Phiên tòa phúc thẩm Đinh Nhật Uy - Tòa phúc thẩm y án đối với Đinh Nhật Uy - Đinh Nhật Uy ra tòa phúc thẩm: “bình thường như đi dự buổi họp”
16 Tháng Tư 20142:00 CH(Xem: 1947)
Phiên tòa phúc thẩm Đinh Nhật Uy
Trương Minh Đức (Danlambao) - Sáng nay 16 - 04 - 2014 tại tòa án tỉnh Long An - Tân An phiên tòa phúc thẩm được đưa ra xét xử vào lúc 7 giờ 30. Bên trong phiên tòa không cân sức... chỉ có một mình Đinh Nhật Uy tự bào chữa, những người thân trong gia đình không ai được vào, Bà Liên (mẹ của Uy cũng không được vào).
Bên ngoài phiên tòa có hàng trăm công an và mật vụ bố trí dầy đặc, xe cảnh sát cơ động thường xuyên tuần tra khắp trung tâm TP Tân An, những người thân bạn bè của Uy hôm nay chỉ có khoảng hơn chục người tham dự, vì cũng biết đây là phiên tòa hình thức với bản án bỏ túi của nhà cầm quyền CSVN.
Những người đến để ủng hộ Uy đều bị CA mật vụ bám sát để ngăn cản việc quay phim chụp ảnh, riêng tác giả đưa tin này cũng bị bám sát khi ra về... mật vụ cũng đuổi theo hơn chục cây số đến địa phận huyện Bến Lức mới cắt đuôi được...
Đến 9 giờ 40 thì phiên tòa kết thúc, đúng như dự đoán Đinh Nhật Uy bị xử y án sơ thẩm là 18 tháng tù treo!
Sau phiên xử. Đinh Nhật Uy trở lại văn phòng tòa án để khiếu nại những văn bản nhập nhằng. Riêng Chị Thúy Nga cũng đến CA phường đòi lại chiếc điện thoại bị giữ lúc phiên sơ thẩm... nhưng CA họ chỉ đỗ lòng vòng là đã chuyển cho CA - HCM.
Anh Đinh Nhật Uy đứng trước tòa ngày 16 tháng 4 năm 2014
RFA
Sáng hôm nay ngày 16 tháng 4 năm 2014 phiên tòa phúc thẩm xử anh Đinh Nhật Uy đã diễn ra tại Long An. Thẩm phán phiên tòa đến từ Tp HCM và trong một thời gian rất ngắn Tòa phúc thẩm đã ra phán quyết giữ nguyên mức án mà tòa sơ thẩm vào ngày 29 tháng 10 năm 2013 đã tuyên là 1 năm 3 tháng tù treo và 1 năm thử thách. Vào lúc 10 giờ sáng anh Đinh Nhật Uy nói với chúng tôi:
-Khoảng 7 giờ rưỡi sáng khi tôi xuống phiên tòa thì chứng kiến cảnh lực lượng công an rất hùng hậu khoảng 100 công an đem bảng ra cấm và chặn các nẻo đường.
Phiên tòa kỳ này chỉ có một mình tôi trong đó. Sau lưng tôi thì khoảng 4, 5 chục người mà toàn những người lạ mặt. Hội đồng xét xử gồm 3 thẩm phán. Một đại diện Viện Kiềm sát và 1 thư ký phiên tòa. Bên Hội đồng xét xử họ giải thích về quyền lợi trước phiên tòa và họ hỏi rằng có còn tiếp tục kháng cáo hay không, hay rút đơn kháng cáo tì tôi trả lời vẫn tiếp tục để đì xét cho mình vô tội.
Khi được hỏi anh có nhờ luật sự bảo vệ quyền lợi cho mình hay không Đinh Nhật Uy cho biết:
-Bản thân tôi hôm nay không có luật sư bào chữa nên tôi tự đứng ra tranh luận cho bàn thân mình. Tôi có giải thích vấn đề này giữa phiên tòa rằng tôi không qua một khóa đào tạo nào về luật và không phải là chuyên môn nhưng hôm nay tôi đứng đây tự tranh luận và tôi nói sự thật về vụ án, tôi mong muốn tòa phúc thầm này xem xét lại hồ sơ để tuyên tôi không có tội. Hội đồng xét xử chấp nhận đề nghị của tôi và tiến hành xét xử.
