ĐTC tiếp kiến chung 60 ngàn tín hữu hành hương 9-4-2014

09 Tháng Tư 20142:00 CH(Xem: 1749)

Đức Thánh Cha tiếp kiến chung 60 ngàn tín hữu hành hương: 9-4-2014

blank
blank

blankVATICAN. Trong buổi tiếp kiến chung sáng 9-4-2014, ĐTC Phanxicô đã bắt đầu loạt bài giáo lý mới về các ơn của Chúa Thánh Linh.

Trong số hàng trăm nhóm hiện diện, đông đảo nhất là các nhóm đến từ Italia, gồm các học sinh, các tín hữu từ các giáo xứ, và hiệp hội, đặc biệt có 300 sĩ quan và thủy quân Italia, 800 người thuộc hội đồng toàn quốc Italia các chuyên gia công nghệ, một đoàn hành hương 1 ngàn người nhân dịp kỷ niệm 400 năm sinh nhật của ĐGH Innocenzo XII. Từ nước ngoài có 50 người tham dự cuộc thi tuyển do Tòa Đại diện Đức Thượng phụ Công Giáo la tinh ở Jerusalem, 30 người thuộc Liên hiệp quốc tế Cộng đoàn ”Arche” (Con tàu Noe); từ nước Pháp có nhiều nhóm học sinh và tín hữu các giáo xứ. Từ nước Đức có gần 100 nhóm từ các giáo xứ và giáo phận khác nhau.

ĐTC đã tiến vào quảng trường lúc 9 giờ 45 trên để tiến qua các lối đi để chào thăm các tín hữu, ngài hôn các em bé do các nhân viên an ninh bế lên ngài, giơ tay cho các tín hữu bắt hoặc chạm đến. Gặp một người bạn quen, ngài yêu cầu xe dừng lại gọi người ấy lên xe để ngài chào thăm.

Khi ĐTC lên tới lễ đài, mọi người đã nghe các LM tại Tòa Thánh đọc bằng 5 thứ tiếng đoạn thư thứ I của thánh Phaolô gửi tín hữu thành Corinto nói về sự khôn ngoan của Thiên Chúa, khác biệt với sự khôn ngoan của người trần, và trong bài huấn giáo tiếp đó, ĐTC đã trình bày về ơn khôn ngoan.

Bài huấn dụ của ĐTC

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Hôm nay, chúng ta bắt đầu một loạt bài giáo lý mới về các ơn của Chúa Thánh Linh. Anh chị em biết Thánh Linh chính là linh hồn, là nhựa sống của Giáo Hội và của mỗi tín hữu Kitô: Ngài là Tình Yêu của Thiên Chúa làm cho tâm hồn chúng ta trở thành nơi ở của Ngài và hiệp thông với chúng ta. Chúa Thánh Linh luôn ở với chúng ta, luôn ở trong chúng ta, Ngài ở trong tâm hồn chúng ta.

”Chính Thánh Linh là ”hồng ân tuyệt hảo của Thiên Chúa” (Xc Ga 4,10), là món quà của Thiên Chúa và Chúa thông ban cho những ai đón nhận Ngài những hồng ân thiêng liêng khác nhau. Giáo Hội xác định 7 ơn, một con số biểu tượng, nói lên sự sung mãn, trọn hảo; đó là những ơn chúng ta học biết khi chuẩn bị chịu phép Thêm Sức và chúng ta cầu khẩn trong kinh nguyện cổ kính gọi là ”Ca tiếp liên về Chúa Thánh Linh”, đó là: ơn khôn ngoan, ơn hiểu biết, ơn biết lo liệu, ơn sức mạnh, ơn thông minh, ơn đạo đức, và ơn kính sợ Thiên Chúa.

1. ”Vậy Ơn đầu tiên của Thánh Linh, theo danh sách này là ơn khôn ngoan. Nhưng đây không phải chỉ là sự khôn ngoan của con người, thành quả của kiến thức và kinh nghiệm. Trong Kinh Thánh có kể rằng khi Salomon được đăng quang làm vua Israel, Thiên Chúa đã hỏi ông xem ông muốn Ngài ban ân nào. Salomon không xin của cải, thành công, danh tiếng hoặc được sống lâu và hạnh phúc, nhưng ông xin được ”một tâm hồn ngoan ngoãn, biết phân biệt thiện ác” (1 V 3,9). Vì thế, ơn khôn ngoan chính là ơn có thể nhìn mọi sự với đôi mắt của Thiên Chúa, đó là nhìn thế giới, nhìn các hoàn cảnh, các các vấn đề, nhìn mọi sự với đôi mắt của Chúa. Đó là khôn ngoan. Đôi khi chúng ta nhìn sự việc theo sở thích của mình hoặc theo tình trạng tâm hồn của mình - yêu, ghét, ghen tương.. - đó không phải là nhìn đôi mắt của Thiên Chúa. Ơn khôn ngoan là ơn làm cho Chúa Thánh Linh ở trong chúng ta để chúng ta nhìn mọi sự với đôi mắt của Thiên Chúa.

