Hải quân VN-Philippines liên kết để đối phó với TQ
10 Tháng Tư 20142:00 CH(Xem: 2196)
Sức mạnh hải quân Trung Quốc gia tăng ở các vùng biển Châu Á là động lực thúc đẩy các nước trong khu vực xích lại gần nhau. Hải quân Philippines sắp quay trở lại một hòn đảo ở Biển Đông mà Manila để rơi vào tay Việt Nam cách đây 40 năm để tổ chức các hoạt động giao lưu hữu nghị với thủy thủ Việt Nam, một động thái chứng tỏ sự hợp tác của hai nước láng giềng ở Đông Nam Á cùng có tranh chấp ở vùng biển giàu tài nguyên này trước thái độ lấn lướt giành chủ quyền của Trung Quốc trong khu vực.
Reuters ngày 10/4 dẫn nguồn tin từ giới chức quân sự Việt Nam và Philippines cho biết một đoàn hải quân hùng hậu gồm 40 thành viên sẽ trở lại đảo Song Tử Tây (có tên gọi quốc tế là Southwest Cay) thuộc quần đảo Trường Sa vào đầu tháng 6 tới đây. Hai bên chưa tiết lộ thời điểm cụ thể nhưng cho biết là hải quân Trung Quốc không được mời.
Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Việt Nam nói chưa nhận được thông tin về sự kiện này.
Đảo này nay thuộc huyện Trường Sa (Khánh Hòa) là đảo lớn thứ sáu trong quần đảo Trường Sa và là đảo lớn thứ hai do Việt Nam quản lý, sau đảo Trường Sa.
Quân đội Philippines chiếm đóng Song Tử Đông và Song Tử Tây năm 1968, đặt tên là Parola và Pugad.Việt Nam lấy lại Song Tử Tây này từ đầu năm 1975 khi hải quân Việt Nam Cộng hòa bất ngờ đổ quân đánh chiếm đảo.Việt Nam lấy lại Song Tử Tây này từ đầu năm 1975 khi hải quân Việt Nam Cộng hòa bất ngờ đổ quân đánh chiếm đảo trong lúc binh sĩ Philippines đồn trú tại đây sang đảo Song Tử Đông dự tiệc mừng một vị chỉ huy trên đảo đó.
Giới chức hải quân Philippines cho biết thời gian gần đây, hải quân Việt Nam và Philippines nhất trí mở rộng hợp tác tại các khu vực có tranh chấp và một tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường của Việt Nam sắp ghé thăm Manila.
Nguồn tin này cũng cho hay Tổng Tư lệnh quân đội Philippines, Tướng Emmanuel Bautista, theo dự kiến sẽ sang thăm Hà Nội vào tháng sau.
Ngoại trưởng Philippines, Albert del Rosario đầu tuần này loan báo cả Manila và Hà Nội đang liên lạc với Malaysia để trao đổi ý kiến về cách xử lý hiệu quả nhất trước chính sách bành trướng và các động thái dành chủ quyền gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông.
Các nhà ngoại giao trong khu vực thừa nhận rằng sức mạnh hải quân Trung Quốc gia tăng ở các vùng biển Châu Á là động lực thúc đẩy các nước trong khu vực xích lại gần nhau và tăng cường sự tin cậy lẫn nhau.
Giới ngoại giao và các chuyên gia phân tích cho rằng Bắc Kinh đang hết sức chú ý tới việc hai nước Việt Nam và Philippines nối lại các mối quan hệ hữu nghị.
Trung Quốc trước đây từng lên tiếng phản đối kế hoạch giữa Manila và Hà Nội về các cuộc diễn tập chung xung quanh hai đảo Song Tử Tây và Song Tử Đông khi vấn đề này lần đầu tiên được đưa ra vào năm 2012.
Trong khi đó, Việt Nam và Malaysia đang theo dõi vụ Philippines kiện bản đồ đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông ra tòa án trọng tài quốc tế.
Việt Nam lấy lại Song Tử Tây này từ đầu năm 1975 khi hải quân Việt Nam Cộng hòa bất ngờ đổ quân đánh chiếm đảo. Đáp câu hỏi về phản ứng của Việt Nam trước việc Philippines nộp Bản lập luận trong vụ kiện với Trung Quốc lên tòa trọng tài quốc tế, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình trong cuộc họp báo thường kỳ hôm 3/4 nhấn mạnh: “Việt Nam luôn quan tâm, theo dõi sát tiến trình của vụ kiện” và “sẽ áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ các quyền lợi và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông, phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế.”
