Một thanh kẹo không chỉ có thể giúp chúng ta xua đi không chỉ cơn đói mà còn giúp giảm nguy cơ cáu giận và hạn chế các vụ cãi vã trong cuộc sống, đặc biệt là cuộc sống hôn nhân.
Một nghiên cứu thú vị đăng tải trên ấn bản của Viện Khoa học quốc gia Mỹ ngày 14/4 chỉ ra rằng, lượng đường trong máu có vai trò quan trọng đối với việc kiểm soát các cơn nóng dữ.
Nhóm nghiên cứu rút ra kết luận trên dựa trên một thí nghiệm tiến hành với 107 cặp vợ chồng. Các cặp đôi này được yêu cầu theo dõi lượng đường trong máu trước bữa sáng và trước khi đi ngủ đều đặn hàng ngày trong suốt ba tuần.
Các chuyên gia cũng đưa cho mỗi người một hình nhân đại diện cho bạn đời của họ cùng với 51 chiếc kim. Những người tham gia thí nghiệm cuối mỗi ngày sẽ bí mật đâm kim vào hình nhân dựa theo mức độ khó chịu của họ đối vợ hoặc chồng mình.
Ảnh: outsetmedia.com
Kết quả sau ba tuần cho thấy những người có lượng đường trong máu thấp có xu hướng "tấn công" các hình nhân.
Tiếp tục ở phần hai của thí nghiệm, nhóm nghiên cứu đưa các cặp vợ chồng vào một khu thí nghiệm nơi họ được đưa vào các phòng khác nhau. Các chuyên gia nói với từng người rằng, họ sẽ chơi một trò chơi điện tử trực tuyến với bạn đời của mình và mỗi lần thắng, họ được phép quyết định thời gian và cường độ âm thanh gửi đi để trừng phạt người còn lại.
Trên thực tế, những máy tính chỉ cho phép người chơi thắng với tỷ lệ 50%.
Kết quả phần 2 thí nghiệm vẫn cho thấy rằng, những người có lượng đường trong máu thấp sẽ gửi những âm thanh mạnh và lâu hơn tới bạn đời mình để thể hiện sự cáu giận. Không chỉ thế, những người này cũng chính là những người đối xử "thô bạo" hơn với hình nhân đại diện trong phần 1 của thí nghiệm.
Chủ nhiệm công trình nghiên cứu, chuyên gia Brad Bushman của Đại học bang Ohio, giải thích tỷ lệ đường trong máu làm nhiệm vụ cung cấp năng lượng cho não bộ, giúp cơ quan này kiểm soát cảm giác tức giận và các hành vi thô bạo.
Việc những người tham gia thí nghiệm trở nên cáu kỉnh hơn và trút giận lên những hình nhân chính là kết quả của lượng đường trong máu thấp.
Theo ông Bushman, thiếu đường có thể khiến ngay cả những người ôn hòa trở nên nóng tính.
Trọng lượng não bộ chỉ chiếm 2% trọng lượng cơ thể con người, nhưng lại tiêu hao tới 20% lượng calo chúng ta nạp vào người.
Theo các chuyên gia, một thanh kẹo có thể giúp con người "hạ hỏa" trong tức thời, nhưng về dài hạn, mỗi người nên duy trì một chế độ ăn giàu rau, củ, quả để kiểm soát lượng đường trong máu ổn định, từ đó kiểm soát được các cơn nóng giận.
Bệnh đau lưng khi ngủ dậy
Bệnh đau lưng khi ngủ dậy là triệu chứng đau nhức xảy ra khi bạn nằm ngủ không đúng tư thế, bệnh này có thể xảy đến với bất cứ ai trong bất kì độ tuổi nào.
Chắc chắn bạn đã từng ít nhất một lần trong đời trải qua cảm giác đau lưng khi mỗi sáng thức dậy. Đây có lẽ chỉ là tình trạng chung của nhiều người sau một đêm nằm ngủ mệt mỏi mà quên mất tư thế tốt bảo vệ hệ xương. Bệnh đau lưng này tuy không nguy hiểm nhưng trong một vài trường hợp nó lại là biểu hiện của một vài bệnh nguy hiểm mà bạn cần phải chú ý.
