VN vẫn còn nhiều tù nhân chính trị bị đối xử tồi tệ trong tù - Con trai nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa bị cấm xuất cảnh - Tín đồ PGHH họp mặt thảo luận về nhân quyền tại An Giang

16 Tháng Tư 20142:00 CH(Xem: 2610)

VN vẫn còn nhiều tù nhân chính trị bị đối xử tồi tệ trong tù

1560415_10152159050469571_722641638_305.jpg
Chân dung tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh qua nét vẽ của hoạ sĩ Trần Lân - Paris.
Courtesy Hoạ sĩ Trần Lân

 

 

Năm tù nhân chính trị vừa được trả tự do trong thời gian chưa đầy một tháng qua; khiến nhiều người tỏ ra vui mừng; tuy nhiên còn nhiều tù nhân khác vẫn bị đối xử tồi tệ trong nhà tù vì hoạt động công khai lên tiếng đấu tranh cho một đất nước Việt Nam công bằng, không tham nhũng và không bị ngoại bang xâm lấn.

Tình trạng tồi tệ

Dư luận trong và ngoài nước hoan nghênh việc chính quyền Hà Nội trả tự do cho các tù nhân lương tâm Nguyễn Hữu Cầu, Đinh Đăng Định, Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Tiến Trung và Vi Đức Hồi chỉ không đầy một tháng qua. Dù rằng thầy giáo Đinh Đăng Định được đặc xá đưa về nàh trong tình trạng bệnh tình ‘thập tử, nhất sinh’ và chỉ không đầy một tháng sau khi ra được đặc xá ông đã lìa trần. Riêng ông Nguyễn Hữu Cầu thì sức khỏe cũng suy kiệt sau hơn 32 năm bị giam tù.

Ngoài những trường hợp vừa được trả tự do, theo tổ chức Ân Xá Quốc tế, Amnesty International, trụ sở tại London thì hiện còn ít nhất 70 tù nhân khác vẫn còn bị giam cầm chỉ vì họ biểu tỏ chính kiến của họ một cách ôn hòa.

Trong số những người này tình trạng sức khỏe của họ cũng không khá hơn những người khác như tù nhân Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, bà Hồ Thị Bích Khương, ông Ngô Hào, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa...

Anh Ngô Minh Tâm, con trai của ông Ngô Hào cho biết về tình hình sức khỏe suy kiệt của ông này sau lần thăm gặp gần nhất hồi đầu tháng tư vừa qua:

Khối u tiền liệt tuyến để lâu không tốt, nhưng gia đình làm đơn hồi tháng 10, thì đúng tháng đó họ chuyển anh vào Quảng Nam. 
-Bà Nguyễn Thị Nga

“Đi thăm hôm ngày 4/4 vừa rồi, tình hình của ba khá yếu. Đồ ăn nhà gửi vào ăn không được, ăn vào ói ra.”

Cô Bùi Thị Diễm Thúy, tín đồ Phật giáo Hòa Hảo có cha đang bị giam cầm cho biết về tình hình của người cha như sau:

“Ông cha bây giờ sức khỏe kém lắm. Đợt rồi chị tôi đi thăm về nói ông đen lắm, trong đó nắng lắm. Ông cũng bức xúc gì đó nên lên trên mái nhảy xuống gãy xương sống. Nguyên nhân cũng không biết vì sao. Mấy chục cán bộ vào nói chuyển ông đi, nhưng ông không cho đụng vào người ông, và nói thà chết chứ không để họ đụng vào. Thế rồi các bạn tù nóng ruột nên chạy ra đưa ông vào, xoa bóp dầu. Bữa nay cũng ổn rồi. Ông cha ở Đồng Nai, còn người em thì ở Phú Yên. Mỗi lần đi thăm cũng phải hai ngày hai đêm.”

Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, người hiện đang phải thụ án tù sáu năm tại trại giam An Điềm, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, sức khỏe cũng rất kém phần vì lớn tuổi, phần vì mắc phải các chứng bệnh như trĩ, ung thư tiền liệt tuyến. Bà Nguyễn Thị Nga, vợ ông Nguyễn Xuân Nghĩa cho biết về tình hình sức khỏe của ông này như sau:

Hkg2835247-305.jpg
Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa trước tòa hôm 08/10/2009

 

“Nói chung tình hình của anh là bệnh tật và tại nhà tù trong Quảng Nam thì không có bạn tù cùng án chính trị. Anh phải ở chung với tù thường phạm. Bệnh trĩ của anh chữa hồi ở trại Nghệ An. Anh còn bị bện sỏi thận và khối u tiền liệt tuyến. Khối u tiền liệt tuyến để lâu không tốt, nhưng gia đình làm đơn hồi tháng 10, thì đúng tháng đó họ chuyển anh vào Quảng Nam. Đường đi vào đó xa xôi. Gia đình cũng có nói anh làm đơn xin đi mổ khối u tiền liệt tuyến, nhưng anh thấy đường xá trắc trở và cũng như những lần trước xin đi khám bệnh rất khó; nên anh nói thời gian án chỉ còn khoảng 5, sáu tháng nữa nên thôi chờ để về nhà chữa.”

Vừa qua, thân nhân của tù nhân Hồ Thị Bích Khương, sau khi đi thăm bà này về cũng cho biết bà phải ngồi xe lăn để ra gặp vì sức khỏe yếu kém do vết thương bả vai bị gãy trước đây không được chăm sóc đúng cách… Những tù nhân nữ khác như Đỗ Thị Minh Hạnh, Mai Thị Dung… cũng trong tình trạng sức khỏe mà gia đình cho biết là rất đáng ngại.

Yêu cầu không được đáp ứng:

Bản thân của những tù nhân khi thấy sức khỏe suy kém đi đều có nguyện vọng được chăm sóc y tế đầy đủ. Thế nhưng nguyện vọng đó khó mà được đáp ứng.

Anh Ngô Minh Tâm nói về điều này như sau:

“Nguyện vọng lớn nhất của gia đình là làm sao bố được cho đi chữa trị để có được sức khỏe bình thường. Suốt cả tháng nay bố không ăn uống được gì nên chỉ mong bố có được sức khỏe.”

Một số tù nhân lương tâm như ông Điếu Cày Nguyễn văn Hải từng phải tuyệt thực trong trại giam để phản đối cách hành xử khắc khe không đúng luật đối với bản thân họ.

Bắt giữ tùy tiện

Thông cáo báo chí của tổ chức Ân Xá Quốc tế hồi ngày 14 tháng 4 vừa qua nêu rõ rằng tổ chức này đã thu thập tài liệu về trường hợp của 75 người tại Việt Nam bị đưa ra xét xử và kết án tù chỉ vị họ thực thi quyền phát biểu ý kiến của họ một cách ôn hòa.

Vừa rồi có một tờ báo của Nhà nước đưa tin; tuy không nói chính xác về phiên tòa, họ chỉ nói thoáng, sơ qua về Bố. 
-Anh Ngô Minh Tâm

Một số trường hợp đã được Ân Xá Quốc Tế nêu ra với nhà cầm quyền Hà Nội trong một chuyến đi của tổ chức này đến Việt Nam gần đây.

Ba trường hợp vừa được trả tự do trong đầu tháng tư vừa qua gồm tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ, thạc sĩ Công nghệ Thông tin Nguyễn Tiến Trung và cựu đảng viên Vi Đức Hồi từng được đưa vào phúc trình mang tên ‘Tù nhân Lương Tâm tại Việt Nam: Những tiếng nói bị bóp nghẹt’. Phúc trình này nêu lên điều kiện khắc nghiệt mà những tù nhân lương tâm phải gánh chịu. Đa số bị xét xử bất công, bị đối xử tàn tệ…

Anh Ngô Minh Tâm cho biết ngay cả báo chí của Nhà Nước gần đây cũng có bài viết nói đến phiên tòa phi pháp xét xử người cha của anh là ông Ngô Hào:

