Quà tặng cám ơn nước Úc của một cựu tỵ nạn người Việt

03 Tháng Tư 20142:00 CH(Xem: 1994)
Quà tặng cám ơn nước Úc của một cựu tỵ nạn người Việt

Ông Trí Nguyễn, một cựu tỵ nạn người Việt hiện sinh sống ở Úc, hy vọng sẽ tới thủ đô Canberra vào đúng ngày Thứ Sáu Tuần Thánh 18/4/2014. Trên chặng đường dài hơn 600 km, ông cuốc bộ và kéo theo sau bản sao của chiếc thuyền ông từng dùng để trốn khỏi Việt Nam sau những năm tháng chiến tranh và chịu nhiều đau khổ.

Tri Nguyen
Cùng với cha và em gái, ông Trí Nguyễn dùng thuyền trốn khỏi Việt Nam vào năm 1982. Ông hiện kéo theo bản sao của chiếc thuyền khi đi bộ từ Melbourne tới Canberra để cám ơn nước Úc và tỏ sự liên đới với người tỵ nạn trên toàn thế giới. (ABC: Nick Fogarty) 

Mục sư Trí Nguyễn thuộc Giáo hội Tin lành Baptist ở Brunswick, Melbourne, cho biết ông muốn nói lời cảm ơn nước Úc đồng thời bày tỏ lòng biết ơn đó bằng một phương cách độc đáo nhất.

Vào đêm thứ Ba 1/4 ông đến Wodonga, nơi được xem là nửa đoạn đường trong chuyến hành trình đi bộ hiện nay của ông.

Với sự hỗ trợ nhiệt tình và đầy đủ của một nhóm thân hữu, chuyến hành trình bằng đường bộ hiện nay của ông hoàn toàn khác với chuyến hải hành ông và gia đình từng thực hiện sau khi cuộc chiến tranh đầy kinh hoàng ở Việt Nam chấm dứt.

Bom đạn đã phá hủy đất đai và cha của ông bị bắt đưa vào trại cải tạo trong rừng sâu, bỏ lại sau lưng người cha là gia đình của ông.

Ông Trí nói về giai đoạn khi cha ông bị đi cải tạo: “Gia đình tôi không có tương lai, không còn hy vọng”.

Cơ hội để gia đình trốn thoát khỏi Việt Nam đã bùng lên khi cha ông kiếm được việc đóng thuyền cho nhà nước; tuy vậy các mưu toan vượt biển đã gặp 3 lần thất bại.

Ông Trí cho biết: “Chuyến đầu tiên trong 3 chuyến này kinh hoàng quá. Cuối cùng mẹ tôi quyết định không đi nữa vì nó khủng khiếp quá”.

Mẹ ông ở lại với hai người em trai của ông và như vậy chỉ còn ba người, cha ông, Trí và người em gái, liều mình vượt biển.

Tuy nhiên, một cơn bão khiến thuyển của họ bị mắc kẹt trên một bãi cát gần biên giới Thái Lan - Malaysia, và họ cướp biển bắt giữ.

Bọn cướp biển giữ mọi người trong một cái chuồng quây kín bằng kẽm gai trong 4 đêm. Chúng chỉ cho những người này ra khỏi chuồng khi chúng đưa họ vào một nhà kho để lột trần truồng các nạn nhân để tìm kiếm vàng bạc và cưỡng hiếp phụ nữ.

Sau đó những người này được trao cho nhân viên phủ Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc và họ được chuyển tới sống trong một trại tỵ nạn đông đúc bên ngoài thủ đô Kuala Lumpur.

Sau 9 tháng sống trong trại này và một trại khác bên trong Kuala Lumpur họ tới Úc vào năm 1982.

‘Cuộc sống mới’

Ông Nguyễn cho biết cuộc sống ở Úc là một trải nghiệm vô cùng mới mẻ và thú vị.

Ông phát biểu: “Điều đặc biệt đối với chúng tôi tại thời điểm đó là chúng tôi ở trong một ‘ký túc xá’ không có hàng rào kẽm gai vây bọc hoặc nhân viên an ninh canh chừng”.