Lập luận đưa ra để tự bào chữa cho mình là vô tội anh Đinh Nhật Uy kể lại những gì anh đã nói trước tòa:
-Tôi nói với bên Hội đồng xét xử là những lời nói, hành động của tôi là đề lên tiếng những bất công xã hội và trong bất cứ xã hội nào cũng vậy ở đâu cũng có những hạt sạn, bất công trong đó mà người dân lên tiếng để phản đối, phản bác những bất công đó là một cái phúc cho dân tộc cho xã hội Việt Nam. Vì thế kính mong Hội đồng xét xử cho việc làm của tôi và tuyên tôi vô tội. Sau khi Hội đồng xét xử nghị án thì họ vẫn y án như bản án sơ thẩm lá tôi phạm tội và chịu án 1 năm 3 tháng tù treo và 1 năm thử thách.
Trong phiên sơ thẩm của Tòa án Nhân dân tỉnh Long An, Viện kiểm sát đã cáo buộc Đinh Nhật Uy với tội danh “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm Nhà nước”, theo điều 258 Bộ Luật Hình sự.
Đinh Nhật Uy ra tòa phúc thẩm: “bình thường như đi dự buổi họp”
Đinh Nhật Uy ra khỏi trại giam sau khi được tòa sơ thẩm cho hưởng án treo vào ngày 29/10/2013
Phạm Lê Vương Các- Vào 7h30' sáng mai, ngày 16/04/2014 tại Tòa án tỉnh Long An sẽ diễn ra phiên tòa phúc thẩm xét xử Đinh Nhật Uy về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” theo Khoản 1 Điều 258 BLHS.
Một ngày trước phiên xử phúc thẩm, anh Đinh Nhật Uy đã cho blog Cùi Các biết về tâm trạng của mình:
Đón nhận cho phiên xử phúc thẩm vào ngày mai tôi thấy nó rất bình thường, bình thường như đi dự một buổi họp nào đó thôi. Xét về mặt pháp luật, tôi vẫn chưa có quyết định thi hành án và tôi đang tại ngoại nên tôi ra tòa lần này với tư cách là một công dân bình thường, và tôi đi với tâm thế của người không có tội.
Được biết Đinh Nhật Uy là người đầu tiên trên thế giới bị kết án vì hành vi sử dụng facebook, với bản án 15 tháng tù treo vào ngày 29/10/2013, trong một phiên tòa sơ thẩm không có người thân và bạn bè được vào bên trong tòa án theo dõi phiên xử. Đánh giá về bản án sơ thẩm này anh cho biết:
Họ cầm tù tôi hơn 4 tháng và xử tôi 15 tháng tù treo là không có căn cứ. Tôi đã yêu cầu tòa xem xét theo hướng vô tội, và vụ án phải được xem xét ở góc độ dân sự chứ không đủ yếu tố để cấu thành tội hình sự. Nhưng tòa sơ thẩm vẫn giữ quan điểm và cho rằng tôi có tội. Nên dĩ nhiên là tôi không hài lòng với việc bịgiam gữ và phán quyết của tòa sơ thẩm vì nó quá bất công.
Tự biện hộ
Anh Uy còn cho biết thêm trong phiên tòa phúc thẩm vào sáng ngày mai, anh sẽ không có luật sư bào chữa, mà tự mình đứng ra tranh luận và đối đáp tại tòa.
