NASA cho phi thuyền đâm xuống Mặt Trăng - Mỹ vẫn dẫn đầu thế giới về nghiên cứu, khai thác vũ trụ

19 Tháng Tư 20142:00 CH(Xem: 2279)
Hình vẽ kỹ thuật số mô phỏng chiếc phi thuyền LADEE do NASA cung cấp.
VOA - Một phi vụ robot tới mặt trăng đã được sắp đặt để đâm xuống bề mặt của vệ tinh này. Trước khi vụ đâm xuống được lập trình sẵn diễn ra, các nhà khoa học đã thu thập dữ liệu từ phi thuyền, được gọi là LADEE, tên viết tắt Anh ngữ có nghĩa là Phi thuyền Thăm dò Môi trường bụi và khí quyển mặt trăng.

LADEE đã bay trên quỹ đạo mặt trăng từ tháng Mười. Phi thuyền thăm dò hình ống này có kích cỡ khoảng một máy bán hàng tự động với những tấm hứng năng lượng mặt trời gắn vào bên sườn nó. Quản lý dự án này, ông Butler Hine, làm việc với Trung tâm Khảo cứu Ames của cơ quan NASA nói rằng, LADEE bắt đầu thực hiện các cuộc đo lường bên trên bề mặt của mặt trăng 250 kilomet. Ông cho biết:

“Và khi chúng tôi xuống thấp hơn trong quỹ đạo khoa học, mật độ của bụi ngày càng tăng.”

Như vậy, tất cả bụi đó đến từ đâu? Và phi thuyền di chuyển chung quanh mặt trăng như thế nào? Bay trên một độ cao từ 20 tới 50 kilomet, dàn công cụ của LADEE đã thực hiện khoảng 700.000 lần đo lường để trả lời cho những câu hỏi đó. Ông Hine cho biết:

“Một trong những thứ mà chúng tôi thấy là nó gần như là một tấm màn trùm quanh mặt trăng và một lớp bụi được tạo ra bởi những tác động của thiên thạch đối với mặt trăng. Nó tựa như một làn mưa liên tục xuống mặt trăng và như vậy nguồn bụi dường như là một diễn biến liên tục.”

Ông Hine nói rằng mặc dù một đài quan sát đặt trên mặt trăng sẽ phải giải thích cho lớp bụi trên thiết bị quang học, bụi sẽ không gây ra trở ngại nào cho phi thuyền hay hoạt động của con người trên mặt trăng:

“Và những gì ta thấy cho tới nay là mặc dù có nhiều bụi, ở những mức độ cao, chúng ta không thấy dấu hiệu nào là mức bụi này gây tai hại cả. Chúng ta không thấy bất cứ tình trạng giảm phẩm chất nào trong hệ thống phi thuyền của chúng ta, và những mức độ bụi mà chúng ta phát hiện không gây ra một nguy hiểm nào đáng kể nào cho các phi vụ tương lai.”Hình vẽ kỹ thuật số mô phỏng phi thuyền LADEE bay trên bề mặt mặt trăngLADEE phát hiện dấu vết của neon, nhôm, và các chất khác. Nó cũng đã trắc nghiệm thành công một hệ thống truyền thông tin băng tần rộng giữa trái đất và mặt trăng. Ông Hine nói rằng các thiết kế phi thuyền không gian mới của LADEE có thể được tái tạo trong một loạt các phi vụ:

“Phi thuyền này có thể được cấu tạo theo các phương cách khác nhau tùy thuộc vào loại phi vụ. Thí dụ mẫu thiết kế phi thuyền này có thể mang hình dạng của một vệ tinh trên quỹ đạo mặt trăng như LADEE. Nó có thể được thiết kế cho những môi trường ở bất cứ đâu giữa quỹ đạo Trái Đất hay quỹ đạo Sao Hỏa. Thậm chí nó thể được thiết kế như một hình thể phi thuyền đáp xuống mặt trăng. Như vậy ta có thể lấy một số module phi thuyền phối hợp chúng lại với nhau theo cách có thể đáp xuống mặt trăng.”
Hình vẽ kỹ thuật số mô phỏng phi thuyền LADEE bay trên bề mặt mặt trăng
Hình vẽ kỹ thuật số mô phỏng phi thuyền LADEE bay trên bề mặt mặt trăng
Trong số những thời khắc căng thẳng mà Đài Kiểm soát Phi vụ tại California trải qua là một sự kiện nguyệt thực xảy ra vào những ngày chót trong phi vụ của LADEE, khiến tia sáng mặt trời bị che khuất trong bóng tối. Trong bốn giờ đồng hồ, phi thuyền này phải lệ thuộc vào bình điện của nó để bảo vệ hệ thống khỏi bị đông lạnh. Ông Hine nói:

“Căn bản là chúng tôi đã chuẩn bị trước cho phi thuyền khi gặp nguyệt thực, chúng tôi tắt các thiết bị khoa học để bảo tồn điện. Chúng tôi tắt và mở các máy sưởi khác nhau và sắp xếp cho chúng thay phiên hoạt động để bay qua giai đoạn nguyệt thực.”

