Thêm một nạn nhân chết khi bị giam giữ tại đồn công an - Sự khủng bố tinh thần - TS Nguyễn Quang A: Tức nước vỡ bờ rất đáng ngại

17 Tháng Tư 20142:00 CH(Xem: 1995)


Sự khủng bố tinh thần


Công an lực lượng ưu tú của chế độ
Công an lực lượng ưu tú của chế độ
AFP

blank Nghe bài này

Kính Hòa, phóng viên RFA - Những xung đột giữa dân chúng với bộ máy công lực ở Việt nam ngày càng mang tính bạo lực. Gần đây nhất là vụ bạo động tại xã Bắc Sơn, Hà tĩnh. Bên cạnh đó, sự áp chế về tinh thần cũng đã và đang được sử dụng trong suốt chiều dài tồn tại của chế độ cộng sản.

Nhà nước cảnh sát

Xuất phát từ ý thức hệ đấu tranh giai cấp, tất cả các đảng cộng sản khi giành được chính quyền đều xây dựng một bộ máy công an rộng lớn để tiến hành cái gọi là đấu tranh giai cấp của họ. Người đầu tiên thành lập mô hình nhà nước cộng sản là Lenin định nghĩa nhà nước cộng sản một cách ngắn gọn là: “Nhà nước-dùi cui.” Tức là: Nhà nước chỉ là biện pháp cưỡng chế, đúng hơn là cơ chế đàn áp của một giai cấp đối với các giai cấp khác trong xã hội. Định nghĩa này được Milovan Djilas, người từng là nhân vật số hai của đảng cộng sản Nam tư trích dẫn trong tác phẩm Giai cấp mới của ông xuất bản hồi những năm 50 của thế kỷ trước.

Các số liệu được tiết lộ từ Trung quốc cho biết kinh phí giành cho công an, mật vụ của nước này cao hơn cả số tiền giành cho quân đội.

Và nhà nước cộng sản tổ chức bộ máy công an mật vụ này cắm rễ sâu xuống đến từng làng xã ở thôn quê, hay các tổ dân phố ở đô thị. Sau khi Đông Đức bị sụp đổ, người ta biết được rằng cứ trong tám người dân của quốc gia này thì có một người không ít thì nhiều liên quan đến bộ máy công an.

 

Khi công an giao thông hành sự. Files photos
Khi công an giao thông hành sự. Files photos

 

Ở Việt nam chưa có số liệu nào được đưa ra, nhưng cũng sẽ dễ thấy hình ảnh của bộ máy ấy dàn trải khắp nơi, từ các phòng công an có ký hiệu đứng đầu là chữ P, các loại công an từ bộ, từ tỉnh, cho đến dân phòng ở những khu phố. Qua những hình ảnh từ những cuộc biểu tình bị đàn áp, đôi khi người ta thấy số nhân viên công an, an ninh với đủ loại sắc phục còn đông hơn cả những người biểu tình.

Qua những phương tiện thông tin đại chúng hiện đại, hình ảnh đàn áp bằng bạo lực của công an dễ dàng được nhận thấy, từ chuyện lôi kéo người biểu tình, người nông dân đòi đất lên xe, cho đến gần đây là việc trấn áp của hàng trăm công an tại Bắc sơn Hà tĩnh.

Sự gieo rắc sợ hãi

Nhưng bên cạnh đó còn có một sự áp bức tinh thần khó thấy hơn. Sự áp bức này gieo rắc sự sợ hãi và thường xuyên nhắm tới những người trí thức.

Người chủ trương trang mạng Bauxite Việt Nam là Giáo sư Nguyễn Huệ Chi đã viết rằng ông cùng các đồng sự đã suy nghĩ trắng đêm trước khi ra đời trang mạng này, vì lo ngại sẽ bị cơ quan công quyền khép tội. Nhưng dù đã cẩn thận như vậy, trang mạng chuyên đưa những phản biện xã hội chính trị này cũng đã hơn một lần bị công an kiểm tra máy tính, nhằm tìm những tài liệu mà họ cho là có ảnh hưởng tới an ninh nhà nước.

