Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, Đô Đốc Harris, tố cáo Trung Quốc hiếp đáp các nước láng giềng, làm leo thang căng thẳng, dẫn tới nguy cơ đối đầu.
Chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ chỉ trích thái độ hành xử ‘nguy hiểm’ của Trung Quốc và mô tả chính sách tăng cường quân sự của Bắc Kinh trong khu vực là ‘hung hăng’.
Những lời lẽ mạnh mẽ của Đô Đốc Harry Harris được đưa ra nhân bài diễn văn đọc tại Đài Tưởng niệm Chiến tranh Australia tối ngày 9/4.
Trao đổi với các lãnh đạo quân sự Australia, ông Harrry Harris lên án việc Trung Quốc tự ý lập vùng nhận dạng phòng không bao trùm các khu vực có tranh chấp ở Biển Hoa Đông không cần tham khảo ý kiến các bên.
Đô Đốc Harris cũng tố cáo Trung Quốc hiếp đáp các nước láng giềng, làm leo thang căng thẳng, dẫn tới nguy cơ đối đầu.
Đô đốc Harris nói ông quan ngại trước sự bành trướng quân sự hung hăng, không minh bạch cùng với thái độ ngày càng gây hấn của Trung Quốc trong đó bao gồm các tuyên bố chủ quyền không căn cứ trên luật lệ quốc tế.
Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ khẳng định Hoa Kỳ mạnh mẽ phản đối việc giải quyết tranh chấp bằng các hành động áp bức.
Nhân vật quân sự có nhiều ảnh hưởng của Mỹ nhấn mạnh các thách thức này càng nêu bật tầm quan trọng của chính sách chuyển trọng tâm về Châu Á của Washington.
Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel trong cuộc họp thượng đỉnh quốc phòng Mỹ-ASEAN ở Haiwaii hôm 3/4, đã gửi một thông điệp tới Bắc Kinh qua tuyên bố rằng Hoa Kỳ ngày càng quan ngại về các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông và kêu gọi các nước tự chế, minh định chủ quyền thông qua luật lệ quốc tế, và cư xử đúng mực.
Nguồn: The Australian, WA Today
Mỹ-Trung bất đồng gay gắt vào lúc mưu tìm quan hệ quân sự
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa kỳ Chuck Hagel hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Bắc Kinh, 9/4/14
Chuyến thăm Trung Quốc của Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel trong tuần này nêu bật một nỗ lực đang bành trướng nhanh chóng giữa quân đội hai quốc gia nhằm tăng cường quan hệ, bất kể những tranh chấp ngày càng nhiều trong khu vực. Thông tín viên VOA Bill Ide tường thuật rằng chuyến đi cũng phơi bày một số bất đồng gay gắt giữa hai bên.
Chuyến thăm Trung Quốc lần đầu tiên của Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel không thiếu những cuộc trao đổi hữu nghị, kể cả một chuyến đi thăm hàng không mẫu hạm duy nhất của Trung Quốc, và các cuộc hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Nhưng, mặc dầu đã bàn về việc hợp tác, hai bên cũng công khai tỏ vẻ bất đồng về những tranh chấp trong vùng.
Bộ trưởng Hagel thẳng thừng thách thức quyết định của Bắc Kinh hồi cuối năm ngoái để công bố một khu vực phòng không bên trên các đảo có tranh chấp trong vùng Biển Đông Trung Quốc mà Nhật Bản cũng đòi chủ quyền.
Ông Hagel nói: “Mỗi một quốc gia đều có quyền thiết lập một khu phòng không, nhưng không phải là một quyền làm điều đó đơn phương không có sự hợp tác, hay tham khảo ý kiến nào. Sự kiện ấy gây thêm căng thẳng, hiểu lầm và rút cục có thể góp phần, và chung cuộc đưa đến xung đột nguy hiểm.”
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Tướng Trương văn Quân đáp lại và nêu ra những vấn đề về lãnh thổ là một điểm quan tâm chính yếu đối với Trung Quốc.
Tướng Trương nói: “Về vấn đề này, chúng tôi sẽ không thỏa hiệp, không nhượng bộ, không trao đổi, ngay cả một chút vi phạm nào cũng không được phép.”