2. Vì thế, ơn khôn ngoan không phải chỉ nảy sinh từ trí thông minh hoặc từ kiến thức mà chúng ta có thể có, nhưng từ cuộc sống thân mật với Thiên Chúa, như con cái đối với Cha. Và khi chúng ta có quan hệ như thế, Chúa Thánh Linh ban cho chúng ta ơn khôn ngoan. Khi chúng ta hiệp thông với Chúa, Thánh Linh như thể biến đổi con tim chúng ta và làm cho chúng ta nhận thấy sức nóng và sự yêu thương đặc biệt của Ngài.

3. ”Chúa Thánh Linh làm cho mỗi Kitô hữu trở nên ”khôn ngoan”. Nhưng điều này không phải theo nghĩa là họ có câu trả lời cho mọi sự, biết mọi sự; người khôn ngoan theo nghĩa của Thiên Chúa không như vậy, nhưng có nghĩa là họ biết về Thiên Chúa, biết Chúa hành động như thế nào, biết khi nào một điều là của Thiên Chúa, điều gì là không, biết sự khôn ngoan mà Thiên Chúa ban cho tâm hồn chúng ta. Tâm hồn người khôn ngoan, theo nghĩa này, có hương vị của Thiên Chúa. Và điều quan trọng là cộng các cộng đoàn Kitô của chúng ta, có những tín hữu Kitô như thế! Tất cả những gì nơi họ đều nói về Thiên Chúa và trở thành một dấu chỉ đẹp đẽ và sinh động về sự hiện diện của Chúa và tình thương của Ngài. Và điều này chúng ta không thể tự ban cho mình, đó là một ơn Chúa ban cho những người ngoan ngoãn đối với Chúa Thánh Linh. Và chúng ta có Chúa Thánh Linh trong tâm hồn chúng ta, chúng ta có thể lắng nghe Ngài hoặc không nghe. Nếu chúng ta lắng nghe Thánh Linh, thì Ngài sẽ dạy chúng ta con đường khôn ngoan, ban cho chúng ta ơn khôn ngoan là nhìn với đôi mắt của Chúa, nghe với đôi tại của Chúa, yêu thương với con tim của Chúa, phán đoán mọi sự với phán đoán của Chúa. Đó là sự khôn ngoan mà Chúa Thánh Linh tặng cho chúng ta, và tất cả chúng ta đều có thể được, chỉ cần xin Thánh Linh ban ơn ấy. Nhưng anh chị em thử nghĩ xem: một bà mẹ ở nhà, với con cái, đứa thì làm điều này nhưng lại nghĩ điều khác, tội nghiệp bà mẹ chạy chỗ này sang chỗ khác, với những vấn đề của con cái. Và khi bà mẹ mệt, quở mắng con cái, đó có phải là khôn ngoan không? La mắng con cái có phải là khôn ngoan không? Không, trái lại, khi một bà mẹ ẵm con, và khiển trách dịu dàng và nói: ”Con không nên làm như thế” và kiên nhẫn giải thích cho con, đó là sự khôn ngoan của Thiên Chúa

”Đúng vậy, đó là điều mà Chúa Thánh Linh ban cho chúng ta trong cuộc sống. Và rồi trong hôn nhân, ví dụ hai vợ chống cãi nhau, rồi không nhìn nhau nữa, hoặc có nhìn thì nhìn với khuôn mặt nhăn nhó, đó có phải là khôn ngoan của Thiên Chúa không? Không, trái lại, nếu họ nói: ”sóng gió qua rồi, chúng ta hãy làm hòa với nhau” và họ tiếp tục sống trong an bình, đó chính là sự khôn ngoan, là ơn khôn ngoan. Đó không phải là điều ta học, nhưng là một món quà của Chúa Thánh Linh. Vì thế, chúng ta phải xin Chúa ban Thánh Linh cho chúng ta và ban ơn khôn ngoan, ơn của THiên Chúa dạy chúng ta nhìn với đôi mắt của Thiên Chúa, cảm thấy với con tim của Thiên Chúa, nói bằng những lời của Thiên Chúa. Và thế là với sự khôn ngoan này, chúng ta tiến bước, xây dựng gia đình, Giáo hội và tất cả chúng ta được thánh hóa. Ngày hôm nay, chúng ta hãy xin ơn khôn ngoan, hãy xin ơn này với Mẹ Maria là tòa Đấng Khôn ngoan: xin Mẹ ban cho chúng ta ơn này.

