Khoahoc.com - Chiếc bàn có khả năng gấp đôi diện tích trong giây lát, mũ bảo hiểm vô hình, lớp phủ siêu trơn...là những phát minh cực kỳ độc đáo mà có thể bạn chưa từng nghe tới.
Chiếc bàn này có tên là Fletcher Capstan, được phát minh bởi nhà thiết kế người Anh David Fletcher.
Việc thay đổi kích thước chiếc bàn được thực hiện một cách đơn giản nhờ các cơ cấu cơ khí thông minh thông qua các thao tác cơ học (xoay bằng tay) hay điện (bấm nút).
Giá của nó khoảng từ 50.000-70.000 USD.
Giáo sư Kripa Varanasi và nhóm nghiên cứu của anh đã phát triển một lớp phủ bên trong thành chai cho phép nước sốt cà chua và các loại gia vị kết dính chảy hết ra khỏi chai giống như nước mà không cần phải lắc mạnh. Họ gọi đây là LiquiGlide – lớp phủ “siêu trơn”.
Lớp phủ đặc biệt này được chế tạo từ loại vật liệu an toàn với thực phẩm theo tiêu chuẩn của Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ.
Hai cô gái người Thuỵ Điển là Anna Haupt và Terese Alstin đã cùng nhau nghiên cứu và tạo ra một chiếc nón bảo hiểm đặc biệt dành cho người đi xe đạp, đặt tên là Hovding. Nó như là một chiếc túi khí “vô hình”, được dấu trong một chiếc túi quấn quanh cổ người dùng, và chỉ bắt đầu “hoạt động” nếu chẳng may xảy ra tai nạn.
Ví dụ như khi xe đạp bị đâm từ phía sau, túi khí bọc trong chiếc túi quấn quanh cổ sẽ tự động kích hoạt vào ôm trùm lấy đầu của người lái xe, giúp bảo vệ đầu của họ trước những va chạm.
Nghệ sĩ người Áo Klemens Torggler đã phát minh ra cánh cửa xếp gấp vô cùng độc đáo, được ví như một sự sáng tạo của công nghệ viễn tưởng.
Cánh cửa trượt tự động, có một cánh cửa gấp hình tam giác và các phân đoạn, giống như một tác phẩm điêu khắc origami.
Đây là phát minh của 2 sinh viên, Gareth Humphreys và Elliott Whiteley, trong dự án tạo ra nhà vệ sinh bền vững tại Đại học Huddersfield.
Theo đó, toilet có thể tự gập sau khi sử dụng, và tác giả khẳng định, toilet thông mình này sử dụng lượng nước chỉ bằng 50% so với toilet thường.
Bên cạnh khả năng tiết kiệm nước, toilet này cũng tương đối nhỏ, vì vậy nó phù hợp với những phòng tắm có diện tích khiêm tốn. Toilet cũng có thiết kế không vành, giúp cho việc làm sách trở nên dễ dàng hơn.
Chống sét bằng tia laser
Theo Thanh Niên - Một nhóm nhà nghiên cứu đến từ Đại học Arizona và Central Florida (Mỹ) tin rằng, có thể làm đổi hướng hoàn toàn “lộ trình” của tia sét bằng cách sử dụng các chùm tia lazer được thiết kế đặc biệt, thay vì sử dụng cách truyền thống là sử dụng cột thu lôi để “vận chuyển” an toàn các tia sét ở mức trung bình cùng năng lượng chừng 1 tỷ Joule (J) vào lòng đất.
ExtremeTech cho biết, theo nguyên tắc chung, tia sét sẽ chọn lộ trình có trở kháng ít nhất để đi xuống đất. Một thanh kim loại lớn, với dây điện dẫn vào lòng đất, có trở kháng ít hơn không khí (vốn có điện tích rất cao), vì lẽ đó mà tia sét chọn thanh kim loại để truyền điện xuống đất.
Các nhà khoa học đang nghiên cứu đổi hướng lộ trình của tia sét bằng tia lazer - (Ảnh minh họa: Rediff.com)
Trong khi đó, tia laser khi di chuyển xuyên qua không khí sẽ để lại một loại khí gas được ion hóa (hay còn gọi là khí plasma), vốn chứa ít hay thậm chí không chứa điện tích với độ dẫn điện cao. Và khi tia sáng (trong trường hợp là tia sét) đi qua vùng không gian với điện dung tối thiểu này thì năng lượng của chúng theo lý thuyết cũng sẽ thay đổi theo.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là tia laser không thể di chuyển với khoảng cách xa trong không khí nếu không được “defocus” (tạm dịch là khuyếch đại tập trung).
Do đó, để tạo ra một cột/kênh khí plasma đủ dài - từ mặt đất lên đỉnh tòa cao ốc, các nhà nghiên cứu đã tạo ra một phương pháp để chiếu (beam) các tia laser “năng lượng cao”xuyên vào không khí.
Phương pháp này được đặt tên là “phễu tiếp tế quang học bên ngoài” (externally refuelled optical filament), và được tạo ra bởi 2 tia laser có cường độ năng lượng khác nhau.
Ông Maik Scheller, nhà nghiên cứu tại Đại học Arizona ví von phương pháp này giống như hai máy bay đang bay cùng nhau, trong đó một chiếc máy bay chiến đấu nhỏ được trang bị một khoang nhiên liệu lớn.
Cụ thể, tia laser đầu tiên với năng lượng thấp sẽ “xé toạc” bầu trời, trong khi tia laser thứ hai ở mức năng lượng cao hơn sẽ tiếp tế (năng lượng) cho tia đầu tiên để nó không bị lạc “mục tiêu”, hay nói chính xác trong trường hợp này là điểm tiếp nhận tia sét.
Mặc dù phương pháp này hiện chỉ thành công trong thử nghiệm thực tế với cột plasma cao 2,1 m (khoảng 7 feet) song nhóm nghiên cứu tin rằng họ sẽ sớm đạt đến mức 49,5 m (165 feet), theo ExtremeTech.