Gia đình của những người bị công an nhắm tới cũng thường được cơ quan công an sử dụng để làm công cụ trấn áp những người đối kháng. Giáo sư Đoàn Viết Hoạt kể lại cơ quan công an đã sử dụng gia đình ông ra sao để trục xuất ông sang Hoa Kỳ:

 

Khi công an giải tỏa đất đai
Khi công an giải tỏa đất đai. Files photos

 

“Thế là họ đưa nhà tôi từ bên Mỹ về, vào thẳng trong trại để thuyết phục tôi đi. Các con tôi và các bạn tôi cũng muốn tôi đi bởi vì họ lo sức khỏe của tôi, đã bốn năm không có tin tức gì hết. Thậm chí nhà tôi còn lo là liệu tôi có ngồi xe lăn không.

Vì những lời thỉnh cầu như vậy nên tôi đồng ý đi, thì họ lại bắt làm một đơn xin đặc xá để xuất ngoại chữa bệnh, thì tôi không chấp nhận. Tôi nói chỉ làm đơn xuất ngoại chữa bệnh thôi chứ không đặc xá. Ba lần như vậy. Cuối cùng thì họ không bắt tôi làm đơn nữa.”

Những chuyện viết đơn, hoặc ký xác nhận là việc mà công an hay sử dụng với những người đối kháng. Mới đây nhà văn Phạm Đình Trọng bị cơ quan công an mời lên để ký …những bài ông đã viết với chính tên của ông.

Sự kiểm soát và gieo rắc sợ hãi về tinh thần như thế được mở rộng ra trong cả giới sinh viên Việt nam đang du học ở nước ngoài để kiểm soát họ và ngăn cản những sinh hoạt chính trị, tinh thần của họ. Sinh viên Nguyễn Tường từ Đài Loan cho chúng tôi biết:

“Du học sinh ở đây thành lập những nhóm và có những đảng viên cài cấm vào, hoặc là những người mang hơi hướng bảo thủ, cộng sản.

Họ có lập hồ sơ để biết những hoạt động ở nước ngoài thế nào. Em cũng bị rắc rối vì họ áp lực lên gia đình. Gia đình em báo là em không được tham gia những hoạt động chính trị, hay diễn đạt những tư tưởng trái với nhà nước lên những trang công cộng như là Facebook.

Họ cai trị bằng cách gieo rắc sợ hãi, lên mình và lên cả người thân và gia đình nữa. Và đó là cái em đang lo.”

Cái đạp vào công lý của một chế độ công an trị
Cái đạp vào công lý của một chế độ công an trị. RFA files

 

Sự áp chế tinh thần đó bao gồm cả triệt hạ nguồn sống, đe dọa về tinh thần và thể xác. Mục sư Nguyễn Trung Tôn, từ Thanh Hóa cho phóng viên Anh Vũ biết như vậy về hoàn cảnh gia đình ông.

Và đối với nhiều trí thức thì sự áp chế tinh thần còn khủng khiếp hơn cả bạo lực. Sau lần làm việc với cơ quan công an, nhà văn Phạm Đình Trọng cho chúng tôi biết:

“Thế nhưng mà cái bạo lực bằng cơ bắp, bằng dùi cui nó không nguy hiểm bằng bạo lực tin thần anh ạ. Công an sử dụng bạo lực với người dân, đánh chết chổ nọ chổ kia thì cũng đã là nguy hiểm, nhưng mà cái bạo lực mà công an cứ hành người dân, cứ gọi lên gọi xuống thì đó là một thứ bạo lực tinh thần. Cái bạo lực ấy còn độc ác và nguy hiểm nhiều lần hơn cái bạo lực bằng cơ bắp và dùi cui.”

Để kết thúc, chúng tôi xin mượn lời Milovan Djilas, ông nói rằng những yếu kém về nội tại của mô hình cộng sản về kinh tế và xã hội làm cho những người cộng sản cần có một tổ chức đồng nhất về tư tưởng. Và do đó, theo ông, chính là nguyên nhân của sự áp chế tinh thần của các nhà nước với bộ máy công an khổng lồ của họ.