Ở phiên tòa phúc thẩm ngày mai, tôi sẽ tranh luận rõ hơn về quyền tự do ngôn luận, quyền sở hữu tài sản cá nhân, và quyền con người phổ quát phải được hưởng ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới này. Điều này cũng đồng nghĩa rằng tôi sẽ nói về sự mơ hồ trong trong các bằng chứng để ghép tội tôi. Ví dụ như họ nói tôi dùng facebook để xâm hại lợi ích nhà nước, lợi ích người khác nhưng họ không chứng minh là xâm hại về cái gì và thiệt hại là bao nhiêu? Động cơ và mục đích của tôi là gì...? Nói chung, các bằng chứng từ cáo trạng của Viện kiểm sát đưa ra là thiếu căn cứ và thiếu tính thuyết phục. Chưa kể rằng, điều họ đang làm đã xâm phạm vào quyền tự do chính kiến, bày tỏ quan điểm của một người dân như tôi. Tôi sẽ cố gắng hết sức để bảo vệ quan điểm của mình là vô tội và hy vọng tòa phúc thẩm sẽ biết lắng nghe để tôi có một kết quả khả quan hơn phiên sơ thẩm.
Qua trường hợp Đinh Nhật Uy, sáng kiến của Mark Zuckerberg có làm nguy hiểm cho người ý thức được quyền của mình?
Đinh Nhật Uy được biết đến là người sử dụng mạng xã hội Facebook để bày tỏ quan điểm, cũng như sử dụng nó để vận động tự do cho em trai của mình là Đinh Nguyên Kha đang chịu án tù về tội “tuyên truyền chống nhà nước”. Đánh giá về mạng xã hội, Facebooker đầu tiên trên thế giới đang bị cáo buộc có hành vi sử dụng Facebook để làm ra nhiều bài viết, tin đăng có tính chất bịa đặt, nói xấu, sử dụng từ ngữ thô tục đối với Nhà nước, tổ chức và cá nhân, nhận xét rằng :
Internet ngày càng đóng vai trò quan trọng trong công việc và sinh hoạt của người dân Việt Nam mình. Blog và Facebook nói chung đã đóng một vai trò rất lớn trong việc truyền tải thông tin đến cộng đồng. Và nói riêng về Facebook thì nó thu hút số đông và tính gắng kết mọi người lại với nhau không phân biệt lãnh thổ địa lý, nên mọi người có thể xem nó như là một phương tiện truyền thông vì sức lan tỏa của nó là rất lớn. Vì thế, không chỉ tôi mà các cá nhân khác, cũng như phong trào vận động tự do và dân quyền cho Việt Nam hiện nay phần lớn cũng tận dụng tối đa vào mạng xã hội Facebook.
"Không cần khoan hồng"
Khi được hỏi rằng, liệu anh có lo ngại rằng mức án của toà phúc thẩm khi tuyên án có thể cao hơn mức án mà tòa sơ thẩm đã tuyên, chẳng hạn như từ tù án treo thì bây giờ chuyển thành tù giam, anh Uy bày tỏ:
Luật tố tụng hình sự của Việt Nam có quy định về kháng nghị của Viện Kiểm Sát. Dù cũng có khả năng kháng nghị của Viện Kiểm Sát là có thể xảy ra, nhưng tôi cũng quyết chấp nhận bất trắc để đòi hỏi quyền lợi chính đáng của mình. Một người đấu tranh đòi hỏi quyền lợi và công lý thì đều phải chấp nhận những nguy cơ và rủi ro từ một nền tư pháp nghiên về cảm tính và lợi ích hơn là về duy lý. Nhưng tôi vẫn có niềm tin, vì công lý là ánh sáng, và tôi tin là nhiều người sẽ nhìn thấy được ánh sáng và sẽ ủng hộ cho tôi. Và đó là lý do khi nhận bản án sơ thẩm là tôi nghĩ ngay đến việc sẽ kháng cáo dù mọi việc có diễn ra như thế nào đi nữa, vì bản án chứa đựng quá nhiều điều bất công và vô lý.