Chào thăm

Sau bài giáo lý bằng tiếng Ý, các LM tại Tòa Thánh đã lần lượt tóm tắt bài giáo lý bằng các thứ tiếng Pháp, Anh, Đức, Bồ đào nha, Arập, Ba Lan, cũng như dịch những lời chào thăm của ĐTC.

Trong phần chào thăm này, ĐTC đặc biệt nhắc đến các bạn trẻ đến từ Pháp, Bỉ và Luxembourg. Ngài nhắn nhủ họ đừng là những Kitô hữu nguội lạnh, nhưng làm sao để cuộc sống của mình ngày càng có hương vị Phúc Âm, hương thơn của Chúa Kitô, để thông truyền cho tha nhân sự dịu dàng và tình thương của Chúa.

Với các tín hữu nói tiếng Anh, ĐTC chào thăm những người đến từ Anh quốc, Thụy điển, Na uy, Phần Lan, Philippines, Zimbabwe, Australia và Hoa Kỳ. Ngài cầu khẩn Chúa ban các ơn Thánh Linh trên tất cả các tín hữu hiện diện và gia đình họ, để cử hành Tuần Thánh đang đến gần với nhiều thành quả.

Với các tín hữu nói tiếng Arập, ĐTC đặc biệt chào thăm những người đến từ Trung đông, nhất là Đức cha Giacinto Marcuzzo, Đại diện Đức Thượng Phụ latinh đặc trách miền Israel, cùng với một số linh hoạt viên Kinh thánh tháp tùng.
Trước khi chào các tín hữu nói tiếng Ý, ĐTC đã lên án vụ sát hại LM dòng Tên Frans van der Lugt, 75 tuổi, tại Siria và tái kêu gọi hòa bình cho nước này.

Khi chào các tín hữu nói tiếng Ý, ĐTC nhắc đến phái đoàn hải quân Italia và thân nhân các binh sĩ đang thi hành sứ vụ ở nước ngoài hiện diện tại buổi tiếp kiến. Ngài nói: Ước gì cuộc hành hương tại Tòa Thánh Phêrô giúp anh chị em vun trồng ơn khôn ngoan mà chỉ Thiên Chúa mới có thể ban.

Sau cùng, với các bạn trẻ, các bệnh nhân và các đôi vợ chồng mới cưới ĐTC nhắn nhủ rằng: “Chúng ta đang sống thời điểm ơn thánh là mùa chay, các bạn trẻ thân mến, các con đừng mệt mỏi trong việc cầu xin ơn tha thứ của Chúa trong phép giải tội! Hỡi các bệnh nhân, hãy liên kết những đau khổ của anh chị em với đau khổ thập giá của Chúa Kitô, và hỡi anh chị em tân hôn, hãy thi đua nhau trong sự tha thứ và giúp đỡ lẫn nhau.