Ông nói tiếp:

“Khó khăn là không có chút điện nào được tạo ra và chúng ta cần phải có nhiều điện hơn trong giai đoạn nguyệt thực để giữ cho mọi thứ được ấm.”

Nhưng LADEE không cần nhiều điện. Phi thuyền này được lập trình để tự hủy ở phía xa của mặt trăng, cách xa những địa điểm lịch sử nơi các phi hành gia đã đáp xuống trước đó. Phi thuyền này đã tiếp tục thu thập và gửi dữ liệu trong hai ngày cuối cùng của nó, khi chỉ còn cách bề mặt mặt trăng hai kilomet, trên đường tới chỗ đâm xuống theo kế hoạch đã định.


 Mỹ vẫn dẫn đầu thế giới về nghiên cứu, khai thác vũ trụ

Ngày 17/4, tại Bắc Kinh, Trung Quốc đã lần đầu tiên công bố “Báo cáo Đánh giá về hoạt động không gian", trong đó nêu rõ Mỹ, Nga và Liên minh châu Âu (EU) vẫn là ba lực lượng lớn chủ đạo tham gia các hoạt động không gian quốc tế, đồng thời đưa ra dự báo cho rằng trong một thời kỳ tương đối dài tiếp theo, Mỹ vẫn là quốc gia chiếm ưu thế tuyệt đối trong lĩnh vực này.

Mỹ vẫn dẫn đầu thế giới về nghiên cứu, khai thác vũ trụ
Mỹ đã phóng thành công tàu vũ trụ MAVEN bằng tên lửa đẩy Atlas 5 vào quỹ đạo từ bệ phóng ở Canaveral, bang Florida. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Báo cáo cho biết hiện nay toàn cầu đã có 12 quốc gia hoàn toàn có đủ năng lực độc lập phóng vệ tinh. Trong tổng số 159 lần phóng vệ tinh, tàu vũ trụ vào không gian trên toàn cầu trong giai đoạn 2012-2013, Nga, Mỹ, Trung Quốc và các nước EU là những nước hàng đầu - chiếm tới gần 87%.

Về phương diện sử dụng không gian, tính đến tháng 8/2013, ước đoán toàn cầu có 1.084 vệ tinh đang hoạt động trên quỹ đạo, trong đó Mỹ có 461 vệ tinh, tiếp đến là Nga với 111 vệ tinh; EU có 110 vệ tinh. Mỹ cũng là quốc gia đầu tư nhiều nhất vào việc nghiên cứu, chế tạo các thiết bị chống vệ tinh và năng lực tên lửa đạn đạo, cũng như có tần suất thử nghiệm không gian dày đặc nhất.

Về phương diện thương mại hàng không vũ trụ, tính đến tháng 8/2013, trong số các vệ tinh đang bay trên quỹ đạo thì vệ tinh lưỡng dụng (dùng cho cả mục đích thương mại và quân sự) chiếm 44% tổng số vệ tinh, trong đó Mỹ và Nga chiếm tới 86% số vệ tinh lưỡng dụng. Mỹ vẫn là nước đi đầu trong lĩnh vực hàng không vũ trụ dân dụng. Hiện nay một phần nhiệm vụ quân sự của Mỹ đã hoàn toàn dựa vào trang thiết bị dân dụng.

Ở góc độ tài nguyên không gian, vệ tinh quỹ đạo cận địa chiếm 48,9% tổng số vệ tinh toàn cầu, vệ tinh quỹ đạo đồng bộ địa cầu chiếm hơn 40%, trong đó riêng Mỹ chiếm lần lượt 44% và 40% tổng số của hai loại vệ tinh trên.

