Thương vụ hằng năm của kỹ nghệ chocolate e trên thế giới được ước đoán lên đến cả trăm tỷ đô-la.
Được biết, 80% chocolate được tiêu thụ tại các quốc gia Tây Phương. Trong đó có những công ty đầu sỏ như Nestlé, Mars và Cadbury nắm hết cũng khoảng 80% về khâu biến chế và phân phối.
Theo thống kê, thì thương vụ về chocolate năm 2009 là 600 triệu euros tại Pháp (công ty Mars Chocolate) và 17 tỷ tại Hoa Kỳ.
Source: Towards a Sustainable Cocoa Chain (Oxfam International Research Report, January 2008)
Viếng thủ đô của chocolate: "Brussels, the chocolate capital of the world."
Mỗi người dân Bỉ tiêu thụ trung bình 11kg chocolate /năm.
Riêng thủ đô Brussels có trên 300 nhà sản xuất chocolate nổi tiếng nên được quảng cáo là thủ đô chocolate của thế giới.
Đặc biệt tại Bỉ có món bánh kẹp Belgian waffle (Anh) hay gaufre belge.
Đó là bánh gaufre de Bruxelles và bánh gaufre de Liège... Bánh được làm từ bột mì và yến mạch (oat) và được nướng trên một khuôn sắt... Loại 'gaufre de Bruxelles' thường được rắc đường nhuyển còn loại 'gaufre de Liège' thưởng được rắc đường hạt to (sucre perlé) nên khi nhai nghe rào rạo... Ngoài ra, người ta còn có thể trét thêm lên các loại chất ngọt khác thí dụ như chocolate, nutella, crème de chantilly, trái fraises hay các thứ mứt ngọt khác, vân vân để tăng thêm cái đậm đà ngon ngọt của cái bánh kẹp.
Mặt trái của kỹ nghệ chocolate: tệ nạn buôn trẻ em 11-12 tuổi
Mặt trái của kỹ nghệ chocolate ra sao ngoài sự ngon ngọt của nó?
Một thỏi chocolate khoảng 5 đô-la mà chúng ta đang cầm trong tay, thì đã có biết bao nhiêu là mồ hôi nước mắt và thậm chí có thể là cả sinh mạng của một trẻ em Phi Châu nào đó phải đổ ra…
Thật vậy, vì các em có thể bị bắt cóc hoặc bị cha mẹ vì quá nghèo đói nên đem bán con cho người khác để đi làm việc khổ sai trong các cánh vườn mênh mông trồng cacoa... Nạn bóc lột sức lao động và nạn buôn trẻ em còn nhỏ tuổi, trai cũng như gái (child labor, child trafficking) là một tệ-nạn có thật tại các quốc gia sản xuất cacao ở Phi Châu ngày nay.
Một sản phẩm siêu sao
Có lẽ nhờ khéo quảng cáo cho nên từ một hai chục năm qua, chocolate được xem như một sản phẩm ngọt siêu sao, một thức ăn ưa thích của tất cả nam phụ lão ấu.
Không những nó vừa ngon vừa ngọt mà lại còn có tính năng bổ dưỡng, và phòng trị được nhiều bệnh tật. Lại còn có quảng cáo ca tụng là chocolate có tính trợ dương (?) để chiêu dụ giới nình-ông…
Cây cacao được trồng ở đâu?
Cây cacao (theobroma cacao) là một loại cây ở vùng Nam Mỹ, nhưng ngày nay chúng ta đã thấy nó có mặt hầu như khắp thế giới…
Riêng Ivory Coast, nằm về phía Tây Châu Phi, cũng sản xuất lối 50% cacao trên thế giới. Kế đến là Ghana, Nigeria, Indonesia và Brazil. Đó là năm quốc gia dẫn đầu trong việc sản xuất cacao.
Thu hoạch hạt cacao là một công việc vô cùng cực nhọc, nhưng lương hướng nông dân thì chẳng có bao nhiêu.