G. Trần Đức Anh OP
 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
GIÁO HỘI CÔNG GIÁO - Tin tức từ Vatian và thế giới
Đức Thánh Cha Phanxicô đã ban hành một thông điệp video, đề nghị những mô thức đặc biệt cho Đại Hội Gia Đình Thế Giới năm 2022, và kêu gọi các giáo phận hãy có những sáng kiến, kế hoạch đề ra những sáng kiến mới như một phần của sự kiện. (Tin Vatican - Devin Watkins) Trong khi chuẩn bị cho Đại Hội Gia đình Thế giới (WMF) diễn ra vào ngày 22-26 tháng 6 năm 2022, Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi tín hữu trên toàn cầu hãy tham gia vào Đại Hội thứ 10 này. Trong thông điệp video được công bố vào thứ Sáu (2/7/2021), Đức Thánh Cha cho biết một mô thức mới đang được lên kế hoạch cho Đại Hội Gia đình Thế giới (WMF), được tổ chức tại Rome nhưng cũng được tổ chức mọi nơi trên toàn thế giới. Đức Thánh Cha nói: “Sau khi bị hoãn lại một năm do đại dịch, mong muốn được gặp lại là một khát vọng lớn.
Vatican News (16.4.2021) - Trong sứ điệp gửi các tín đồ Hồi giáo nhân tháng Ramadan, Đức Hồng y Miguel Ayuso Guixot, nhấn mạnh đến niềm hy vọng của những người tin vào tình yêu và sự quan phòng của Thiên Chúa. Ngài mời gọi các Kitô hữu và tín đồ Hồi giáo trở thành những chứng nhân và người mang hy vọng cho các anh chị em đang gặp khó khăn. Trước hết, Đức Hồng y Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về Đối thoại Liên tôn chúc các tín đồ Hồi giáo một tháng tràn đầy phúc lành và phát triển thiêng liêng. Ngài nhắc rằng: ăn chay, cầu nguyện, bố thí và các thực hành đạo đức khác, đưa chúng ta đến gần hơn với Thiên Chúa và tất cả những người chúng ta đang chung sống và làm việc.
WHĐ (12.04.2021) – Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGM) đã khai mạc Hội nghị thường niên lần I/2021, được tổ chức từ ngày 12 đến ngày 16 tháng 4 tại Toà Giám mục Nha Trang. 19g30 ngày 12 tháng 4 năm 2021, Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm – Tổng Thư ký HĐGM – đã chủ sự Chầu Thánh Thể, tiếp theo là cử hành phụng vụ Kinh Tối. Đức Hồng y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn cùng với 25 Giám mục chính toà và Giám quản tông toà của Giáo hội Công giáo tại Việt Nam đã hiện diện trong sự tiếp đón nồng hậu và ân cần của Giáo phận Nha Trang. Nhân dịp này, Giáo phận Nha Trang sẽ tổ chức Thánh lễ tạ ơn vào chiều ngày 15 tháng 4 mừng kỷ niệm 350 năm Đức cha Pierre Lambert de la Motte – Đại diện Tông tòa đầu tiên của Đàng Trong – đặt chân đến vùng đất Nha Trang và kỷ niệm 50 năm linh mục của Đức cha Giuse Võ Đức Minh – Giám mục Giáo phận Nha Trang.
Trong bài giảng lễ Truyền Dầu, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng loan báo Tin Mừng và bách hại và Thánh giá đi liền với nhau. Đức Thánh Cha mời gọi đừng ngạc nhiên và khủng hoảng khi nhận thấy Thánh giá trong cuộc sống. Thánh giá có sức mạnh tiêu diệt sự ác. Và ơn Chúa cũng được ban cho chúng ta qua những thánh giá trong cuộc sống, vì yêu thương. Hồng Thủy - Vatican News Lúc 10 giờ sáng ngày 1 tháng 4, thứ Năm Tuần Thánh, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự Thánh lễ truyền Dầu tại bàn thờ Ngai tòa trong đền thờ thánh Phê-rô. Mọi năm, khi không có đại dịch, khoảng một ngàn linh mục ở Roma đồng tế với Đức Thánh Cha trong Thánh lễ truyền Dầu. Các linh mục quy tụ quanh Đức Thánh Cha để lặp lại lời tuyên hứa mà các ngài đã tuyên thệ trước giám mục trong ngày lãnh nhận chức linh mục
