Cần một lộ trình để tiến tới xóa bỏ án tử hình

07 Tháng Tư 20142:00 CH(Xem: 1517)

Cần một lộ trình để tiến tới xóa bỏ án tử hình
Một phòng thi hành án tử hình bằng cách chích thuốc độc.
Một phòng thi hành án tử hình bằng cách chích thuốc độc.
wikipedia

Nên hay không nên bỏ hẳn án tử hình ở Việt Nam theo như chiều hướng hiện nay trên thế giới? Đó là câu hỏi đang gây tranh luận ngày càng nhiều ở Việt Nam. Hôm nay, chúng ta sẽ nghe ý kiến của luật sư Trần Vũ Hải ở Hà Nội về vấn đề này.

Cuối tháng ba vừa qua, tổ chức Ân xá Quốc tế vừa công bố báo cáo thường niên về án tử hình trên thế giới năm 2013. Trong phần nói về Việt Nam, báo cáo này cho biết là, sau 18 tháng tạm ngưng, tháng 8 năm ngoái, Việt Nam hành quyết trở lại một tử tù, cụ thể là phạm nhân Nguyễn Anh Tuấn, bị kết án năm 2010 về tội sát nhân, đã bị xử tử bằng cách tiêm thuốc độc. Sau đó, có ít nhất 6 tử tù khác đã bị hành quyết năm ngoái.

Theo báo cáo của Ân xá Quốc tế, việc Việt Nam, cùng với các nước Indonesia, Koweit và Nigeria tiến hành trở lại các vụ hành quyết tử tù đã góp phần làm tăng con số các vụ xử tử trên thế giới trong năm 2013 lên thành 778 vụ, tăng gần 15% so với năm 2012.

Theo thống kê của Ân xá Quốc tế, trong năm 2013 đã có ít nhất 148 người bị tuyên án tử hình ở Việt Nam, đa số phạm tội cố sát và buôn ma túy, một vài người phạm các tội về kinh tế. Còn theo các số liệu do bộ trưởng Công an Việt Nam Trần Đại Quang đưa ra, tính đến tháng 11 năm ngoái, có 678 tử tù đang bị giam trong các nhà tù Việt Nam. Ít nhất có 110 người trong số họ đã sử dụng hết các thủ tục kháng cáo, xin khoan hồng và như vậy là chỉ chờ ngày bị hành quyết. Những người này sẽ bị hành quyết bằng cách tiêm thuốc độc, chứ không phải bị xử bắn như trước đây, chiếu theo Luật Thi hành án hình sự có hiệu lực từ 01/07/2011.

Cho tới nay, luật pháp Việt Nam vẫn chưa cho phép công bố các số liệu về án tử hình, nên các tổ chức quốc tế thường chỉ dựa trên những thông tin của báo chí trong nước. Chẳng hạn như vào đầu năm nay, báo chí quốc tế đã đồng loạt đưa lại thông tin của báo chí Việt Nam về việc tòa án tỉnh Quảng Ninh ngày 20/01 đã tuyên án tử hình tổng cộng 30 người, trong đó có 9 phụ nữ, trong vụ buôn 12 tấn heroin xuyên quốc gia.

Sau vụ tuyên án tử hình 30 người nói trên, ngày 12/02 vừa qua, 3 tổ chức nhân quyền quốc tế đã công bố bức thư kêu gọi Liên Hiệp Quốc đình chỉ ngay lập tức việc trợ giúp Việt Nam về chống ma túy. Ba tổ chức Harm Reduction International, Reprieve và Liên minh Thế giới chống Án tử hình nhắc lại những quy định của Cơ quan Liên hiệp quốc phòng chống ma túy và tội ác UNODC, theo đó, tổ chức này phải ngưng trợ giúp một quốc gia, nếu thấy rằng sự trợ giúp này có thể dẫn đến việc xử tử phạm nhân tại quốc gia đó. Bức thư của ba tổ chức nói trên đã được gởi đến điều phối viên thường trú của Liên hiệp quốc ở Việt Nam và đến giám đốc Việt Nam của UNODC.