“Vừa rồi có một tờ báo của Nhà nước đưa tin; tuy không nói chính xác về phiên tòa, họ chỉ nói thoáng, sơ qua về Bố. Kèm theo đó họ đưa ra nhận xét là chưa có phiên tòa nào mà chỉ yêu cầu luật sư nhận xét phiên tòa diễn ra hợp lý hay không! Theo các luật sư cho biết thì theo luật của Việt Nam, dù bị cáo có từ chối luật sư hay không, luật sư có quyền bảo vệ và phải tiến hành đủ các thủ tục phiên tòa; và thấy bên nào sai - bị cáo hay tòa sai, đều phải yêu cầu có kiểm tra. Nhưng đây chỉ đứng ra cho có thủ tục.”

Chính quyền Việt Nam luôn cho rằng ở Việt Nam không có tù nhân lương tâm. Tuy nhiên, bác bỏ đó bị cho là ‘nói lấy được’ vì chính những tù nhân ngay sau khi ra tù, nhất là những người mới được trả tự do gần đây đều lên tiếng cho rằng họ không làm gì sai trái, chỉ thực thi các quyền được qui định trong Hiến pháp Việt Nam. Mọi hoạt động của họ chỉ nhằm giúp đất nước phát triển, người dân được sống ấm no.

Tổ chức Amnesty International cũng như các tổ chức theo dõi nhân quyền khác và các quốc gia dân chủ tiến bộ luôn kêu gọi chính quyền Hà Nội phải thực tâm trả tự do cho tất cả những người yêu nước, tôn trọng nhân quyền.
 

 

Con trai nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa bị cấm xuất cảnh


NguyenThanhTHuy-305.jpg
Anh Nguyễn Thanh Thủy, con trai của tù nhân lương tâm Nguyễn Xuân Nghĩa, ảnh chụp trước đây.
Courtesy DLB

 giaminh_04152014.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

Thêm một trường hợp vừa bị cấm xuất cảnh khỏi Việt Nam vừa diễn ra tối hôm qua tại phi trường Tân Sơn Nhất là con trai của tù nhân lương tâm Nguyễn Xuân Nghĩa, anh Nguyễn Thanh Thủy.

Từ Sài Gòn, anh Nguyễn Thanh Thủy cho Đài Á Châu Tự do biết như sau:

“Chuyến bay của tôi đi lúc 11:55 phút đêm, rồi quá cảnh Nhật và sang Los Angeles. Nhưng lúc 9 giờ hơn, lúc làm thủ tục để xuất cảnh thì tôi bị chặn lại và hộ chiếu bị tịch thu; đồng thời họ đưa cho tôi lá thư nói tôi bị cấm xuất cảnh và phải quay lại Hải Phòng để biết thêm chi tiết. Tôi cũng hỏi lại họ lý do vì sao thì họ nói không phải trách nhiệm của họ mà phải làm việc với công an Hải Phòng.”

Được biết anh Nguyễn Thanh Thủy đã được phía Hoa Kỳ cấp thị thực nhập cảnh và anh đã nhận được trước khi lên máy bay.

Trước đây anh này từng xin đi du học ở New Zealand, nhưng cũng bị từ chối.

Xin phép được nhắc lại nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa hiện đang bị giam tại Trại giam An Điềm ở huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam để thụ án sáu năm tù về tội tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa XHCNVN theo điều 88 Bộ Luật Hình Sự. Vào tháng 9 tới đây, ông Nguyễn Xuân Nghĩa mãn án. Tuy nhiên sức khỏe của ông trong tù rất kém vì hồi năm ngoái phải cắt trĩ, nay ông còn bị sỏi thận và ung thư tiền liệt tuyến.
 

