'Đinh Đăng Định là người can đảm' - Tin buồn: Thầy giáo Đinh Đăng Định đã ra đi vĩnh viễn - Nhà bất đồng chính kiến Đinh Đăng Định qua đời

04 Tháng Tư 20142:00 CH(Xem: 2892)

'Đinh Đăng Định là người can đảm'

Gia đình ông Định tố cáo trại giam không cho phép ông đi chữa trị kịp thời

 blank

Nhà bất đồng chính kiến Đinh Đăng Định, người bị bỏ tù vì tội ‘Tuyên truyền chống Nhà nước’, vừa qua đời tại Đắk Nông ở tuổi 51 vì bệnh ung thư dạ dày.

Trả lời BBC qua điện thoại ngày 4/4, bà Đặng Thị Dinh, vợ ông Định, nói ông đã ra đi một cách "nhẹ nhàng".

"Chiều hôm qua các cha của nhà thờ bên dòng Chúa Cứu thế đã đến làm lễ cho anh ấy vì nguyện vọng cuối cùng của anh là được làm con của Chúa", bà nói.

"Lúc còn nói được, anh vẫn mong muốn Việt Nam có ngày được tự do, dân chủ hơn."

"Anh ấy cũng thương các con vì anh ra đi khi các cháu còn nhỏ quá."

Cũng theo bà Dinh, tâm nguyện cuối cùng của ông Định là được hỏa táng và tro được rải trên sông Sài Gòn.

"Anh ấy muốn linh hồn của mình được đi khắp các miền đất nước," bà nói.

'Cúi đầu ngưỡng mộ'

Chia sẻ cảm nghĩ sau khi nghe tin ông Định qua đời, Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, chủ biên trang mạng Bauxite Việt Nam, nói ông "ngưỡng mộ tinh thần bất khuất của một người thầy giáo biết trung thực với bản thân mình, thẳng thắn và can đảm làm điều mà mình thấy là đúng."

"Trong ngành giáo dục của Việt Nam từ xưa đến nay mà những người được nêu gương đều là những con người bất khuất như thế, từ Chu Văn An cho đến rất nhiều những người thầy đã xả thân cho người khác, xả thân cho đất nước," ông nói trong cuộc phỏng vấn với BBC ngày 4/4.

"Đã dấn thân vào việc lớn cho đất nước thì góp phần nào cho mục tiêu cao cả ấy đều là quan trọng cả, không có gì là nhỏ bé, mà cũng không có gì là lớn hơn, tùy theo sức của mình mà làm thôi."

Mở bằng chương trình nghe nhìn khác

"Ông đơn độc hơn, có nhiều hạn chế hơn và dễ bị bắt nạt hơn. Chưa ai rõ họ đã dựa vào những điều luật nào, những nguyên nhân gì để đối xử với ông cạn tàu ráo mán như thế, biết ông bị ung thư mà vẫn không cho ra khỏi nhà tù."

Ông Chi cũng nhớ lại những đóng góp của ông Định đối với trang Bauxite Việt Nam:

"Ông ấy chỉ có một thân một mình mà phản đối dự án bauxite của nhà nước và đồng lòng với trang Bauxite Việt Nam để vào các làng bản mà lấy về 3.000-6.000 chữ ký cho trang này thì đó không phải là một việc nhỏ mà là một việc hết sức lớn."

"Đó là sự đồng tâm mà thời cụ Phan Bội Châu mong mỏi, mà bây giờ mới có được."

"Tiếc rằng số người đồng tâm được như thế không phải là nhiều lắm ở thời kỳ chúng tôi khởi động trang Bauxite Việt Nam, chứ nếu cả nước có rất nhiều người như thế thì có lẽ đã thành một sức mạnh, một lực lượng lớn hơn rất nhiều."

Không cho chữa trị


blank
Ông Đinh Đăng Định từng là một sỹ quan quân đội

Ông Định từng là sỹ quan trong quân đội Việt Nam. Tuy nhiên ông đã giải ngũ và trở thành giáo viên dạy Hóa.

Ông bị bắt hồi tháng 10 năm 2011 và bị đưa ra xét xử sơ thẩm hồi tháng 8 năm ngoái. Ông bị tuyên án 6 năm tù theo điều 88 Bộ Luật hình sự.

