Những cơ hội thuận tiện cho việc giáo dục

05 Tháng Tư 20142:00 CH(Xem: 2444)

Trong đời sống gia đình, có rất nhiều cơ hội để cha mẹ thực hiện việc giáo dục cho con cái cả về phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên. Chẳng hạn:

1/ Những bữa ăn: 

Đây là dịp xảy ra hằng ngày. Cố gắng tổ chức để mọi người trong gia đình cùng ăn một lượt để tạo sự đoàn kết, hợp nhất trong gia đình. Nhắc con cái cám ơn Chúa, nhớ đến những người nghèo đói… Dạy con cách ăn uống, tập tinh thần nhường nhịn, nghĩ tới người khác. Hỏi han trao đổi với con về chuyện học hành, vui buồn trong ngày. Đừng khiển trách, la mắng con cái trong bữa ăn. Không mở máy truyền hình trong bữa ăn, để mọi người có thể trao đổi với nhau, thay vì dn mắt ln truyền hình m khơng ai để ý tới ai.

 

 

blank

2/ Kinh sáng kinh tối

Buổi sáng nếu đọc kinh chung được thì tốt. Trong thực tế điều này khó thực hiện vì công việc làm ăn, vì giờ giấc. Tuy nhiên khi thức dậy, nhắc con cái nhớ đến Chúa, cám ơn Chúa, dâng ngày, dâng công việc cho Chúa.


Buổi kinh tối thuận tiện hơn, mặc dầu bây giờ gặp trở ngại nơi các phương tiện giải trí. Cha mẹ thu xếp để gia đình có ít phút cùng nhau gặp Chúa, cùng nhau quây quần bên bàn thờ gia đình. Không nên kéo dài. Tập cho con cái cầu nguyện với Chúa, cầu nguyện cho mọi người trong gia đình. Sau giờ kinh cha mẹ nhắc nhủ dặn dò con cái những điều cần thiết hoặc sửa lại những sai lầm của chúng.


3/ Dịp lãnh nhận các bí tích


Bí tích rửa tội:

 Rửa tội cho trẻ em rất quen thuộc với truyền thống Kitô giáo, làm cho chúng ta hiểu ngay về bản chất đích thực của ơn cứu độ. Đó là ân sủng, nghĩa là ơn huệ nhưng không chủa Chúa. Sự dìm mình vào trong cái chết của Đức Kitô giải thoát con người tận cội rễ khỏi tội lỗi và sự chết, để thực hiện một cuộc tái sinh mới theo Thần Khí, cho sự sống mới vĩnh cửu. Do đó, ngày rửa tội được coi như ngày đứa con được sinh ra về phần thiêng liêng, sau khi cha mẹ đã sinh ra nó về phần xác, ngày đánh dấu mốc quan trọng trong gia đình. Nhân dịp này, cha mẹ nhắc anh chị nó về sự cao quý của ơn được làm con cái Chúa, hướng chúng về gia đình thiên quốc mai sau, nhắc lại cho chúng những bổn phận người đã chịu phép rửa tội.

-Xưng tội, Rước lễ lần đầu, Thêm sức:


Đây là ba bí tích khai tâm quan trọng con cái bạn sẽ lãnh nhận khi tới tuổi khôn. Cha mẹ nhắc con cái ý thức về ơn huệ cao cả Chúa ban, cố gắng dọn mình xứng đáng và ra sức sống bí tích lãnh nhận, đẹp lòng Chúa: quyết tm chừa tội, gìn giữ hình ảnh Cha, lm chứng cho Cha bằng đời sống tốt lành.

Bí tích Hôn phối:

Dịp con cái chịu phép hôn phối, lập gia đình là một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của chúng. Cha mẹ nhắc nhủ, dạy dỗ con cái những điều cần về bí tích hôn phối, về đời sống vợ chồng, bổn phận trong gia đình họ hàng, trong Hội Thánh, trong xã hội.


Đối với những em chưa lập gia đình, biết chuẩn bị xứng đáng bằng đời sống đạo đức, đứng đắn trong sạch, trau dồi nhân cách, tập luyện nghề nghiệp để sau này thành công trong đời sống gia đình. Lưu ý chng, nhất là với các em nữ,khi giao thiệp với người khác pháiphải đứng đắn, để tránh những lầm lỡ đáng tiếc làm hư hỏng cả cuộc đời.

-Xức dầu và an táng:

Khi trong nhà có ông bà hoặc người thân bệnh nặng hoặc qua đời, cha mẹ quy tụ con cái bên giường bệnh an ủi, cầu nguyện cho người thân. Nhân dịp này nhắc con cái ý thức sự mỏng dòn yếu đuối của kiếp người, giá trị tương đối của vật chất trần thế và kêu gọi chúng còn được sống phải cố gắng liêm chính, trong sạch, xa tránh tội lỗi, làm nhiều việc tốt để được chết lành, chết thánh.