Thêm một nạn nhân chết khi bị giam giữ tại đồn công an


10168094_232378123632775_7990917010109450994_305.jpg
Nạn nhân Đỗ Văn Bình, 18 tuổi, quê ở xã Đại Hiệp, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, ảnh chụp trước đây.
Citizen photo

 giaminh04162014.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ RFA - Nạn nhân mới nhất được truyền thông trong nước cho biết có tên Đỗ Văn Bình, 18 tuổi, quê ở xã Đại Hiệp, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam tử vong tại nhà tạm giam Công an Huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.

Thi thể của nạn nhân được bàn giao cho gia đình hồi chiều ngày 15 tháng tư.

Mạng Pháp Luật trích dẫn hồ sơ công an nói rằng anh Đỗ Văn Bình tham gia nhóm điều tra về vụ mất xe của một người ở huyện Hòa Vang. Nhóm điều tra do một người nhờ và đã bắt giữ, đánh đập hai nghi can. Công an hay được việc đó nên đã khởi tố nhóm của anh Đỗ Văn Bình về tội bắt giữ người trái pháp luật.

Ngày 10 tháng tư vừa qua gia đình đưa anh Bình ra công an huyện Hòa vang đầu thú. Anh Đỗ Văn Bình chết tại trại giam của công an huyện Hòa Vang chiều ngày 14 tháng tư.

Tối hôm đó, công an mời người nhà của nạn nhân đến và thông báo anh này thắt cổ tự tử. Sáng hôm sau, người nhà được đưa đến hiện trường cùng chứng kiến việc đưa thi thể về Trung tâm Pháp y Đà Nẵng để khám nghiệm tử thi.

Bạn gái của nạn nhân Đỗ Văn Bình cho Đài Á Châu Tự do biết về việc khám nghiệm đó như sau:

“Tối hôm đó 10 giờ, Công an có chở đến bệnh viện để khám tử thi. Mổ hết người ra để khám tử thi. Mình muốn chụp hình lại mà họ không cho. Nên giờ về phải liệm anh, chôn cất anh để cho anh yên nghỉ.”

 

10259774_232393876964533_7375815486223038941_250.jpg
Nhiều vất thương trên tay của nạn nhân Đỗ Văn Bình, 18 tuổi, quê ở xã Đại Hiệp, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Citizen photo.

 

Tuy nhiên theo gia đình thì cái chết của nạn nhân còn nhiều nghi vấn chứ không phải thắt cổ bằng màn để tự tử như công an thông báo. Người bạn gái của nạn nhân nhận định:

“Gia đình vẫn nghĩ rằng công an đánh chết chứ không phải thắt cổ tự tử. Vì thắt cổ tự tử chỉ có một dấu thôi còn đây cả mình anh bầm tím hết, các đầu ngón tay, ngón chân bầm tím hết và khô lại nữa.

Sau lưng, với chân và đùi của anh cũng bầm tím luôn, có những vết giày nữa.

Gia đình hỏi có đánh đập gì anh Bình không, công an ngoài đó nói không đụng đến cọng lông tay, lông chân gì của anh Bình hết.”

Báo mạng Pháp luật trích dẫn phát biểu của thượng tá Trần Phước Hương, chánh văn phòng Công an thành phố Đà Nẵng, nói rằng Hội đồng Giám định Pháp y đã xác định anh Đỗ Văn Bình chết do treo cổ, các vết bầm tím trên cơ thể là do hoen ố tử thỉ chứ không phải tổn thương do đánh đập. Ông này còn nói công an không hề bức cung, nhục hình vì anh Đỗ Văn Bình đã nhận mọi hành vi phạm tội.

Trong khi đó giấy chứng nhận cho mai táng của Cơ quan Cảnh sát Điều Tra Công an Thành phố Đà Nẵng ghi ‘nghi can chết chưa rõ nguyên nhân’.

Người bạn gái của nạn nhân Đỗ Văn Bình cho biết sau khi chôn cất, gia đình sẽ khiếu kiện về cái chết của anh này khi đang bị công an giam giữ.