Ông Định từng kêu gọi người dân ký tên phản đối dự án bauxite do chứng kiến những tác động môi trường của việc khai thác quặng gây ra tại Đắk Nông, nơi ông sinh sống.

Tại các phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, ông Định đều kiên quyết không nhận tội và nói ‘ông không làm gì sai’.

Hồi năm ngoái, gia đình ông Định đã tố cáo trại giam không cho phép ông đi chữa trị kịp thời, sau khi ông có dấu hiệu bị đau dạ dày.

Trong cuộc phỏng vấn với BBC hồi tháng Chín năm ngoái, bà Dinh nói "anh ấy đau quá không chịu được nên trại giam mới cho xuống đi kiểm tra để lấy phác đồ về điều trị thôi. Không ngờ bác sỹ nói có khối u nên phải mổ gấp".

“Từ hồi bị bắt ở Đắk Nông, ở trại tam giạm anh ấy đã bị xuất huyết dạ dày, đã chảy máu và nôn ra máu."

“Anh ấy có xin đi khám bệnh nhưng trại giam không cho”.




Nhà bất đồng chính kiến Đinh Đăng Định qua đời

Không khoan hồng, không chút nhân đạo gì. Những người quan tâm, xin hãy quan tâm đến phương diện chung đó là cuộc đấu tranh chống độc tài của chế độ cộng sản. Còn cá nhân tôi thì cũng không còn gì để quan tâm nữa.
Đinh Đăng Định


Nhà hoạt động Đinh Đăng Định qua đời ngày 3 tháng Tư, 2 tuần sau khi ra tù
Nhà hoạt động Đinh Đăng Định qua đời ngày 3 tháng Tư, 2 tuần sau khi ra tù
Trà Mi VOA - Một nhà hoạt động nhân quyền được quốc tế biết tiếng đã từ trần, 2 tuần sau khi nhận được ‘lệnh đặc xá’ từ Chủ tịch nước Việt Nam cho bản án 6 năm tù về tội danh ‘tuyên truyền chống phá nhà nước’ trong những ngày cuối đời chống chọi với căn bệnh ung thư.

Cựu tù nhân lương tâm Đinh Đăng Định lãnh án tù năm 2012 vì các bài viết kêu gọi dân chủ-đa đảng tại Việt Nam và bày tỏ các quan ngại về an ninh cũng như tác hại môi trường đối với dự án khai thác bauxite Tây Nguyên do Trung Quốc trúng thầu.

Hôm 21/3, ông Định chính thức được trả tự do vì tình trạng nguy kịch của căn bệnh ung thư dạ dày mà ông cho biết đã phát hiện rất sớm nhưng trại giam không cho chữa trị cho tới khi bệnh trầm trọng sang giai đoạn 3 hồi tháng 9/2013.
Bấm vào nghe bài tường trình
Gia đình ông Định cho biết cựu giảng viên môn hóa của trường trung học Lê Qúy Đôn, Dak Nong, qua đời lúc 9 giờ 40 phút tối ngày 3/4 tại tư gia, 50 tuổi.Cô Đinh Phương Thảo, con gái ông Định, nói với VOA Việt ngữ:

“Bố em đã rơi vào hoàn cảnh hôn mê từ 4-5 ngày nay. Trong 4-5 ngày nay, ông không còn nói được gì hết. Thực sự lời nhắn gửi của bố em đã được truyền tải từ lâu, từ khi ông còn tỉnh. Ông nói là ông căm thù chế độ này vì nó làm bố thân tàn ma dại đến thế. Nhưng bố em lại dạy chúng em rằng chúng em không được dùng lòng căm thù để đối xử lại với người ta, mà hãy đối xử lại với họ bằng lòng từ bi. Bố bảo khi bố chết, bố muốn được hỏa táng thả xuống sông Sài Gòn. Bố muốn đi phiêu du khắp đất nước để hồn bố lúc nào cũng ở quanh đất nước.”
 