19g thứ Sáu 19/3 giờ VN: Đàng Thánh Giá trực tuyến trên chính con đường Chúa đã đi lên đồi Golgotha Tại Giêrusalem nơi Chúa Giêsu đã trải qua những giờ phút cuối cùng của Ngài trong cuộc sống dương thế, trong suốt Mùa Chay và đặc biệt là trong ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, các hiệp sĩ Thánh Mộ và anh chị em tín hữu cùng đi đàng Thánh Giá trên chính con đường Chúa đã đi để lên đồi Golgotha. Được đi lại trên chính con đường thương khó Chúa đã đi qua là một kinh nghiệm sâu sắc thay đổi cuộc đời biết bao người hành hương đến Giêrusalem. Tiếc thay vì hoàn cảnh đại dịch coronavirus kinh hoàng này, điều này không thể thực hiện. Chính vì thế các hiệp sĩ quản thủ Thánh Mộ đã dùng đến phương tiện truyền thông trực tuyến để các tín hữu gần xa có thể hiệp ý với các ngài.
Ngày 8/2/2021 Phòng Báo chí Tòa Thánh đã công bố chương trình chuyến viếng thăm Iraq của Đức Thánh Cha trong các ngày từ 5-8/3 sắp tới. Ngài sẽ thăm các thành phố Najaf, Ur, Erbil, Mosul và Qaraqosh, nơi ngài sẽ viếng thăm nhà thờ chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm nguyên tội Al-Tahira đã bị Nhà nước Hồi giáo đốt phá sau khi nhóm này nắm quyền kiểm soát thị trấn vào năm 2014. Hồng Thủy - Vatican News Ngày thứ nhất 5/3/2021 Đức Thánh Cha sẽ rời Roma vào sáng thứ Sáu 5/3 và đến phi trường thủ đô Baghdad vào ban chiều. Sau nghi thức tiếp đón chính thức tại phi trường, Đức Thánh Cha sẽ hội kiến với Thủ tướng Iraq tại phòng VIP của phi trường. Tiếp đến Đức Thánh Cha sẽ đến Dinh Tổng thống, viếng thăm xã giao Tổng thống; tại đây sẽ có nghi thức chào đón chính thức.
Vào lúc 9:30 sáng thứ Tư 17/2/2021, lễ Tro, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành Thánh lễ tại bàn thờ Ngai tòa trong đền thờ thánh Phê-rô. Trong bài giảng, Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu sống Mùa Chay như một cuộc hành trình trở về với Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, và cũng là cơ hội đào sâu tình yêu thương của chúng ta đối với các anh chị em. Hồng Thủy - Vatican News Hàng năm, theo truyền thống, Đức Thánh Cha cử hành lễ Tro vào chiều thứ Tư lễ Tro tại vương cung thánh đường thánh Sabina của dòng Đaminh, trên đồi Avventino ở Roma. Trước Thánh lễ, Đức Thánh Cha thực hiện cuộc hành hương thống hối, đi bộ từ vương cung thánh đường thánh Anselmo của dòng Biển Đức đến vương cung thánh đường thánh Sabina.
“Những gì tai đã nghe, mắt đã thấy, chúng tôi không thể không nói ra” (Cv 4,20) là chủ đề của Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô nhân Ngày Thế giới Truyền giáo năm 2021, sẽ được cử hành vào Chúa Nhật thứ ba của tháng Mười. Trong Sứ điệp Đức Thánh Cha nói rằng Giáo Hội ngày nay cần những tấm lòng có khả năng thúc đẩy mình đi đến "các vùng ngoại biên của thế giới". Hồng Thủy - Vatican News Mở đầu Sứ điệp, Đức Thánh Cha khẳng định: “Khi cảm nghiệm được sức mạnh của tình yêu Thiên Chúa, khi nhận ra sự hiện diện hiền phụ của Người trong đời sống cá nhân và cộng đoàn, chúng ta không thể không loan báo và chia sẻ những gì chúng ta đã thấy và đã nghe.” Đàng khác, mầu nhiệm Nhập Thể, Tin Mừng và mầu nhiệm Phục sinh tỏ cho chúng ta thấy Thiên Chúa yêu thương nhân loại, nhắc chúng ta rằng Chúa biết thế giới và biết nó cần ơn cứu độ và mời gọi chúng ta tham gia tích cực vào sứ vụ truyền giáo.
1. ĐẠI DỊCH COVID-19 Sự kiện quan trọng nhất và bao trùm cả năm 2020 là đại dịch Covid-19, do virus Corona chủng mới gây ra, làm thay đổi bao nhiêu nề nếp sinh hoạt phụng vụ và mục vụ trong Giáo hội Công Giáo. Vào ngày 11-3-2020, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tuyên bố dịch bệnh Covid-19 là ‘đại dịch’. Trước đó 2 ngày, nước Ý đã phong tỏa toàn quốc vào ngày 9-3-2020. Trong buổi chiều cùng ngày, Hội đồng Giám mục Ý đã thông báo về việc ngưng toàn bộ các Thánh lễ trên toàn nước Ý từ ngày 10-3 đến ngày 3-4-2020 để ngăn ngừa sự lây lan của virus corona. Ngày 16-5, nước Ý ghi nhận số ca tử vong trong ngày thấp nhất kể từ lúc phong tỏa hôm 9-3, nên đã phê chuẩn sắc lệnh khôi phục phần lớn hoạt động kinh tế, dỡ bỏ lệnh hạn chế di chuyển.
Bảo Trợ