Những giếng nước thiêng ở Hà Nội

09 Tháng Tư 20142:00 CH(Xem: 2770)


Một số giếng được truyền miệng là giúp các bà mẹ có nhiều sữa, đem sự sung túc cho gia đình.

1. Giếng 1.000 năm tuổi trong Hoàng thành Thăng Long

Những giếng nước thiêng ở Hà Nội - Ảnh 1


Trong diện tích khoảng 3,3ha ở số 18 Hoàng Diệu (Hà Nội), các nhà khảo cổ đã tìm thấy tới 26 giếng nước. Chiếc cổ nhất là giếng Đại La, có từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 9. Giếng sâu tới 5,9m, bị đất đá lấp nên các công nhân mất nhiều tuần mới khơi lại được. Sau đó, nước giếng lại về đầy và trong vắt. Có người đã xin nước giếng về đặt lên bàn thờ, coi đó là sinh khí của Hoàng thành.

2. Giếng làng Diềm của người hát quan họ

Những giếng nước thiêng ở Hà Nội - Ảnh 2


Khi nói đến giếng Bắc Bộ, phải nhắc đến giếng Ngọc ở đầu làng Diềm, thôn Viêm Xá, xã Hòa Long (TP Bắc Ninh). Nơi đây sản sinh ra điệu dân ca quan họ, di sản phi vật thể của nhân loại. Giếng đã tồn tại cả nghìn năm và nước vẫn luôn đầy, xanh trong thấy đáy.

Đến nay, người dân làng Diềm có một thói quen cha truyền con nối là múc nước giếng Ngọc về pha trà và nấu rượu dù trong làng đã có nước máy. Dân làng Diềm hát quan họ hay có lẽ cũng là nhờ uống nước ở giếng Ngọc này. Trước đây, khi lấy vợ, các trai làng dùng nước giếng vo gạo, đồ xôi làm đồ lễ hỏi vợ.

3. Tục xin sữa ở giếng Trung Kính Thượng

Những giếng nước thiêng ở Hà Nội - Ảnh 3


Giếng làng Trung Kính Thượng nằm ở phố Nguyễn Ngọc Vũ, quận Cầu Giấy (Hà Nội). Giếng không còn nước nhưng có thể thấy vai trò tâm linh của nó vẫn còn. Xung quanh giếng mới được xây tường bảo quản và có mái bát giác che nắng mưa. Bàn thờ thần giếng có 3 chữ Thiên Quang Tỉnh vẫn được hương khói và giữ tôn nghiêm.

Theo quan niệm xưa, nước nuôi dưỡng con người và sữa nuôi dưỡng trẻ sơ sinh nên các cụ trồng cây hoa sữa bên giếng, hiện nay vẫn còn. Có tục truyền, những phụ nữ thiếu sữa nuôi con thì sắm lễ mang ra giếng làm lễ cầu xin. Sau đó, người mẹ bứt cành hoa sữa treo vào hai đầu đòn gánh rồi đem về treo tại buồng nhà mình. Nhà nào làm vậy thì các bà mẹ thiếu sữa sẽ có nhiều sữa cho con bú.

4. Giếng thiêng làng Phú Diễn

Những giếng nước thiêng ở Hà Nội - Ảnh 4


Ở Phú Diễn, Từ Liêm (Hà Nội) có chiếc giếng khơi miệng làm bằng đá tròn nguyên khối, vẫn được giữ gìn cẩn thận. Theo ông Nguyễn Viết Liên (90 tuổi) người làng Phú Diễn, trước đây, làng có giếng Xỏ, nước rất ngon nhưng phụ nữ hay chết trẻ, đặc biệt là người đẻ con so. Vì thế, giếng Xỏ bị lấp đi và khơi giếng mới ở đầu làng.

Giếng Phú Diễn hiện vẫn đầy ắp nước, nhiều năm hạn, các làng kế cận phải qua xin nước. Dưới đáy giếng có 3 phiến gỗ lim. Hàng năm, dân làng vẫn tát cạn nước thau giếng, tẩy uế. Phải đợi sau khi lấy nước giếng đem đi cúng thánh, làm lễ tắm tượng xong dân làng mới lấy nước. Chỉ trai tân, gái tân mới được vào giếng lấy nước. Ngày nay, hội làng Phú Diễn vào rằm tháng 3 là lễ rước nước từ giếng cổ ra đình.