Trong cuộc phỏng vấn hồi tháng 2 với chúng tôi sau khi rời trại giam, ông Định kêu gọi quốc tế và các cơ quan giám sát nhân quyền Liên hiệp quốc tới thăm các trại tù Việt Nam để đánh giá thực trạng nhân quyền của Hà Nội, thành viên của Công ước Chống tra tấn Liên hiệp quốc và Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc.

Con gái ông Định bức xúc nhắc lại tâm nguyện lớn nhất của bố mình:

“Thực sự mà nói ung thư không phải là căn bệnh không thể chữa được. Nếu như được chữa trị kịp thời, chắc chắn sẽ có biện pháp để ngăn chặn. Bố em là một trường hợp điển hình, một ví dụ điển hình về tình trạng ngược đãi tù nhân trong nhà tù. Nếu ông được chạy chữa đúng mức, không phải chữa câu giờ hay làm cho có, thì chắc chắn ông không phải ra đi như thế này đâu. Mong mỏi lớn nhất của bố em và của gia đình, như bố em đã nói trong lần phỏng vấn trước với VOA, là muốn quan sát viên quốc tế, các cộng đồng chú ý đến nhân quyền Việt Nam hãy đến chứng kiến trực tiếp tại các nhà tù Việt Nam để thấy được cảnh sống của tù nhân, chứ không phải qua các bản báo cáo từ phía chính phủ Việt Nam đưa ra, những cái đó không hoàn toàn thật.”

Cô Thảo bày tỏ lòng biết ơn của gia đình đối với sự quan tâm từ cộng đồng quốc tế và những người ủng hộ trong và ngoài nước đối với bố cô:

“Mọi người gọi điện, nhắn tin chia sẻ rất nhiều. Qua đài VOA, gia đình con xin gửi lời cảm ơn các quý ân nhân luôn quan tâm đến bố và gia đình con.”

Nhà đấu tranh dân chủ Đinh Đăng Định nhất mực phản đối bản án mà ông gọi là bất công và cho rằng việc phóng thích ông không ‘nhân đạo’ hay ‘khoan hồng’ như nhà nước Việt Nam tuyên bố, như lời chia sẻ của ông với VOA Việt ngữ cách đây 2 tuần khi nhận tin được trả tự do:

“Không khoan hồng, không chút nhân đạo gì. Những người quan tâm, xin hãy quan tâm đến phương diện chung đó là cuộc đấu tranh chống độc tài của chế độ cộng sản. Còn cá nhân tôi thì cũng không còn gì để quan tâm nữa.”

Ông Định được tạm hoãn thi hành án từ tháng 2 năm nay sau khi hàng chục đại sứ nước ngoài gửi thư cho nhà cầm quyền Việt Nam yêu cầu phóng thích ông trên cơ sở nhân đạo.

Chính phủ Việt Nam chưa lên tiếng bình luận chính thức về trường hợp của ông Định và những quan ngại từ quốc tế liên quan đến vụ việc của nhà giáo bất đồng chính kiến này.

Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền FIDH có trụ sở tại Châu Âu mới tháng rồi công bố thống kê cho thấy Việt Nam là nhà tù lớn nhất tại khu vực Đông Nam Á giam giữ tù nhân chính trị.
FIDH nói ước tính hiện có ít nhất 212 nhà bất đồng chính kiến đang bị Hà Nội giam cầm và nhiều người khác đang bị quản thúc tại gia.

Hà Nội lâu nay vẫn tuyên bố ở Việt Nam không có tù nhân chính trị hay tù nhân lương tâm, chỉ có những người phạm pháp mới bị xử lý theo đúng pháp luật.

Hình ảnh lúc ông Định được trả tự do vì tình trạng nguy kịch hôm 21/3

 
  • blank
    Hình ông Đinh Đăng Định vào đêm 15/02, ngay sau khi biết tin được tạm đình chỉ án tù.

 

Tin buồn: Thầy giáo Đinh Đăng Định đã ra đi vĩnh viễn

blank
Danlambao - Thầy giáo Đinh Đăng Định vừa trút hơi thở cuối cùng trong vòng tay gia đình và bạn bè vào lúc 21 giờ 30 phút, tối ngày 3/4/2014 tại nhà riêng thuộc tỉnh Đăk Nông.

Sau hơn 2 năm tù đày khắc nghiệt và không được chăm sóc y tế, thầy giáo Đinh Đăng Định đã phải qua đời ở độ tuổi 50 vì căn bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối.