 

Tín đồ PGHH họp mặt thảo luận về nhân quyền tại An Giang



140325-113-305.jpg
Chính quyền An Giang điều cảnh sát 113 gây khó dễ cho tín đồ PGHH trong ngày kỷ niệm Đức Huỳnh Giáo Chủ thọ nạn, ảnh minh họa chụp tháng 3 năm 2014.
Courtesy VRNs

Công an cùng tham dự

Hôm qua tại ấp Long Mỹ 1, xã Long Giang, Huyện Chợ Mới tỉnh An giang, các tín đồ Phật giáo Hòa hảo đã tổ chức một buổi nói chuyện về nhân quyền. Có khoảng trên 30 người từ các tỉnh miền Tây Nam bộ đến tham gia. Những người tổ chức có cho biết là họ cũng mời chính quyền đến tham dự. Một người là phó công an xã đã đến buổi họp.

Anh Hưỡn, người tổ chức buổi gặp gỡ nhân quyền này cho chúng tôi biết:

“Về diễn biến thì tốt đẹp về phía mình, chính quyền họ cũng có tới lui nhưng không làm phiền mình. Có những người cũng không tới vì sợ công an ngăn chận.

Trước hết là mình đọc tuyên ngôn quốc tế nhân quyền 30 điều, sau đó là đến các hội viên phát biểu. Ví dụ như là chính quyền VN đã vào hội nhân quyền, từ đây sắp tới mà xâm phạm thì những ban tin đó sẽ đưa lên Hội nhân quyền quốc tế.

Phó công an xã có đến, ổng nói là VN có vào hội nhân quyền. Các anh cứ làm những điều mà không ra ngoài hội nhân quyền thì chúng tôi không xâm phạm đến các anh.