5. Rước nước giếng thiêng làng Giàn

Những giếng nước thiêng ở Hà Nội - Ảnh 5


Hội làng Giàn, thôn Cáo Đỉnh, xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm (Hà Nội) mở từ 9 tới 11/2 Âm lịch. Điểm nhấn của lễ hội là nghi lễ rước nước từ chiếc giếng cổ tương truyền có từ thời Hai Bà Trưng về đình. Sau khi các cụ cao niên làm lễ xin nước, hai thanh niên lực lượng mặc áo đỏ, gánh nước bằng tay đòn sơn son. Họ chạy khắp làng, đi vào nhà dân tùy hứng. Người dân tin rằng nhà nào được gánh nước ghé thăm sẽ có lộc cả năm.

6. Tục lấy nước giếng đêm giao thừa

Những giếng nước thiêng ở Hà Nội - Ảnh 6


Hàng năm, vào thời khắc giao hòa năm cũ và mới, các bậc cao niên cùng nhiều người dân làng Yên Thôn, huyện Thạch Thất (Hà Nội) lại tập trung để lấy những gàu nước tinh khiết của giếng làng. Nước để dâng cúng Thành hoàng làng, rồi rước về cúng tổ tiên các nhà, cầu một năm mới no ấm, an lành.

Gần đây, người dân quanh Hà Nội xôn xao nhiều về giếng "cho sữa" ở làng Đường Lâm. Nhiều người tin rằng, phụ nữ tới đây xin nước giếng về uống, dùng làm nước ăn, sẽ có sữa cho con bú.

Không chỉ ở Đường Lâm, ở một số vùng Bắc Bộ, giếng nước vẫn được coi là trung tâm của đời sống tôn giáo, văn hóa cộng đồng, nơi tụ thủy, tụ phúc của cả làng. Giếng thường được đặt ở các vị trí tuân thủ các nguyên tắc phong thủy.

Giếng ở đình, chùa thường được gọi là giếng Ngọc để chỉ sự quan trọng và tính thiêng liêng của giếng. Một số giếng còn được tương truyền giúp các bà mẹ có nhiều sữa cho con bú. Ngày đầu năm, nước giếng được rước về đình làm lễ cúng Thánh, lễ tắm tượng. Sau giao thừa, dân làng gánh nước giếng về nhà để cho cả năm sung túc.

