Bi cảnh của dân khiếu kiện đất đai

04 Tháng Tư 20142:00 CH(Xem: 2330)

Bi cảnh của dân khiếu kiện đất đai


071_712-2496-600.jpg
Một người dân tộc Hmong bên thửa ruộng bậc thang ở Sapa, ảnh minh họa.
AFP photo

 04032014-datdai-gminh.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

Tình trạng cưỡng chế thu hồi đất không đúng luật và bồi thường rẻ mạt vẫn tiếp tục diễn ra tại Việt Nam. Những người trong cuộc phải lên tiếng đấu tranh đòi công lý; tuy nhiên luật pháp vẫn không được thực thi mà người khiếu kiện thì phải rơi vào những bi cảnh xót xa.

Cưỡng chế trái luật

Nhiều vị quan chức tại Việt Nam lâu nay đều lên tiếng thừa nhận có đến gần 3 phần tư những vụ khiếu kiện kéo dài trên cả nước lâu nay là liên quan đến việc thu hồi đất. Và hầu như các trường hợp địa phương thu hồi đều không vì lợi ích chung mà chỉ nhằm trục lợi.

Hồi trung tuần tháng 2 vừa qua, ông bộ trưởng Tài Nguyên- Môi trường, Nguyễn Minh Quang, tại hội thảo về các nghị định qui định chi tiết Luật Đất đai 2013, thừa nhận trong hằng ngàn các vụ khiếu kiện liên quan đến đất đai trong thời gian qua, có đến 70% là do giá bồi thường chưa thỏa đáng.

Một vụ việc mới xảy ra hồi ngày 26 tháng 3 vừa qua tại xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Phần đất bị cưỡng chế được cho biết là ngõ đi của gia đình bà Vũ Thị Hảo. Xã Hùng Sơn quyết định cưỡng chế giao cho dự án khai thác mỏ Núi Pháo mà chưa có được sự thỏa thuận với gia đình bà này.

Đầu tiên gia đình chúng tôi thấy họ đổ thấp tưởng là làm đường, nhưng sau hai ngày đi về quê lên tôi thấy họ đổ cao hơn 5 mét khiến nhà tôi như sâu dưới vực. Tôi yêu cầu dừng thi công để gặp các cấp có thẩm quyền, nhưng họ không làm thế!
- Bà Vũ thị Hảo 

Bà Vũ thị Hảo cho biết lại điều đó:

Tôi xuống đây là người đầu tiên, sống ở đây hơn 30 năm rồi. Tự nhiên Công ty chuyển dịch quốc lộ 37 của Núi Pháo làm ăn kinh tế đi qua con đường của tôi; thế nhưng không có cấp chính quyền nào làm việc với Công ty Núi Pháo. Đầu tiên gia đình chúng tôi thấy họ đổ thấp tưởng là làm đường, nhưng sau hai ngày đi về quê lên tôi thấy họ đổ cao hơn 5 mét khiến nhà tôi như sâu dưới vực. Tôi yêu cầu dừng thi công để gặp các cấp có thẩm quyền, trách nhiệm đến làm việc với gia đình của chúng tôi xem xét vấn đề ra làm sao, thiệt hại thế nào. Thế nhưng họ không làm thế!

Một người dân tại xã Dak Ngo, huyện Tuy Đức, Dak Nong cũng trình bày tình hình đất đai bị thu hồi một cách mờ ám sau khi có hợp đồng với công ty cà phê Nhà Nước:

Bà con ở đây 15 năm rồi, từ năm 1998 đến bây giờ, chúng tôi là dân góp từ khắp các tỉnh thành đến (Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Miền Tây…) Ban đầu họ cho di dân đi vùng kinh tế mới, sau đó họ cho vào Nông trường Cà phê 719. Họ làm hợp đồng liên kết hai bên cùng góp vốn đầu tư. Bên doanh nghiệp (bên A) đầu tư toàn bộ vốn, người lao động ( bên B) là công lao động. Ăn chia bên A 60% và bên B 40% theo vốn đầu tư ban đầu trên từng lô với sản lượng 2,2 tấn cà phê nhân trên một héc ta. Thời hạn hợp đồng 30 năm. Nếu làm vượt khoán, bên B, người nông dân được hưởng 100%. Nhưng đến năm 2007 khi hợp đồng chưa đi được 1/3 chặng đường, bên doanh nghiệp tự ý chấm dứt hợp đồng mà không thanh lý. Họ dựng lên hai hợp đồng khoán, như thế chiếm dụng toàn bộ vốn ban đầu tính theo phần trăm.