Tại trường Đại học Quốc Phòng Quốc gia của Trung Quốc, Bộ trưởng Hagel nói với các sĩ quan về sự cần thiết tỏ ra minh bạch như một phương cách tránh hiểu lầm
Đáp lại các câu hỏi sau đó, một sĩ quan bày tỏ quan ngại rằng Washington đang thiên về các phe trong vùng để khuấy động căng thẳng và ngăn cản sự trỗi dậy về quân sự của Bắc Kinh.
Washington phủ nhận việc tìm cách kiềm chế Trung Quốc. Nhưng ông Jonathan Pollack của Viện Brookings nói Hoa Kỳ đã theo một đường lối cứng rắn hơn phần nào trong cách thức giải quyết những vấn đề này trong khu vực.
Ông Pollack nhận định: “Ta nhận được một thông điệp nhất quán từ phía các giới chức Hoa Kỳ, một mặt tìm cách xác định, cải thiện các triển vọng cho một mối quan hệ có ý nghĩa hơn giữa quân lực hai nuớc đang mở rộng hợp tác trong các lãnh vực cụ thể, nhưng đồng thời củng có các khu vực mà phía Trung Quốc nói là họ sẽ không lay chuyển và chúng tôi lập lại các cam kết hiện hữu của chúng tôi.”
Các chuyên gia phân tích nói quan hệ đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong thời gian một năm vừa qua. Đây là lần đầu tiên ông Hagel và đối tác phía Trung Quốc gặp nhau kể từ khi hai ông lên nhậm chức. Hai quân đội thì đã mở nhiều cuộc thao diễn chung kể từ năm ngoaí.
Ông Giả Khánh Hồng của trường Đại học Bắc Kinh cho rằng bất chấp các nỗ lực nhắm cải thiện quan hệ này, vẫn cần phải có thể các cuộc trao đổi có thực chất hơn.
Ông Giả nói: “Tôi nghĩ một điều mà cả hai bên cùng thiếu là khả năng tự đặt mình vào địa vị của người kia và nghĩ xem người kia có thể đáp lại ra sao.”
Trong khi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới lèo lái mối quan hệ phức tạp của họ, cả hai bên dường như đều cam kết duy trì thông tin liên lạc, ngay cả khi họ bất đồng gay gắt với nhau.
Chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ chỉ trích thái độ hành xử ‘nguy hiểm’ của Trung Quốc và mô tả chính sách tăng cường quân sự của Bắc Kinh trong khu vực là ‘hung hăng’.
Những lời lẽ mạnh mẽ của Đô Đốc Harry Harris được đưa ra nhân bài diễn văn đọc tại Đài Tưởng niệm Chiến tranh Australia tối ngày 9/4.
Trao đổi với các lãnh đạo quân sự Australia, ông Harrry Harris lên án việc Trung Quốc tự ý lập vùng nhận dạng phòng không bao trùm các khu vực có tranh chấp ở Biển Hoa Đông không cần tham khảo ý kiến các bên.
Đô Đốc Harris cũng tố cáo Trung Quốc hiếp đáp các nước láng giềng, làm leo thang căng thẳng, dẫn tới nguy cơ đối đầu.
Đô đốc Harris nói ông quan ngại trước sự bành trướng quân sự hung hăng, không minh bạch cùng với thái độ ngày càng gây hấn của Trung Quốc trong đó bao gồm các tuyên bố chủ quyền không căn cứ trên luật lệ quốc tế.
Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ khẳng định Hoa Kỳ mạnh mẽ phản đối việc giải quyết tranh chấp bằng các hành động áp bức.
Nhân vật quân sự có nhiều ảnh hưởng của Mỹ nhấn mạnh các thách thức này càng nêu bật tầm quan trọng của chính sách chuyển trọng tâm về Châu Á của Washington.
Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel trong cuộc họp thượng đỉnh quốc phòng Mỹ-ASEAN ở Haiwaii hôm 3/4, đã gửi một thông điệp tới Bắc Kinh qua tuyên bố rằng Hoa Kỳ ngày càng quan ngại về các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông và kêu gọi các nước tự chế, minh định chủ quyền thông qua luật lệ quốc tế, và cư xử đúng mực.