C.P (theo VNE)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
CƯỜI Ôm không bia Một anh nông dân vào quán bia ôm. Sợ đắt tiền anh ta gọi: - Chủ quán, cho 2 suất bia không ôm - Anh yên tâm ở đây chúng tôi không tính tiền ôm - Vậy thì cho 2 suất ôm không bia!! Khích lệ tinh thần Một anh chàng thấy bạn của mình hay lôi ảnh của vợ ra ngắm liền hỏi: "Sao cậu hay lấy ảnh vợ trong ví ra nhìn hoài vậy? Có gì lạ không?"
Thơ vui : ĐÀN ÔNG DÊ Bắc thang mà hỏi ông Trời Trai không dê gái trên Đời có không? Trời cười: Chỉ có ... Công Công Hay đàn ông bị ... xụi nòng, liệt dương! Đàn ông dê - chuyện bình thường Đó là thuộc tính, sở trường con ơi! Còn dê còn thấy tuyệt vời Nghỉ dê là biết cuộc đời ... sắp xong!😭 Lỡ sinh làm kiếp Đàn ông Tránh sao gặp được "Má hồng" chẳng mê?! Mèo nào thấy mỡ mà chê? Trai mà thấy Gái hổng mê mới kỳ Có người dê dạn, dê lì Có người dê kín thầm ghi vào lòng Nói chung chính hiệu đàn ông Cũng vì cái nghiệp buộc lòng phải dê! Dê sao đừng để mình quê Dê mà bị chửi bị chê mới kì Dê nào có tội tình gì Đúng người đúng cảnh vậy thì ... cứ dê😂 Đàn ông mà hổng biết dê Quý Nàng chắc cũng hổng mê hổng thèm Hỏi lòng mình lại mà xem Phải chăng cũng muốn cũng thèm được dê? Có người chọc ghẹo thì mê Không ai nhìn tới ê chề tủi thân😭 Thích mình được gọi mỹ nhân Nghe qua thì khoái xa gần cũng mê!
Chủ nhà lồm cồm bước ra, người khách hỏi: - Ông ơi, ông có cần củi không? - Ồ không! Tôi chắc là vậy. Chủ nhà nói xong liền đóng sập cửa, vào giường ngủ tiếp. Sáng hôm sau, đống củi chất trước nhà ông ta biến mất sạch. MÁY CHƠI GAME CÓ THAI Click image for larger versionName: 25.pngViews: 0Size: 67.7 KBID: 1864736 Mẹ ơi, máy chơi game của con có thai rồi! Giật mình vì chuyện kỳ lạ, nghĩ con trai mình đã nhầm, người mẹ chạy đến kiểm tra thì thấy màn hình hiện lên dòng chữ: 'Em đã có thai, giờ anh tính sao?'. Đần mặt một lúc vẫn chưa hiểu lý do, bỗng người mẹ gào lên: - Trời ơi, đây là điện thoại di động của bố con mà! - !?!
Áo lụa còn đâu! Nắng Saigon anh đi mà lạng quạng Bởi vì em mặc váy áo mỏng tang Anh nhìn em đang khoe của hở hang Lên cơn rét ... váy không còn chỗ ngắn Anh vẫn nhớ, em ngày xưa xinh xắn Áo dài bay trong ráng đỏ mây chiều Nhưng sao nay, em thay đổi quá nhiều Cuồng đuổi sát những mô đen bốc lửa Gặp một bữa, anh hết hồn một bữa Gặp hai hôm, xây xẩm cả mặt mày Em ra đường chỉ vài kẻ khen hay Còn tất cả đều nhìn em ngao ngán Xưa em đẹp với áo dài duyên dáng Xưa em xinh với áo ngắn bà ba Nay nhìn em, anh bỗng sởn da gà Bởi em mặc toàn thời trang kinh dị Nghĩ lại đi, hỡi người em yêu quý
Những bạn ưa du lịch nên chú ý ! Chúng có thể khiến bạn bối rối khi gặp “đại sự”, Hãy bình tĩnh và phán đoán để đi đúng cửa nếu bạn không muốn gặp rắc rối ./05 Tháng Sáu 2012(Xem: 8637) Be Ta st/
Adam sợ vợ Eva Cho nên ''gia trưởng'' mới ra thế này: Chàng ngồi, khúm núm, giơ tay Xin vâng lời vợ chỉ bày: ''PHẢI NGOAN''! Vợ nghe chàng nói: ''Cam đoan!'' Ngay sau buổi tiệc ''liên hoan'' linh đình!/30 Tháng Năm 2012(Xem: 4300) /
CÁC ĐOẢN VĂN YÊU KHÔNG CHỊU ĐƯỢC 1-Tả chú thương binh. Gần nhà em có một chú thương binh, chú đã bị thương 2 lần. Một lần ở Buôn Mê Thuột và một lần ở đùi. 2-Hãy cho biết cảm nhận của bạn về nhà thơ Tú Xương qua bài "Thương vợ.". Tú Xương là một nhà thơ thương vợ nên có nhiều con. Đồng thời ông cũng là một người thông minh, khôn khéo biết nhường cho vợ những việc nặng nhọc mặc dù ông thi hoài mà không đậu. 3-Tả cảnh trường em trước giờ học. Đầu giờ học, khi tiếng trống trường báo hiệu vào mười lăm phút đầu giờ, sân trường em thật hỗn loạn. Các bạn chen lấn xô đẩy nhau. Các bạn còn đè lên nhau, dẫm đạp nhau để kịp vào lớp đúng giờ. Trước cổng trường, một vài cô giáo đi muộn hối hả chạy vào lớp vì bận cho con bú. 4-Giải thích câu thành ngữ "Anh em như thể tay chân." Anh em như thể tay chân nghĩa là khi "chân" đau thì "tay" băng bó cho "chân;" còn nếu "tay" đau, thì "chân " đưa "tay" đi bệnh viện.
1. Người phát minh ra máy chạy bộ đã qua đời ở tuổi 54. 2. Người phát minh ra dụng cụ thể dục đã qua đời ở tuổi 57. 3. Nhà vô địch thể hình thế giới đã qua đời ở tuổi 41. 4. Cầu thủ bóng đá xuất sắc nhất thế giới, Maradona, ra đi ở tuổi 60. NHƯNG... 5. Người phát minh ra KFC (G
Ngày xưa thất thập ngồi không,- Ngày nay thất thập còn mong đi làm..- Ngày xưa thất thập lão làng, - Ngày nay thất thập là chàng thanh niên. - Thất thập về nước liên miên, - Các cháu gái nhỏ luân phiên chào mời: - "Mừng anh thăm nước nhà chơi,/25 Tháng Năm 2012(Xem: 3838) Khuyết Danh - Be Ta st /
Socrates là nhà hiền triết thời cổ Hy lạp , có rất nhiều môn đệ , ông ta nổi tiếng thời xưa vì những lý-luận , triết-giải các vấn đề khó khăn trong cuộc sống của người đương thời , qua quan niệm nhân sinh và vũ-trụ của ông ta ./09 Tháng Sáu 2012(Xem: 5141) PCT st/
Bảo Trợ