TS Nguyễn Quang A: Tức nước vỡ bờ rất đáng ngạil

dap-pha_305.jpg
Hàng trăm người dân bắt giữ 4 viên công an tại thôn Trung Sơn, xã Bắc Sơn ngày 10/4/2014.
Courtesy Tiền Phong

Nam Nguyên, phóng viên RFA - Vụ nông dân xã Bắc Sơn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh phản ứng chống trả công an tối 10/4 cho thấy tình trạng bất ổn xã hội ngày một gia tăng và nguyên nhân chủ yếu là chính sách thu hồi đất đai.

Khó tránh bất ổn xã hội

Nam Nguyên phỏng vấn Tiến sĩ Nguyễn Quang A, thuộc nhóm chủ trương Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự về vấn đề liên quan. Từ Hà Nội trước hết TS Nguyễn Quang A nhận định:

TS Nguyễn Quang A: Về vấn đề đất đai, các chuyên gia đã từ lâu cảnh báo là nếu không có sự thay đổi rất cơ bản trong chính sách về đất đai thì khó có thể tránh khỏi những bất ổn xã hội như vừa xảy ra ở Hà Tĩnh. Tôi nghĩ rằng đấy là một điểm nóng nhưng còn nhiều điểm nóng khác, từ Dương Nội cho đến Hưng Yên, Văn Giang cũng là những điểm rất nóng. Nếu chính quyền không tìm cách tháo gỡ thì rất đáng tiếc là những chuyện bạo loạn như thế xảy ra có thể tước đi sinh mạng con người và đấy là những việc rất đau xót.

Nam Nguyên: Thưa TS, theo tin báo chí thì xã Bắc Sơn bây giờ không còn cán bộ lãnh đạo vì quá sợ dân và có người cũng xin từ chức nghỉ việc, họ nói làm việc để phục vụ dân bây giờ dân không đồng tình thì không còn lý do làm việc. Ở đây có chuyện người dân tự xử đối phó với công an, tương tự những vụ tự xử khi người dân bị xâm phạm quyền lợi, thí dụ như đánh chết kẻ trộm chó. Tại sao họ lại tự xử trong khi đã có hệ thống pháp luật, có chính quyền, có Nhà nước?

Nếu không có sự thay đổi rất cơ bản trong chính sách về đất đai thì khó có thể tránh khỏi những bất ổn xã hội như vừa xảy ra ở Hà Tĩnh. 
-TS Nguyễn Quang A

TS Nguyễn Quang A: Đó là điều rất đáng tiếc do không có sự đối thoại, không có sự nâng cao hiểu biết của người dân về vấn đề pháp luật. Chuyện người dân phải tôn trọng các cơ quan Nhà nước là điều hết sức quan trọng với bất kể một nước nào. Rất đáng tiếc các cơ quan của nhà nước Việt Nam họ không để ý đến khía cạnh đó và họ có rất nhiều hành động hủy hoại bản thân cái niềm tin ấy. Như thế đối xử với những ngươi dân mà sự hiểu biết pháp luật không được tường tận cho lắm, lẽ ra phải bằng đối thoại, bằng thuyết phục để giải thích cho bà con nếu việc của chính quyền là đúng, để cho bà con hiểu và đồng tình với việc của chính quyền. Nhưng rất đáng tiếc họ không làm được việc đó mà họ chỉ biết việc dùng sức mạnh của mình để chèn ép người dân. Trong trường hợp ấy tức nước vỡ bờ, con giun xéo mãi cũng quằn và người dân người ta vùng lên. Đấy là một điều rất đáng ngại.

Nam Nguyên: Với thực tế Hiến Pháp và Luật Đất Đai sửa đổi ban hành năm 2013 thì có có thể làm gì, áp dụng điều gì để bảo vệ quyền lợi đất đai của người dân và tránh những vụ đã xảy ra trong hiện tại và trong quá khứ như Bắc Sơn, Dương Nội, Hưng Yên?