Ông cho hay ‘ký túc xá’ này được mở ra cho toàn thể cộng đồng để “mọi người ở mọi tầng lớp khác nhau tới và cho chúng tôi quần áo và mọi thứ chúng tôi cần để khởi đầu một cuộc sống mới ở Úc”.

Sau đó nhiều năm, gia đình ông đoàn tụ khi mẹ và các em của ông tới Úc.

Bây giờ là một mục sư tại nhà thờ Tin lành Baptist ở vùng Brunswick, ông Trí nói rằng thông qua chuyến đi bộ của mình, ông muốn mang mọi người tỵ nạn và cộng đồng mới mẻ của họ kết hợp chung với nhau.

Ông cũng hy vọng sẽ cho Quốc hội Liên bang Úc thấy bản sao chiếc thuyền của ông.

Ông phát biểu: "Tôi muốn chia sẻ câu chuyện của tôi để hy vọng rằng chúng ta nói về những người xin tị nạn như nói về những con người. Đồng thời để phục hồi phẩm giá con người thay vì cứ tiếp tục gây ra các nỗi thống khổ và đau đớn cho họ”.


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 THÍCH CỦA NGƯỜI CAO TUỔI Một thích trong túi có tiền Ai mời hiếu, hỷ ...khỏi phiền cháu con Hai thích được bát canh ngon Cao lương chẳng thiết bởi còn răng đâu Ba thích Con, Cháu, Rể, Dâu Gia phong giữ nếp hàng đầu Hiếu - Trung Bốn thích thoả mãn riêng - chung Ăn riêng nhưng vẫn vui cùng cháu con Năm thích Làng phố vuông tròn Đói no - Sướng khổ - Mất còn....có nhau Sáu thích sống thọ chết mau Ốm lâu con khổ lại đau thân mình Bảy thích xã hội gia đình Bạc cờ. ma tuý..... thực tình tránh xa Tám thích mồ mả ông cha Xây cất tôn tạo ít ra bằng người Chín thích đầy ắp tiếng cười Được hưởng không khí vui tươi hàng ngày Mười thích phút chót dương này Tuỳ nghi biện lễ, chớ vay mượn nhiều ***
‘Tinh thần hiệp sĩ’ được hiểu là những phẩm chất như: Trọng danh dự, lòng trung thành, dũng cảm, sự hào phóng và sẵn sàng bảo vệ kẻ yếu. Mặc dù tên và khái niệm nghe có vẻ cổ hủ nhưng nó vẫn tồn tại cho đến ngày nay, dưới nhiều hình thức khác nhau. 'Tinh thần hiệp sĩ' là gì? Một số những nhân vật lịch sử biểu trưng cho “Tinh thần hiệp sĩ” là Vua Arthur, ngài Galahad, và các Hiệp sĩ Bàn tròn. Khi nhắc tới tinh thần hiệp sĩ, người ta có thể hình dung một quý ông thời Victoria bảo vệ danh dự của một quý bà trước những lời xúc phạm của một nhân viên phục vụ. Những người khác có thể nghĩ đến việc đàn ông mở cửa cho phụ nữ hoặc kéo ghế và mời cô ấy ngồi trong nhà hàng.
Từ lâu, người Sài Gòn đã rất khâm phục cách đặt tên cho đường phố ở Sài Gòn-Gia Định-Chợ Lớn. Mọi người vẫn đinh ninh rằng đó là tập họp của một công trình có sự đóng góp trí tuệ của nhiều người, một Hội đồng gồm nhiều: học giả, sử gia, nhà văn uy tín… Nhưng thật sự bất ngờ khi được biết kiệt tác lịch sử này đã được hoàn thành bởi một công chức...! Người đó là Trưởng Phòng Họa Đồ thuộc Tòa Đô Chánh-Sài Gòn. Ông Ngô Văn Phát, Nhà văn – bút hiệu Thuần Phong, sinh ngày 16-10-1910 tại huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu....! Sau hiệp định Genève tháng 7 năm 1954 Pháp bàn giao chính quyền cho Chính Phủ Bảo Đại, với Thủ Tướng Ngô Đình Diệm. Để đánh dấu việc giành độc lập từ tay người Pháp, Toà Đô Chánh Sài Gòn được lệnh gấp rút thay thế toàn bộ tên đường từ tên Pháp qua tên Việt trong khoảng thời gian ngắn nhất.