Qua sự trao đổi này, anh Đinh Nhật Uy cũng cho biết về lời nói cuối cùng của mình ở phiên tòa phúc phẩm này:
“Thưa hội đồng xét xử! Trước tiên cho tôi gửi lời cáo lỗi đến Quý vị vì đã mất thời gian cả ngày hôm nay của Quý vi. Lẽ ra điều này sẽ không xảy ra nếu những người đồng nghiệp của quý vị ở phiên tòa trước thể hiện được sự độc lập và công tâm hơn. Dù là người chưa từng được học luật hay trải qua một khóa đào tạo pháp luật nào, nhưng tôi vẫn tự đứng ra biện hộ cho mình vào ngày hôm nay vì trong tôi nghĩ rằng mọi lẽ phải luôn luôn đúng cho dù đặt nó trong một xã hội nào, hay trao nó vào cho bất kỳ ai, dù đó là một anh nông dân hay một chị công nhân, hay là một kỹ sư như tôi... Tất cả mọi người đều có quyền thực hành, thừa hưởng và bổn phận duy trì cho Công lý. Công lý không những phải được thực thi để bảo vệ cho cộng đồng xã hôi mà còn phải được sử dụng để bảo vệ những cá nhân ở mỗi gia đình, trong đó có những người thân của mình. Và tôi đã thực hành cho nền Công lý này bằng cách bảo vệ cho đứa em của tôi, đứa con của gia đình tôi là Đinh Nguyên Kha vì nó là một người có trách nhiệm và biết quan tâm tới đất nước này. Tôi đã duy trì lấy Công lý không chỉ cho riêng mỗi em tôi, mà còn cho bất kỳ ai phải rơi vào trường hợp tương tự như đứa em của tôi. Trên tinh thần đó, thật là đáng hổ hẹn cho nền tư pháp này, khi tôi phải đứng trước đây vì những việc làm phù hợp với đạo lý tự nhiên và đời sống xã hội. Và cũng sẽ là đáng xấu hổ cho Quý vị nếu tôi không được bước ra khỏi đây với tâm thế của một con người tự do. Cho nên, tôi không cần ai biện hộ giùm tôi trong lúc này và ngay tại căn phòng này, cũng như không cần tới bất kỳ sự sự khoan hồng hay tình thương cảm nào từ Quý vị. Mà tôi chỉ cần quý vị thực thi đúng với bổn phận của Quý vị là nhân danh và bảo vệ cho Công lý. Hãy nhân danh và bảo vệ cho Công lý! Không chỉ dành cho tôi lúc này, mà cho tất cả chúng ta đang có mặt trong phòng xử án này, và cho cả sự thừa hưởng đời đời cho thế hệ con cháu của tôi và Quý vị.”
Các nhà hoạt động biểu tình đòi trả tự do cho Đinh Nhật Uy và xóa bỏ điều luật 258 ở phiên tòa sơ thẩm tại Long An
Qua đây anh Uy cũng cho hay, trong thời gian được tại ngoại tới phiên xử phúc thẩm, các hoạt động và sinh hoạt của anh vẫn bình thường, dù bên an ninh cũng hay theo dõi và thu thập thông tin của anh và gia đình thường xuyên.
“Nhưng tôi không quan tâm đến vấn đề này, vì tôi không làm điều gì sai trái”, anh nói.
Xóa bỏ điều 258
Cũng trong vài tháng trở lại đây, Điều 258 BLHS đã được dùng để bỏ tù các nhà bất đồng chính kiến như blogger Phạm Viết Đào và nhà báo Trương Duy Nhất.
Hiện nay các nhà hoạt động đang tích vực vận động xóa bỏ điều luật 258 này, vì nó được cho là quy định quá mơ hồ, dẫn đến việc hành xử tùy tiện của các cơ quan thẩm quyền.
Bình luận về điều 258, cô Nguyễn Thị Ánh Hiền là sinh viên năm cuối ở trường Đại học Luật TP.HCM, trong một lần trả lời phỏng vấn blog Cùi Các sau phiên xử sơ thẩm Đinh Nhật Uy kết thúc, cô cho biết quan điểm của mình về điều luật này như sau:
"Luật hình sự là bộ luật thường được chia thành hai phần: các nguyên tắc chung về trách nhiệm về hình sự và định nghĩa các tội danh cụ thể, quy định rõ những hành vi nào xã hội coi là sai trái, hành vi nào sẽ bị trừng phạt. Do đó, nội dung một điều luật phải đảm bảo yếu tố cụ thể rõ ràng, để một công dân bình thường có thể nhìn vào đó điều chỉnh hành vi tương ứng. Chức năng phòng ngừa tội phạm khi ấy mới được đảm bảo.