Dân lãnh đủ

Nếu phải liệt kê ra những vụ thu hồi đất bị người dân chỉ ra những sai trái về mặt pháp luật từ phía chính quyền và đơn vị đầu tư thì hẳn phải mất rất nhiều thời gian và giấy tờ vì hầu như ở khắp 64 tỉnh thành trên cả nước đều có những vụ việc như thế. Có những vụ đã kéo dài mấy chục năm qua mà cơ quan chức năng ở trung ương chỉ thị về nhưng không được địa phương giải quyết. Những người phải khiếu kiện dai dẳng như thế đang phải ‘ăn chực, nằm chờ’ trước các cơ quan tiếp dân của Trung ương Đảng, Chính Phủ, Mặt Trận Tổ Quốc tại Hà Nội và Sài Gòn.

Những cuộc bố ráp, truy quét, đánh đập họ xảy ra thường xuyên nhằm xua đuổi khiến cho cuộc sống đã khó khăn lại thêm phần cùng cực.

Tại vụ cưỡng chế hôm 26 tháng 3 vừa qua ở xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, nhiều người lại phải quay mặt đi đau xót vì người phụ nữ chủ khoảng đất bị cưỡng chế thu hồi phải khỏa thân để mong giữ được phần đất nhỏ bé đó. Biện pháp cuối cùng đó khiến nhiều người nhớ lại vụ hai mẹ con ở Cần Thơ cũng phải trút bỏ hết áo quần với mong mỏi chặn đứng được đoàn cưỡng chế.

Đời sống của bà con nơi đây bây giờ không còn quyền lợi nào. Bây giờ làm ăn mà nợ hằng năm tăng lên. 
Cuộc sống của bà con phải nói thật là ‘sống vô gia cư, chết vô địa táng.
- Người dân huyện Tuy Đức

Người dân tại huyện Tuy Đức, tỉnh Dak Nong cho biết nay tình cảnh của họ khi không còn đất đai nữa:

Đời sống của bà con nơi đây bây giờ không còn quyền lợi nào. Bây giờ làm ăn mà nợ hằng năm tăng lên. Có anh Lê Hồng Ân nợ ban đầu 27 triệu mà qua hai năm tính lên 125 triệu. Lô thì nông trường rút lại rồi không cho làm nữa mà vẫn phải chịu nợ, không có tiền nên con phải bỏ học. Nhà thì tạm ở. Cuộc sống của bà con phải nói thật là ‘sống vô gia cư, chết vô địa táng’.

Còn có những người hiện đang phải sống trong ngục tù như trường hợp mấy anh em nhà ông Đoàn Văn Vươn tại Cống Rộc, Tiên Lãng, Hải Phòng vì họ phải dùng đến súng hoa cải và bình ga tự chế với mong muốn lực lượng cưỡng chế ngừng tay.

Rồi có người phải bỏ mạng trên đất khách khi mà đơn thư khiếu nại vẫn chưa hề được ngó ngàng đến như trường hợp của cụ bà Nguyễn thị Nhung ở Thanh Hóa chết ngay tại Hà Nội hồi cuối năm 2011.