Sau nhiều lần sửa đổi bổ sung, Bộ luật Hình sự của Việt Nam đã giảm con số các tội phạm có thể lãnh án tử hình từ 44 ( năm 1985 ) xuống còn 22, được chia thành sáu nhóm: Nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia như tội phản bội tổ quốc, tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, tội gián điệp; nhóm tội phạm xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe như tội giết người, tội hiếp dâm trẻ em; nhóm tội xâm phạm đến sở hữu như tội cướp tài sản; nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế như tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh; nhóm tội phạm về ma túy như tội sản xuất trái phép chất ma túy, tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy; nhóm tội phạm về chức vụ như tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ.

Cho dù hiện nay ở Việt Nam đa số vẫn chủ trương duy trì án tử hình, nhưng ngày càng có nhiều người đề nghị chỉ áp dụng bản án này trong những trường hợp rất đặc biệt. Trên tờ Pháp Luật ngày 14/01, luật sư Trịnh Văn Quyết đã đề nghị Quốc hội nên xem xét bỏ hình phạt tử hình đối với các tội phạm kinh tế, như tham ô tài sản, vì theo luật sư Quyết, thực tế cho thấy là án tử hình không đủ để răn đe, ngăn chận nạn tham nhũng. Hơn nữa, theo luật sư Quyết, trong các vụ án kinh tế phức tạp, với trình độ của cán bộ ngành tư pháp Việt Nam hiện nay, rất dễ dẫn đến việc kết án tử hình không đúng người và nếu đã hành quyết người bị án tử hình oan thì không thể trả lại mạng sống cho người ta.

Dầu sao, theo chiều hướng hiện nay của thế giới, Việt Nam cũng phải nghĩ đến chuyện dần dần xóa bỏ án tử hình. Theo tin báo chí trong nước, tại Hội nghị triển khai thi hành Hiến pháp 2013 tổ chức ở Học viện Tư pháp ngày 21/3 vừa qua, thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên đã khẳng định, trong tương lai, Việt Nam sẽ từng bước xóa bỏ hình phạt tử hình, “ nhằm đảm bảo quyền sống của con người theo đúng tinh thần bảo đảm nhân quyền trên thế giới”.

Nhưng theo ý kiến của luật sư Trần Vũ Hải, trả lời phỏng vấn RFI ngày 01/04 vừa qua, cần phải có một lộ trình nhiều năm để dần tiến tới việc xóa bỏ án tử hình ở Việt Nam và bên cạnh đó phải đẩy mạnh cải tổ ngành tư pháp của Việt Nam, mà hiện vẫn còn chưa được độc lập và thiếu hiệu quả.

 RFI: Kính thưa luật sư Trần Vũ Hải. Bản thân ông có đã từng tham gia vào các vụ xử có tuyên án tử hình và theo ông biết thì tầm mức của án tử hình ở Việt Nam hiện nay là như thế nào?

LS Trần Vũ Hải: Tôi có tham gia một số vụ án mà các bị cáo bị tuyên án tử hình. Đấy là những vụ về ma túy, trong đó có một vụ án mà sau đó tôi đã đấu tranh và bị cáo ấy đã được giảm án xuống còn chung thân và vừa rồi đã được tự do, đó là chị Nguyễn Thị Hoa trong vụ án Vũ Xuân Trường, cách đây khoảng 20 năm.

Trong vụ thứ hai, người mà chúng tôi bào chữa cũng đã kêu oan, cho rằng mình không tham gia vụ án ấy. Chúng tôi cũng đã đấu tranh quyết liệt và đã chứng minh rằng việc tố giác là do hằn thù cá nhân với nhau. Thế nhưng, tòa cũng tuyên án tử hình, dù ông ta đã vào khoảng 65-70 tuổi. Cho tới nay chúng tôi không rõ là án tử hình ấy đã được thi hành chưa.

Hiện nay chưa có thống kê hàng năm về án tử hình ở Việt Nam, nhưng tôi có đọc qua báo cáo của bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường vào tháng 10/2013 đọc trước Quốc hội, theo đó, vào thời điểm ông báo cáo thì có khoảng 680 phạm nhân đang bị án tử hình, trong đó có 174 người là mới bị kết án trong vòng một năm. Như vậy là tại Việt Nam, tuy không có con số chính xác, nhưng tôi thẩm định là mỗi năm có khoảng 200 người bị tuyên án tử hình. Còn bao nhiêu người được Chủ tịch (nước) ân giảm, thì chúng tôi không được rõ.