Được biết rằng những tín đồ Phật giáo Hòa Hảo này không sinh hoạt tôn giáo trong giáo hội do nhà nước quản lý. Nhà nước Việt Nam cũng không công nhận tổ chức tôn giáo của những tín đồ này, và họ thường xuyên bị sách nhiễu và bắt bớ. Gần đây nhất là việc ông Nguyễn Bắc Truyển và bà Bùi Thị Minh Hằng bị công an Đồng Tháp ngăn chận và hành hung. Hiện bà Hằng vẫn còn bị giam giữ.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Trước khi Michael Phương Minh Nguyễn, công dân Mỹ gốc Việt, phải ra tòa tại Thành phố HCM vào ngày 24/6 với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”, gia đình ông ở California và những người quan tâm, trong đó có những dân biểu Mỹ, đã hy vọng rằng ông sẽ được trục xuất về Mỹ để đoàn tụ với gia đình ngay sau phiên tòa. Nhưng mọi hy vọng đã bị dập tắt ngay sau phiên tòa khi Michael Phương Minh Nguyễn bị tòa tuyên 12 năm tù và chỉ bị trục xuất sau khi đã thi hành án. Ngay sau phiên tòa, Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Việt Nam đã lên tiếng bày tỏ sự thất vọng và cho biết
“Một ngàn năm đô hộ giặc Tàu” mà người Việt không bị đồng hóa, nhưng chỉ có 70 năm mà đảng CSVN có khả năng diệt chủng dân tộc Việt Nam. “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” chỉ là khẩu hiệu lừa bịp nhân dân mà thôi. Các trí thức, văn nghệ sĩ và nhân dân đừng hy vọng được bọn thái thú địa phương lắng nghe và thực hiện theo ý dân.
Nhiều nhân vật bất đồng chính kiến, nhiều nhà hoạt động nhân quyền đã bị đưa ra xét xử trong những phiên tòa chóng vánh, kết án nặng nề mà luật sư bào chữa chỉ ra những sai phạm trong tiến trình tố tụng…......Trong một số vụ án hình sự xét xử đối với những tội danh về xâm phạm an ninh quốc gia mà tôi có dịp tham gia bào chữa với tư cách là luật sư, thì hồ sơ truy tố không có chứng cứ hoặc chứng cứ không thuyết phục. Nhưng tất cả đều dễ dàng được tòa án chấp nhận là chứng cứ hợp pháp để kết tội và tuyên hình phạt rất nặng.
Tính cách vua quan của những người cộng sản Việt Nam hiện nay đã lộ rõ ngay từ năm 1945-1946 kia chứ không phải đến bây giờ nhưng vì lúc ấy chưa cầm quyền, chưa giàu sang, dân cũng chưa có của ăn của để cho nên nó không bộc lộ. - Có những quan chức xây biệt phủ lộng lẫy, chi xài xa hoa, con cái đi học nước ngoài, vợ thì không có việc làm hoặc cũng chỉ là công chức trong bộ máy. Những trường hợp như vậy thì dân không bức xúc, không hoài nghi mới là lạ.
Thân nhân của tù nhân chính trị Trương Minh Đức công khai thư kêu cứu về tình trạng của những người đang phải tuyệt thực tại Trại Giam Số 6 Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Thư kêu cứu đề ngày 23 tháng 6 do Bà Nguyễn Thị Kim Thanh, vợ tù nhân chính trị Trương Minh Đức ký tên và gửi đến Viện Kiểm Sát Nhân Dân tỉnh Nghệ An và Bộ trưởng Công an Tô Lâm. Nội dung thư nói rõ việc Phân trại K2, Trại Giam Số 6 đang bức hại, đàn áp tù nhân chính trị.
CÒN QUY HOẠCH CÁN BỘ THÌ KHÔNG THỂ CHỐNG CHẠY CHỨC CHẠY QUYỀN Nói đến Quy hoạch cán bộ thì hiểu ngay là có người được quyền Quy hoạch và có người được Quy hoạch. Được Quy hoạch là có cơ hội thăng tiến – nên cán bộ phải cố lên. Bởi vậy, còn Quy hoạch thì sẽ có chạy Quy hoạch. Ai chạy Quy hoạch? Người bị Quy hoạch sẽ chạy Quy hoạch. Chạy ai? Chạy người có quyền Quy hoạch.
Tôi nghĩ những ông như Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng thì sách của ông ấy chỉ có đảng của ông ấy đọc, chứ chẳng ai đọc, có khi những đảng viên của ông ấy cũng chẳng đọc luôn, Bởi vì tôi cho rằng những kiến thức mà các ông viết ra không có ý nghĩa thực tế, nếu những kiến thức ấy có ý nghĩa thực tế thì đất nước Việt Nam đã phồn vinh rồi.”.- Lã Việt Dũng.....Do đó, việc xuất bản những quyển sách này chỉ làm tốn tiền dân, tốn giấy, mà không ai đọc.
Việt Nam từng ra báo từ rất lâu. Tuy nhiên theo nhận định ngay dưới thời bị Pháp đô hộ, báo chí lúc đó còn được những quyền tối thiểu mà nhiều cơ quan báo chí trong nước hiện nay không có được. Gia Định báo được cho là tờ báo tiếng Việt đầu tiên của Việt Nam được xuất bản vào ngày 15/4/1865.
Giáo sư Trần Phương:: “Thế bây giờ Chủ nghĩa xã hội của ông là cái gì đây? Thật ra mà nói, chúng ta nói và chúng ta biết là chúng ta bịp người khác. Đến tôi bây giờ, tôi cũng không biết cái Chủ nghĩa xã hội mà chúng ta sẽ đi là cái Chủ nghĩa xã hội gì đây?”./ Đại tá Phạm Đình Trọng: “Đảng CSVN đã đưa dân tộc Việt Nam vào cuộc thí nghiệm xây dựng Xã hội chủ nghĩa suốt gần nửa thế kỷ và nhân dân Việt Nam phải trả giá quá đắt.
“Trung Quốc có tình cảm với bất cứ ai đi chăng nữa nhưng lợi ích của họ không thay đổi. Việt Nam cũng phải hiểu điều đó. Hồi năm 2011 khi ông Nguyễn Phú Trọng mới đắc cử chức Tổng Bí thư thì ông sang Trung Quốc ký thỏa thuận chung về các nguyên tắc giải quyết tranh chấp trên biển. Năm 2011 xảy ra vụ (Trung Quốc) cắt cáp, năm 2012 cũng cắt cáp, rồi đến năm 2014 Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng thềm lục địa của Việt Nam chẳng hạn thì đường dây nóng giải quyết tranh chấp giữa hai bên theo nguyên tắc coi như là số 0.”
Bảo Trợ