Thế nhưng, điều 258 được quy định trong bộ luật hình sự theo tôi nghĩ là một trong những điều luật không đảm bảo yếu tố tính cụ thể, rõ ràng trong kĩ thuật lập pháp. Như thế nào là lợi dụng? Như thế nào được xem là xâm phạm lợi ích của nhà nước? Lợi ích của nhà nước ở đây là gì? Không có nội dung nào định nghĩa cho nó. Ví dụ, là một công dân tôi ý thức được rằng, bản thân mình có quyền tự do ngôn luận theo điều 19 của Tuyên ngôn nhân quyền mà Việt Nam phải tôn trọng.
Nhưng khi xem xét điều 258, tôi lại thắc mắc rằng việc một công dân chỉ trích chính phủ có được xem là “xâm phạm lợi ích của nhà nước” hay không (chỉ trích, về mặt khái niệm, là chỉ ra cụ thể những sai trái, khuyết điểm, những điểm cần đặc biệt chú ý v.v..), nếu chẳng may sự chỉ trích của tôi khiến chính phủ không hài lòng? Trong khi tranh luận, chỉ trích công khai về những vấn đề công, chính sách, hoạt động của chính phủ là một việc rất cần thiết, qua đó chính phủ có thể tự điều chỉnh; ngoài ra còn là một cách thức để bảo đảm các quyền như quyền tham gia, giám sát hoạt động của nhà nước.
Do đó, nếu áp dụng một điều luật mơ hồ vào thực tế, về phía cơ quan công quyền sẽ nảy sinh tình trạng tuỳ nghi áp dụng, về phía công dân họ sẽ rất lo sợ, ngần ngại sử dụng cái quyền mà đáng lý ra luật pháp phải đảm bảo cho họ. Khi ấy, pháp luật chỉ như là một công cụ đàn áp của chính quyền không còn là cái để bảo đảm, bảo vệ quyền của công dân. Người dân biết dựa vào cái gì để tin tưởng - trật tự xã hội được bảo đảm?"
Trước khi Michael Phương Minh Nguyễn, công dân Mỹ gốc Việt, phải ra tòa tại Thành phố HCM vào ngày 24/6 với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”, gia đình ông ở California và những người quan tâm, trong đó có những dân biểu Mỹ, đã hy vọng rằng ông sẽ được trục xuất về Mỹ để đoàn tụ với gia đình ngay sau phiên tòa. Nhưng mọi hy vọng đã bị dập tắt ngay sau phiên tòa khi Michael Phương Minh Nguyễn bị tòa tuyên 12 năm tù và chỉ bị trục xuất sau khi đã thi hành án.
Ngay sau phiên tòa, Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Việt Nam đã lên tiếng bày tỏ sự thất vọng và cho biết
“Một ngàn năm đô hộ giặc Tàu” mà người Việt không bị đồng hóa, nhưng chỉ có 70 năm mà đảng CSVN có khả năng diệt chủng dân tộc Việt Nam.
“Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” chỉ là khẩu hiệu lừa bịp nhân dân mà thôi. Các trí thức, văn nghệ sĩ và nhân dân đừng hy vọng được bọn thái thú địa phương lắng nghe và thực hiện theo ý dân.
Nhiều nhân vật bất đồng chính kiến, nhiều nhà hoạt động nhân quyền đã bị đưa ra xét xử trong những phiên tòa chóng vánh, kết án nặng nề mà luật sư bào chữa chỉ ra những sai phạm trong tiến trình tố tụng…......Trong một số vụ án hình sự xét xử đối với những tội danh về xâm phạm an ninh quốc gia mà tôi có dịp tham gia bào chữa với tư cách là luật sư, thì hồ sơ truy tố không có chứng cứ hoặc chứng cứ không thuyết phục. Nhưng tất cả đều dễ dàng được tòa án chấp nhận là chứng cứ hợp pháp để kết tội và tuyên hình phạt rất nặng.
