì chưng các ông còn chưa hiểu rằng, theo Kinh Thánh, thì Người phải sống lại từ cõi chết."

Suy niệm về Phục Sinh không chỉ là nghĩ về một biến cố, nhưng là về một con người gắn liền với thân phận của ta. Con người ấy là Đức Ki-tô, ý nghĩa đích thực của đời ta. Cùng là những dấu hiệu bề ngoài nói lên việc Chúa Giê-su đã sống lại, nhưng mỗi người lại có những quyết đoán và thái độ khác nhau khi nhìn thấy những dấu chỉ ấy đã.

Trước hết, bà Ma-ri-a Mác-đa-la “thấy tảng đá đã lăn khỏi mộ” và bà nghĩ rằng xác Chúa đã bị ai đó đem đi đâu mất rồi. Tiếp đến, ông Phê-rô và người môn đệ Chúa Giê-su thương mến cũng tới nơi mộ Chúa. Mỗi người nhìn thấy những dấu chỉ sự Phục Sinh theo một cách riêng. Người môn đệ Chúa thương mến thì “cúi xuống và nhìn thấy những băng vải còn ở đó”. Còn ông Phê-rô lại “vào thẳng trong mộ, thấy những băng vải để ở đó và khăn che đầu Đức Giê-su”. Cái nhìn của hai ông đã đưa các ông bước sang một lãnh vực linh thiêng: “Ông đã thấy và đã tin”. Đó chính là “bước nhảy vọt” của đức tin. 

Tự khả năng riêng, ta không thể vượt qua bước nhảy vọt đó để đi tới đức tin, nhưng cần phải có sự trợ giúp của Chúa là Kinh Thánh các ông mới hiểu được “Đức Giê-su phải trỗi dậy từ cõi chết”. Cùng với sự trợ giúp của Chúa cũng cần phải có sự cố gắng của ta. 

Không biết thánh sử Gio-an có ý gì khi ghi lại những cử chỉ của người môn đệ Chúa thương mến và ông Phê-rô là “cúi xuống” và “vào thẳng trong mộ”, nhưng ta lại nhận thấy những cử chỉ ấy thật cần thiết để giúp ta tiến đến đức tin. Thực vậy, nếu ta không chịu “cúi xuống”, khiêm tốn nhìn nhận sự siêu việt của Chúa, ta sẽ chẳng bao giờ tin Chúa được. Nếu ta không “vào thẳng trong mộ”, tức là vào trong con người của ta đã chết vì tội lỗi, ta cũng sẽ không thể tin lòng thương của Chúa muốn cứu độ ta.

Trong hành trình đức tin, những cái nhìn của bà Ma-ri-a, ông Phê-rô và người môn đệ Chúa thương đều cần thiết cả. Nếu ta không thể nhận ra thực tại thiêng liêng đằng sau dấu chỉ, ta cần phải nhờ đến sự giúp đỡ của người khác, như bà Ma-ri-a đã chạy về gặp ông Phê-rô và người môn đệ Chúa thương. Dấu chỉ đưa ta tới lòng tin luôn luôn có chung quanh ta hoặc ngay trong những biến cố và sinh hoạt cuộc sống ta. Điều cần thiết là ta có muốn đọc những dấu chỉ ấy theo ân sủng của Chúa, theo ý nghĩa Kinh Thánh hoặc theo sự chỉ dạy của những người muốn giúp đỡ ta không.