Ông Bình khẳng định: “Việt Nam có chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và các quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với các vùng biển được xác định theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.”
HÀ NỘI (NV) - Giới chuyên môn và người dân cho rằng giải thích đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông “uốn lượn” được thiết kế theo nguyên tắc “vào ga lên dốc, ra khỏi ga xuống dốc” là ngụy biện.
Việt Nam, ngành điện lực do nhà nước quản lý, hay nói cách khác là ngành độc quyền của nhà nước, mọi sự biến thiên tăng hay giảm về giá điện đều liên quan đến đời sống của người dân. Trong đợt thu tiền điện trên toàn quốc vừa qua, giá điện đột ngột gia tăng lên gấp rưỡi, gấp đôi, thậm chí có nhiều gia đình phải trả gấp ba số tiền trước đây mặc dù mức độ sử dụng điện không hề thay đổi.
QUẢNG NGÃI (NV) .- Từ đầu năm đến nay, 34 tàu đánh cá của Việt Nam đã bị tàu tuần Trung Quốc”uy hiếp, tấn công”, trong đó có 23 tàu của tỉnh Quảng Ngãi.
Một nhà sư Khmer Krom cùng tham gia đoàn kiểm tra biên giới cho biết một nhóm bộ đội và một nhóm người Việt mặc thường phục dùng vũ lực ngăn cản không cho họ đến kiểm tra đường biên giới. Sư chia sẽ:
“Bộ đội biên phòng khoảng hai chục người, và mấy người mặc đồ thường khoảng từ năm chục đến sáu chục người.
Sài Gòn với một thuở mệnh danh hòn ngọc viễn đông, một thuở mà ông Lý Quang Diệu đã từng mơ một ngày nào đó sẽ biến quốc đảo Singapore thành một Sài Gòn khác. Thế rồi câu chuyện về Sài Gòn hoa lệ cũng nhanh chóng đi vào quá khứ, thay vào đó là một Sài Gòn chằng chịt đường dây điện, nhà cửa chồng chất lên nhau, những con đường kẹt xe luôn cho cảm giác Sài Gòn là một tổ mối quá tải và khi mùa mưa đến
Chưa năm nào giống như năm nay, người Hà Nội phải liên tục chứng kiến hàng loạt tại ương về môi sinh do con người và thiên nhiên gây ra. Trong đó, những tai ương môi sinh do con người chiếm phần lớn, những tai ương do thiên nhiên gây ra vốn không đáng kể nhưng do sự cẩu thả, vô tâm của con người lại hóa thành trầm trọng.
Nguyên thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao Việt Nam Trần Quang Cơ vừa qua đời tối hôm thứ Năm 25/6 ở tuổi 89.
Lễ tang ông sẽ được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội, sáng ngày 1/7.
ĐỒNG NAI (NV) - Hàng trăm hecta đất gần khu vực dự kiến xây phi trường Long Thành đã được nhiều chủ đầu tư chuẩn bị sẵn để đợi “sóng” bất động sản.
Khảo sát của VNExpress, cách phi trường quốc tế Long Thành từ vài km đến 30km (cây số) có hàng chục doanh nghiệp chạy đua săn cơ hội ở “vùng đất hứa” này.
Người Thượng mình hiện nay ở Thái Lan nếu gom lại thì có khoảng hơn 300 người. Chạy sang đây tỵ nạn vì mình không có tự do tín ngưỡng về tôn giáo, còn về đất đai của mình thì chính quyền họ đã cướp đi. Họ còn đàn áp những người có niềm tin tôn giáo, có người bị bắt bỏ tù và cũng có người đã chết trong tù.
-Ông R’Ma B’Lie
Cục trưởng Điện lực thành phố Đông Quản, tỉnh Quảng Đông, định hối lộ công an Việt Nam khi bị bắt, theo truyền thông trong nước.
Theo truyền thông Việt Nam, ông này, bị Trung Quốc truy nã về tội nhận hối lộ, đã đề nghị hối lộ hàng tỉ đồng cho công an Việt Nam khi bị bắt.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.