Từ năm 2013, sau một thời gian hoãn, do thay đổi phương thức tử hình, tiêm thuốc độc thay vì bắn, Việt Nam đã bắt đầu thi hành án tử hình trở lại. Trong việc thi hành án tử hình này cũng có một số lùm xùm nhất định, khi tại tỉnh Phú Yên, một số bác sĩ không phải là chuyên gia về thực thi án tử hình bị buộc phải tham gia và họ đã phản ứng. Trong khi đó, theo quy định, chỉ có những người thuộc lực lượng thi hành án tử hình và những người chuyên nghiệp thì mới được tham gia.

Vấn đề án tử hình ở Việt Nam cũng đã gây nhiều dư luận và cũng đã có nhiều người đề nghị giảm thi hành án tử hình ở hai góc độ: giảm số án tuyên và giảm số tội danh lãnh án tử hình ghi trong bộ Luật Hình sự. Trong thực tế, Việt Nam đã giảm số tội danh tử hình, ví dụ như tội lừa đảo, như vụ Minh Phụng, trước đây là tử hình, nhưng bây giờ không tử hình nữa. Nhưng việc giảm số tội danh có đã dẫn đến việc giảm số phạm nhân bị tuyên án tử hình hay không, thì tôi không được rõ.

Mặc dù vậy, rất nhiều người giữ quan điểm cho rằng cần tiếp tục duy trì án tử hình, nhưng chỉ trong một số tội danh nhất định và trong một số trường hợp thật đặc biệt thôi, chứ không thể áp dụng tràn lan như hiện nay. Ví dụ gần đây có một thanh niên đã cướp và tìm cách chặt tay nạn nhân, nhưng chưa gây chết người, mặc dù phía bị hại đã yêu cầu không kết án tử hình và nhấn mạnh là gia đình cậu này hoàn cảnh khó khăn, nhưng khi xử sơ thẩm lẫn phúc thẩm, tòa đều tuyên án tử hình.

RFI: Theo luật sư, dư luận Việt Nam nói chung có ủng hộ việc xóa bỏ án tử hình hay không?

LS Trần Vũ Hải: Hiện nay dư luận không ủng hộ việc xóa bỏ án tử hình hoàn toàn. Cá nhân tôi cũng không ủng hộ và theo chúng tôi, phải có một lộ trình khoảng từ 10 đến 20 năm để giảm từng bước một án tử hình. Nhưng cũng phải có một chương về án tử hình, bởi vì Hiến pháp Việt Nam quy định rằng mọi người đều có quyền sống, tức là về nguyên tắc, không được kết án tử hình. Nhưng lại có điều khoản là không ai được tước bỏ mạng sống một cách trái luật, tức là lại cho phép án tử hình.

Tôi nghĩ là phải loại trừ những trường hợp nào là án tử hình, ví dụ như trong tội tham nhũng, có nhiều người đề nghị xóa bỏ án tử hình, nhưng rất nhiều người cũng không đồng ý. Tôi nghĩ rằng phải quy định, ví dụ như là tội dùng vũ lực nhưng chưa gây chết người thì cũng cần phải xóa bỏ án tử hình. Về các tội kinh tế, tội tham ô hối lộ thì nên tiếp tục tuyên án tử hình, nhưng cũng cần có thời gian hoãn thi hành án.

Chúng tôi có đề nghị là những người bị tuyên án tử hình về tội tham nhũng được cơ hội sống. Chúng ta có thể làm giống như Trung Quốc, tức là họ có một thời gian hoãn thi hành án trong hai năm để họ khai ra những điều có lợi cho cơ quan điều tra. Ví dụ như trong vụ Dương Chí Dũng, chúng ta có thể hoãn thi hành án tử hình về tội tham nhũng trong vòng hai năm. Nếu những người đó thực sự giúp cho cơ quan pháp luật, hoặc gia đình họ tìm mọi cách khắc phục hậu quả, thì có thể bỏ án tử hình đối với họ. Nếu áp dụng như vậy thì số án tử hình được thi hành sẽ giảm tối đa. Ví dụ, có thể tuyên án tử hình về tội tham nhũng trong một hai chục trường hợp, nhưng sẽ chỉ thực thi một hoặc hai trường hợp, vì những người đó biết là khi hoãn án tử hình thì họ phải cộng tác với cơ quan pháp luật để làm rõ những vụ chưa được làm rõ. Đó cũng có thể là một phương thức để chống tham nhũng một cách hiệu quả.