Sự ra đi vĩnh viễn của thầy là nỗi tiếc thương vô hạn đối với phong trào dân chủ Việt Nam sau những cống hiến và hy sinh của thầy đối đất nước.

Thầy giáo Đinh Đăng Định sinh năm 1963 tại Hải Dương, từng là truy úy quân đội nhân dân Việt Nam. Do bất đồng quan điểm với đảng cộng sản, thầy rời khỏi quân đội và chuyển sang làm nghề giáo, dạy môn hóa tại trường THPT Lê Quý Đôn (Đắk Nông).

Trước sự tàn phá của dự án Bauxite, thầy giáo Đinh Đăng Định đã tích cực tham gia kêu gọi người dân ký tên phản đối dự án gây ô nhiễm này. Hoạt động trên đã thu hút sự hưởng ứng của nhiều người dân địa phương, và cũng là nguyên nhân khiến thầy bị sách nhiễu.

Sau đó, thầy tiếp tục phổ biến nhiều bài viết thể hiện quan điểm bất đồng với sự lãnh đạo của đảng cộng sản, thầy mạnh mẽ kêu gọi dân chủ, đa nguyên và nhân quyền cho nhân dân Việt Nam.

Tháng 10/2011, thầy giáo Đinh Đăng Định bị bắt giam với cáo buộc "Truyên truyền chống phá Nhà nước" theo điều 88 Bộ luật hình sự. Trong phiên tòa diễn ra 1 năm sau đó, tòa án tỉnh Đắk Nông kết án thầy 6 năm tù giam.

Trong thời gian ở tù, thầy bị căn bệnh ung thư dạ dày hành hạ, cộng với chế độ lao tù khắc nghiệt đã khiến sức khỏe thầy suy kiệt nghiêm trọng. Mặc dù gia đình thầy đã nhiều lần yêu cầu được đưa đi bệnh viện, nhưng công an trại giam vẫn cố tình trì hoãn và không đưa đi chữa trị kịp thời.

Cuối năm 2013, khi sức khỏe đã trở nên vô cùng tệ hại, thầy giáo Đinh Đăng Định mới được đưa đến bệnh viện phẫu thuật cắt 3/4 dạ dày. Ngay khi sức khỏe còn chưa hồi phục sau ca phẫu thuật, thầy Định lập tức bị đưa trở lại trại giam giữa lúc cơ thể vẫn còn đau đớn.

Tại trại giam, sức khỏe thầy ngày càng trở nên suy kiệt, trong khi phía công an tiếp tục cố tình trì hoãn lời kêu cứu của gia đình.

Đầu năm 2014, thầy Định được công an trại giam đưa về Sài Gòn điều trị trong lúc căn bệnh ung thư đã chuyển sang giai đoạn cuối, không còn khả năng chữa trị.

Thầy Định kể với nhà báo Trương Minh Đức rằng, khi mới phát hiện đi cầu ra máu, thầy có đề nghị được đi bệnh viện khám, nhưng ban giám thị trại giam không những không cho đi mà trái lại còn đánh thầy.

Ngày 21/03/2014, thầy giáo Đinh Đăng Định nhận được 'quyết định đặc xá' của chủ tịch nước Trương Tấn Sang khi đang cận kề cái chết. Lý do việc đặc xá được nói là "để đáp ứng yêu cầu đối nội, đối ngoại của nhà nước".

Chia sẻ với đài VOA sau khi nhận lệnh đặc xá, thầy giáo Định nói: "cái lệnh này cũng không mang lại giá trị gì nữa, bởi vì tôi cũng đã sắp sửa kiệt hết sức rồi.”

“Không khoan hồng, không chút nhân đạo gì. Những người quan tâm, xin hãy quan tâm đến phương diện chung đó là cuộc đấu tranh chống độc tài của chế độ cộng sản. Còn cá nhân tôi thì cũng không còn gì để quan tâm nữa.” 

Sau khi biết sẽ không qua khỏi, thầy giáo Đinh Đăng Định bày tỏ nguyện vọng được đưa về nhà riêng tại Đắk Nông để dành thời gian ít ỏi còn lại sống dưới mái nhà xưa, bên cạnh bà con họ hàng và lối xóm và được chết bên gia đình.