Theo TTXVN/Vietnam+
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
M142 HIMARS là hệ thống pháo phản lực lắp trên khung gầm xe tải tiêu chuẩn M1140 nặng 5 tấn. Đây là phiên bản bánh lốp của M270 MLRS dùng bánh xích, được phát triển vào thập niên 90 và hiện do Lockheed Martin sản xuất. Toàn hệ thống HIMARS gồm hệ thống phóng và xe tải có thể được chuyên chở bằng máy bay vận tải C-130 Hercules.
Môn địa lý ở chương trình THCS và THPT chắc chắn đã cho chúng ta biết rằng dân số phân bố trên hành tinh này là không đồng đều. Lấy ví dụ ha, ở Greenland, 1 km vuông chi có 0.026 người sinh sống, trong khi đó mật độ dân số ở Manila - Một trong những thành phố đông đúc nhất trên thế giới, lên tới hơn 43,000 người/km2. Điều này đã khiến một giáo viên người Mỹ tên Ken Myers đặt ra một bài toán thú vị
Phà Soleil dài 222m đạt tốc độ tối đa 48km/h khi thử nghiệm chạy tự động trên biển Iyonada, thậm chí tự thực hiện việc cập bến.
Flying-V-696x445 Các nhà nghiên cứu đã lần đầu tiến hành cho bay thử nghiệm máy bay hình chữ V Flying-V với kích thước mô hình. Theo NBC News, Flying-V là một máy bay thế hệ mới, tiết kiệm nhiên liệu và có thể chứa hành khách trên cánh dựa vào thiết kế đặc biệt. Hình dạng độc đáo của máy bay sẽ giúp giảm tiêu thụ nhiên liệu 20% so với các máy bay hiện nay. (Ảnh: KLM). Khoang để hàng và thùng nhiên liệu cũng được đặt ở cánh máy bay. Các chuyên gia hy vọng hình dạng độc đáo của máy bay sẽ giúp giảm tiêu thụ nhiên liệu 20% so với các máy bay hiện nay. Tuần trước, nhóm nghiên cứu và các nhà kỹ sư thuộc Đại học Delft (Hà Lan) và hãng hàng không KLM đã tiến hành bay thử nghiệm một mô hình máy bay chữ V nặng 22,5kg và dài 3m tại một căn cứ không quân ở Đức. Cuộc thử nghiệm cũng có sự tham gia của đội ngũ nhân viên Airbus để hỗ trợ máy bay cất cánh và hạ cánh.
Được mệnh danh là loài động vật lớn nhất tồn tại, mỗi miếng mồi có thể lên tới 100 tấn bao gồm các nhuyễn thể và nước chỉ trong vòng 10 giây. Điều này có thể cho ta thấy rằng, cá voi đã phối hợp nhuần nhuyễn cơ hàm và xương của nó để có thể bắt được con mồi khổng lồ ấy một cách dễ dàng./01 Tháng Sáu 2012(Xem: 8041) Theo Đất Việt, ibtimes /
Nhiều người bẩm sinh đã thành đạt, các nhà khoa học tuyên bố. Nói cách khác, chính DNA sẽ góp phần quyết định một người luôn thành công hay thất bại trong cuộc sống...Ngoài ra, gene cũng quyết định phần lớn sự kiên định và kiên nhẫn của con người./18 Tháng Năm 2012 (Xem: 10569) Sao Băng st /
Cách đây khoảng 15.000 năm hoặc có thể hơn, lịch sử di truyền loài chó là một “mớ hỗn độn”. Quá trình chọn lọc giống đã diễn ra, con người đưa chúng đi khắp nơi trên toàn thế giới, một số giống thậm chí đã biến mất./28 Tháng Năm 2012(Xem: 9372) Theo Đất Việt, Livescience /
- Văn Thiện - Trong khoảng thời gian 70 năm, hàng ngàn ngôi sao đã biến mất khỏi bầu trời. Điều này đã thúc đẩy một nhóm các nhà thiên văn học làm sáng tỏ hiện tượng này... và có lẽ việc này mở ra một hy vọng về việc tìm ra dấu vết của các nền văn minh thông minh ngoài Trái đất.
Một cuốn sách mới của nhà tâm lý học, nguyên ảo thuật gia Richard Wiseman, vừa ra mắt công chúng Pháp. Được dịch ra tiếng Pháp với tên gọi “Các thực nghiệm ngoại cảm giản đơn” (Petites experiences extrasensorielles), cuốn sách đưa người đọc đến với thế giới ma thuật và.../post28 Tháng Năm 2012 (Xem: 7979)/
Chỉ với chiêu thuê người đẹp ăn mặc thu hút cầm mic hát, Daisuke Inoue đã khiến Karaoke trở thành trào lưu của toàn thế giới. Karaoke là một loại hình kinh doanh giải trí vô cùng phổ biến trên thế giới hiện nay, nhưng ít ai biết rằng người phát minh ra chúng là một ông cụ người Nhật Bản vốn chỉ định giúp đỡ những người sợ bị mời lên hát. Daisuke Inoue vốn chỉ là một người yêu âm nhạc bình thường tại Nhật và ông chẳng hề tiếc nuối khi không đăng ký bản quyền phát minh ra karaoke của mình. Theo tờ SCMP, ông Inoue đáng lẽ đã có thể kiếm 100 triệu USD tiền bản quyền chỉ riêng trong năm 2019. Daisuke Inoue bên máy hát karaoke đầu tiên. Daisuke Inoue bên máy hát karaoke đầu tiên. "Vào thời điểm đó, tôi nghĩ rằng bản quyền sở hữu trí tuệ phải là những phát minh từ không gì cả. Trong khi đó chiếc máy karaoke đầu tiên của tôi lại được lắp ráp từ các thiết bị điện tử có sẵn nên tôi chẳng nghĩ nó lại là một phát minh", ông Inoue thú nhận.
Bảo Trợ