Các thế lực kinh tế thế giới như Quỷ tiền tệ FMI, World Bank cũng như chánh phủ địa phương cố tình dìm giá rẻ mạt khiến các nông gia sản xuất hạt cacao vô cùng khốn đốn và trong 10-15 năm qua, giá cả hạt cacao rất ư là bấp bênh và rất thấp không đủ tài chính để các nông gia trang trải chi phí sản xuất, và họ cũng không có cách nào để tăng giá lên được!
Nỗi thống khổ của nông dân Châu Phi
Trước hết họ bắt buộc phải sử dụng tất cả nhân lực gia đình trong việc sản xuất hạt cacao.
Con cái không được đi học, phải ở nhà để làm việc.
Ngoài ra, rất nhiều trẻ con 11-12 tuổi tại các vùng lân cận như Mali bị bắt cóc và gởi đi làm việc trong các đồn điền cacao ở Ivory coast, một quốc gia lân cận.
Các mạng lưới bắt cóc trẻ con đã xuất hiện khắp nơi tại vùng Tây Phi Châu.
Một số cha mẹ vì quá nghèo nên đã phải nhẫn tâm đem bán con của họ cho các tổ chức tìm người làm việc trong các đồn điền cacao.
Có thể gọi đây là một 'thảm kịch cacao'.
Hình ảnh chocolate.
Chocolate, tốt cho sức khỏe?
Chocolate được sản xuất ra từ chất cacao và có chứa flavonoid. Đây là chất chống oxy hóa antioxidant nằm trong hạt cacao. Rất tốt để bảo vệ sức khỏe tim mạch. Flavonoid cũng được thấy hiện diện trong rượu chát đỏ, trà xanh và các loại dâu berries.
Vấn đề nói chocolate tốt hay xấu cho sức khỏe cũng còn phải tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa. Nếu quy trình biến chế càng kéo dài thì flavonoid càng bị giảm đi và chocolate cũng mất đi giá trị của nó đối với sức khỏe.
Bởi những lẽ trên, nên chocolate đen chứa nhiều flavonoid được xem là chocolate tốt nhất.
Nói chung các khảo cứu khoa học giá trị đều nhìn nhận chocolate đen rất tốt cho bệnh tim mạch, giúp giảm áp huyết và cholesterol xấu LDL.
Chocolate cũng tốt cho sức khỏe tinh thần (phsychological well beeing).
Ăn chocolate thường xuyên sẽ cảm thấy được vui sướng hơn (?). Tác giả nghĩ rằng đây cũng chỉ là để…quảng cáo mà thôi!
Thế nào là ăn quá nhiều chocolate
Thật ra các nhà khoa học không thể ấn định được lượng nào tốt cho sức khỏe. Tuy rằng những cuộc nghiên cứu đã đưa ra những kết quả rất khích lệ về chocolate nhưng cần nên nhớ nó cũng là nguồn cung cấp calories, chất béo và đường...
Vậy chỉ nên ăn 'vừa phải' mà thôi!
Chocolate đen hay chocolate sữa?
40gr sản phẩm chocolate đen (loại có 70% cocoa dark chocolate e) có chứa:
- 213 calories
- 16gr chất béo fat
- 11gr chất béo bảo hòa saturated fat
- 12gr đường sugar
Nhiều nhà sản xuất chocolate trong mùa Giáng Sinh không sử dụng chocolate đen thuần túy, mà thay vào đó bằng những loại chocolate sữa có chứa rất nhiều đường.
Chocolate đen chứa ít ca-lo-ri hơn hai loại chocolate sữa và chocolate trắng.
Ngoài chocolate ra, còn có rất nhiều loại sản phẩm cũng rất giàu chất antioxidant, đồng thời cũng chứa nhiều chất xơ fiber như trái blueberries, cam, broccoli, rau dền spinach…
Hình ảnh chocolate.
