Yêu cầu Đại sứ Mỹ bảo vệ 2 tu sĩ ở Việt Nam

07 Tháng Tư 20142:00 CH(Xem: 1305)

WASHINGTON DC 6-4 (NV) - Ông David Shear, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam vừa được yêu cầu phải quan tâm đến hai tu sĩ, một là linh mục Phan Văn Lợi và người còn lại là Chánh Trị Sự Nguyễn Bạch Phụng.

blank

Từ trái, Luật Sư Đỗ Phủ, ông Võ Văn Ái, và bà Ngô Mai Hương, tại buổi điều trần về nhân quyền và tự do tôn giáo Việt Nam, do Ủy Ban Nhân Quyền Tom Lantos Quốc Hội Hoa Kỳ tổ chức tại Washington, DC, hôm Thứ Ba 26-3-2014 tại Ủy ban Nhân Quyền Hạ Viện. (Hình: Trang Facebook của Rangdongsoc).

Người đưa ra yêu cầu là ông Frank Wolf, Dân biểu kiêm Chủ tịch Ủy hội Nhân quyền Tom Lantos của Quốc hội Hoa Kỳ. Hồi cuối tháng trước, qua một video, cả linh mục Phan Văn Lợi của Công giáo lẫn Chánh Trị sự Nguyễn Bạch Phụng của Cao Đài đã cùng đứng ra làm chứng trước buổi điều trần về tự do tôn giáo tại Việt Nam do Ủy hội Nhân quyền Tom Lantos tổ chức.

Theo linh mục Phan Văn Lợi, ông được truyền chức linh mục từ năm 1981 nhưng đến nay vẫn không được hoạt động mục vụ bình thường. Ông bị quản thúc tại gia vì đã cùng linh mục Nguyễn Văn Lý lên tiếng đòi tự do tôn giáo. Các tôn giáo - những tổ chức dân sự luôn bị kiểm soát ngặt nghèo từ nhân sự, hoạt động, tới tài sản và các quan hệ quốc tế. Chính quyền CSVN luôn tìm cách ngăn cản, không cho các tôn giáo quyền được lên tiếng vì sự thật và công lý.

Còn Chánh Trị Sự Nguyễn Bạch Phụng của Cao Đài khẳng định, các tôn giáo tại Việt Nam đều ao ước được tự do. Tự do tôn giáo tại Việt Nam đang bị Nghị quyết 36 và Nghị định 92 của nhà cầm quyền CSVN khống chế. Với tư cách một thành viên của Hội đồng Liên Tôn Việt Nam, bà Phụng yêu cầu, chế độ Hà Nội phải để các tôn giáo hoạt động độc lập, tự do hành đạo, phải trả lại các tài sản đã bị chiếm đoạt.

Trong thư gửi Đại sứ Shear, Dân biểu Wolf nhấn mạnh sự cảm phục của ông đối với hai tu sĩ vừa kể vì sự can đảm khi phơi bày tình trạng tự do tôn giáo tại Việt Nam. Ông Wolf yêu cầu Đại sứ Shear quan tâm và có các hành động cần thiết để bảo vệ sự an toàn cho hai tu sĩ đã nhận lời làm chứng về tự do tôn giáo tại Việt Nam. Đồng thời ông đề nghị gặp gỡ, trao đổi với những nhân chứng này về các tổ chức dân sự độc lập tại Việt Nam, nhằm chứng tỏ Hoa Kỳ luôn tôn trọng các cam kết trong việc bảo vệ và thăng tiến nhân quyền trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Cũng cần nhắc lại là vào năm 2012, ông Wolf từng gửi thư cho ông Obama, Tổng thống Hoa Kỳ, yêu cầu cách chức ông Shear vì Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam “đã thất bại trong việc cổ súy các giá trị biểu tượng của Hoa Kỳ”, cổ vũ cho nhân quyền ở Việt Nam.

Ngoài hai tu sĩ cư trú tại Việt Nam, tham dự buổi điều trần về tự do tôn giáo tại Việt Nam diễn ra hồi cuối tháng trước còn có ông Ron Nay, đại diện Tổ chức Nhân quyền cho người thiểu số ở miền núi, ông Nay tố cáo, nhà cầm quyền CSVN đã và đang thực hiện chính sách đàn áp có hệ thống, ép người thiểu số ở Tây Nguyên bỏ đạo Tin Lành. Ông Nay bảo rằng, chà đạp nhân quyền, xâm hại tự do tôn giáo ở Việt Nam là chuyện phổ biến, diễn ra từ lâu và không có thay đổi nào hết.

Tổ chức Phát triển H’Mong cũng gửi đại diện tham gia điều trần và trình bày chi tiết về sự phân biệt đối xử, ngược đãi người H’Mong ở miền Bắc Việt Nam. Nhiều người đã bị bắt, bị kết án chỉ vì lý do tôn giáo.