4/ Các dịp lễ khác


Lễ bổn mạng của cha mẹ

Nhân dịp lễ bổn mạng của chồng, vợ: nhắc con cái về công ơn cha mẹ, gia tăng cầu nguyện để cha mẹ mạnh khoẻ làm việc, nuôi nấng gia đình… cố gắng sống tốt, giúp đỡ, hiếu thảo để cha mẹ vui lòng.


-Lễ bổn mạng của con cái

Nhắc mọi người trong gia đình cầu nguyện, quan tâm đến nó. Cho nó thấy tình thương của gia đình dành cho. Điều này sẽ khích lệ, thúc đẩy nó cố gắng hơntrong công việc, trong đời sống. Kêu gọi nó bắt chước đời sống, gương mẫu của thánh bổn mạng.


-Lễ bổn mạng của các vị mục tử: Cha xứ, Cha phó, Đức Giám Mục

Nhắc con cái cầu nguyện đặc biệt cho các ngài. Gợi cho chúng biết công ơn của các vị, khuyến khích chúng bày tỏ tình liên hệ cha con thiêng liêng và cố gắng sống xứng đáng, nhiệt thành cộng tác với việc tông đồ của các ngài.

5/ Khi con cái đi học xa, đi làm, đi nghĩa vụ


Khi đi học xa: nhắc con cái khi xa gia đình cố gắng sống gương mẫu chăm chỉ học hành, gương sáng cho bạn bè, sống trong sạch đứng đắn, nhớ đến Chúa, đừng theo thói người đời, đề phòng những điều nguy hại.


-Khi đi làm: nhắc con cái giữ lương tâm nghề nghiệp, lương thiện công bình, chu toàn bổn phận, không tham lam của công, hối lộ hoặc làm khó dễ người ta…


-Khi đi nghĩa vụ quân sự: khuyến khích và nhắc nhủ con cái ý thức đó là bổn phận chung của người thanh niên trong xã hội nên phải hăng hái chu toàn. Tập luyện tinh thần can đảm, chịu khó, kỷ luật. Khi gặp nguy hiểm cần biết cậy trông phó thác nơi Chúa, tin vào sự quan phòng của Chúa. Có lòng yêu thương kính trọng dân lành, đừng dùng sức mạnh khí giới cướp bóc, ức hiếp, dọa nạt, làm thiệt hại tài sản nhà cửa người ta…

 

MƯỜI ĐIỀU CẦN LƯU Ý CON CÁI ĐI HỌC ĐI LÀM XA NHÀ

 

1.Khi đi, nhớ mang theo bản sao chứng chỉ Rửa tội,Thêm sức, Sách Lời Chúa, để sử dụng khi cần.

 

2.Lựa chỗ ở trọ thuận tiện và an toàn: gần nhà thờ, tiện cho công việc;tránh những khu vực phức tạp như trộm cắp, hút xách,mại dâm…

 

3.Sau khi đ ổn định chỗ ở và công việc: tìm đến nhà thờ giáo xứ gần nhất để biết giờ cử hành Thánh lễ Chúa nhật. Sau nầy, nếu có thể thì xin tham gia cc sinh hoạt gio xứ, như: giới trẻ, ca đoàn, lớp giáo lý, khĩa học chuẩn bị kết hơn.

 

4.Trừ khi có lý do chính đáng, quyết tâm không bỏ lễ Chúa nhật, kinh tối sáng, và siêng năng lnh nhận bí tích Thnh Thể, Hịa giải (Xưng tội).

 

5.Nêu gương sáng cho người khác khi học tập, làm việc, bằng: thái độ vui tươi niềm nở, thành thật và bác ái, tránh thô tục, rượu chè, bài bạc.

 

6.Trong giao tiếp với người khác phái: luôn có sự tôn trọng và trong sáng, lành mạnh. Riêng phái nữ: phải cẩn trọng khi đi chơi, ăn uống với phái nam, dễ bị lừa gạt bằng các loại thuốc kích thích.

 

7.Mỗi tối: dành ít phút đọc một vài câu Lời Chúa, suy gẫm và cầu nguyện.

 

8.Khi muốn tiến tới hôn nhân với một người khơng cng tơn gio: phải cầu nguyện, tìm hiểu kỹ lưỡng về người đó, đừng vội vàng hấp tấp, dễ tin.

 

9.Khi có việc cần trao đổi góp ý, nhất l về hơn nhn: trình by cho cha mẹ mình ở nh, đến xin cha xứ nơi tham dự thánh lễ để xin chỉ dẫn, hoặc liên hệ với cha xứ của mình.