Chocolate trắng là gì?
Đây là dẫn xuất (derivatives) của chocolate. Chocolate trắng rất giàu bơ cocoa (cocoa butter), đường và sữa rắn (solid milk). Chocolate trắng có màu vàng lợt, hay màu ngà ngà (ivory appearance).
Độ tan (melting point) của bơ cocoa (một thành phần chính cụa hạt) rất cao để có thể giữ cho chocolate được cứng trong nhiệt độ bình thường và cứng vừa đủ để tan trong miệng.
Cách sản xuất chocolate trắng
Chocolate trắng không có chứa các phần cứng của hạt cocoa. Đây là dưỡng chất chính của rượu chocolate (chocolate e liquor).
Phần chất rắn sậm màu của hạt được tách ra khỏi phần chất béo.
Khác với các loại chocolate bình thường (conventionnal chocolate e), ở chocolate trắng các phần chất rắn không được kết hợp trở lại.
Bởi lẽ này mà chocolate trắng không có chứa tính chống oxy hóa...
Thông thưòng, phần bơ cocoa được khử mùi để loại bỏ ra những hương vị khó chịu.
Tại Anh quốc, thí dụ điển hình là chocolate trắng mang tên Milkybar.
Mặc dù được sản xuất theo cách chocolate sữa và chocolate đen nhưng chocolate trắng không có chứa chất rắn (cocoa solids).
Môt số sản phẩm trên thị trường có thể tạo sự ngộ nhận với chocolate trắng.
Các sản phẩm nầy được sản xuất ra từ những chất rắn rẻ tiền, hoặc từ các loại chất béo thực vật được thủy phân hóa hoặc từ mỡ động vật (hydrogenated vegetable and animal fat). Đây là những chất béo xấu. Chúng đều có màu trắng nhưng không có ánh ngà ngà (ivory shadow) như loại chocolate trắng thật sự được, đồng thời chúng cũng không có hương vị của bơ cocoa (cocoa butter's flavor).
Kể từ 2004, Hoa Kỳ ấn định chocolate trắng phải có chứa ít nhất 20% bơ cocoa, 14% sữa rắn (milk solids), 3,5% chất béo sữa, và không được chứa hơn 55% đường hay các chất ngọt khác.
Liên u cũng áp dụng theo tiêu chuẩn của Hoa Kỳ, nhưng họ không giới hạn tỉ lệ đường cho thêm vào sản phẩm (theo tài liệu white chocolate e-Wikipedia).
Làm sao biết được một thỏi chocolate tốt?
Hãy đọc kỹ nhãn hiệu và nhìn bản nguyên liệu ingredients sử dụng.
Chữ cocoa solid hay cocoa mass phải được liệt kê trước tiên chớ không phải là chất đường.
Nên chọn những thỏi chocolate nào có chứa 70% cocoa hay nhiều hơn.
Cẩn thận với những chocolate tinh chế, có áo đường bên ngoài (high processed, sugar coated). Đây chỉ toàn là calories rỗng empty calories không bổ dưỡng vì chứa quá ít cocoa và flavonoid.
Hình ảnh chocolate.
Caffeine và Chocolate
Theo tài liệu của công ty chocolate Hershey, caffeine là một chất kích thích tự nhiên của hạt café và hạt cacao (coffee beans and cocoa beans). Số lượng caffeine trong sản phẩm chocolate thay đổi tùy theo nguyên liệu có chứa caffeine.
Bột xay ra rừ hạt cacao chứa một tỷ lệ caffeine cao nhất tiếp theo là bột chocolate không đường để làm bánh (unsweetened baking chocolate e).
Các thỏi chocolate (chocolate e bar) chứa những tỷ lệ caffeine rất thay đổi tùy theo loại sản phẩm.
Chocolate sữa tương đối chứa rất ít caffeine. Thí dụ thỏi chocolate sữa Hershey's loại 1,55 ounces chứa 12mg caffeine tương đương với 3 tách café loại decaffinated coffee.