Nguồn: The Australian, WA Today
Mỹ-Trung bất đồng gay gắt vào lúc mưu tìm quan hệ quân sự
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa kỳ Chuck Hagel hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Bắc Kinh, 9/4/14
Chuyến thăm Trung Quốc của Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel trong tuần này nêu bật một nỗ lực đang bành trướng nhanh chóng giữa quân đội hai quốc gia nhằm tăng cường quan hệ, bất kể những tranh chấp ngày càng nhiều trong khu vực. Thông tín viên VOA Bill Ide tường thuật rằng chuyến đi cũng phơi bày một số bất đồng gay gắt giữa hai bên.
Chuyến thăm Trung Quốc lần đầu tiên của Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel không thiếu những cuộc trao đổi hữu nghị, kể cả một chuyến đi thăm hàng không mẫu hạm duy nhất của Trung Quốc, và các cuộc hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Nhưng, mặc dầu đã bàn về việc hợp tác, hai bên cũng công khai tỏ vẻ bất đồng về những tranh chấp trong vùng.
Bộ trưởng Hagel thẳng thừng thách thức quyết định của Bắc Kinh hồi cuối năm ngoái để công bố một khu vực phòng không bên trên các đảo có tranh chấp trong vùng Biển Đông Trung Quốc mà Nhật Bản cũng đòi chủ quyền.
Ông Hagel nói: “Mỗi một quốc gia đều có quyền thiết lập một khu phòng không, nhưng không phải là một quyền làm điều đó đơn phương không có sự hợp tác, hay tham khảo ý kiến nào. Sự kiện ấy gây thêm căng thẳng, hiểu lầm và rút cục có thể góp phần, và chung cuộc đưa đến xung đột nguy hiểm.”
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Tướng Trương văn Quân đáp lại và nêu ra những vấn đề về lãnh thổ là một điểm quan tâm chính yếu đối với Trung Quốc.
Tướng Trương nói: “Về vấn đề này, chúng tôi sẽ không thỏa hiệp, không nhượng bộ, không trao đổi, ngay cả một chút vi phạm nào cũng không được phép.”
Tại trường Đại học Quốc Phòng Quốc gia của Trung Quốc, Bộ trưởng Hagel nói với các sĩ quan về sự cần thiết tỏ ra minh bạch như một phương cách tránh hiểu lầm
Đáp lại các câu hỏi sau đó, một sĩ quan bày tỏ quan ngại rằng Washington đang thiên về các phe trong vùng để khuấy động căng thẳng và ngăn cản sự trỗi dậy về quân sự của Bắc Kinh.
Washington phủ nhận việc tìm cách kiềm chế Trung Quốc. Nhưng ông Jonathan Pollack của Viện Brookings nói Hoa Kỳ đã theo một đường lối cứng rắn hơn phần nào trong cách thức giải quyết những vấn đề này trong khu vực.
Ông Pollack nhận định: “Ta nhận được một thông điệp nhất quán từ phía các giới chức Hoa Kỳ, một mặt tìm cách xác định, cải thiện các triển vọng cho một mối quan hệ có ý nghĩa hơn giữa quân lực hai nuớc đang mở rộng hợp tác trong các lãnh vực cụ thể, nhưng đồng thời củng có các khu vực mà phía Trung Quốc nói là họ sẽ không lay chuyển và chúng tôi lập lại các cam kết hiện hữu của chúng tôi.”
Các chuyên gia phân tích nói quan hệ đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong thời gian một năm vừa qua. Đây là lần đầu tiên ông Hagel và đối tác phía Trung Quốc gặp nhau kể từ khi hai ông lên nhậm chức. Hai quân đội thì đã mở nhiều cuộc thao diễn chung kể từ năm ngoaí.
Ông Giả Khánh Hồng của trường Đại học Bắc Kinh cho rằng bất chấp các nỗ lực nhắm cải thiện quan hệ này, vẫn cần phải có thể các cuộc trao đổi có thực chất hơn.
Ông Giả nói: “Tôi nghĩ một điều mà cả hai bên cùng thiếu là khả năng tự đặt mình vào địa vị của người kia và nghĩ xem người kia có thể đáp lại ra sao.”
Trong khi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới lèo lái mối quan hệ phức tạp của họ, cả hai bên dường như đều cam kết duy trì thông tin liên lạc, ngay cả khi họ bất đồng gay gắt với nhau.
Gửi ý kiến của bạn