Còn đối với tội ma túy, thì tôi nghĩ rằng nên trừng trị những người cầm đầu, những người được hưởng lợi chính, chứ còn hiện nay chủ yếu tòa chỉ xử tử hình những “lâu la”, tay sai mà thôi. Hoặc cũng có thể hoãn án tử hình như đối với tội tham nhũng, tức là nếu họ khai ra những người cầm đầu và những kẻ khác, thì cũng có thể hoãn hoặc thậm chí bỏ tử hình.

Về tội giết người thì cũng phải quy định rằng những trường hợp nào, ví dụ như họ tìm mọi cách giết người đến cùng và nhất là gây hậu quả chết người, thì mới tuyên án tử hình. Tóm lại, cần phải có một quy định chặt chẽ hơn về việc thi hành án tử hình.

Tôi nghĩ rằng lộ trình đi đến việc không còn án tử hình nữa thì cũng phải mất hàng chục năm nữa, nhưng hàng năm Việt Nam cũng phải xem xét lại một lần là án tử hình nên được áp dụng như thế nào và hạn chế nó như thế nào.

RFI: Vấn đề là ngành tư pháp của Việt Nam chưa được độc lập và thường xuyên có các vụ oan sai, mà nếu là những người bị xử tử, thì làm sao có thể phục hồi công lý?

LS Trần Vũ Hải: Hiện nay Việt Nam vẫn chưa thừa nhận bất cứ vụ án nào mà đã thực thi án tử hình rồi nhưng là vô tội. Thực tế tôi biết có một vụ bị cáo bị tuyên án tử hình, nhưng không chết vì án tử hình, mà chết vì bệnh, mặc dù sau đó cũng rất nhiều người đề nghị xem lại vụ án này. Trong những trường hợp như thế không loại trừ có những oan sai.

Cho nên, cần có một cơ chế đối với những người nào mà vẫn còn kêu oan sau khi đã xử sơ thẩm, phúc thẩm. Cần phải một nhóm để xem xét. Hiện nay, đối với các án tử hình, theo luật thì tòa án tối cao phải xem xét có kháng nghị giám đốc thẩm hay không. Bao giờ không có kháng nghị thì mới thi hành án tử hình.

Trước khi ra quyết định có kháng nghị giám đốc thẩm hay không đối với những người kêu oan, tòa án tối cao cần cho phép một nhóm luật sư nghiên cứu lời kêu oan lần nữa và xem vụ án trong quá trình xử sơ thẩm và phúc thẩm đã được giải quyết như thế nào, có thiếu sót gì không, để yêu cầu tòa án tối cáo xem xét lại bản án ấy, hoặc là hũy, xử lại, hoặc không chấp nhận việc kêu oan. Tức là lập thêm một bộ lọc nữa để giảm những trường hợp kết án tử hình oan.

RFI: Luật sư có nói ở trên là để tiến tới xóa bỏ án tử hình ở Việt Nam thì cần phải có một lộ trình rất dài. Nhưng song song với lộ trình đó, phải chăng Việt Nam cũng phải nâng cao hiệu quả của ngành tư pháp để có thể trừng trị đúng mức những tội phạm nghiêm trọng, để sau này không cần đến án tử hình, nhưng vẫn bảo đảm được an ninh trật tự và tính mạng của người dân.

LS Trần Vũ Hải: Vấn đề cải cách tư pháp đã được đặt trên bàn, nhưng đáng tiếc là hiện nay nói nhiều hơn làm, thậm chí họ còn tránh né. Cải cách tư pháp là một vấn đề lớn, cần kiên trì, nhưng mà các vị trưởng ban chỉ đạo cải cách, tức là Chủ tịch nước, thông thường chỉ có nhiệm kỳ 5 năm. Từ khi lên làm trưởng ban chỉ đạo cho đến khi thôi chức 5 năm sau, họ không đủ thời gian để kiên trì cải cách tư pháp. Và khi có vị mới lên làm trưởng ban chỉ đạo, thì vị đó lại “tìm hiểu” từ đầu.