Tang lễ của thầy giáo Đinh Đăng Định sẽ được tổ chức tại quê nhà Đắk Nông và tại Sài Gòn.

Ngày 3/4/2014, vài tiếng trước khi qua đời, linh mục Dòng Chúa Cứu Thế Anton Lê Ngọc Thanh đã đến tận nhà riêng tại Đắk Nông để làm lễ rửa tội cho thầy giáo Đinh Đăng Định, tên thánh của thầy là Phê-rô.

Theo thông báo của linh mục Đinh Hữu Thoại trên facebook về chương trình tang lễ cho thầy giáo Đinh Đăng Định:

"Theo ước nguyện của chính thầy Phêrô Đinh Đăng Định, Dòng Chúa Cứu Thế sẽ lo hậu sự cho Thầy. 

- 16g00 thứ sáu, ngày 04/04/2014 nghi thức tẩn liệm và nhập quan tại tư gia: Đăk Nông (Số nhà 214 đường Nơ Trang Long, Khối 4, thị trấn Kiến Đức, huyện Đăk R'Lấp, tỉnh Đăk Nông).

- 13g00 thứ bảy, ngày 05/04/2014 di quan về Sài Gòn và quàn tại Nhà nguyện Đức Mẹ Thăm Viếng (đường Hoàng Sa, đoạn gần giao với đường Rạch Bùng Binh và Trương Định-P.9, Q.3)

- 5g30 thứ hai, ngày 07/04/2014 di quan ra Nhà thờ ĐMHCG Sài Gòn: 38 Kỳ Đồng, Q.3

- 6g00 Thánh lễ an táng. Sau đó hỏa táng tại Bình Hưng Hòa.

Nếu vì lý do ngoài ý muốn mà phải điều chỉnh giờ hay địa điểm xin cộng đồng niệm thứ. Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để duy trì những gì đã quyết định. Nếu có thay đổi sẽ cập nhật ngay.

Xin cầu nguyện cho Linh hồn Phêrô - RIP"