Lm. Đaminh Trần Đình Nhi

Thánh Kinh bằng tiếng Việt

blank

blank

blank

blank

blank

blank

blank

blank

Thánh Kinh bằng tiếng Anh

blank

blank

blank

blank

blank

blank

blank

blank

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Khi nói rằng dạy về ĐứcTin là công việc của Chúa Thánh Thần, điều đó có nghĩa gì? Có nghĩa là giáo lý viên cộng tác vào việc truyền thông Chân Lý và Tình Yêu của Thiên Chúa Cha đến cho các con cái của Ngài, cách hoàn hảo nhất là sai Con Một Ngài vào thế gian để cứu độ chúng ta.
Giáo Hội ngày nay đang mời gọi chúng ta suy tư về việc Tân phúc âm hóa. Giáo Hội ưu tư để làm sao Tin Mừng lại một lần nữa chứng tỏ sức mạnh biến đổi của mình trong thế giới hiện nay như đang sống với chủ trương duy tục....xin đưa ra mười điểm mà có thể đưa tới một sự canh tân thiêng liêng, một ý thức sâu sắc về sứ vụ và loan báo Tin Mừng cách hiệu quả.//23 Tháng Năm 2013(Xem: 3516) Lamhong.org
Cách đây khá lâu, trong lần gặp gỡ khoảng 4000 bạn lễ sinh và ca viên tại các giáo xứ của nước Ý, Đức chân phước giáo hoàng Gioan Phaolô II đã để lại những lời khích lệ người trẻ trên đường sống đạo và đã gọi họ là “những người phục vụ Chúa Kitô”, đồng thời cũng là “những cộng sự viên của linh mục”./25 Tháng Sáu 2012(Xem: 4499) + GM Giuse Vũ Duy Thống /
Bé Anne de guignes Một hôm Anne de Guignes hỏi Mẹ: - Thưa mẹ, mẹ có thể cho phép con cầu nguyện mà không dùng sách khi dự lễ không? - Để làm gì? - Bởi vì con thuộc hết các kinh và con thường chia trí. Còn khi con nói chuyện với Chúa Giêsu con không lo ra tí nào cả. Mẹ ạ!/16 Tháng Bảy 2012(Xem: 7138) Nguon-Tinmungnet /
Ngày 11/5/2021, ĐTC Phanxicô ban hành Tông thư dưới dạng Tự sắc Antiquum ministerium - Thừa tác vụ cổ kính - thiết lập Thừa tác vụ Giáo lý viên. Nội dung tông tư: https://www.vaticannews.va/vi/pope/ne...
Việc dạy Giáo Lý không đơn thuần chỉ là việc dạy và học. Nó là, và nó phải là một tiến trình liên vị giữa 3 phía: Thiên Chúa, Giáo Lý Viên và người học Giáo Lý. Chính Giáo Lý Viên và người học Giáo Lý phải được biến đổi, trở nên phong phú hơn trong quá trình dạy và học này. Dù cho chỉ tập trung học Giáo Lý mỗi tuần có một buổi vỏn vẹn hơn kém một giờ đồng hồ, thì Giáo Lý vẫn là một tiến trình kéo dài suốt cả ngày, cả năm, cả đời mình./28 Tháng Sáu 2012(Xem: 4011) Nguon - tnttvn.com/
Ngày 16 tháng 8 năm 1815, Gioan chào đời trong một túp lều tranh thuộc tỉnh Turinô. Cha ngài qua đời lúc ngài được hai tuổi. Mẹ ngài là bà Magarita một mình nuôi nấng ba người con trai. Bà tập cho con quen với công việc nặng nhọc, với đời cầu nguyện. Bà thường lập lại với các con bà:/31 Tháng Giêng 2013(Xem: 7738) Nghiahiepgd - GiaophanBaria.org/
Lời mời gọi sám hối và tin vào Tin Mừng
Giáo Huấn Vui kỳ 5 - Tông huấn Vui mừng và Hân hoan 25-31
Ở lứa tuổi Khối Xưng tội, Rước lễ (Sơ cấp) (7t-8t) các em chỉ có thể cầm trí được 20 phút, tối đa là 30 phút. Do đó, sau khi các em đã gặp Chúa trong phần cầu nguyện giữa giờ, nghĩa là đã học nửa giờ Giáo lý, Giáo lý viên cho các em sinh hoạt để tâm trí các em được thư giãn, thoải mái hầu có thể tiếp tục học hỏi tốt hơn ở nửa giờ Giáo lý còn lại./post 18 Tháng Tám 2012 (Xem: 7799) Phêrô Nguyễn Minh Hoàng - XudoanPhuocQua.com /
Bảo Trợ