 

10.Khi có dịp về thăm gia đình, nhớ: tham gia cc sinh hoạt trong gio xứ, đến thăm cha xứ để trao đổi, trình by về sinh hoạt của mình v xin cầu nguyện, chỉ dẫn.

 

6/ Khi may mắn hạnh phúc, khi thử thách đau khổ

 

-Khi vui mừng thịnh vượng: nhắc con cái tạ ơn Chúa, ra sức làm việc, quảng đại phục vụ, sống tốt.

 

Khi thử thách đau khổ: không ngã lòng thất vọng. Tin tưởng vào lòng thương và thánh ý Chúa. Can đảm chấp nhận và phấn đấu vượt qua. Không phàn nàn trách móc, đổ lỗi, gây gỗ…

 

Kết luận:

 

Trong, vì những cơ hội này có tác dụng rất tốt cho con em thâu nhận kiến thức kinh nghiệm, rèn luyện bản thân.

 

Lm. Anphongsô Nguyễn Công Vinh

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Gia đình là tổ ấm, đó là một mỹ từ mà bất cứ ai cũng đã nghe biết, đó là một ước mơ, một lý tưởng sống mà ai cũng mong đạt được. Thế nhưng có bao nhiêu gia đình đã thực sự trở thành tổ ấm? Có bao nhiêu gia đình đã trở nên hoang tàn trong băng giá? Và có bao nhiêu gia đình phải chia ly trong đau thương, xa cách trong hận thù, trong mất mát ...
Để trở thành người Chồng, Vợ biết yêu thương, tôn trọng nhau cần phải học cả đời các bạn nhé 1. Ba nhu cầu chính của người chồng: – Được kính trọng. – Thích dịu dàng. – Được ủng hộ, được thừa nhận, được thấu hiểu. 2. Ba nhu cầu chính của người vợ: – Cảm giác an toàn. – Lãng mạn. – Được cưng chiều và dỗ dành. 3. Ba vấn đề lớn trong cuộc sống: – Vấn đề kinh tế. – Vấn đề giới tính. – Vấn đề giao tiếp. 4. Ba nhiều: – Quan tâm đến nhau nhiều hơn. – Tìm ưu điểm của đối tác. – Nói nhiều chuyện tích cực. 5. Ba ít: – Ít phàn nàn. – Ít chỉ trích. – Ít hiểu lầm. 6. Bốn điều vợ chồng nên làm: – Nghĩ về điều tốt của đối tác. – Tán thưởng sở trường của đối tác. – Thông cảm điều khó xử của đối tác. – Bao dung khuyết điểm của đối tác. 7. Bốn câu nói khi vợ chồng ở bên nhau: – Thật xin lỗi, anh/em sai rồi. – Em tin tưởng anh (Anh tin tưởng em). – Em/anh thấy vinh dự và tự hào về anh/em . – I love you.
Là người Kitô hữu, chúng ta không chỉ có bổn phận xây dựng thế giới, mà còn xây dựng Giáo Hội và Nước Trời, trong hiện tại và tương lai, nghĩa là làm sao để Chúa Kitô thống trị thế giới và mọi tâm hồn. Cách tốt nhất và căn bản nhất vẫn là bắt đầu từ chính gia đình của chúng ta. Vì gia đình chính là một giáo hội nhỏ/04 Tháng Bảy 2012(Xem: 4762) NGUYỄN CHÍNH KẾT - SimonHoaDalat/
Tôi va phải một người lạ trên phố khi người này đi qua. “Ồ xin lỗi”, tôi nói. Người kia trả lời: “Cũng xin thứ lỗi cho tôi, tôi đã không nhìn cô”. Chúng tôi rất lịch sự với nhau. Nhưng ở nhà thì mọi chuyện lại khác./11 Tháng Tám 2012(Xem: 6298) Lệ Oanh st /
"Mẹ yêu con". Điều này tưởng là tất nhiên không cần nhắc lại; nhưng một lời nói dịu dàng như vậy trong khung cảnh thích hợp hẳn sẽ làm con bạn rất hạnh phúc và chẳng thể nào quê - Trong quá trình phát triển tâm hồn của bé, những lời nói của mẹ đóng một vai trò hết sức quan trọng./14 Tháng Sáu 2012(Xem: 4742) LThH st (Theo Phunu) /
Tư duy quyết định vận mệnh, tư duy quyết định tâm tính, tư duy quyết định phương thức giáo dục, tư duy cũng sẽ ảnh hưởng đến tương lai của con trẻ. Cha mẹ có tư duy tích cực sẽ dễ dàng bồi dưỡng ra đứa trẻ có tư duy tích cực, cha mẹ với tư duy tiêu cực dễ dàng tạo ra đứa trẻ có tư duy tiêu cực.