Nói thêm về caffeine và sức khỏe
Nên nhớ là caffeine không những chỉ thấy trong café mà còn được thấy hiện diện trong một số nước giải khát và trong các loại bánh, kẹo có chứa chocolate …
Đối với các bà trong thời kỳ mãn kinh cũng cần nên hạn chế cà phê, vì nó có khuynh hướng làm tăng nguy cơ bệnh loãng xương.
Nếu uống nhiều cà phê và uống thường xuyên, caffeine có thể làm tăng cholesterol trong máu, gây nhức đầu, tim đập nhanh và đập không đều, hồi hộp, bồi hồi, lo âu, mất ngủ, tăng huyết áp, tăng nhịp thở, tăng chất acide chlorhydrique làm xót bao tử, ợ chua, tiêu chảy và có thể tăng nguy cơ bị sạn thận (kidney stone), vân vân.
Cà phê và trà là hai chất lợi tiểu, kích thích thận khiến đi tiểu nhiều. Có người còn cho rằng trà hiệu "Thái Đức" là đặc biệt nhất vì tối mà lỡ uống nó thì phải thường xuyên thức dậy giữa đêm để đi tè thì hết còn ngủ nghê gì được!
Caffeine có khuynh hướng làm tăng nhu động ruột, bởi vậy sáng sớm sau khi làm một ly cà-phê thì một hồi là mắc…ị ngay!
Nhưng uống cà phê nhiều quá cơ thể sẽ bị mất nước và gây táo bón.
Caffeine cũng kích thích não giúp chúng ta tỉnh táo hơn và giúp chúng ta bớt buồn ngủ.
Các nhà khoa học cho biết là trong cơ thể, về mặt hóa học caffeine thuộc nhóm xanthine.
Để có thể tác động thì khi vào cơ thể, caffeine liền chiếm cứ các thụ thể (receptors) của chất adenosine cũng thuộc nhóm xanthine do não tiết ra, khiến adenosine không thể hoạt động được. Bình thường adenosine dự phần trong việc tổng hợp ATP là nguồn năng lượng của cơ thể.
Đưọc biết, adenosine là chất làm êm dịu (neuromodulator) hệ thần kinh trung ương và gây buồn ngủ. Bởi vậy nên khi uống cà phê vào buổi tối thì thường hay bị mất ngủ là vì lẽ adenosine bị mất tác dụng do hiện tượng nói trên…
Cà phê làm tăng công suất của các bắp cơ, nhờ vậy giúp giảm một cách tạm thời cảm giác mệt mỏi.
Các tác dụng vừa kể của cà phê cũng có thể thay đổi tùy theo mỗi cá nhân.
Có người chỉ cần uống một tách cà phê là bị mất ngủ, nhưng cũng có người khác thì dù có làm hai ba tách cũng chưa thấy nhằm nhò gì cả.
Kết luận
Tránh mua các loại sản phẩm rẻ tiền chứa toàn đường, chất béo xấu, dầu dừa, chất bảo quản hóa học cũng như không có hay có chứa rất ít 'bơ cacao'…
Nên chọn những loại chocolate chất lượng và phẩm chất cao cho dù phải trả một giá hơi đắt một tí./.
Không biết hai tiếng ‘tòm tem’ xuất hiện trong ngôn ngữ Việt từ bao giờ nhưng cái chuyện tòm tem thì quả là xưa không kém gì quả đất. Tuy nhiên, dù có xưa cách mấy thì tòm tem vẫn không bao giờ cũ, vì loài người còn tồn tại tới ngày hôm nay cũng là nhờ vào ‘tòm tem’. Chính vì thế mà thiên hạ vẫn cứ mãi mãi tòm tem và sẽ còn nói nhiều về chuyện tòm tem.