Một danh sách những bản nhạc mùa thu BM Thưởng thức âm nhạc phù hợp với phong cảnh mùa thu. Với nghệ sĩ, thời điểm giao mùa là thứ khiến cho xúc cảm thăng hoa mãnh liệt, và sự giao mùa dường như luôn biết cách làm mới mỗi chúng ta. Trong âm nhạc, sự giao mùa cũng là niềm cảm hứng bất tận để những bài hát nổi tiếng và những tác phẩm kinh điển được viết nên. Bằng chứng là nhiều nhà soạn nhạc của dòng nhạc cổ điển như Antonio Vivaldi, Pyotr Ilyich Tchaikovsky, Joseph Haydn, Alexander Glazunov, Vaughan Williams và một vài tác giả của dòng nhạc đương đại đã khoác lên những tác phẩm của họ màu sắc của các mùa trong năm qua những cái tên có thể kể đến như “The Seasons,” hoặc “The Four Seasons”.
Dựa trên nhiều khám phá khảo cổ học, các nhà khoa học đã thừa nhận phụ nữ Viking ở Scandinavia (Bắc Âu) "quyền lực" hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây. Ra trận Các nhà khảo cổ đã phát hiện ra nhiều ngôi mộ chứa hài cốt của các nữ chiến binh Viking. Từ lâu, người ta cho rằng, ngôi mộ cổ ở thị trấn Birka của người Viking thuộc về một người có tầm quan trọng về quân sự. Sau đó, các nghiên cứu toàn diện về DNA cho thấy chiến binh Birka thực chất là một phụ nữ.
Nhà Trắng là nơi làm việc chính thức của của Tổng thống – người quyền lực nhất nước Mỹ, đồng thời đây cũng là nơi ở của ông và gia đình. Tòa nhà này đã có lịch hàng thế kỷ và trở thành biểu tượng quyền lực của người đứng đầu nước Mỹ. Và tất nhiên bản thân nó cũng ẩn chứa rất nhiều bí mật thú vị mà không phải ai cũng biết. Top 14 điều không phải ai cũng biết về Nhà Trắng
bài hát “ĐỪNG EM” Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=55glr5LDysA Ca sĩ: Đoàn Sơn Thơ: Nguyên Khang Nhạc: Mai Phạm Keyboard: Duy Tiến Video: APHUONGFILM – Melbourne, AUSTRALIA Link Youtube : https://youtu.be/55glr5LDysA Link lời bài hát file PDF: https://drive.google.com/file/d/1eb2g_SGvLK3pOXtcYdsge-MfShAd6EGU/view Trân trọng và cám ơn, Mai Pham
Âm nhạc chữa bệnh “Hãy tập trung vào âm thanh của nhạc cụ,” Andrew Rossetti, một nhà nghiên cứu và trị liệu âm nhạc được cấp phép cho biết khi anh gảy các hợp âm trên một cây đàn guitar Tây Ban Nha cổ điển . “Nhắm mắt lại. Hãy nghĩ về một nơi mà bạn cảm thấy an toàn và thoải mái,” Rossetti nó
Trận Xương Giang là trận chiến cuối cùng đặt dấu chấm hết cho toàn bộ cánh quân của Liễu Thăng. Đây là một trong những trận chiến thảm khốc nhưng oanh liệt nhất của toàn bộ cuộc chiến. Chỉ trong vòng 27 ngày đêm (từ ngày 8/10/1427 đến ngày 3/11/1427) mà có sự tham chiến của gần 20 vạn quân từ đôi bên trên một chiến tuyến khoảng 100 km. Trong trận chiến này, chủ lực của quân Minh sang tiếp viện bị thiệt hại gần như toàn bộ và không thể tham chiến nữa.
Khoa học tồn tại vốn là để giúp con người ngày càng tiến bộ hơn, và cũng là để giải đáp những bí ẩn tồn tại trong cuộc sống. Tuy nhiên, đã có rất nhiều lần các chuyên gia bị lạc lối vì chính những thứ họ tìm ra. Những bí ẩn của thế giới đến nay vẫn chưa có lời giải
Bảo Trợ