Hà Tĩnh: Bắt Người Vô Cớ, 4 Công An Bị Dân Vây Bắt - Cảng Vũng Áng: Sự thật vụ việc đánh chủ tịch huyện nhập viện

11 Tháng Tư 20142:00 CH(Xem: 2960)

Hà Tĩnh: Bắt Người Vô Cớ, 4 Công An Bị Dân Vây Bắt.

blank
Một vụ việc được nhà cầm quyền coi là "nghiêm trọng" vừa xảy ra chiều nay, 10-4-2014, tại Hà Tĩnh khi hàng trăm dân chúng đổ ra vây bắt giữ 4 công an, vì cho rằng công an bắt người vô cớ như thường xảy ra trong thời gian gần đây trên nhiều địa bàn mà truyền thông đã đưa tin.

Vụ việc xảy ra lúc 2 giờ chiều nay tại huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh, trong lúc công an huyện đến vây bắt anh Trường, một người dân trong xã Bắc Sơn, với tội danh thường được công an dùng bắt người hiện nay là "gây rối trật tự công cộng".

Trước sự việc công an vô cớ bắt người được báo động, hàng trăm người dân trong xóm Trung Sơn thuộc xã Bắc Sơn đã kéo đến tụ tập trước nhà anh Trường để phản đối.Trong lúc ngăn chận công an dùng vũ lực áp giải anh Trường đi đã có xảy ra xô xát. Sau đó người dân cùng nhau bắt giữ 4 công an, trong khi 2 công an còn lại thoát chạy.

blank
Công an bắt người vô cớ - Hàng trăm dân chúng Thạch Hà vây bắt giữ 4 công an, hôm 10-4-2014 - ảnh VNN

Được biết, trong thời gian qua, người dân Hà Tĩnh đã cảnh giác hiện tượng người dân âm thầm bị chận bắt vô cớ, với nhiều trường hợp bị đánh chết trong đồn công an, sau đó thông báo là đã "tự sát" xảy ra ngày một nhiều trên cả nước, nên đã cùng nhau dựa vào xóm giềng để tự bảo vệ nhau trước những trò bắt bớ tùy tiện và nguy hiểm của công an.


blank
Tình hình hiện vẫn còn đang căng thẳng - Ảnh VNN

Theo tin từ công an Hà Tĩnh, khi nhận được tin báo, Ban giám đốc CA Hà Tĩnh đã phải huy động lực lượng CSCĐ và cán bộ lên đến cả trăm người phối hợp CA huyện Thạch Hà để giải thoát cho 4 công an bị dân bắt giữ. Cũng theo nguồn tin này thì đã có đụng độ giữa công an và người dân địa phương trong lúc công an đàn áp để giải cứu người, khiến cho nhiều người bị thương. Mãi đến 3 giờ 30 chiều, cuộc "giải cứu" mới thành công.

Chắc chắn trong những ngày tới không tránh khỏi những cuộc bắt nguội như đã từng xảy ra khi mà công an tuyên bố với báo chí là họ "đang làm rõ các đối tượng liên quan để xử lý trước pháp luật". Tình hình hiện vẫn còn đang căng thẳng, và phía người dân cho biết sẽ tiếp tục đấu tranh bảo vệ lẫn nhau trong những ngày tới.
Theo: DienDanCTM

Hơn 100 công an giải cứu 4 công an bị bắt trói

Thứ Sáu, 11/04/2014 11:12

(NLĐO) - Công an tỉnh Hà Tĩnh đã huy động hơn 100 cán bộ, chiến sĩ đến vận động, giải cứu 4 công an bị bắt trói, đánh đập trong khi thực thi công vụ.