Sở dĩ tôi dùng hai tiếng ‘tòm tem’ này để nói về một chuyện mà ngôn từ dùng để diễn tả lại vô cùng phong phú và thường được thả nổi, ấy là tại vì hai tiếng này vừa có gốc có gác, vừa nôm na dễ hiểu, lại không bị coi là tục để các vị thích rao giảng đạo đức bắt bẻ mà cũng không khô khan như từ ngữ chuyên môn của nhà khoa học. Tôi học được hai chữ này trong bài ca dao sau:
Đang khi lửa đỏ cơm sôi
Lợn kêu con khóc chồng đòi tòm tem
Bây giờ cơm chín lửa tàn
Lợn ăn, con ngủ, tòm tem thì tòm
Bộ nào vỗ béo Ngân hàng -Khác nào siêu nạc cho đàn bầy heo -Lãi vay ngày một trèo leo -Bệnh phù Thống Đốc sao đèo nổi xe -Chuyện này mắt thấy tai nghe -Trên trang điện tử o oe mấy dòng/30 Tháng Năm 2012(Xem: 4070)
Sỹ Hành/
Nữ nghệ sĩ Phùng Há tên thật là Trương Phụng Hảo, sanh ngày 30 tháng 4 năm 1911 tại làng Điều Hòa, tổng Thuận Trị, huyện Châu Thành Tỉnh Mỹ Tho, Việt Nam. Bà mất ngày 05 tháng 7 năm 2009, tại nhà riêng xây trong khuôn viên chùa Nghệ sĩ Gò Vấp, Saigon, hưởng thọ 99 tuổi./09 Tháng Sáu 2012(Xem: 4163)
/
Đến màn thứ hai để quảng cáo cho những chai dầu gió Thần Dược, là phần tôi rất khó quên, là những bài học ca dao “đầu đời” bình dân, đầy vần điệu do ông thầy võ múa máy, ngâm nga lớn tiếng: -“Đàn bà đau bụng chổng khu, - Xức vô một tí, xách cái dù đi chơi!” - -“Đàn bà chồng bỏ chồng chê, - Xức vô một tí, chồng mê về liền!”/31 Tháng Năm 2012(Xem: 4617)
/
Tiếng Việt thì mênh mông lắm, bởi vậy tôi dùng đề tài "Nhâm nhi cà phê" thay vì "Uống Cà Phê" để viết lại cái thú được ung dung nhấm nháp, từng ngụm cà phê để thưởng thức hương vị. Đám bạn già chúng tôi bây giờ có cả đống thời giờ dư thừa mà không biết ai để cho bớt, nên đành nhâm nhi cà phê vậy!
Xưa nay chỉ thấy tô phở bò, gà theo chân người Việt tỵ nạn tràn lan và nổi danh toàn thế giới; còn tô hủ tiếu quê mình hình như đã tàn phai nhan sắc.
Chớ hồi xưa trong nước, nhứt là Lục tỉnh Nam Kỳ tô hủ tiếu quê mình vẫn vô địch quyền vương, độc cô cầu bại. Tô phở Bắc mon men về tới cái đất Mỹ Tho danh trấn giang hồ về hủ tiếu cũng đành phải chịu xếp ve luôn. Mỹ Tho có cả hàng chục tiệm hủ tiếu chỉ loe ngoe vài ba tiệm phở tái, nạm, gầu…
Phở Bắc chỉ làm ‘đại ca’ trên chốn giang hồ Sài Gòn, ngay cả vô Chợ Lớn cũng phải chào thua.
Hủ tiếu là của người Tàu, người Quảng Đông; còn người Triều Châu thì ăn hủ tiếu bò vò viên, tức ‘ngầu dục viễn’!
Nổi tiếng nhứt là hủ tiếu Mỹ Tho! Nó khác với hủ tiếu Nam Vang, phở Bắc, bún bò Huế, bún mắm Sóc Trăng.
Hủ tiếu Mỹ Tho của người Quảng Đông nhưng bánh hủ tiếu lại do người Việt ở Gò Cát, bên bờ kia sông Bảo Định, vùng ven thành phố Mỹ Tho làm.