Đó là những người dám công khai nêu lên trường hợp bất công đối với bản thân và gia đình họ, nhưng còn biết bao nhiêu trường hợp phải câm lặng nuốt lệ vào lòng sống trong phẫn nộ trước sự áp chế phi luật pháp của người có chức có quyền.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
HÀ NỘI (NV) - Giới chuyên môn và người dân cho rằng giải thích đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông “uốn lượn” được thiết kế theo nguyên tắc “vào ga lên dốc, ra khỏi ga xuống dốc” là ngụy biện.
Việt Nam, ngành điện lực do nhà nước quản lý, hay nói cách khác là ngành độc quyền của nhà nước, mọi sự biến thiên tăng hay giảm về giá điện đều liên quan đến đời sống của người dân. Trong đợt thu tiền điện trên toàn quốc vừa qua, giá điện đột ngột gia tăng lên gấp rưỡi, gấp đôi, thậm chí có nhiều gia đình phải trả gấp ba số tiền trước đây mặc dù mức độ sử dụng điện không hề thay đổi.
QUẢNG NGÃI (NV) .- Từ đầu năm đến nay, 34 tàu đánh cá của Việt Nam đã bị tàu tuần Trung Quốc”uy hiếp, tấn công”, trong đó có 23 tàu của tỉnh Quảng Ngãi.
Một nhà sư Khmer Krom cùng tham gia đoàn kiểm tra biên giới cho biết một nhóm bộ đội và một nhóm người Việt mặc thường phục dùng vũ lực ngăn cản không cho họ đến kiểm tra đường biên giới. Sư chia sẽ: “Bộ đội biên phòng khoảng hai chục người, và mấy người mặc đồ thường khoảng từ năm chục đến sáu chục người.
Sài Gòn với một thuở mệnh danh hòn ngọc viễn đông, một thuở mà ông Lý Quang Diệu đã từng mơ một ngày nào đó sẽ biến quốc đảo Singapore thành một Sài Gòn khác. Thế rồi câu chuyện về Sài Gòn hoa lệ cũng nhanh chóng đi vào quá khứ, thay vào đó là một Sài Gòn chằng chịt đường dây điện, nhà cửa chồng chất lên nhau, những con đường kẹt xe luôn cho cảm giác Sài Gòn là một tổ mối quá tải và khi mùa mưa đến
Chưa năm nào giống như năm nay, người Hà Nội phải liên tục chứng kiến hàng loạt tại ương về môi sinh do con người và thiên nhiên gây ra. Trong đó, những tai ương môi sinh do con người chiếm phần lớn, những tai ương do thiên nhiên gây ra vốn không đáng kể nhưng do sự cẩu thả, vô tâm của con người lại hóa thành trầm trọng.
Nguyên thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao Việt Nam Trần Quang Cơ vừa qua đời tối hôm thứ Năm 25/6 ở tuổi 89. Lễ tang ông sẽ được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội, sáng ngày 1/7.
ĐỒNG NAI (NV) - Hàng trăm hecta đất gần khu vực dự kiến xây phi trường Long Thành đã được nhiều chủ đầu tư chuẩn bị sẵn để đợi “sóng” bất động sản. Khảo sát của VNExpress, cách phi trường quốc tế Long Thành từ vài km đến 30km (cây số) có hàng chục doanh nghiệp chạy đua săn cơ hội ở “vùng đất hứa” này.
Người Thượng mình hiện nay ở Thái Lan nếu gom lại thì có khoảng hơn 300 người. Chạy sang đây tỵ nạn vì mình không có tự do tín ngưỡng về tôn giáo, còn về đất đai của mình thì chính quyền họ đã cướp đi. Họ còn đàn áp những người có niềm tin tôn giáo, có người bị bắt bỏ tù và cũng có người đã chết trong tù. -Ông R’Ma B’Lie
Cục trưởng Điện lực thành phố Đông Quản, tỉnh Quảng Đông, định hối lộ công an Việt Nam khi bị bắt, theo truyền thông trong nước. Theo truyền thông Việt Nam, ông này, bị Trung Quốc truy nã về tội nhận hối lộ, đã đề nghị hối lộ hàng tỉ đồng cho công an Việt Nam khi bị bắt.
Bảo Trợ