Hàng trăm người dân tụ tập, cản trở lực lượng chức năng làm việc
Hàng trăm người dân tụ tập, cản trở lực lượng chức năng làm việc
Sáng 11-4, Đại tá Bùi Đình Quang - Phó Giám đốc Công an tỉnh Hà Tĩnh - cho biết Công an Hà Tĩnh đã huy động hơn 100 chiến sĩ đến vận động, giải cứu 4 công an bị bắt trói, đánh đập trong khi đang làm nhiệm vụ.
Sự việc xảy ra vào khoảng 14 giờ ngày 10-4 khi 6 cán bộ, chiến sĩ Công an huyện Thạch Hà và Công an Hà Tĩnh thực hiện lệnh bắt giữ Trương Văn Trường (30 tuổi, trú thôn Trung Sơn, xã Bắc Sơn, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) về hành vi gây rối trật tự công cộng.
Tuy nhiên, khi vừa đọc lệnh bắt giam thì Trường hô hoán khiến người thân và hàng trăm người xung quanh tụ tập trước nhà Trường.
Dù lực lượng công an đã giải thích rõ và vận động bà con không được cản trở công an thực thi nhiệm vụ đúng luật, nhưng một số người manh động đã bắt trói, khống chế và đánh bị thương 4 công an.
Trước tình huống đó, Công an tỉnh đã huy động hơn 100 cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường vận động người dân và giải cứu 4 công an đang bị bắt giữ trái pháp luật.
Đến khoảng 15 giờ 30 phút cùng ngày, hơn 100 cán bộ, chiến sĩ cảnh sát cơ động được huy động tới ngôi nhà giữ 4 công an và giải cứu thành công cả 4 người.
Tuy nhiên, trong quá trình giải cứu, nhiều người đã dùng gậy gộc, đá ném bị thương 4 công an làm nhiệm vụ.
“Ngoài 4 công an bị bắt trói, đánh đập trước đó, còn có 4 chiến sĩ khác của Công an tỉnh và Công an huyện Thạch Hà cũng bị nhiều người dùng gạch đá ném bị thương nặng, phải nhập viện cấp cứu” - Đại tá Quang cho biết thêm.
Nguyên nhân của vụ việc là do thời gian gần đây người dân thôn Trung Sơn phản đối dự án xây dựng nghĩa trang sinh thái tại địa bàn xã Bắc Sơn. Không chỉ phản đối, Trương Văn Trường còn gây rối, ném đá vào nhà một số cán bộ xã nên bị công an tiến hành bắt giữ.
Vụ việc hiện đang được Công an tỉnh Hà Tĩnh điều tra làm rõ các đối tượng liên quan.
Tin - ảnh: Nguyễn Minh


Cảng Vũng Áng: Sự thật vụ việc đánh chủ tịch huyện nhập viện

blank
FB Người Xứ Bố Sơn (Danlambao) - Ngày 07/04/2014, trang web của Công an tỉnh Hà Tĩnh, báo Hà Tĩnh và báo Dân trí đồng loạt giật tít “Khởi tố, bắt giam 8 đối tượng hành hung Chủ tịch huyện”. 

Báo Dân trí dẫn nguồn trang web của Công an tỉnh Hà Tĩnh có đoạn: “8 đối tượng bị khởi tố về tội “gây rối trật tự công cộng” bao gồm: Chu Văn Hùng, sinh 1982; Chu Văn Phong, sinh 1981; Võ Thành Lâm, sinh 1988; Lê Văn Mỹ, sinh 1980; Võ Đức Quang, sinh 1972; Chu Văn Tiến, sinh 1962; Chu văn Bản, sinh 1973; Chu Văn Khánh, sinh 1978; tất cả đều ở thôn Hải phong, xã Kỳ Lợi.” 

Cái lạ là tít bài báo nói rõ là “bắt giam 8 đối tượng hành hung chủ tịch huyện”, nhưng nội dung lại nêu “khởi tố về tội “gây rối trật tự công cộng”...”. Chúng ta cùng đi tìm sự thật về vụ việc này qua cách nhìn và đánh giá của người dân địa phương, nơi kêu trời trời chưa thấu, kêu đất đất chẳng nghe.

Báo Dân trí đưa tin: “Vào sáng 29/3, UBND huyện Kỳ Anh tiến hành tổ chức cưỡng chế 77 kiốt và công trình xây dựng không giấy phép tại thôn Hải Phong, xã Kỳ Lợi. Các bị can trên cùng nhiều người dân đã mang theo băng-rôn, loa đài cùng nhiều dụng cụ ngăn cản lực lượng cưỡng chế. Một người quá khích đã bao vây đánh bị thương ông Nguyễn Văn Bổng - Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh cùng 6 cán bộ khác, đập hỏng 5 xe ô tô công.” 