Nếu người kéo xe là bạn, trên có bố, mẹ, dưới có vợ và con, chỉ cần một giây sơ sẩy trượt chân thôi, bạn có thể giữ lại cả gia đình hay không? Có thể trong mắt người khác, bạn chỉ là cây cỏ, nhưng với gia đình, bạn là cả một bầu trời. Làm một người đàn ông, sống là phải gánh vác. Làm một người phụ nữ, sống là phải có trách nhiệm. Người đàn ông mệt, là bởi vì không có người phụ nữ ở đằng sau hỗ trợ đẩy xe. Người phụ nữ mệt, là bởi vì không có người đàn ông kéo xe ở phía trước Bố mẹ mệt, là bởi vì không có con cái có khả năng gánh vác. Con cái mệt, là bởi vì không có một mái nhà đúng nghĩa mái nhà. Thế nên, sống trên đời, đừng để bản thân quá thoải mái, bởi vì họ rất cần sự tồn tại đúng nghĩa, tồn tại thực sự của chúng ta chứ không phải chỉ có để xưng hô rồi để đó.
Khác với các bà mẹ phương Đông thường chăm chút từng ly từng tí cho con, các bà mẹ phương Tây lại có phần “làm ngơ” các con của mình. Tuy nhiên, trẻ em phương Tây lại được đánh giá là khá ngoan và tự lập rất tốt. Tôn trọng con trẻ Tuy các con còn nhỏ nhưng các bà mẹ phương Tây không vì thế mà bỏ đi sự tôn trọng “nhỏ nhoi” đối với con mình. Khi đến chơi nhà bạn và được mời thức ăn, các bé được toàn quyền nói Có hoặc Không đối với món ăn đó. Rất ít khi các mẹ Tây ngăn cản con không được ăn (do sĩ diện hoặc e ngại làm phiền) hay ép con chọn món ăn được mời (để lấy lòng gia chủ). Ngoài ra, khi con mắc lỗi, hầu như bố mẹ không bao giờ quát mắng con nơi công cộng mà thường có những buổi “nhỏ to tâm sự”. Trẻ nhỏ với tính bắt chước cao cũng học theo sự tôn trọng này một cách vô thức và lâu dần hình thành thói quen tôn trọng người khác. Do đó, những trẻ được bố mẹ tôn trọng tỏ ra rất hợp tác với bố mẹ, hữu hảo với bạn bè, và không có cảm giác mất tự nhiên khi nói chuyện với người lớn.
Trước nay, người ta nói nhiều đến phép tính “nhiệm mầu” của hôn nhân, đó là 1+1=1 để nói lên sự hợp nhất nên một trong vợ chồng. Nghĩa là trong hôn nhân, hai bạn trở nên một trong tình yêu, cùng chia sẻ một định mệnh và cùng chịu trách nhiệm với nhau, vì nhau. Như ông bà ta thường nói “Vợ chồng như đũa có đôi”. Tuy nhiên, ngày nay, một số người muốn thay đổi phép tính, thay vì nói: 1+1=1 thì họ dùng công thức khác, rất toán học và lại bao hàm ý nghĩa đặc biệt, đó là 0,5+0,5=1. Nghĩa là trong hôn nhân mỗi bạn sẽ là một nửa của nhau, họ tìm đến nhau để cuộc hôn nhân được vuông tròn, họ sẽ kết hợp là MỘT trong tình yêu, trong cuộc sống, trong gia đình. Như lời Thánh Kinh đã viết: “Người đàn ông sẽ kết hợp với vợ mình, và cả hai sẽ trở nên một thân xác” (Mt 19, 5; x. St 2, 24).
Để nuôi dưỡng và giáo dục một đứa trẻ thành người, các giáo sư của đại học Harvard University khuyên cha mẹ đừng lơ là “Golden 7 Years” (7 năm vàng) đầu đời của con. Theo Healthline, các nghiên cứu về “7 năm vàng” này rất quan trọng, vì bước qua năm thứ tám, trẻ có sẵn một số kỹ năng cần thiết để tiếp tục con đường học tập và làm việc trong cả cuộc đời của bé sau này. Nhà triết học Hy Lạp vĩ đại Aristotle từng nói: “Hãy đưa tôi một đứa trẻ, đến khi nó 7 tuổi, tôi sẽ cho bạn thấy cháu bé là con người thế nào.” Trí tưởng tượng bắt đầu hình thành và phát triển từ khi trẻ lên ba. (Hình minh họa: Free-Photos/Pixabay) Nhưng cũng có nhiều người thắc mắc và tự hỏi, liệu có nghiên cứu nào ủng hộ giả thuyết của Aristotle không. Nói cách khác, có sách vở nào dành cho cha mẹ, để chắc chắn những đứa con mình sẽ thành công và hạnh phúc trong tương lai không?
Bảo Trợ