Cho nên tôi nghĩ là việc cải cách tư pháp nên được giao cho các chuyên gia luật hàng đầu để giúp Quốc hội và tòa án đề ra một phương thức cải cách đúng đắn. Phải có một nhóm hoàn toàn độc lập và không phụ thuộc vào nhiệm kỳ. Họ có thể được bổ sung được thay đổi, nhưng phải làm việc cho đến khi hoàn thành việc cải cách tư pháp hay ít ra cho đến khi ra được các bộ luật cơ bản: luật về tố tụng, luật về tòa án, các quy định về bắt giữ người. Đặc biệt quy định về việc bắt giữ người ở Việt Nam phải phù hợp với luật quốc tế, tức là bất kỳ một người bị bắt nào trong 24 hoặc 48 tiếng đồng hồ đều phải được tòa án xem xét.

Việc cải cách tư pháp đã được đưa ra từ cách đây 15-20 năm rồi, nhưng cho tới nay vẫn chưa thêm được một nấc thang nào cả! Ví dụ hôm nay ( 01/04 ), tôi có tham dự một phiên tòa hành chính, nhưng tôi rất bức xúc vì trong phiên tòa này người ta không quan tâm đến luật sư. Uỷ ban đã bị kiện là làm sai và chúng tôi đã phân tích ủy ban sai như thế nào, nhưng đại diện ủy ban không lập luận được gì cả, còn đại diện Viện kiểm sát thì không quan tâm gì đến những lời lẽ của luật sư, mà chỉ đọc lại những quan điểm theo bản án sơ thẩm. Về phía tòa án, tuy có ghi nhận ý kiến của luật sư, nhưng họ nói đơn giản là những ý kiến đó “không có cơ sở để chấp nhận”, mà chẳng nói là không có cơ sở ở chỗ nào!

Kể chuyện này ý tôi muốn nói cải cách tư pháp là một vấn đề rất khó thực hiện trong hoàn cảnh hiện nay, khi người ta vẫn nghĩ rằng lợi ích của Nhà nước, của Đảng, của chế độ là trên hết, chứ không phải là lợi ích của công lý, của người dân, của những người yếu thế.

Đây là việc rất khó, nhưng không phải là không làm được. Nếu Nhà nước và đảng Cộng sản Việt Nam thấy cải cách là sự cần thiết, thì họ phải huy động những chuyên gia hàng đầu về pháp lý để cùng với Quốc hội xây dựng một khung pháp luật về cải cách tư pháp một cách bài bản, hòa nhập với quốc tế.

Tôi nghĩ rằng vấn đề này chỉ trong vòng từ 5 đến 10 năm là hoàn thành, bởi vì cũng đã có rất nhiều người nghiên cứu về tố tụng hình sự, dân sự cũng như hành chính. Họ sẳn sàng đưa ra những đề xuất cụ thể. Thế nhưng, do Việt Nam vẫn không quan tâm đến các chuyên gia pháp luật và do Chủ tịch nước được xem là trưởng ban chỉ đạo cải cách tư pháp luôn luôn làm mới, sửa đổi theo quan điểm của mình, và thời gian của các vị quá ngắn, cho nên cải cách tư pháp ở Việt Nam chưa biết bao giờ mới kết thúc.