- Tư thế ngủ: Đau cổ hoặc đau phần xương chẩm ở phía sau đầu thường xảy ra do khi bạn ngủ, đầu không thẳng với cổ. Tình trạng đau lưng cũng bị tương tự do trong khi ngủ bạn vặn mình và nằm những tư thế khiến khung xương không thẳng đứng.
- Nguyên nhân do đệm không tốt: một chiếc đệm quá lún hoặc quá cứng không những hạn chế giấc ngủ của bạn, ngủ không ngon giấc, mà còn ảnh hưởng đến hệ xương, làm bạn bị đau lưng khi ngủ dậy.
- Nguyên nhân đau lưng do bạn đã bị đau lưng trước đó: đây có lẽ là một vòng luẩn quẩn bởi đau lưng sẽ khiến bạn mất ngủ và mất ngủ càng làm cho bệnh tình của bạn trở nên tồi tệ hơn.
- Nguyên nhân do tuổi tác: một điều chắc chắn rằng khi bạn già đi thì tuổi thọ của các cơ xương cũng không còn chắc chắn và co giãn tốt như trước nữa.
- Chế độ ăn uống không đủ dưỡng chất, thiếu canxi....
- Đau lưng do bệnh thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống...
Triệu chứng của bệnh đau lưng khi ngủ dậy: sau khi thức dậy bạn sẽ những cảm giác như đau từ vùng sau gáy trở xuống thắt lưng, đau ê ẩm và khó khăn trong việc cúi cũng như vặn mình. Với những triệu chứng này bạn cũng không cần phải quá lo ngại bởi nó sẽ biến mất chỉ sau vài tiếng hoặc 1- 2 ngày.
Tuy nhiên nếu bạn thấy đau nhức khắp mình (thường gặp nhất là hai bả vai) và cứng cổ, đôi khi còn tê từ vai xuống tận bàn tay hoặc đau bên hông sườn. Đó là hậu quả của sự chèn ép các mạch máu, có thể dẫn đến liệt nửa người do đột quỵ, thậm chí tử vong vì nhồi máu cơ tim. Trong trường hợp này bạn cần phải cẩn trọng và đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán kịp thời.
1. Tư thế ngủ: Hãy chọn một chiếc gối mềm, có thể co giãn theo chiều cong của xương cổ khi nằm xuống. Khi ngủ nên chọn những tư thế thẳng lưng như nằm ngửa sẽ giúp bạn bảo vệ cơ xương tốt nhất.
2. Chọn đệm tốt: Bạn không nên chọn đệm quá cứng hoặc quá mềm, nên chọn đệm có thể nằm được cả 2 mặt để tránh bị lún 1 bên. Ngoài ra trong 10 năm sử dụng bạn nên thay đệm một lần.
3. Tư thế ngủ dậy: nằm nghiêng người trước khi dậy, ngồi lại trên giường vài giây rùi dùng 2 tay chống xuống giường đồng thời cho hai chân xuống đất và đứng lên. Tư thế này vừa giúp bạn tránh phải thay đổi tư thế đột ngột dẫn đến tụt huyết áp vừa không làm thay đổi cơ xương mạnh dẫn đến co rút.
4. Nếu bạn đã bị bệnh đau lưng trước đó thì cần phải chữa trị kịp thời để đảm bảo cho giấc ngủ cũng như chất lượng cuộc sống của bạn.
5. Đến thăm khám 6 tháng 1 lần để được chuẩn đoán bệnh một cách sớm nhất.
6. Thường xuyên tập thể dục thể thao và có chế độ ăn uống nhiều chất xơ và canxi.
Với những phương pháp phòng và điều trị bệnh đau lưng khi ngủ dậy trên đây, hi vọng sẽ giúp các bạn có giấc ngủ ngon hơn và tránh được những ảnh hưởng cơ xương đáng tiếc.