Phân tích văn từ thì không khỏi oái ăm khi “Một người quá khích đã bao vây đánh bị thương ông Nguyễn Văn Bổng - Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh cùng 6 cán bộ khác, đập hỏng 5 xe ô tô công”

blank
Ảnh chụp màn hình Báo điện tử Dân trí 

Theo tường trình của một người địa phương cho biết: “Hiện toàn dân Hải Phong có 176 ki ốt, dựng lên kinh doanh hai bên Quốc lộ 12. Con đường nối dài từ Quốc lộ 1A xuống đến cảng Vũng Áng, người dân địa phương nơi đây có đời sống ổn định nhờ kinh doanh ở khu vực này. Rồi bỗng một ngày có nhiều công văn giấy tờ rất lạ bắt họ phải tự tháo dỡ, không có đền bù hay chính sách hỗ trợ tháo dỡ, khiến cho họ vô cùng hoang mang vì nhiều hộ vừa đầu tư nhiều tiền xây dựng cơ sở hạ tầng để kinh doanh buôn bán - có hộ lên tới hàng trăm triệu. Người dân không thể tin vì đất đai của họ là do cha ông khai hoang, có hộ từ năm 1968. Chính vì sự mập mờ nguy hại tới miếng cơm manh áo này, nên người dân chúng tôi mới phải chống lại vụ cưỡng chế này. Quá vô lý, quá bức xúc.” 

Khi được hỏi về việc có hay không việc người dân đánh chủ tịch huyện và 05 chiếc xe ô tô công, người này cho biết: “Ông Bống thì vì mấy đứa con nít bức xúc quá nên có ném đá, nhưng báo chí không biết lấy tin ở đâu, chứ ô tô bị đập không tới 05 chiếc đâu.” 

Công an các loại thường phục, sắc phục liên tục lượn đảo khu vực diễn ra đụng độ với mục đích hăm doạ người dân. Dưới sức ép vô cùng to lớn từ nhà cầm quyền huyện Kỳ Anh nói riêng và tỉnh Hà Tĩnh nói chung, một số người dân nơi đây đã đành phải chấp nhận tự tháo dỡ di dời các công trình và quán ốt trong sự tuyệt vọng. 

blank

Những công văn lạ đời, vi phạm hiến pháp

Cũng như vụ việc mở rộng đường Quốc lộ 1A, việc khó tin mà báo Vietnamnet đã đề cập là việc ông Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh ký công văn “giao” một số cơ quan nằm trên huyện Kỳ Anh cho những cán bộ, công nhân viên chức “nghỉ công tác” để vận động các gia đình tháo dỡ các công trình “bị ảnh hưởng bởi dự án”. 

blank
Ảnh: Vietnamnet. 

Người dân tại Hải Phong cho biết: “Một số người là viên chức cấp thấp cũng phải nghỉ việc để ở nhà tháo dỡ. Có hiệu trưởng mầm non còn nói nếu không về dỡ ốt thì cho nghỉ việc luôn.” 

Sai nối tiếp sai

Ông Chủ tịch xã Kỳ Lợi Lê Xuân Vượng phát Thông báo số 06/TB-UBND ngày 27 tháng 02 năm 2014 đưa ra những căn cứ mơ hồ để yêu cầu các hộ dân tự cưỡng chế. Căn cứ mà ông Chủ tịch xã Kỳ Lợi đưa ra để yêu cầu các hộ dân tự tháo dỡ các công trình, quán ốt gồm: 

- Công văn số 49/CV-UBND ngày 06 tháng 01 năm 2014 của UBND tỉnh Hà Tĩnh. 

- Thông báo số 04/TB-KKT ngày 20 tháng 01 năm 2014 của BQL Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh về việc GPMB các công trình trọng điểm Khu kinh tế Vũng Áng. 

blank

Ông Chủ tịch xã Kỳ Lợi Lê Xuân Vượng căn cứ công văn nào của UBND tỉnh Hà Tĩnh khi thực ra số chính xác văn bản không rõ dạng (Theo Luật ban) của UBND tỉnh Hà Tĩnh là49/UBND-CN ngày 06 tháng 01 năm 2014 do ông Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh Võ Kim Cự ký? 

blank

Điều này cho thấy cả Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh và Chủ tịch UBND xã Kỳ Lợi đều vi phạm khoản 1, điều 3 - Luật Ban hành văn bản Quy phạm Pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được Quốc hội Khóa XI thông qua ngày 03 tháng 12 năm 2004. 

Khoản 01, điều 03 – Luật Ban hành văn bản Quy phạm Pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2004 quy định: 

“Điều 3. Tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân trong hệ thống pháp luật.

1. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân phải phù hợp với Hiến pháp, luật và văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, bảo đảm tính thống nhất, thứ bậc hiệu lực pháp lý của văn bản trong hệ thống pháp luật; văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân còn phải phù hợp với nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp.” 

Về việc bắt giữ người không đúng trình tự pháp luật

Gặp gỡ với vợ của một bị can liên quan tới quyết định khởi tố của Công an huyện Kỳ Anh trong vụ việc chống cưỡng chế này, chị này yêu cầu giấu tên cho biết: “Họ (công an-pv) nhủ (kêu-pv) lên đồn công an Vũng Áng nói chuyện, rồi không thấy chồng về nữa, ngày mai nhận được một tờ thông báo tạm giam của Công an huyện Kỳ Anh gửi về nhà thôi chú ạ”. Được biết, tất cả 8 người đều được gọi lên đồn công an Vũng Áng để làm việc và chỉ có một tờ giấy được gửi về. Một người dân chắc chắn khẳng định có việc đánh đập khi thân nhân của họ ở đồn Công an Vũng Áng. 

1400 người dân thôn biển Hải Phong sẽ phải làm gì khi đối đầu với một thế lực ngầm? 

Được biết, ngày 15/04 tới đây, chính quyền sẽ tiếp tục tổ chức cưỡng chế khu vực này. Người dân nơi đây rồi ngày ngày sẽ phải đối mặt với việc đói miếng cơm, lạnh miếng áo khi chính quyền tổ chức thu hồi đất đai của họ mà không có một sự hỗ trợ bồi thường nào. 

Việc bắt người không đúng trình tự của pháp luật là hành vi vi phạm quyền cơ bản phải có của một con người, vi phạm hiến pháp, vi phạm bộ luật tố tụng hình sự nghiêm trọng. 

Câu nói vô vọng, hơi thô tục của một người dân khi tôi chào ra về làm tôi đau đáu một nỗi niềm khó tả: “Mẹ nó ăn hết tiền đền bù rồi...”
Thiết nghĩ, giờ ngoài việc người dân thôn biển Hải Phong cùng nhau đồng tâm hiệp lực để cùng nhau lên tỉnh hỏi UBND tỉnh Hà Tĩnh để làm rõ những nỗi đau và một lời giải thích thỏa đáng về những gì mà chính mình và thân nhân, láng giềng của mình, đã, đang và sẽ trải qua. 