blank
Danlambao
danlambaovn.blogspot.com
 
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Trước khi Michael Phương Minh Nguyễn, công dân Mỹ gốc Việt, phải ra tòa tại Thành phố HCM vào ngày 24/6 với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”, gia đình ông ở California và những người quan tâm, trong đó có những dân biểu Mỹ, đã hy vọng rằng ông sẽ được trục xuất về Mỹ để đoàn tụ với gia đình ngay sau phiên tòa. Nhưng mọi hy vọng đã bị dập tắt ngay sau phiên tòa khi Michael Phương Minh Nguyễn bị tòa tuyên 12 năm tù và chỉ bị trục xuất sau khi đã thi hành án. Ngay sau phiên tòa, Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Việt Nam đã lên tiếng bày tỏ sự thất vọng và cho biết
“Một ngàn năm đô hộ giặc Tàu” mà người Việt không bị đồng hóa, nhưng chỉ có 70 năm mà đảng CSVN có khả năng diệt chủng dân tộc Việt Nam. “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” chỉ là khẩu hiệu lừa bịp nhân dân mà thôi. Các trí thức, văn nghệ sĩ và nhân dân đừng hy vọng được bọn thái thú địa phương lắng nghe và thực hiện theo ý dân.
Nhiều nhân vật bất đồng chính kiến, nhiều nhà hoạt động nhân quyền đã bị đưa ra xét xử trong những phiên tòa chóng vánh, kết án nặng nề mà luật sư bào chữa chỉ ra những sai phạm trong tiến trình tố tụng…......Trong một số vụ án hình sự xét xử đối với những tội danh về xâm phạm an ninh quốc gia mà tôi có dịp tham gia bào chữa với tư cách là luật sư, thì hồ sơ truy tố không có chứng cứ hoặc chứng cứ không thuyết phục. Nhưng tất cả đều dễ dàng được tòa án chấp nhận là chứng cứ hợp pháp để kết tội và tuyên hình phạt rất nặng.
Tính cách vua quan của những người cộng sản Việt Nam hiện nay đã lộ rõ ngay từ năm 1945-1946 kia chứ không phải đến bây giờ nhưng vì lúc ấy chưa cầm quyền, chưa giàu sang, dân cũng chưa có của ăn của để cho nên nó không bộc lộ. - Có những quan chức xây biệt phủ lộng lẫy, chi xài xa hoa, con cái đi học nước ngoài, vợ thì không có việc làm hoặc cũng chỉ là công chức trong bộ máy. Những trường hợp như vậy thì dân không bức xúc, không hoài nghi mới là lạ.
Thân nhân của tù nhân chính trị Trương Minh Đức công khai thư kêu cứu về tình trạng của những người đang phải tuyệt thực tại Trại Giam Số 6 Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Thư kêu cứu đề ngày 23 tháng 6 do Bà Nguyễn Thị Kim Thanh, vợ tù nhân chính trị Trương Minh Đức ký tên và gửi đến Viện Kiểm Sát Nhân Dân tỉnh Nghệ An và Bộ trưởng Công an Tô Lâm. Nội dung thư nói rõ việc Phân trại K2, Trại Giam Số 6 đang bức hại, đàn áp tù nhân chính trị.
CÒN QUY HOẠCH CÁN BỘ THÌ KHÔNG THỂ CHỐNG CHẠY CHỨC CHẠY QUYỀN Nói đến Quy hoạch cán bộ thì hiểu ngay là có người được quyền Quy hoạch và có người được Quy hoạch. Được Quy hoạch là có cơ hội thăng tiến – nên cán bộ phải cố lên. Bởi vậy, còn Quy hoạch thì sẽ có chạy Quy hoạch. Ai chạy Quy hoạch? Người bị Quy hoạch sẽ chạy Quy hoạch. Chạy ai? Chạy người có quyền Quy hoạch.
Tôi nghĩ những ông như Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng thì sách của ông ấy chỉ có đảng của ông ấy đọc, chứ chẳng ai đọc, có khi những đảng viên của ông ấy cũng chẳng đọc luôn, Bởi vì tôi cho rằng những kiến thức mà các ông viết ra không có ý nghĩa thực tế, nếu những kiến thức ấy có ý nghĩa thực tế thì đất nước Việt Nam đã phồn vinh rồi.”.- Lã Việt Dũng.....Do đó, việc xuất bản những quyển sách này chỉ làm tốn tiền dân, tốn giấy, mà không ai đọc.
Việt Nam từng ra báo từ rất lâu. Tuy nhiên theo nhận định ngay dưới thời bị Pháp đô hộ, báo chí lúc đó còn được những quyền tối thiểu mà nhiều cơ quan báo chí trong nước hiện nay không có được. Gia Định báo được cho là tờ báo tiếng Việt đầu tiên của Việt Nam được xuất bản vào ngày 15/4/1865.
Giáo sư Trần Phương:: “Thế bây giờ Chủ nghĩa xã hội của ông là cái gì đây? Thật ra mà nói, chúng ta nói và chúng ta biết là chúng ta bịp người khác. Đến tôi bây giờ, tôi cũng không biết cái Chủ nghĩa xã hội mà chúng ta sẽ đi là cái Chủ nghĩa xã hội gì đây?”./ Đại tá Phạm Đình Trọng: “Đảng CSVN đã đưa dân tộc Việt Nam vào cuộc thí nghiệm xây dựng Xã hội chủ nghĩa suốt gần nửa thế kỷ và nhân dân Việt Nam phải trả giá quá đắt.
“Trung Quốc có tình cảm với bất cứ ai đi chăng nữa nhưng lợi ích của họ không thay đổi. Việt Nam cũng phải hiểu điều đó. Hồi năm 2011 khi ông Nguyễn Phú Trọng mới đắc cử chức Tổng Bí thư thì ông sang Trung Quốc ký thỏa thuận chung về các nguyên tắc giải quyết tranh chấp trên biển. Năm 2011 xảy ra vụ (Trung Quốc) cắt cáp, năm 2012 cũng cắt cáp, rồi đến năm 2014 Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng thềm lục địa của Việt Nam chẳng hạn thì đường dây nóng giải quyết tranh chấp giữa hai bên theo nguyên tắc coi như là số 0.”
Bảo Trợ