TS Nguyễn Quang A: Tôi nghĩ rằng, với đường lối như thế này của những nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng Sản về vấn đề đất đai sở hữu toàn dân. Dẫu có chi tiết đến như thế nào thì vẫn gây cho người lãnh đạo có tâm lý rằng, đất của toàn dân thì họ có quyền thu hồi và người ta không đáp ứng nhu cầu rất bức bách của người dân. Tôi nghĩ cốt lõi nguyên nhân chính của những sự bùng phát bất ổn xã hội vẫn còn nguyên đó, chừng nào những người như ông Nguyễn Phú Trọng chủ xướng cái học thuyết đất đai thuộc sở hữu toàn dân vẫn không thay đổi ý kiến, thì tôi nghĩ những người như thế có tội rất lớn với dân tộc này. Chừng nào vẫn không thay đổi thì chỉ giải quyết được một chút trên ngọn trên cành trên lá mà thôi, bằng chuyện minh bạch hơn về vấn đề giá cả…

Chừng nào đấy là đất của người ta cần có luật nghiêm túc, việc này thu hồi đất cho mục đích công, soạn ra một luật và bắt buộc người dân phải tuân theo. Tuy nhiên giá đền bù phải bằng giá thị trường hoặc nhỉnh hơn một chút, để cho bà con không bị thiệt thòi gì cả.

Còn tất cả dự án thu hồi đất mà cho dự án kinh tế như dự án gọi là nghĩa địa tư nhân ở Hà Tĩnh thì chủ đầu tư phải tự đi đàm phán với người dân, trên cơ sở thuận mua vừa bán thì mới được thi hành và chỉ có trên cơ sở tôn trọng tuyệt đối quyền sở hữu của người ta thì trong trường hợp ấy mọi vấn đề mới được giải quyết êm thấm và không gây ra những bức xúc như bây giờ.