RFI: Xin cám ơn luật sư Trần Vũ Hải.
 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Tốc độ tàu cao tốc 200-350 km/h trên toàn mạng lưới đường sắt cao tốc của Trung Quốc đã mang lại ấn tượng về sự phát triển đáng kinh ngạc trong vài thập kỷ qua. Tuy nhiên, mạng lưới đường sắt này không thành công như quảng cáo, nó đã trở thành ác mộng của nền kinh tế. Đáng tiếc là Trung Quốc đã kịp xuất khẩu ác mộng này sang Việt Nam 10 năm trước. Global Times đưa tin, mạng lưới đường sắt cao tốc của Trung Quốc có phạm vi khoảng 38.000 km và Bắc Kinh có kế hoạch sẽ mở rộng mạng lưới này lên quy mô 7 triệu km đến năm 2035. Năm 2008, chuyến tàu cao tốc đầu tiên đã xuất phát từ ga đường sắt Nam Bắc Kinh, ngày nay sau 13 năm, Trung Quốc đã thiết lập mạng lưới đường sắt cao tốc lớn nhất thế giới.
Cuộc diệt chủng của ĐCSTQ đối với Tây Tạng là lời cảnh tỉnh cho tất cả chúng ta Trong bài phát biểu đánh dấu 70 năm ĐCSTQ tiến quân vào và kiểm soát Tây Tạng, dù ông Uông Dương đã hết lời ca ngợi những thành tựu huy hoàng của ĐCSTQ tại Tây Tạng, ông Anders Corr lại nhận thấy những bằng chứng hiển nhiên về tội ác diệt chủng và nỗi ám ảnh của ĐCSTQ đối với việc phải hủy diệt tín ngưỡng và tôn giáo. Ở bài bình luận này, tác giả Corr sẽ phân tích và chỉ rõ ra những dấu hiệu và bằng chứng về tội ác của ĐCSTQ, thông qua phát biểu của ông Uông Dương.
Thống đốc bang California (Mỹ) vừa ban hành đạo luật gây xôn xao dư luận: ‘Cho phép trẻ vị thành niên phẫu thuật chuyển đổi giới tính hoặc phá thai mà không cần thông báo cho phụ huynh’. Liệu đây là một đạo luật cấp tiến, tự do hay sẽ tiếp tay cho tội ác và sự suy đồi về đạo đức? Trẻ được phá thai hoặc chuyển giới mà không cần thông báo cho phụ huynh Ngày 22/9 vừa qua, Thống đốc bang California, ông Gavin Newsom đã ban hành hai đạo luật cho phép trẻ vị thành niên có thể thực hiện một số thủ tục y tế như phẫu thuật chuyển đổi giới tính và phá thai mà không cần thông báo với phụ huynh. Một trong hai điều luật là AB-1184, trong đó cấm các công ty bảo hiểm sức khỏe yêu cầu có sự ủy quyền của cha mẹ, trước khi những đứa trẻ bắt đầu làm thủ tục cho các dịch vụ y tế.
Trong bối cảnh chính phủ Afghanistan sụp đổ, người Mỹ và những người Afghanistan làm việc cho Hoa Kỳ buộc phải sơ tán, người ta không khỏi băn khoăn rằng: Liệu điều tương tự có thể xảy ra ở những quốc gia mà Mỹ đang bảo trợ? Và có tác động như thế nào đối với Đài Loan và các đồng minh khác của Mỹ ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương?
Gần đây, dư luận dậy sóng trước tuyên bố của một vị giáo sư rằng học phí cấp đại học nên được coi là rào cản kỹ thuật cho đầu vào. Tư tưởng học phí giống như một khoản đầu tư [ở một số ngành nghề] vốn là tư tưởng được chấp thuận ở các nước có nền giáo dục tiến bộ, nhưng áp dụng tại Việt Nam thì dường như chưa hợp lý lắm. Tăng, giảm hay miễn phí giáo dục? Phát biểu tại diễn đàn Quốc hội sáng 25/7 vừa qua, GS Lê Quân (đại biểu Cà Mau) nói: “Chúng ta cũng phải đảm bảo rằng học phí cũng là một rào cản kỹ thuật để tránh việc học sinh lao vào học đại học và trở thành "học đại"", phải coi học phí đối với người học là nguồn đầu tư, thông lệ quốc tế học phí bao giờ cũng bằng gần hai năm tiền lương sau khi tốt nghiệp.