blank
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Trước khi Michael Phương Minh Nguyễn, công dân Mỹ gốc Việt, phải ra tòa tại Thành phố HCM vào ngày 24/6 với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”, gia đình ông ở California và những người quan tâm, trong đó có những dân biểu Mỹ, đã hy vọng rằng ông sẽ được trục xuất về Mỹ để đoàn tụ với gia đình ngay sau phiên tòa. Nhưng mọi hy vọng đã bị dập tắt ngay sau phiên tòa khi Michael Phương Minh Nguyễn bị tòa tuyên 12 năm tù và chỉ bị trục xuất sau khi đã thi hành án. Ngay sau phiên tòa, Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Việt Nam đã lên tiếng bày tỏ sự thất vọng và cho biết
“Một ngàn năm đô hộ giặc Tàu” mà người Việt không bị đồng hóa, nhưng chỉ có 70 năm mà đảng CSVN có khả năng diệt chủng dân tộc Việt Nam. “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” chỉ là khẩu hiệu lừa bịp nhân dân mà thôi. Các trí thức, văn nghệ sĩ và nhân dân đừng hy vọng được bọn thái thú địa phương lắng nghe và thực hiện theo ý dân.
Nhiều nhân vật bất đồng chính kiến, nhiều nhà hoạt động nhân quyền đã bị đưa ra xét xử trong những phiên tòa chóng vánh, kết án nặng nề mà luật sư bào chữa chỉ ra những sai phạm trong tiến trình tố tụng…......Trong một số vụ án hình sự xét xử đối với những tội danh về xâm phạm an ninh quốc gia mà tôi có dịp tham gia bào chữa với tư cách là luật sư, thì hồ sơ truy tố không có chứng cứ hoặc chứng cứ không thuyết phục. Nhưng tất cả đều dễ dàng được tòa án chấp nhận là chứng cứ hợp pháp để kết tội và tuyên hình phạt rất nặng.
Tính cách vua quan của những người cộng sản Việt Nam hiện nay đã lộ rõ ngay từ năm 1945-1946 kia chứ không phải đến bây giờ nhưng vì lúc ấy chưa cầm quyền, chưa giàu sang, dân cũng chưa có của ăn của để cho nên nó không bộc lộ. - Có những quan chức xây biệt phủ lộng lẫy, chi xài xa hoa, con cái đi học nước ngoài, vợ thì không có việc làm hoặc cũng chỉ là công chức trong bộ máy. Những trường hợp như vậy thì dân không bức xúc, không hoài nghi mới là lạ.
Thân nhân của tù nhân chính trị Trương Minh Đức công khai thư kêu cứu về tình trạng của những người đang phải tuyệt thực tại Trại Giam Số 6 Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Thư kêu cứu đề ngày 23 tháng 6 do Bà Nguyễn Thị Kim Thanh, vợ tù nhân chính trị Trương Minh Đức ký tên và gửi đến Viện Kiểm Sát Nhân Dân tỉnh Nghệ An và Bộ trưởng Công an Tô Lâm. Nội dung thư nói rõ việc Phân trại K2, Trại Giam Số 6 đang bức hại, đàn áp tù nhân chính trị.
CÒN QUY HOẠCH CÁN BỘ THÌ KHÔNG THỂ CHỐNG CHẠY CHỨC CHẠY QUYỀN Nói đến Quy hoạch cán bộ thì hiểu ngay là có người được quyền Quy hoạch và có người được Quy hoạch. Được Quy hoạch là có cơ hội thăng tiến – nên cán bộ phải cố lên. Bởi vậy, còn Quy hoạch thì sẽ có chạy Quy hoạch. Ai chạy Quy hoạch? Người bị Quy hoạch sẽ chạy Quy hoạch. Chạy ai? Chạy người có quyền Quy hoạch.
Tôi nghĩ những ông như Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng thì sách của ông ấy chỉ có đảng của ông ấy đọc, chứ chẳng ai đọc, có khi những đảng viên của ông ấy cũng chẳng đọc luôn, Bởi vì tôi cho rằng những kiến thức mà các ông viết ra không có ý nghĩa thực tế, nếu những kiến thức ấy có ý nghĩa thực tế thì đất nước Việt Nam đã phồn vinh rồi.”.- Lã Việt Dũng.....Do đó, việc xuất bản những quyển sách này chỉ làm tốn tiền dân, tốn giấy, mà không ai đọc.
Việt Nam từng ra báo từ rất lâu. Tuy nhiên theo nhận định ngay dưới thời bị Pháp đô hộ, báo chí lúc đó còn được những quyền tối thiểu mà nhiều cơ quan báo chí trong nước hiện nay không có được. Gia Định báo được cho là tờ báo tiếng Việt đầu tiên của Việt Nam được xuất bản vào ngày 15/4/1865.
Giáo sư Trần Phương:: “Thế bây giờ Chủ nghĩa xã hội của ông là cái gì đây? Thật ra mà nói, chúng ta nói và chúng ta biết là chúng ta bịp người khác. Đến tôi bây giờ, tôi cũng không biết cái Chủ nghĩa xã hội mà chúng ta sẽ đi là cái Chủ nghĩa xã hội gì đây?”./ Đại tá Phạm Đình Trọng: “Đảng CSVN đã đưa dân tộc Việt Nam vào cuộc thí nghiệm xây dựng Xã hội chủ nghĩa suốt gần nửa thế kỷ và nhân dân Việt Nam phải trả giá quá đắt.
“Trung Quốc có tình cảm với bất cứ ai đi chăng nữa nhưng lợi ích của họ không thay đổi. Việt Nam cũng phải hiểu điều đó. Hồi năm 2011 khi ông Nguyễn Phú Trọng mới đắc cử chức Tổng Bí thư thì ông sang Trung Quốc ký thỏa thuận chung về các nguyên tắc giải quyết tranh chấp trên biển. Năm 2011 xảy ra vụ (Trung Quốc) cắt cáp, năm 2012 cũng cắt cáp, rồi đến năm 2014 Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng thềm lục địa của Việt Nam chẳng hạn thì đường dây nóng giải quyết tranh chấp giữa hai bên theo nguyên tắc coi như là số 0.”
Bảo Trợ