Trong thời gian làm việc tại Việt Nam vừa qua, tôi viết rất nhiều về kỹ năng, phẩm chất, và chia sẻ nhiều công cụ giúp các bạn trẻ phát triển bản thân. Tuy nhiên, tôi nhận thấy có rất nhiều trường hợp bản thân các bạn trẻ không biết mình thiếu kỹ năng gì, hoặc tưởng là mình đã có kỹ năng rồi, nên không có kế hoạch rèn luyện. Hôm nay, đứng từ góc độ ngược lại của người sử dụng nhân sự, tôi muốn chia sẻ với các bạn những triệu chứng bệnh thường ngày tại nơi làm việc mà tôi ghi nhận được. Những căn bệnh này chính là nguyên nhân gây ra sự mất tập trung, cản trở việc phát triển bản thân.
1. Bệnh im: do lớn lên trong môi trường giáo dục thụ động, người Việt đã quen nghe và im. Khi bắt đầu làm đi làm, thói quen này trở thành bệnh. Sếp giao việc xong, làm xong không xong cũng im. Gặp vấn đề giữa chừng không giải quyết được cũng im. Sếp không hỏi tới thì im luôn, cho qua.
– Bia ôm: Đàn ông nhân danh đi uống bia nhưng vào bar rồi lại uống ít mà tay chân thì làm việc nhiều. Các em chiêu đãi tự nhiên như người Hà Nội, mở bia lia lịa, giấu dưới bàn, đổ ra sàn gạch… rồi khổ chủ cứ tự nhiên trả tiền trước đứng dậy ra về mà… vẫn sướng!
– Cà-phê ôm: Hình thức gần giống như bia ôm, nhưng một ly cà phê có thể lên hàng chục ngàn đồng nếu biết lợi dụng câu giờ ôm và tận tình thám hiểm thì không đến nỗi phí tiền phí bạc!
Mvznymk
– Karaokê ôm: Chưa có thú tiêu khiển nào thanh lịch và văn minh hơn hình thức ôm nầy. Khách vào mở nhạc, miệng hát mà tay chân thì làm việc thoải mái… đến một lúc nào đó chẳng biết mình đang hát cái gì và hát đến đâu nữa thì, một là ra về, hai tiếp tục dẫn em lên thiên thai hay đi xuống địa ngục!…
Facebook
Bây giờ đa số ai cũng chơi Facebook. Facebook phổ biến đến nỗi người già, người trẻ ai cũng có riêng một trang FB. Thói quen hay bệnh mê FB đến một cách tự nhiên đầy quyến rũ làm điên đảo con người.
Buổi sáng vội vã vào FB xem một lượt có gì mới không, like cho bạn bè vài cái. Buổi trưa trong giờ nghỉ ngơi vừa ăn vừa bấm FB, gửi vài cái hình góp mặt bạn bè. Buổi tối "lướt phây", messenger bấm bấm chuyện trò say sưa quên cả thời gian. Nấu món gì ngon trước khi cho chồng cho con ăn, cho FB ăn trước. Trang trí cho thật mỹ thuật, chụp vài tấm hình gửi ngay vào FB rồi chốc chốc mở xem bạn bè có comment gì không để trả lời. Có ai khen bấm "Thank you" kèm cái hình có con vật nhảy nhảy, cái bông lắc lư hoặc cái mặt cười rạng rỡ.
Nói đến tuổi già thì ai mà không băn khuăn, lo nghĩ.
Già có nghĩa là ốm yếu, bệnh hoạn, xấu xí, mất năng lực, không còn hữu dụng, mất khả năng, phải trong cậy vào người khác, nghèo khó, buồn nãn, cô đơn trong căn phòng hiu quạnh ngày nầy qua ngày nọ để chờ đến lúc ra đi theo ông theo bà...
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.