Dân biểu Wolf tâm sự rằng, Ủy hội Nhân quyền Tom Lantos muốn kéo giãn thời gian để Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) cho đến khi Việt Nam có những hành động cụ thể cho thấy đã cải thiện nhân quyền và tôn trọng tự do tôn giáo.(GĐ)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Theo ông Phúc, cái tinh thần quốc tế cộng sản nó quá lớn trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Các lãnh đạo Việt Nam lúc bấy giờ ảo tưởng, cả tin về người đồng chí cộng sản của mình để phải ngậm đắng nuốt cay ngày hôm nay, khi mà Trung Quốc tuyên bố cái gọi là Tây Sa, Tam Sa là của Trung Quốc. Họ đưa ra rất nhiều dẫn chứng là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã đồng ý trước năm 1975.
“Ở Việt Nam không có các tổ chức tư nhân, không có các hội đoàn tư nhân, mà mọi hội đoàn muốn thành lập đều phải được nhà nước cấp phép. Nhà nước cho phép hoạt động thì cũng sẽ phải cấp ngân sách cho nó. Cho nên, gần đây có rất nhiều ý kiến cho rằng cần phải có luật lập hội. Hiện nay luật lập Hội vẫn chưa có. Và khi đã có luật lập hội thì cá nhân có thể lập hội và hoạt động theo luật pháp, và đương nhiên là nhà nước không phải trợ cấp tiền cho họ, phải tự tạo ra chi phí của mình một cách hợp pháp. Phải để cho các hội đoàn tự tìm cách gây quỹ tạo kinh phí để hoạt động, nhà nước không nên cấp tiền.”
Tiếp tục tuyên truyền, vận động cộng đồng dân cư thay đổi thói quen, tập quán, thay vì mai táng, chuyển sang hỏa táng... nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm đất, chi phí... Kêu gọi vừa nêu được Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam và Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) đưa ra tại Hội nghị công tác bảo vệ môi trường giai đoạn 2021-2025.
Một trong những nội dung quan trọng được Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu lên tại Hội nghị ngành Kế hoạch và Đầu tư trong năm 2021 là cần có cơ chế khuyến khích để huy động nguồn lực trong dân, nhất là vàng, ngoại tệ, như vay tương đương vốn ODA. Xin được nhắc lại nguồn vốn ODA (Official Development Assistance) là một hình thức đầu tư nước ngoài với các khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài.
Bạn trẻ Đăng Quang hối hả hòa vào dòng người đông đúc ở Sài Gòn, sau ngày làm việc cuối cùng của năm 2020 để kịp về nhà đón phút giao mùa mừng năm mới 2021. Chia sẻ với RFA mà không mất thời gian suy nghĩ khi chúng tôi liên lạc, Đăng Quang nói rằng bạn có ước vọng tất cả mọi người trên toàn thế giới được sức khỏe và cơn đại dịch COVID-19 được khống chế trong năm 2021. Đăng Quang tâm tình rằng dù cuộc sống gặp không ít khó khăn do dịch COVID-19 gây ra, nhưng bạn thấy mình may mắn vì vẫn còn được nói, cười, nhìn thấy được người thân
Hôm 30 tháng 12 năm 2020, báo chí Nhà nước Việt Nam đồng loạt đưa thông tin về phương án nhân sự Ủy viên Bộ Chính trị là Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư chưa công khai là loại thông tin "Tuyệt mật". Thông tin này được loan dựa trên Quyết định 1722/QĐ-TTg Về việc ban hành danh mục bí mật Nhà nước của Đảng do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành ngày 3 tháng 11 năm 2020. Ngoài thông tin về an ninh, quốc phòng hay công tác đối ngoại, đối nội của đảng thuộc loại Tuyệt mật, môt số thông tin về nhân sự hay kỷ luật nhân sự trong đảng cũng thuộc loại Tuyệt mật.
Tại Hà Nội vào đầu năm nay, một người phụ nữ có xuất thân nghèo khổ phải đi đến một quyết định dù cuộc sống của cô phải chịu đảo lộn. Hoàn cảnh khó khăn, chồng đau ốm, bản thân cô còn phải lo cho cha mẹ già và con nhỏ. Trong khi đó không có, nên cô đã quyết định sang Đài Loan lao động. Ngày 28 tháng 5, cô bước vào phòng khám sức khỏe để xin giấy chứng nhận; đây là một điều kiện trong quy trình làm thủ tục đi lao động ở nước ngoài. Với kết quả tốt, ngày 4 tháng 9 cô đã lên máy bay, xuất cảnh sang Đài Bắc và không lâu sau đó, bắt đầu làm việc để gửi tiền về nuôi gia đình ở quê nhà.
Hơn 3 tháng sau khi một số bị cáo trong phiên tòa xét xử người dân xã Đồng Tâm đã được giảm án và trả tự do, những người này cho biết đến nay vẫn bị ám ảnh, hoảng loạn, mất ngủ bởi những gì họ trải qua trong lúc bị tạm giam. Bà Lê Thị Oanh, một người dân Đồng Tâm, chia sẻ với Đài Á Châu Tự Do hôm 20 tháng 12. “Sau phiên sơ thẩm thì 14 người được về. Khi họ về họ bảo, họ không giám nói. Người dân ra đón ở đầu làng đêm hôm sau phiên tòa sơ thẩm thì ai cũng nói là không bị đánh, không bị làm sao cả”.
Một trong những phiên tòa xét xử giới chức lãnh đạo cấp cao ở Việt Nam trong năm 2020, được dư luận trong và ngoài nước quan tâm nhiều có thể nói là trường hợp cựu Chủ tịch thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung. Ông bị đưa ra xử theo cáo buộc “Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước”. Cựu Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung bị khởi tố và bắt giam hồi cuối tháng 8 và phiên xử được tiến hành vào trung tuần tháng 12.
Tám Dân biểu Mỹ hôm 18/12 kêu gọi gọi Bộ Ngoại giao và Tài chính Mỹ thực hiện các chế tài cấm vận của Đạo luật Magnitsky toàn cầu đối với những công an Hà Tĩnh, những người đã tra tấn nhà báo Nguyễn Văn Hoá, người bị kết án tù 7 năm với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước trong phiên toà năm 2017. Nguyễn Văn Hoá là cộng tác viên của Đài Á Châu Tự Do (RFA). Vào tháng 11 năm 2016, Hoá đã bị an ninh đánh đập, tịch thu thiết bị khi đang làm việc cho RFA. Khi bị giam giữ, Hoá lại bị tra tấn, ép phải ký biên bản hỏi cung.
Bảo Trợ