TQ lên án biểu tình ở Quảng Đông

Biểu tình phản đối nhà máy hóa chất ở Maoming
Chính quyền lên án cuộc biểu tình ở miền nam Trung Quốc, gọi đây là “hành vi tội phạm nghiêm trọng”, sau khi xảy ra bạo lực.
Người dân thành phố Maoming, tỉnh Quảng Đông, hôm Chủ nhật đã biểu tình chống việc xây dựng nhà máy hóa chất sản xuất paraxylene.
Bạo lực nổ ra, và tin tức nói nhiều người biểu tình bị thương. Hôm thứ Ba, biểu tình lan sang Quảng Châu.
Hàng trăm người ở Maoming đã xuống đường hôm Chủ nhật chống lại kế hoạch xây nhà máy.
Họ đã đụng độ với cảnh sát. Hình ảnh, video đưa lên mạng xã hội cho thấy có người bị thương, cảnh sát rượt đuổi và ô tô bị đốt.
Các vụ biểu tình nhỏ hơn dường như còn đang tiếp tục ở cả thủ phủ của tỉnh, Quảng Châu.
Chính quyền ở Maoming gọi cuộc biểu tình không phép là “tội nghiêm trọng” và kêu gọi người dân “tin tưởng chính quyền”.
Sau đó giới chức loan báo chưa có kế hoạch cụ thể để xây nhà máy, và rằng nhà chức trách sẽ chỉ tiến hành khi có sự đồng tình của người dân.
Chính quyền nói không ai thiệt mạng nhưng không nói rõ có ai bị thương không.
Các cuộc biểu tình vì môi trường đang gia tăng tại Trung Quốc và nhờ sức mạnh của internet, có thể khiến giới chức ngạc nhiên.
Những năm gần đây, paraxylene trở thành tâm điểm phản đối ở Trung Quốc, khiến các nhà máy ở các thành phố khác bị hủy hoặc phải đình hoãn
Ông Tập Cận Bình lý giải rằng Trung Quốc đã thử nghiệm nhiều hệ thống chính trị, đặc là mô hình đa đảng không thể vận hành được tại nước này.
Tân Hoa Xã hôm nay cũng dẫn lại phát biểu của ông Tập Cận Bình tại trường Đại học châu Âu ở thành phố Bruges, Bỉ, là : “"Quân chủ lập hiến, khôi phục chế độ quân chủ, chế độ đại nghị, một hệ thống đa đảng và một tổng thống, chúng tôi đều đã cân nhắc, thử song không mô hình nào hoạt động".
Reuters dẫn lời lãnh đạo đảng và Nhà nước Trung Quốc cảnh báo rằng sao chép chính trị phương Tây hoặc các mô hình phát triển của phương Tây có thể là thảm họa.
Ông Tập Cận Bình giải thích : "Vì các điều kiện xã hội và lịch sử độc đáo, Trung Quốc không thể sao chép một hệ thống chính trị hoặc mô hình phát triển từ các quốc gia khác vì nó không phù hợp với Trung Quốc và có thể dẫn tới những hậu quả tai hoạ”.
Hiến pháp Trung Quốc vẫn dành cho đảng Cộng sản vai trò chủ đạo trong việc quản lý chính phủ, dù vẫn cho phép một số đảng phái chính trị nhỏ lẻ khác hiện diện dưới một “hệ thống hợp tác đa đảng”, theo ngôn từ của Hiến pháp. Trên thực tế, các tổ chức đảng đó chỉ đóng vai trò thứ yếu.