Liệu các cuộc tấn công mạng do Bắc Kinh hậu thuẫn gần đây nhắm vào Mỹ có dẫn đến chiến tranh thật? Đây là câu hỏi mà nhà kinh tế học người Mỹ David P. Goldman đã đặt ra gần đây. Một câu hỏi quan trọng, hiện hữu và rất khó trả lời. Tuy nhiên, vào tháng trước, Tổng thống Joe Biden đã cảnh báo rằng các cuộc tấn công mạng gần đây, bao gồm việc tấn công mạng các cơ quan chính phủ và cơ sở hạ tầng của Hoa Kỳ, rất có thể dẫn đến một “cuộc chiến nổ súng”. Ông Biden tiếp tục: “Tôi nghĩ có nhiều khả năng chúng ta sẽ kết thúc — à, nếu chúng ta có kết cục là một cuộc chiến, một cuộc chiến tranh thực sự với một cường quốc, thì đó sẽ là hậu quả của một tấn công mạng với hậu quả rất lớn”, "cường quốc" đó, tất nhiên, là Trung Quốc. Như ông Goldman lưu ý: "Nận xét của ông Biden được đưa ra trong một văn bản do văn phòng báo chí Tòa Bạch Ốc lưu hành", chúng không phải là sản phẩm của “loạn ngôn tự phát”. Không, họ đã cố tình.
Bệnh dịch lây lan trên toàn quốc là một mối đe dọa tiềm tàng đối với ĐCSTQ. Hiện tại, Delta đang điều khiển nhiều xã hội trên khắp thế giới, nhưng Trung Quốc dường như là nước duy nhất mà biến thể này có thể kết thúc nhiệm kỳ của nhóm cầm quyền. COVID-19 đang tàn phá Trung Quốc Biến thể Delta đang lan nhanh trên khắp đại lục và Bắc Kinh không có giải pháp nào mới ngoài các biện pháp vũ lực tàn bạo, độc tài toàn trị — và đổ lỗi cho người nước ngoài. Hàng triệu người dân Trung Quốc hiện đang bị phong tỏa. Các ca nhiễm gần đây tạo thành đợt bùng phát coronavirus trên diện rộng, thậm chí còn rộng hơn so với đợt bùng phát vào năm ngoái. Đợt bùng phát mới này đã nhanh chóng vượt ra ngoài tầm kiểm soát của các nhà chức trách và phá vỡ kế hoạch tuyên truyền cốt lõi của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Và nay nước Mỹ đang dần tiến vào một xã hội tự do cực tả, nơi xấu đã trở thành tốt và tốt đã trở thành xấu. Những điều tưởng chừng vô lý thì nay là hiện thực, ví như người nhập cư bất hợp pháp được ra vào tự do trên đất Mỹ, và được hưởng quyền “ưu đãi” hơn cả một công dân Mỹ “chính cống”... Khi những bậc lão thành vừa nhâm nhi cà phê vừa hồi tưởng lại quãng thời gian yên bình cách đây hơn nửa kỷ bằng câu mở đầu “muôn thuở”: “Hồi ấy, bố/mẹ ….”, thì bạn đừng than vãn: “Biết rồi, khổ lắm nói mãi”. Bởi nếu có cỗ máy thời gian cho phép bạn quay trở lại thời điểm cách nay hơn nửa thế kỷ, bạn có gật đầu không? Hơn nửa thế kỷ trước, sẽ không có Internet, không có smartphone, điện thì chập chờn và tất nhiên nếu nhà nào sở hữu một cái tivi đen trắng thì trở thành trung tâm "chiếu phim" cho cả cộng đồng.
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã dựa vào hàng loạt lời nói dối về kinh tế để làm lung lay nhận thức của nhiều người về tình hình hiện tại. Trong bài viết này, chúng tôi xem xét một số lời nói dối lớn nhất và đưa ra bức tranh thực sự đằng sau những lời nói dối đó.
Trong 4 năm nhiệm kỳ của Tổng thống Trump, Big Media đã chế tạo ra bao nhiêu lời dối trá để bủa vây ông? Đã có bao nhiêu thông tin bị lật tẩy giúp công chúng được giải khai sự thật? Mời quý độc giả cùng NTD Việt Nam điểm lại 8 lời dối trá nổi bật nhất về ông Trump của Big Media, trong lúc chờ đợi các thông tin cập nhật từ các cuộc thanh tra kết quả bầu cử tại các tiểu bang Arizona và Georgia. Trong suốt 4 năm dẫn dắt nước Mỹ, cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã đạt được rất nhiều thành tựu. Trong nước, ông Trump không chỉ lấp đầy nền sản xuất rỗng sau nhiều thập kỷ hoang phế, mang lại việc làm và sức tăng trưởng bền hơn cho nền kinh tế, ông còn khôi phục các giá trị truyền thống đang bị bào mòn, xâm lấn triệt để bởi tư tưởng cấp tiến như bảo vệ thai nhi.
Bảo Trợ