Nam Nguyên: Cảm ơn TS Nguyễn Quang A đã trả lời đài RFA.
 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Trước khi Michael Phương Minh Nguyễn, công dân Mỹ gốc Việt, phải ra tòa tại Thành phố HCM vào ngày 24/6 với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”, gia đình ông ở California và những người quan tâm, trong đó có những dân biểu Mỹ, đã hy vọng rằng ông sẽ được trục xuất về Mỹ để đoàn tụ với gia đình ngay sau phiên tòa. Nhưng mọi hy vọng đã bị dập tắt ngay sau phiên tòa khi Michael Phương Minh Nguyễn bị tòa tuyên 12 năm tù và chỉ bị trục xuất sau khi đã thi hành án. Ngay sau phiên tòa, Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Việt Nam đã lên tiếng bày tỏ sự thất vọng và cho biết
“Một ngàn năm đô hộ giặc Tàu” mà người Việt không bị đồng hóa, nhưng chỉ có 70 năm mà đảng CSVN có khả năng diệt chủng dân tộc Việt Nam. “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” chỉ là khẩu hiệu lừa bịp nhân dân mà thôi. Các trí thức, văn nghệ sĩ và nhân dân đừng hy vọng được bọn thái thú địa phương lắng nghe và thực hiện theo ý dân.
Nhiều nhân vật bất đồng chính kiến, nhiều nhà hoạt động nhân quyền đã bị đưa ra xét xử trong những phiên tòa chóng vánh, kết án nặng nề mà luật sư bào chữa chỉ ra những sai phạm trong tiến trình tố tụng…......Trong một số vụ án hình sự xét xử đối với những tội danh về xâm phạm an ninh quốc gia mà tôi có dịp tham gia bào chữa với tư cách là luật sư, thì hồ sơ truy tố không có chứng cứ hoặc chứng cứ không thuyết phục. Nhưng tất cả đều dễ dàng được tòa án chấp nhận là chứng cứ hợp pháp để kết tội và tuyên hình phạt rất nặng.
Tính cách vua quan của những người cộng sản Việt Nam hiện nay đã lộ rõ ngay từ năm 1945-1946 kia chứ không phải đến bây giờ nhưng vì lúc ấy chưa cầm quyền, chưa giàu sang, dân cũng chưa có của ăn của để cho nên nó không bộc lộ. - Có những quan chức xây biệt phủ lộng lẫy, chi xài xa hoa, con cái đi học nước ngoài, vợ thì không có việc làm hoặc cũng chỉ là công chức trong bộ máy. Những trường hợp như vậy thì dân không bức xúc, không hoài nghi mới là lạ.
Thân nhân của tù nhân chính trị Trương Minh Đức công khai thư kêu cứu về tình trạng của những người đang phải tuyệt thực tại Trại Giam Số 6 Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Thư kêu cứu đề ngày 23 tháng 6 do Bà Nguyễn Thị Kim Thanh, vợ tù nhân chính trị Trương Minh Đức ký tên và gửi đến Viện Kiểm Sát Nhân Dân tỉnh Nghệ An và Bộ trưởng Công an Tô Lâm. Nội dung thư nói rõ việc Phân trại K2, Trại Giam Số 6 đang bức hại, đàn áp tù nhân chính trị.
CÒN QUY HOẠCH CÁN BỘ THÌ KHÔNG THỂ CHỐNG CHẠY CHỨC CHẠY QUYỀN Nói đến Quy hoạch cán bộ thì hiểu ngay là có người được quyền Quy hoạch và có người được Quy hoạch. Được Quy hoạch là có cơ hội thăng tiến – nên cán bộ phải cố lên. Bởi vậy, còn Quy hoạch thì sẽ có chạy Quy hoạch. Ai chạy Quy hoạch? Người bị Quy hoạch sẽ chạy Quy hoạch. Chạy ai? Chạy người có quyền Quy hoạch.
Tôi nghĩ những ông như Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng thì sách của ông ấy chỉ có đảng của ông ấy đọc, chứ chẳng ai đọc, có khi những đảng viên của ông ấy cũng chẳng đọc luôn, Bởi vì tôi cho rằng những kiến thức mà các ông viết ra không có ý nghĩa thực tế, nếu những kiến thức ấy có ý nghĩa thực tế thì đất nước Việt Nam đã phồn vinh rồi.”.- Lã Việt Dũng.....Do đó, việc xuất bản những quyển sách này chỉ làm tốn tiền dân, tốn giấy, mà không ai đọc.
Việt Nam từng ra báo từ rất lâu. Tuy nhiên theo nhận định ngay dưới thời bị Pháp đô hộ, báo chí lúc đó còn được những quyền tối thiểu mà nhiều cơ quan báo chí trong nước hiện nay không có được. Gia Định báo được cho là tờ báo tiếng Việt đầu tiên của Việt Nam được xuất bản vào ngày 15/4/1865.
Giáo sư Trần Phương:: “Thế bây giờ Chủ nghĩa xã hội của ông là cái gì đây? Thật ra mà nói, chúng ta nói và chúng ta biết là chúng ta bịp người khác. Đến tôi bây giờ, tôi cũng không biết cái Chủ nghĩa xã hội mà chúng ta sẽ đi là cái Chủ nghĩa xã hội gì đây?”./ Đại tá Phạm Đình Trọng: “Đảng CSVN đã đưa dân tộc Việt Nam vào cuộc thí nghiệm xây dựng Xã hội chủ nghĩa suốt gần nửa thế kỷ và nhân dân Việt Nam phải trả giá quá đắt.
“Trung Quốc có tình cảm với bất cứ ai đi chăng nữa nhưng lợi ích của họ không thay đổi. Việt Nam cũng phải hiểu điều đó. Hồi năm 2011 khi ông Nguyễn Phú Trọng mới đắc cử chức Tổng Bí thư thì ông sang Trung Quốc ký thỏa thuận chung về các nguyên tắc giải quyết tranh chấp trên biển. Năm 2011 xảy ra vụ (Trung Quốc) cắt cáp, năm 2012 cũng cắt cáp, rồi đến năm 2014 Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng thềm lục địa của Việt Nam chẳng hạn thì đường dây nóng giải quyết tranh chấp giữa hai bên theo nguyên tắc coi như là số 0.”
Bảo Trợ