Tính cách vua quan của những người cộng sản Việt Nam hiện nay đã lộ rõ ngay từ năm 1945-1946 kia chứ không phải đến bây giờ nhưng vì lúc ấy chưa cầm quyền, chưa giàu sang, dân cũng chưa có của ăn của để cho nên nó không bộc lộ. - Có những quan chức xây biệt phủ lộng lẫy, chi xài xa hoa, con cái đi học nước ngoài, vợ thì không có việc làm hoặc cũng chỉ là công chức trong bộ máy. Những trường hợp như vậy thì dân không bức xúc, không hoài nghi mới là lạ.
Thân nhân của tù nhân chính trị Trương Minh Đức công khai thư kêu cứu về tình trạng của những người đang phải tuyệt thực tại Trại Giam Số 6 Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.
Thư kêu cứu đề ngày 23 tháng 6 do Bà Nguyễn Thị Kim Thanh, vợ tù nhân chính trị Trương Minh Đức ký tên và gửi đến Viện Kiểm Sát Nhân Dân tỉnh Nghệ An và Bộ trưởng Công an Tô Lâm.
Nội dung thư nói rõ việc Phân trại K2, Trại Giam Số 6 đang bức hại, đàn áp tù nhân chính trị.
CÒN QUY HOẠCH CÁN BỘ THÌ KHÔNG THỂ CHỐNG CHẠY CHỨC CHẠY QUYỀN
Nói đến Quy hoạch cán bộ thì hiểu ngay là có người được quyền Quy hoạch và có người được Quy hoạch. Được Quy hoạch là có cơ hội thăng tiến – nên cán bộ phải cố lên. Bởi vậy, còn Quy hoạch thì sẽ có chạy Quy hoạch.
Ai chạy Quy hoạch? Người bị Quy hoạch sẽ chạy Quy hoạch.
Chạy ai? Chạy người có quyền Quy hoạch.
Tôi nghĩ những ông như Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng thì sách của ông ấy chỉ có đảng của ông ấy đọc, chứ chẳng ai đọc, có khi những đảng viên của ông ấy cũng chẳng đọc luôn, Bởi vì tôi cho rằng những kiến thức mà các ông viết ra không có ý nghĩa thực tế, nếu những kiến thức ấy có ý nghĩa thực tế thì đất nước Việt Nam đã phồn vinh rồi.”.- Lã Việt Dũng.....Do đó, việc xuất bản những quyển sách này chỉ làm tốn tiền dân, tốn giấy, mà không ai đọc.
Việt Nam từng ra báo từ rất lâu. Tuy nhiên theo nhận định ngay dưới thời bị Pháp đô hộ, báo chí lúc đó còn được những quyền tối thiểu mà nhiều cơ quan báo chí trong nước hiện nay không có được.
Gia Định báo được cho là tờ báo tiếng Việt đầu tiên của Việt Nam được xuất bản vào ngày 15/4/1865.
Giáo sư Trần Phương:: “Thế bây giờ Chủ nghĩa xã hội của ông là cái gì đây? Thật ra mà nói, chúng ta nói và chúng ta biết là chúng ta bịp người khác. Đến tôi bây giờ, tôi cũng không biết cái Chủ nghĩa xã hội mà chúng ta sẽ đi là cái Chủ nghĩa xã hội gì đây?”./ Đại tá Phạm Đình Trọng: “Đảng CSVN đã đưa dân tộc Việt Nam vào cuộc thí nghiệm xây dựng Xã hội chủ nghĩa suốt gần nửa thế kỷ và nhân dân Việt Nam phải trả giá quá đắt.
“Trung Quốc có tình cảm với bất cứ ai đi chăng nữa nhưng lợi ích của họ không thay đổi. Việt Nam cũng phải hiểu điều đó. Hồi năm 2011 khi ông Nguyễn Phú Trọng mới đắc cử chức Tổng Bí thư thì ông sang Trung Quốc ký thỏa thuận chung về các nguyên tắc giải quyết tranh chấp trên biển. Năm 2011 xảy ra vụ (Trung Quốc) cắt cáp, năm 2012 cũng cắt cáp, rồi đến năm 2014 Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng thềm lục địa của Việt Nam chẳng hạn thì đường dây nóng giải quyết tranh chấp giữa hai bên theo nguyên tắc coi như là số 0.”
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.